Giáo án bài học tuần 12 lớp 5

Giáo án bài học tuần 12 lớp 5

Tập đọc.

MÙA THẢO QUẢ.

I-Mục tiêu:

-Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng,thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

-Thấy được vẻ đẹp,hương thơm đặc biệt,sự sinh sôi,phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

II-Đồ dùng:Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ:

-HS đọc bài Tiếng vọng.

-Nêu nội dung chính của bài.

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học tuần 12 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006.
Tập đọc.
Mùa thảo quả.
I-Mục tiêu:
-Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng,thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
-Thấy được vẻ đẹp,hương thơm đặc biệt,sự sinh sôi,phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II-Đồ dùng:Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS đọc bài Tiếng vọng.
-Nêu nội dung chính của bài.
B-Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
HĐ2 :Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc:
-HS đọc cá nhân lượt toàn bài.
-HS chia đoạn của bài.
Đoạn 1:Từ đầu....... nếp khăn.
Đọan 2:Từ thảo quả ...... không gian.
Đoạn 3:Phần còn lại.
-HS luyện đọc nối tiếp đoạn:GV chú ý sửa lỗi phát âm cho các em
-HS luyện đọc theo cặp
-Một HS đọc cả bài
-GV đọc mẫu.
b.Tìm hiểu bài.
-Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
-Cách dùng từ ,đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
-Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển nhanh?
-Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
-Khi thảo quả chín,rừng thảo quả có những nét gì đẹp?
-Nêu nội dung của bài?
HĐ3 :Thi đọc diễn cảm.
-3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
-GV h/d HS tìm giọng đọc từng đoạn
-HD HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài:nhấn mạnh các từ ngữ:lướt thướt,ngọt lựng,thơm nồng,thơm đậm.
IV: Củng cố,dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
-GV nhận xét tiết học.
___________________________
Toán
Tiết 56: Nhân một số thập phân với 10,100,1000,....
I-Mục tiêu:
-Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,...
-Củng cố kĩ năng nhân một STP với một số tự nhiên.
-Củng cố kĩ năng viét các số đo đại lượng dưới dạng STP.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ1:Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,...
a)Ví dụ 1:
-HS tự tìm kết quả của phép nhân 27,867 10.
-HS tự rút ra nhận xét nh SGK,từ đó nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10.
b)Ví dụ 2:
-HS tự tìm kết quả của phép nhân 53,826 100.
-HS tự rút ra nhận xét như SGK,nêu cách nhân nhẩm một STP với 100.
-GV gợi ý để HS rút ra cách nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000...
-HS nhắc lại quy tắc.
Chú ý nhấn mạnh thao tác: Chuyển dấu phẩy sang bên phải.
HĐ 2:Thực hành.
-HS làm bài tập VBT.
HĐ 3:HS chữa bài
Bài 1:Vận dụng quy tắc nhân nhẩm một STP với 10,100,1000,..
Bài 2:Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dới dạng STP.
Bài 3:Củng cố kĩ năng giải toán.
III-Củng cố,dặn dò:Nhớ cách nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,...
_______________________________
Mĩ thuật.
Bài 12: Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu.
I-Mục tiêu:
-HS biết so sánh tỉ lệ hình và độ đậm nhạt ở hai vật mẫu.
-HS vẽ được hình gần giống mẫu;biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc bút màu.
-HS quan tâm,yêu quý đồ vật xung quanh.
II-Đồ dùng:
-Mẫu vẽ (Hai vật mẫu)
-Hình gợi ý cách vẽ.
-Bài vẽ của HS năm trước.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
-GV bày mẫu chung cho cả lớp quan sát.
-HS nhận xét:
+Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ giữa hai vật mẫu.
+Vị trí của các vật mẫu.
+Hình dáng của từng vật mẫu.
+Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm đậm nhạt của từng vật mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ. 
-Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu(chiều cao,chiều ngang)
-Ước lượng tỉ lệ của từng vật mẫu.
-Vẽ chi tiết,chỉnh hình cho giống mẫu.
-Phác các mảng đậm,mảng nhạt.
-Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ.
Hoạt động 3:Thực hành.
Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá.
-GV chọn một số bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét,xếp loại về bố cục,hình,nét vẽ,đậm nhạt.
-Sưu tầm ảnh chụp dáng người và tượng người
____________________________
Khoa học
Bài 23: Sắt,gang,thép.
I-Mục tiêu: Giúp HS.
-Nêu được một số nguồn gốc và tính chất của sắt,gang,thép.
-Kể tên một số ứng dụng của sắt,gang,thép.
-Biết cách bảo quản các đồ dùng được lam từ sắt,gang,thép trong gia đình.
II-Đồ dùng:
-Hình minh họa trang 48,49 SGK.
-Dây thép,gang.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
-Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mây,song?
B-Bài mới:
HĐ 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt,gang,thép.
-HS thảo luận nhóm 4:+Quan sát các vật liệu:dây thép,cái kéo,gang.
+Đọc thông tin trang 48 SGK,so sánh nguồn gốc,tính chất của sắt,gang,thép.
+HS hoàn thành vào VBT
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch
và trong quặng sắt
Hợp kim của sắt và các bon
Hợp kim của sắt,các bon(ít các bon hơn sắt) và thêm một số chất khác
Tính chất
-Dẻo,dễ uốn,dễ kéo thành sợi,dễ rèn,dập
-Có màu xám
trắng,có ánh kim
Cứng,giòn,không thể uốn hay kéo thành sợi.
-Cứng,bền,dẻo.
-Có loại bị gỉ trong không khí ẩm,có loại không
-GV hỏi:
+gang,thép được làm ra từ đâu?
+Gang ,thép có điểm nào chung?
+Gang,thép khác nhau ở điểm nào?
HĐ 2:ứng dụng của gang,thép trong đời sống.
-HS hoạt động theo nhóm 2:Quan sát từng hình minh họa trong SGK trang 48,49,trả lời câu hỏi.
+Tên sản phẩm là gì?
+Chúng được làm từ vật liệu nào?
+Sắt,gang,thép còn được dùng để s/x những dụng cụ,chi tiết máy móc,đồ dùng nào nữa?
HĐ 3: Cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt.
-Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt,gang,thép?
+Hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó của gia đình mình?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Hãy nêu tính chất của sắt,gang,thép?
-Gang,thép được sử dụng làm gì?
-GV nhận xét tiết học.
_____________________________ 
 chiềuThứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
Đạo đức
Kính già yêu trẻ(Tiết 1)
I-Mục tiêu: 
1.HS nêu lên được:
-Cần kính già,yêu trẻ vì người già có nhiều kinh ngiệm sống,đã đóng góp nhiều cho xã hội,trẻ em còn ít tuổi,ít hiểu biết,là tương lai của đất nước.
-Những biểu hiện của lòng kính trọng người già và trẻ em.
2.HS có khả năng:
-Nhận xét được những hành động,việc làm của mình hay của người khác liên quan đến người già và trẻ em.
-Thực hiện được một việc làm tốt thể hiện lòng kính trọng người già và trẻ em.
3.HS bày tỏ được thái độ tình cảm.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nêu những việc mình đã làm để giúp đỡ một bạn trong lớp.
-Các tổ nạp danh sách các bạn trong lớp cùng ngày sinh.
B-Bài mới:
HĐ 1:-HS thảo luận nhóm 4 xử lí tình huống sau: Trên đường đi học về,Hải và Tân bàn với nhau đến nhà Tân để xem họat hình trên ti vi.Liền lúc đó,hai bạn gặp một cụ già lạ và em bé với dáng vẻ mệt mỏi hỏi thăm đường đến nhà một gia đình cùng thôn với hai bạn...
Nếu là Hải và Tân các em sẽ làm gì khi đó?
-HS thể hiện trò chơi sắm vai,đưa ra các cách giải quyết.
-Thảo luận lớp:Theo em,trong những cách giải quyết mà các nhóm vừa trình bày,cách nào là hay nhất?Vì sao?
HĐ 2:Thảo luận nhóm:
-HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1,2 trong VBT.
-HS các nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung.
-GV nêu:
+Vì sao chúng ta cần phải kính già,yêu trẻ?
+Mọi người cần thể hiện lòng kính trọng,yêu trẻ như thế nào?
HĐ 3:Liên hệ thực tế.
HS thảo luận nhóm 2:
*Về việc làm của HS.
+Bạn đã từng giúp đỡ người già và trẻ em chưa?Đó là ai?
+Bạn giúp đữ trong trường hợp nào?
+Tại sao bạn làm việc đó?
+Việc làm đó của bạn mang lại kết quả gì?.
*Về sự quan tâm của xã hội đối với người già và trẻ em:Bạn có biết xã hội luôn quan tâm đến người già và trẻ em như thế nào?
III-Củng cố,dặn dò;
-Những HS cùng địa bàn điều tra về một số người già hay trẻ em gần nơi các em ở.
-Hằng ngày thực hiện hành động,việc làm khác nhau để thể hiện lòng kính trọng người già và yêu quý trẻ em.
______________________________
Luyện toán.
Luyện tập:Trừ hai STP,Nhân STP với số tự nhiên.
I-Mục tiêu:
-Củng cố thực hiện phép trừ hai STP.
-Củng cố nhân số thập phân với số tự nhiên.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:HS làm bài tập.
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
a. 12,09 - 9,07. b. 34,9 -23,79.
 15,672 - 8,72. 78 -56,47.
Bài 2:Tính.
a. 2,3 b. 56,02 
 12,34 1,234
Bài 3:
Tổng hai số là 16,5.Hiệu của hai số là 4,5.Tìm hai số đó.
Hiệu của hai số là 4,4.Nếu tăng số thứ nhất thêm 4,2 thì tổng của hai số là 20,6.Tìm hai số đó.
HĐ 2:- HS chữa bài.
 - GV và cả lớp nhận xét.
III-Củng cố,dặn dò:HS nào chưa hoàn thành bài về nhà làm lại.
 __________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thi đọc các bài thơ về bộ đội cụ Hồ.
I-Mục tiêu:
-Nhớ và biết các bài thơ về bộ đội cụ Hồ.
-Tỏ lòng kính trọng,chia sẻ những khó khăn mà những chú bộ đội đã vượt qua trong thời kì chiến tranh.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Nêu tên câc bài thơ mà các em đã sưu tầm được.
HĐ 2:Thi đọc thơ .
-Đọc thơ trong nhóm.
-Đọc thơ trước lớp.
-GV và HS bình chọn bạn có bài thơ hay nhất,bạn có giọng đọc hay,truyền cảm nhất.
III-Củng cố,dặn dò:
-Về nhà đọc thơ cho người thân cùng nghe.
-Sưu tầm thêm các bài thơ về anh bộ đội cụ Hồ.
______________________________
Thứ 3 ngày 28 tháng 11 năm 2006.
Thể dục.
Động tác vươn thở,tay chân,vặn mình và toàn thân
Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
I-Mục tiêu:
-Ôn 5 động tác:Vươn thở,tay,chân,vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu tập đúng kĩ thuật,thể hiện được tính liên hoàn của bài.
-Chơi trò chơi”Ai nhanh và khéo hơn”.Yêu cầu chủ động chơi thể hiện tính đồng đội cao.
II-Đồ dùng:Chuẩn bị một còi,kẻ sân chơi trò chơi.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Phần mở đầu.
-GV phổ biến y/c giờ học.
-Xoay các khớp cổ tay,cổ chân,đầu gối,hông.
Họat động 2:Phần cơ bản.
-Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”:5-6 phút.
-Ôn 5 động tác thể dục đã học:10-12 phút.
-Thi đua giữa các tổ,tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5 động tác thể dục đã học.
Hoạt động 3:Phần kết thúc.
-GV cho HS thả lỏng,hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.
-Về nhà tập đúng 5 động tác thể dục đã học.
_____________________________
Âm nhạc
( GV chuyên dạy )
 _____________________________
Toán.
Tiết 57:Luyện tập.
I-Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với một số tự nhiên.
-Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000...
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000...
-Gọi HS lên chữa bài tập 3 trong SGK.
-GV và cả lớp chữa bài.
B-Bài mới:
Hoạt động 1:HS làm bài tập.
Hoạt động 2:Chữa bài.
Bài 1:Vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000...
-Cho HS so sánh kết quả của tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm
Bài 2:
-HS đổi vở cho nhau để kiểm tra bài làm.
-Một HS nêu kết quả và cách thực hiện.
-Nêu nhận xét chung về cách nhân nhẩm một số thập phân với một số tròn chục.
Bài 3:HS chữa bài,GV và cả lớp bổ sung.
Bài 4:GV hướng dẫn lần l ...  cấu tạo của số thập phân.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ1: HS làm bài tập.
HĐ 2:Chữa bài:
Bài 1:
-HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một STP với 10;100;1000...
-HS nêu kết quả của phép nhân và tự rút ra nhận xét như SGK
-HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
-Chú ý nhấn mạnh thao tác:Chuyển dấu phẩy sang bên trái
-HS so sánh kết quả của tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
Bài 2:Củng cố kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng STP
Bài 3:
-Ôn về tỉ lệ bản đồ.
-HS nhắc lại ý nghĩa của biểu thị tỉ lệ trên bản đồ
____________________________
Luyện từ và câu.
Luyện tập về quan hệ từ.
I-Mục tiêu:
-Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm được các quan hệ từ trong câu;hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
-Biết sử dụng quan hệ từ thường gặp.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS làm lại các bài tập tiết LTVC trước.
-Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài quan hệ từ;đặt câu với một quan hệ từ.
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài:
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
-HS đọc nội dung bài tập 1:tìm các quan hệ từ trong đoạn trích,mỗi quan hệ từ nối với những từ ngữ nào trong câu.
-HS phát biểu ý kiến:Gạh 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được,gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với những quan hệ từ đó.
Bài tập 2:
-HS đọc nội dung bài tập 2,thảo luận nhóm 2
-HS phát biểu ý kiến.
-GV chốt lại lời giải đúng.
+Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
+Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
+Nếu...thì : biểu thị quan hệ điều kiện,giả thiết-kết quả.
Bài tập 3:
-GV giúp HS nắm vững y/c bài tập
-HS điền quan hệ từ thích hợp vào ô trống.
-Lần lượt các từ cần điền là:và;và,ở,của;thì,thì; và,nhưng;
Bài tập 4:
-HS thi đặt câu với các quan hệ từ(mà,thì,bằng) theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên bảng,đọc to,rõ ràng từng câu văn.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại BT 3,4.
__________________________
Chính tả.(nghe-viết)
Bài:Mùa thảo quả.
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả,trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả.
-Ôn lại cách viết những từ có phụ âm đầu s/x.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:HS viết các từ ngữ theo y/c bài tập 3,tiết chính tả tuần 11.
B-Bài mới:
HĐ 1:Hướng dẫn HS nghe-viết.
-HS đọc đoạn văn cần viết trong bài Mùa thảo quả.
-HS nêu nội dung đoạn văn:tả quá trình thảo quả nảy hoa ,kết trái và chín đỏ,làm cho rừng ngập hương thơm.
-HS đọc thầm lại đoạn văn.
HĐ 2:GV đọc cho HS viết chính tả.
HĐ 3:Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
HĐ 4:Chữa bài tập.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết để không viết sai chính tả.
___________________________
 chiều thứ 5 ngày 30 tháng 11 năm 2006
Luyện toán.
Luyện tập:Nhân một số thập phân 
với một số thập phân.
I-Mục tiêu:Củng cố phép nhân một số thập phân với một số thập phân,
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:HS làm bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a. 12,69 13,45
b. 1,234 4,567 
Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất.
32 
6,25 
57
3,54 
Bài 3:Mua 5m dây điện phải trả 14000 đồng.Hỏi mua 7,5 m dây điện cùng loại phải trả bao nhiêu đồng?
HĐ 2:Chữa bài.
-HS chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
_____________________________
Âm nhạc
( GV chuyên dạy )
 _____________________________
Hướng dẫn tự học.
Ôn : Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
I-Mục tiêu :HS biết được:Trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau c/m tháng Tám;dưới sự lãnh đạo của đảng nhân dân ta đã vượt qua tình thế hiểm nghèo.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:HS làm bài tập.
Bài 1:Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau.
1.Sau c/m tháng Tám,đất nước ta gặp những khó khăn gì?
 a,Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế.
 b.Nạn đói kinh hoàng năm 1945 cướp đi hơn 2 triệu sinh mạnh,để lại hậu quả nặng nề cho đời sống.
Tuyệt đại đa số dân ta mù chữ.
Nền công nghiệp dang trên đà phát triển.
Giặc ngoại xâm và nội ohản đe dọa nền độc lập mới giành được.
2.Tình cảnh đó được ví như hình ảnh nào?
 a,Trứng treo đầu đẳng.
 b.Ngàn cân treo sợi tóc.
 c.Phong ba bão táp.
 d.Trăm ghềnh nghìn thác.
 đ.Nước cả sóng lớn.
Bài 2:Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng về chủ trương chống “giặc đói” của chính phủ.
a.Chính phủ nhập lương thực từ nước ngoài vào cứu đói cho dân.
b.Bác Hồ kêu gọi một tháng nhịn ăn ba bữa để dành gạo ủng hộ người nghèo.
c.Cả nước lập hũ gạo cứu đói.
d.Đưa giống lúa mới vào để tăng năng suất lương thực.
đ.Bác Hồ làm gương tiết kiệm,nhịn ăn mỗi tuần một bữa để dành gạo cứu đói.
HĐ 2:Chữa bài.
-HS chữa bài.
-GV nhận xét bổ sung.
Thứ 6 ngày 1 tháng 12 năm 2006.
 Tập làm văn.
Luyện tập tả người.
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I-Mục tiêu:
-Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu,đặc sắc về ngoại hình,hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu(Bà tôi,Người thợ rèn).
Hiểu:khi quan sát,khi viết một bài văn tả người,phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu,nổi bật,gây ấn tượng
II-Đồ dùng:VBT t/v 5.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-GV kiểm tra HS về việc hoàn thành bài văn tả một người trong gia đình.
-HS nhắc lại ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả người.
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài:
HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
-HS đọc bài Bà tôi,thảo luận nhóm 2,ghi lại những đặc điểm của người bà trong đoạn văn(mái tóc,đôi mắt,khuôn mặt...)
-HS trình bày kết quả
-Cả lớp và GV bổ sung.
Bài tập 2:
-HS thảo luận nhóm 4,tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
-HS phát biểu ý kiến,GV ghi vắn tắt lên bảng.
IV - Củng cố,dặn dò:
-HS nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả:Làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác;bài viết sẽ hấp dẫn .
-Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một người em thường gặp(cô giáo,chú công an,người hàng xóm..)
______________________________
Toán.
Tiết 60: Luyện tập.
I-Mục tiêu:Giúp HS:
-Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
-Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
-HS lấy VD và thực hiện phép nhân
B-Bài mới:
HĐ 1:HS làm bài.
HĐ 2:Chữa bài.
Bài 1:
Thông qua thực hành nhân các số thập phân để tự HS nhận ra được phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp và biết áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính bằng cách thuận tiện nhất
Bài 2:GV cho HS nhận xét để thấy trong phần a,b đều có 3 số giống nhau nhưng thứ tự thực hiện khác nhau nên kết quả tính khác nhau.
III-Củng cố,dặn dò:
Bài làm thêm:Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 1,25 c) 7,89
b) 4,5 d) 2,5 .
___________________________
Anh văn
( GV chuyên dạy )
 ___________________________
Khoa học.
Bài 24:Đồng và hợp kim của đồng.
I-Mục tiêu:Giúp HS.
-Quan sát và phát hiện ra một số tính chất của đồng.
-Nêu được một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
-Kể được một số dụng cụ,máy móc,đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
-Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng trong nhà.
II-Đồ dùng:
-Hình minh họa trong SGK.
-Vài sợi dây đồng ngắn.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy nêu tính chất,nguồn gốc của sắt?
-Hợp kim của sắt là gì?Chúng có những tính chất gì?
-Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống?
B-Bài mới:
HĐ 1:Tính chất của đồng
-HS thảo luận nhóm 4 quan sát sợi dây đồng và trả lời:
+Màu sắc của sợi dây?
+Độ sáng của sợi dây?
+Tính cứng và dẻo của sợi dây?
-Đại diện nhóm phát biểu ý kiến,các nhóm bổ sung.
-GV kết luận.
HĐ 2:Nguồn gốc,so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng.
-HS đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh.
Đồng
Hợp kim đồng
Tính chất
Đồng thiếc
Đồng kẽm
Dẫn nhiệt,dẫn điện tốt
-Có màu nâuđỏ,có ánh kim.
-Rất bền,dễ dát mỏng và kéo sợi,có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào.
Có màu nâu,có ánh kim,cứng hơn đồng.
Có màu vàng,có ánh kim,cứng hơn đồng.
-Theo em đồng có ở đâu?
HĐ 3:Cách bảo quản các đồ dùng được làm bằng đồng.
-HS quan sát các hình minh họa và cho biết:
+Tên đồ dùng đó là gì?
+Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì?Chúng thường có ở đâu?
+Em còn biết thêm những sản phẩm nào khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Đồng và hợp kim của đồng có ứng dụng gì trong đời sống?
-Học thuộc mục Bạn cần biết
-Biết cách bảo quản các đồ dùng trong nhà làm bằng đồng.
___________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp.
___________________________
 chiều thứ 6 ngày 01tháng 12 năm 2006
Kĩ thuật*.
Thêu dấu nhân(tiết 2)
I-Mục tiêu:HS cần phải:
-Biết cách thêu dấu nhân.
-Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
-Yêu thích,tự hào với sản phẩm làm được.
II-Đồ dùng:Mảnh vải trắng hặc màu,kim thêu,chỉ thêu,kéo.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 3:HS thực hành:
-HS nhắc lại cáh thêu dấu nhân.
-HS thực hiện thao tác thêu 2 mũi dấu nhân.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nêu các yêu cầu của sản phẩm.
-HS thực hành thêu dấu nhân.
HĐ 4:Đánh giá sản phẩm.
-GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
-GV nêu y/c đánh giá.
-Gọi 2-3 HS đánh giá sản phẩm trưng bày.
-GV nhận xét,đánh giá kết quả học tập của HS.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần và thái độ học tập,kết quả thực hành của HS.
-Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết sau.
_____________________________
Luyện tiếng việt.
Luyện tập:Cấu tạo bài văn tả người.
I-Mục tiêu:
-HS nắm được cấu tạo của bài văn tả người.
-Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Cấu tạo của bài văn tả người
-HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
-GV ghi nhanh lên bảng.
HĐ 2:Hướng dẫn luỵện tập.
Đề bài:Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em.
a.H/d HS xác định người chọn tả.
-Em định tả ai?
-Người đó có những nét gì nổi bật về hình dáng,hoạt động ,tính nết?
b.H/d HS lập dàn ý.
-Mở bài:Người được tả là ai?Quan hệ với em nhưthế nào?
-Thân bài:Người đó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng,tính tình?
-Kết bài:Tình cảm của em dành cho người đó như thế nào?
+HS lập dàn ý.
+GV tổ chức cho HS trình bày dàn ý,nhận xét dàn ý.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét chung tiết học.
-HS chọn quan sát một người trong gia đình ,lập dàn ý cho bài văn tả một người thân.
__________________________
Âm nhạc.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sinh hoạt sao-Sinh hoạt chi đội.
___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 12.doc