I/ Mục tiêu:
- HS nắm được một số kiến thức về số tự nhiên.
- Làm tốt các bài toán về STN.
- Thực hành tốt trên mạng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Máy tính có mạng internet.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về STN.
- Dãy số tự nhiên liên tiếp.
VD: 0, 1, 2, 3, 4, .
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? (1 đơn vị).
- cách tính tổng dãy STN liên tiếp hoặc cách đều.
TUẦN 7 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 Toán Số tự nhiên I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về số tự nhiên. Làm tốt các bài toán về STN. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Các hoạt động dạy học 1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về STN. Dãy số tự nhiên liên tiếp. VD: 0, 1, 2, 3, 4, .. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? (1 đơn vị). cách tính tổng dãy STN liên tiếp hoặc cách đều. Cách tính: + Số các số hạng = (số cuối – số đầu) : Khoảng cách đều + 1 + Tổng dãy = {( số đầu + số cuối) x số các số hạng} : 2 2- Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính - HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. .. Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012 Toán Số tự nhiên (tiếp theo) I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về số tự nhiên, dãy cách đều. Làm tốt các bài toán về STN. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về STN cách đều. VD: Dãy số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8, Dãy số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, Dãy số cách đều 5: 0, 5, 10, 15, - cách tính tổng: Cách tính: + Số các số hạng = (số cuối – số đầu) : Khoảng cách đều + 1 + Tổng dãy = {( số đầu + số cuối) x số các số hạng} : 2 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành theo vòng của mình GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học. .. Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012 Toán Số tự nhiên (tiếp theo) I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về số tự nhiên, tìm hai số chẵn, lẻ. Làm tốt các bài toán về STN. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số ví dụ về tìm hai số chẵn lẻ và kién thức toán chẵn, lẻ. VD: Tìm hai số lẻ liên tiếp biết tổng của chúng bằng 1444. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gi? - trong trường hợp này là hai số lẻ liên tiếp nên hiệu của hai số lẻ này là bao nhiêu? (2) - Bài toán có dạng toán nào? (tổng, hiệu) HS làm bài, nhận xét, bổ sung. Tương tự như vậy ta làm các bài toán về hai số chẵn liên tiếp. 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm, IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. . TUẦN 8 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Toán Số tự nhiên (tiếp theo) I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về số tự nhiên, tìm hai số chẵn, lẻ có khoảng cách không cố định. Làm tốt các bài toán về STN. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số ví dụ về tìm hai số chẵn lẻ và kiến thức toán chẵn, lẻ có khoảng cách không cố định. Hai số tự nhiên có tổng bằng 2011, vậy đây là 2 số chẵn hay lẻ? (tổng là một số lẻ thì đây là một số chẵn và một số lẻ) Giữa chúng có 9 số chẵn vậy có bao nhiêu khoảng? (10 khoảng) 10 khoảng mà mỗi khoảng có bao nhiêu đơn vị? (2 đơn vị) Có khoảng nào có một đơn vị không? Vì sao? (1 khoảng vì 1 số lẻ) Vậy hiệu hai số là bao nhiêu? (10 x 2 – 1 = 19) Bài toán thuộc dạng nào? (tổng, hiệu) 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm, IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012 Toán Dấu hiệu chia hết I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về dấu hiệu chia hết của các số tự nhiên. Làm tốt các bài toán về dấu hiệu chia hết. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về dấu hiệu chia hết. Chia hết cho 2: Các số chẵn. Chia hết cho 3: Tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3. Chia hết cho 4: Hai chữ số tận cùng của số đó chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4. Chia hết cho 5: Các số tận cùng là 0 hoặc 5. - Chia hết cho 6: vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 thì chia hết cho 6. Chia hết cho 8. Ba chữ số tận cùng của số đó chia hết cho 8 thì số đó chia hết cho 8. Chia hết cho 9. Tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9. Thương của 2 số lẻ là số lẻ ; Lẻ : Lẻ = Lẻ Thương của một số chẵn với một số lẻ là số chẵn; Chẵn : Lẻ = Chẵn Số lẻ không chia hết cho số chẵn. Một tổng chia hết cho một số khi mọi số hạng của tổng đều chia hết cho số đó. (nếu không chia hết thử cộng các số dư ở các số hạng) Một hiệu chia hết cho một số nếu số bị trừ và số trừ đều chía hết cho số đó. Một tích chia hết cho một số nếu trong tích đó có ít nhất một thừa số chia hết cho số đó. 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. .. Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012 Toán Dấu hiệu chia hết (tiếp theo) I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về dấu hiệu chia hết của các số tự nhiên. Làm tốt các bài toán về dấu hiệu chia hết. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số ví dụ về dấu hiệu chia hết. VD: Cho số 72x36. Tìm x để số đó chia hết cho 9 ? Số chia hết cho 9 là số như thế nào? Vậy tổng của số đó la bao nhiêu rồi? Cần mấy đơn vị nữa để số đó chia hết cho 9? VD2: cho số. 23a57b tim a và b để số đó vừa chia hết cho 2và 5 vừa chia hết cho 3. các bước tương tự bài trên. 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn về nhà giải tiếp hết vòng quy định. .. TUẦN 9 Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012 Toán Toán trung bình cộng I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về toán trung bình cộng. Làm tốt các bài toán trung bình cộng. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về toán trung bình cộng. Trung bình cộng = tống các số hạng : Số các số hạng Lưu ý: Khi biết trung bình cộng, tìm các số hạng thì phải tìm tổng. Trên trung bình cộng của chúng tôi = Trung bình cộng + số trên Trên trung bình cộng của tất cả chúng ta = = ( các số hạng + số trên) : số các số hạng + số trên Kém trung bình cộng (tương tự các trường hợp trên) - VD: Biết trung bình cộng của hai số bằng 185 và biết số lớn hơn số bé 24 đơn vị. Tìm hai số đó. + Khi biết trung bình cộng phải tìm hai số ta làm thế nao? (tìm tổng) + Muốn tìm tổng 2 số khi biết trung bình cộng của nó ta làm thế nào? (lấy TBC nhân 2) + Bài toán thuộc dạng nào? (tổng, hiệu). 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn về nhà giải tiếp hết vòng quy định. .. Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2012 Toán Toán trung bình cộng (tiếp theo) I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về toán trung bình cộng. Làm tốt các bài toán trung bình cộng. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra một số kiến thức về toán trung bình cộng. Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? Tìm trung bình cộng khi biét trên trung bình cộng của nó ta làm thế nào? Kém trung bình cộng ta làm thế nào? VD: Ba bạn đi câu cá, Bình câu được 5 con, Hà câu được 7 con và Nam câu được trên trung bình cộng của cả ba chúng tôi là 2 con. Hỏi Nam câu được mấy con cá? Bài toán thuộc dạng toán nào? (trên trung bình cộng của tát cả chúng tôi.) 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn về nhà giải tiếp hết vòng quy định. .. Thứ năm ngày 01 tháng 11 năm 2012 Toán Ôn tâp số tự nhiên và trung bình cộng. I/ Mục tiêu: HS củng cố một số kiến thức về toán trung bình cộng và số tự nhiên. Làm tốt các bài toán về số tự nhiên và trung bình cộng. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra một số kiến thức về số tự nhiên và toán trung bình cộng. Nêu ví dụ về dãy số tự nhiên liên tiếp, dãy số lẻ liên tiếp, dãy số chẵn liên tiếp? Hai số liên tiếp nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Nếu hai số cách nhau 15 số ở giữa thi có mấy khoảng? Trên trung bình cộng của các số đó ta làm thế nào? Kém trung bình cộng của tất cả các số ta làm thế nào? Biết trung bình cộng của hai số muốn tìm hai số trước tiên ta phải tìm gì? Ví dụ: Muốn tìm số lớn nhất có 3 chữ số thì chữ số hàng nào phải lớn nhất? (hàng trăm). Số lớn nhất có một chữ số là số nào? (9) Số hàng chục lớn hơn hay hàng đơn vị lớn hơn? (hàng chục). 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn về nhà giải tiếp hết vòng quy định. .. TUẦN 10 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 Toán Phân số I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về phân số. Làm tốt các bài toán về phân số. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về phân số. phép cộng phân số: + Cùng mẫu: Cộng tử với tử, mẫu giữ nguyên + Khác mẫu: Quy đồng mẫu số sau đó cộng tử số với nhau, mẫu giữ nguyên phép trừ phân số: (tương tự cộng phân số) Phép nhân phân số: Nhân tử với tử, mẫu với mẫu Phép chia phân số: Nhân phân sô đảo ngược Thêm tử, bớt mẫu: Tổng không đổi, bài toán có dạng tổng - tỉ Thêm tư, thêm mẫu, Hiệu không đổi, bài toán có dạng hiệu - tỉ. Ví dụ: Bài toán có dạng gi? Tổng- tỉ. Giải bài toán có dạng tổng tỉ ta làm thế nào? 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn về nhà giải tiếp hết vòng quy định. .. Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012 Toán Phân số (tiếp theo) I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về phân số. Làm tốt các bài toán về phân số. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Củng cố một số kiến thức về phân số. Nêu kiến thức về phân số mà em đã học? Nhận xét, bổ sung. Ví dụ: Bài toán cho biết gj? Bài toán hỏi gj? Bài toán thuộc dạng toán nào? Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ta làm thế nào? HS làm bài, nhận xét, bổ sung. 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn về nhà giải tiếp hết vòng quy định. Các em cần chú ý khi sử dụng máy tính xách tay. Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012 Toán Số thập phân I/ Mục tiêu: HS nắm được một số kiến thức về số thập phân. Làm tốt các bài toán về số thập phân. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về số thập phân. cộng, trừ số thập phân: Đặt thẳng dấu phẩy, cộng trừ như số tự nhiên. Nhân số thập phân: Nhân như số tự nhiên sau đó đếm xem ở phần thập phân có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân. Chia số thập phân: gạch dấu phẩy ở số chia sau đó chuyển dấu phẩy ở phần thập phân tương ứng với số bị chia. Chuyển sang trái một chữ số của phần thập phân có nghĩa là giảm đi 10 lần số đó. Chuyển sang phải một chữ số của phần thập phân có nghĩa là tăng số đó lên 10 lần 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. . TUẦN 11 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012 Toán Số thập phân (tiếp theo) I/ Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức về số thập phân. Làm tốt các bài toán về số thập phân. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về số thập phân. Em hãy nêu một số kiến thức đã học tiết trước về số thập phân? Nhận xét, bổ sung. Lấy ví dụ: Chín đơn vị có nghĩa là số chín nằm ở phần nào? (phần nguyên) Mười chín phần nghìn có nghĩa là sau dấu phẩy mấy chữ số? (ba chữ số) Chỉ được mỗi số 19 vậy phải làm thế nào để được bo chữ số? ( thêm số 0) Thêm vào trước hay sau số 19? (trước) 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. . Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012 Toán Một số dạng toán tuổi I/ Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức về toán tuổi. Làm tốt các bài toán tuổi. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số kiến thức về toán tuổi. Trong toán tuổi thì hiệu luôn luôn không đổi. Khi tìm được kết quả cần phải chú ý tuổi của người nào già hơn thì người đó nhiều tuổi hơn. Đưa toán tuổi về dạng sơ đồ nếu tuổi cách nhau nhiều năm. Nếu có tuổi trước hoặc sau thì đưa về tuổi hiện tại. Ví dụ: Bài toán cho biết gi? Hỏi gi? Tuổi cháu có bao nhiêu tháng thì tuổi bà có bấy nhiêu năm? Có nghĩa là thế nào? (Tuổi cháu một phần thì tuổi bà 12 phần). Bài toán thuộc dạng toán nào ? (tổng – tỉ). Tổng là bao nhiêu ? tỉ là bao nhiêu ? (tổng là 65. tỉ là ). 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ...................................................................... Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2012 Toán Một số dạng toán tuổi (tiếp theo) I/ Mục tiêu: Củng cố một số kiến thức về toán tuổi. Làm tốt các bài toán tuổi. Thực hành tốt trên mạng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy tính có mạng internet. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Một số ví dụ toán tuổi. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Tuổi con có bao nhiêu ngày thì tuổi mẹ có bầy nhiêu tuần có nghĩa là gì? (có nghĩa là một tuần 7 ngày. Tuổi con một phần thì tổi mẹ 7 phần). Bài toán thuộc dạng toán nào? ( tổng- tỉ). Đâu là tổng? đâu là tỉ? (tổng là 40. Tỉ là ) 2/ Hoạt động 2: Thực hành trên máy tính. HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Lập thêm ních nháp để giải. Mỗi em từ 3- 5 ních. .............................................................................
Tài liệu đính kèm: