Giáo án An toàn giao thông Khối lớp 2

Giáo án An toàn giao thông Khối lớp 2

Bài 1 : An toàn và nguy hiểm khi

đi trên đường phố

I/ Mục tiêu

 - HS biết được trên đường phố có rất nhiều người và xe cộ đi lại, ta phải biết cách đi đường an toàn để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn

- Phải cẩn thận khi đi trên đường phố

II/ Đồ dùng dạy học

 1. GV: Tranh ảnh, SGK, giáo án

 2. HS : SGK, vở

III/ Phương pháp dạy học

 - Phương pháp quan sát, trực quan, luyện tập, thực hành .

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Khối lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn :
 Ngày giảng : 
Bài 1 : An toàn và nguy hiểm khi
đi trên đường phố
I/ Mục tiêu
	 - HS biết được trên đường phố có rất nhiều người và xe cộ đi lại, ta phải biết cách đi đường an toàn để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn
- Phải cẩn thận khi đi trên đường phố
II/ Đồ dùng dạy học
	1. GV: Tranh ảnh, SGK, giáo án
	2. HS : SGK, vở
III/ Phương pháp dạy học
	- Phương pháp quan sát, trực quan, luyện tập, thực hành ...
IV/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ học bài : An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố.
 - Ghi đầi bài
2. Nội dung bài
 a/ Đi đường an toàn 
 - GV cho HS quan sát SGK : tranh ảnh những bạn HS đang đi trên đường an toàn
 + Khi đi bộ , đi qua đường chúng ta đi như thế nào ?
+ Khi đi học, đi chơi quần áo, mũ nón cặp sách phải ntn ?
+ Khi ngồi trên xe máy chúng ta phải ntn ?
=> Kết luận 
Hát
- HS chú ý lắng nghe
- Nhắc lại đầu bài
- HS quan sát
+ Đi bộ trên vỉa hè, đi qua đường phải đi cùng ngời lớn, luôn nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn.
 + Phải gọn gàng mới an toàn
+ Ngồi trên xe máy nhớ đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn mới an toàn
 Khi đi trên đường phải có người lớn đi cùng, phải đi trên vỉa hè, phải ăn mặc gọn gàng, ngồi trên xe máy phải ngồi ngay ngắn và đội mũ bảo hiểm
b/ Tránh những nguy hiểm trên đường phố
 - Gv cho HS quan sát tranh ảnh để tránh những nguy hiểm trên đường phố.
 + Hãy nêu những nguy hiểm khi đi chơi trên phố ?
 +. Kết luận :
 - Để tránh sự nguy hiểm không vui chơi ở vỉa hè, lòng đường ...
=> Rút ra ghi nhớ ( SGK )
- HS quan sát trânh ảnh
- Chơi bóng trên vỉa hè
- Không nên đi một mình trên đường phố 
- HS nêu ghi nhớ trong SGK
- CN - ĐT
c. Củng cố – dặn dò
 - Nêu lại ND bài 
 - VN học thuộc ghi nhớ và làm theo bài học
 - Nhận xét giờ học ./.
Tuần 2
Ngày soạn :
 Ngày giảng : 
Bài 2 : Em tìm hiểu đường phố
I/ Mục tiêu
 - HS hiểu có đường phố : sạchđẹp và đảm bảo an toàn 
 - HS hiểu có đường phố chưa đảm bảo an toàn
II/ Đồ dùng dạy học
	1. GV: Tranh ảnh, SGK, giáo án
	2. HS : SGK, vở
III/ Phương pháp dạy học
	- Phương pháp quan sát, trực quan, luyện tập, thực hành ...
IV/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Bài cũ
- Gọi HS nêu ghinhớ trong SGK
- Nhận xét - đánh giá
3. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
* Những đường phố sạch đẹp an toàn
 - GV cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK 
 + Thế nào là đường phố sạch đẹp, an toàn ?
- GV : Đường 1 chiều có vỉa hè, có đèn tín hiệu, co biển báo hiệu giao thông, người và xe đi lại trật tự là đường phố đẹp và an toàn 
* Những đường phố chưa an toàn 
 + Thế nào là đường phố chưa an toàn ?
GV : Đường phố hẹp, đi hai chiều, nhiều người
Hát
- HS nêu ghi nhớ
- Nhắc lại đầu bài
- HS quan sát nhận xét
- Đường phố có lòng đường cho xe đi lại, có vỉa hè cho rộng, có cây xanh, có đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu giao thông
- HS quan sát tranh ảnh tròn SGK
- Đường phố hẹp, đi hai chiều, nhiều người và nhiều xe đi lại, vỉa hề lại chật hẹp có nhiều vật cản là đường phố chưa an toàn 
và xe đi lại không có trật tự là đường chưa an toàn .
 => Rút ra ghi nhớ
- HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK
CN - ĐT
c. Củng cố – dặn dò
 - Nêu lại ND bài
 - VN học thuộc ghi nhớ và làm theo bài học
 - Nhận xét giờ học
 ( Nhận xét học sinh học tốt )
Tuần 3
Ngày soạn :
 Ngày giảng : 
Bài 3	: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
và biển báo giao thông đường bộ
I/ Mục tiêu
 - Biết được hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
 - Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm những biển nào?
II/ Đồ dùng dạy học
	1. GV: Tranh ảnh SGK phóng to, biển báo hiệu giao thông đờng bộ
	2. HS : SGK, vở
III/ Phương pháp dạy học
	- Phương pháp quan sát, trực quan, luyện tập, thực hành ...
IV/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Bài cũ
- Gọi HS nêu ghinhớ trong SGK
- Nhận xét - đánh giá
3. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
 - Ghi đầu bài lên bảng
b/ Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
 - Gv cho HS quan sát các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bằng tranh ảnh, hvẽ phóng to trong SGK
 - GV : Cảnh sát giao thông là người chỉ huy, điều khiển ngời và các loại xe đi lại trên đường phố trật tự, an toàn
 + Cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh gì để chỉ huy giao thông ?
 + Khi cảnh sát giao thông dang 2 tay (hoặc 1 tay) thì người và xe trước mặt và sau lưng dừng lại và xe bên phải, bên trái cảnh sát giao thông 
Hát
- HS nêu ghi nhớ
- Nhắc lại đầu bài
- HS quan sát tranh ảnh
- HS chú ý lắng nghe
- Dùng hiệu lệnh bằng tay, cờ, còi, gạy chỉ huy giao thông.
được đi lại
 + Khi người cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng thì ta hiểu ntn ?
b/ Biển báo hiệu giao hiệu giao thông đường bộ
 - Biển báo hiệu giao thông đường bộ thường được đặt ở đâu ?
 - Biển báo hiệu giao thông là gì ?
 - Có mấy loại biển báo cấm ?
- Gọi HS nêu đặc điểm của từng biển báo .
- GV nhận xét – bổ xung
=> Rút ra ghi nhớ
- Tất cả người và xe phải dừng lại
- Quan sát các biển báo
- Đặt bên phải đường
- Là hiệu lệnh, chỉ dẫn giao thông
- Có 3 loại : + Biển đường cấm
 + Biến cấm người đi bộ
 + Biển cấm đi ngược chiều
- HS nêu
+ Biển đường cấm : 
 - Hình tròn
 - Viền màu đỏ
 - Nền trắng , không có hình vẽ
+ Biển cấm người đi bộ
 - Hình tròn 
 - Viền màu đỏ
 - Nền trắng, có hình vẽ người đi bộ màu đen
+ Biển cấm đi ngược chiều
 - Hình tròn
 - Không có viền
 - Nền màu đỏ, có vạch trắng
- HS nêu ghi nhớ
 CN - ĐT
c. Củng cố – dặn dò
 - Nhắc lại nội dung bài
 - VN xem lại các biển báo giao thông đã học để nhớ và khi tham gia giao thông được an toàn.
 - Nhận xét chung tiết học ./.
Tuần 4
Ngày soạn :
 Ngày giảng : 
Bài 4: Đi bộ và qua đường an toàn
I/ Mục tiêu
 - Đường phố thường rất nhiều người và xe đi lại nên khi đi ra ngoài đường ta phải chấp hành qui định đối với người đi bộ để đảm bảo an toàn
 - HS có ý thức đi bộ qua đường an toàn 
II/ Đồ dùng dạy học
	1. GV: Tranh ảnh SGK phóng to, biển báo hiệu giao thông đờng bộ
	2. HS : SGK, vở
III/ Phương pháp dạy học
	- Phương pháp quan sát, trực quan, luyện tập, thực hành ...
IV/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Bài cũ
- Gọi HS nêu ghinhớ trong SGK
- Nhận xét - đánh giá
3. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
 - Ghi đầu bài lên bảng
b/ Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
 - Gv cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK
 + Thế nào là đi bộ an toàn ?
+ Khi đi qua đường phải chú ý điều gì ?
+ Nới không có vỉa hè hoặc vỉa hè có nhiều vật cản người phải đi như thế nào ?
c/ Đi qua đường không an toàn
 - Cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK
 + Thế nào là đường không an toàn 
Hát
- HS nêu ghi nhớ
- Nhắc lại đầu bài
- HS quan sát tranh ảnh
- Đi bộ phải đi trên vỉa hè và nắm tay người lớn
- Phải có tín hiệu đèn, đi trên vạch đi bộ qua đường
- Phải đi sát mép đường, chú ý tránh các loại xe
- HS quan sát
- Qua đường ở gần phía trước và sau xe ô tô đang đỗ là không an toàn
- GV kết luận
=> Rút ra ghi nhớ
- Trèo qua dải phân cách để qua đường là không an toàn
- HS ghi nhớ trong SGK
 CN -ĐT
c. Củng cố – dặn dò
 - Củng cố : Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường. Khi đi qua đường phải theo đèn tín hiệu và đi trên vạch đi bộ qua đường
- Nhận xét giờ học 
- VN thực hiện như bài học ./.
Tuần 5
Ngày soạn :
 Ngày giảng : 
Bài 5	: Phương tiện giao thông đường bộ
I/ Mục tiêu
 - HS biết được các phương tiện giao thông là các loại xe chở người , hàng hoá
- HS nhớ được các phương tiện giao thông : ô tô con, o tô buýt, ô tô vận tải, xe cứu thương, xe cứu hỏa
- GD HS đi xe phải chú ý tránh xảy ra tai nạn
II/ Đồ dùng dạy học
	1. GV: Tranh ảnh SGK phóng to, biển báo hiệu giao thông đờng bộ
	2. HS : SGK, vở
III/ Phương pháp dạy học
	- Phương pháp quan sát, trực quan, luyện tập, thực hành ...
IV/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Bài cũ
- Gọi HS nêu ghinhớ trong SGK
- Nhận xét - đánh giá
3. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
 - Ghi đầu bài lên bảng
b/ Các loại phương tiện giao thông đường bộ
 - Gv cho HS quan sát các hình trong SGK
+ Thế nào là phương tiện giao thông đường bộ
+ Hãy kể tên các loại phương tiện giao thông đường bộ?
GV : Xe máy, ô tô các loại gọi là xe cơ giới, xe cứu thương, xe cứu hoả ... là xe ưu tiên trên đường.
+ GV đưa ra ghi nhớ
Hát
- HS nêu ghi nhớ
- Nhắc lại đầu bài
- Hs quan sát
+ Là các loại xe chở người, chở hàng hoá
+ Ô tô buýt, ô tô con, ô tô vận tải, xe cứu thương, xe cứu hoả ...
- HS ghi nhớ
 CN
- HS quan sát
+ Xe đạp, xích lô, xe đạp lôi, xe xúc vâth kéo là những xe gì ?
=> GV tóm tắt nội dung bài
- Là xe thô sơ
- Nêu lại ghi nhớ
c. Củng cố – dặn dò
 - Nêu nội dung bài
 - VN ôn bài, thực hành bài học
 - Nhận xét chung tiết học ./.
Tuần 6
Ngày soạn :
 Ngày giảng : 
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
I/ Mục đích – yêu cầu
 - HS hiểu được thế nào là ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp
 - HS có khả năng ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
 - Giáo dục HS ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông
II/ Đồ dùng dạy học
	1. GV: Tranh ảnh SGK minh hoạ, SGK, giáo án
	2. HS : SGK, vở
III/ Phương pháp dạy học
	- Phương pháp quan sát, trực quan, luyện tập, thực hành ...
IV/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Bài cũ
- Gọi HS nêu ghinhớ trong SGK
- Nhận xét - đánh giá
3. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
 - Ghi đầu bài lên bảng
b/ Các loại phương tiện giao thông đường bộ
 - Gv cho HS quan sát các hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ trong SGK
 + Khi được Bố Mẹ đưa đi học bằng xe đạp, xe máy em cần nhớ ?
+ GVKL : Đưa ra ghi nhớ
Hát
- HS nêu ghi nhớ
- Nhắc lại đầu bài
- Hs quan sát
- Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên lên xe từ phía bên trái
- Ngồi trên xe phải bám chắc vào người lái xe, không vung vẩy chân tay
- Đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
- HS ghi nhớ
- CN
c. Củng cố – dặn dò 
 - GV nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét giờ học
 - VN thực hiện theo nội dung bài học ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_khoi_lop_2.doc