Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn học Tiếng Việt 5

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn học Tiếng Việt 5

Luyện từ và câu:

TỪ ĐƠN - TỪ GHÉP - TỪ LÁY

I. MỤC TIÊU:

- Hệ thống các kiến thức cơ bản về từ đơn, từ ghép, từ láy.

- Thực hành làm các Bài tập phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.

II. NỘI DUNG:

1. Kiến thức cơ bản:

a. Từ đơn:

Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.

Ví dụ: Ngày, tháng, năm, ăm, mặc,

b. Từ ghép:

Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung.

Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật,

Có 2 kiểu từ ghép:

+ Từ ghép có nghĩa phân loại:

Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 546Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn học Tiếng Việt 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu:
Từ đơn - Từ ghép - Từ láy
I. Mục tiêu:
- Hệ thống các kiến thức cơ bản về từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Thực hành làm các Bài tập phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. Nội dung:
1. Kiến thức cơ bản:
a. Từ đơn:
Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ: Ngày, tháng, năm, ăm, mặc, 
b. Từ ghép:
Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung.
Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật, 
Có 2 kiểu từ ghép:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại:
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn.
Ví dụ: Xe máy, trắng ngà, bút chì, 
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp:
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
Ví dụ: ăn uống, quần áo, nhà cửa, 
c. Từ láy:
 Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại..
Ví dụ: long lanh, thoang thoảng, xinh xinh, 
Tiếng Việt có 4 kiểu từ láy:
+ Láy âm:
Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu của tiếng sau.
Ví dụ: đậm dà, long lanh, vội vàng, 
+ Láy vần:
Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận vần của tiếng sau.
Ví dụ: bát ngát, loáng thoáng, 
+ Láy cả âm và vần:
Bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu và vần của tiếng sau.
Ví dụ: chầm chậm, trăng trắng, đo đỏ, lành lạnh, 
+ Láy tiếng:
Tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở tiếng sau.
Ví dụ: xinh xinh, hây hây, ào, ào, 
* Tác dụng của từ láy:
- Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm.
- Từ láy còn có tác dụng gợi tả hình ảnh của người và sự vật (từ tượng hình).
Ví dụ: lom khom, lòng khòng, lác đác, lênh khênh, 
- Từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, loài vật hoặc các tiếng động (từ tượng thanh).
Ví dụ: thì thầm, khúc khích, líu lo, ríu rít, xào xạc, loảng xoảng, 
2. Thực hành luyên tập.
Đặt dấu (ỹ) vào ô trống trước từ đúng.
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
ỹ
Ngồi
ỹ
Nhà cửa
ỹ
Róc rách
Quần áo
Loắt thoắt
ỹ
Ngào ngạt
Tíc tắc
Ngoằn ngoèo
Mùa xuân
ỹ
Chạy
ỹ
Xe cộ
Hoa hồng
ỹ
Đẹp
ỹ
Nhà máy
Đậu đen
---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:	 //200
Ngày dạy: 	//200
Luyện từ và câu: 
Luyện tập
Từ đơn - Từ ghép - Từ láy
I. Mục tiêu:
- Thực hành làm các Bài tập về từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. Nội dung:
	Bài 1. Hãy tìm 3 từ đơn chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ tính chất nói về chủ đề học tập.
	Trả lời:
	+ sách, vở, bút, 
	+ nghĩ, viết, đọc, 
	+ giỏi, dốt, ngoan, 
	Bài 2. Tìm một số từ ghép, một số từ láy nói về những đức tính của một học sinh giỏi,
	Trả lời:
	+ học hỏi, chịu khó, siêng năng, khiêm tốn, ..
	+ cần cù, chăm chỉ, 
	Bài 3. Vạch ranh giới các từ đơn, từ ghép, từ láy ở trong các dòng thơ sau: 
	Tính các cháu ngoan ngoãn
	Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
	Trả lời:
	Tính /các / cháu / ngoan ngoãn
	Mặt /các/ cháu /xinh xinh
Mong /các /cháu/ cố gắng
Thi đua /học/ và/ hành
	Bài 4. Điền vào chỗ chấm để được từ ghép:
sách 
nhà 
đường 
hoa 
chăm 
xe 
vui 
học 
bút 
Trả lời:
sách vở
nhà cửa
đường bộ
hoa hồng
chăm làm
xe lửa
vui tươi
học giỏi
bút máy
Bài 5. Ghi kí hiệu G sau từ ghép, L sau từ láy vào ô trống:
- xanh xám
- vàng vọt
- thích thú
- học hành
- đen đủi
- lời lẽ
- xanh xao
- tươi tốt
- trong trắng
G
- xanh xám
L
- vàng vọt
G
- thích thú
G
- học hành
L
- đen đủi
G
- lời lẽ
L
- xanh xao
G
- tươi tốt
G
- trong trắng
	Bài 6. Hãy tách các từ sau ra làm 2 loại và cho biết tại sao lại tách ra được như vậy.
	“ rầm rập, đỏ thắm, bảo vệ, đất nước, chiêm chiếp, xinh đẹp, máy may, ngoằn ngoèo, hoa hồng, chót vót, non nước, đủng đỉnh, gập ghềnh”.
	Trả lời: 
Từ ghép
Từ láy
- đỏ thắm, bảo vệ, đất nước, xinh đẹp, máy may, hoa hồng, non nước.
- rầm rập, chiêm chiếp, ngoằn ngoèo, chót vót, đủng đỉnh
Bài 7. Dựa vào các từ gốc sau đây hãy thêm vào chỗ chấm để tạo thành các từ láy.
a) hiếm 
b) vắng 
c) sạch 
d) khách 
e) khoe 
g) dơ 
h) dại 
i) khăng 
Trả lời:
a) hiếm hoi
b) vắng vẻ
c) sạch sẽ
d) khách khứa
e) khoe khoang
g) dơ dáy
h) dại dột
i) khăng khít
Luyện từ và câu:
Luyện tập
Từ đơn - Từ ghép - Từ láy
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục thực hành làm các Bài tập về từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. Nội dung:
	Bài 1. Ghi dấu (ỹ) vào ô trống trước từ đúng:
Từ ghép
Từ láy
Ghép Tổng hợp
Ghép phân loại
ăn uống
xe lửa
sạch sẽ
hăm hở
cửa sổ
thơm tho
tươi cười
mặt hồ
đậm đà
máy tiện
xám xịt
bồn chồn
non nước
cây cối
khe khẽ
máy bơm
mùa xuân
chật hẹp
tươi tốt
mặt trời
rộng rãi
	Trả lời:
Từ ghép
Từ láy
Ghép Tổng hợp
Ghép phân loại
ỹ
ăn uống
ỹ
xe lửa
ỹ
sạch sẽ
hăm hở
ỹ
cửa sổ
ỹ
thơm tho
ỹ
tươi cười
ỹ
mặt hồ
ỹ
đậm đà
máy tiện
xám xịt
ỹ
bồn chồn
ỹ
non nước
cây cối
ỹ
khe khẽ
máy bơm
ỹ
mùa xuân
chật hẹp
ỹ
tươi tốt
ỹ
mặt trời
ỹ
rộng rãi
	Bài 2. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy gì?
	“ Con đò lá trúc qua sông
	Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
	Bút nghiêng lất phất hạt mưa
	Bút chao gợn nước Tây hồ lăn tăn.”
	Trả lời:
	+ Các từ: tròn trĩnh, đung đưa là từ láy âm
	+ Các từ lất phất, lăn tăn là từ láy vần.
	Bài 3. Hãy cho biết các từ láy sau đây thộc loại láy gì?
	“khin khít, lơ lửng, xinh xinh, te te, thoang thoảng, ngoan ngoãn, khóc lóc, tất bật”
	Trả lời:
	+ Láy âm: khin khít, lơ lửng.
	+ Láy vần: khóc lóc, tất bật.
	+ Láy âm và vần: thoang thoảng, ngoan ngoãn.
	+ Láy tiếng: xinh xinh, te te.
	Bài 4. Hãy xếp các từ ghép sau đây thành 2 loại và cho biết vì sao lại xếp như vậy ?
	“ đào xới, xe lam, yêu thương, hoa hồng, cao ráo, thoáng mát, đánh điện, dơ bẩn, đánh phấn, ruộng vườn, xanh da trời, bàn ghế, xanh dương, chăn màn, đánh bóng, tốt tươi”.
 	Trả lời:
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ ghép có nghĩa phân loại
đào xới, yêu thương, cao ráo, thoáng mát, ruộng vườn, dơ bẩn, bàn ghế, chăn màn, tốt tươi.
xe lam, hoa hồng, đánh điện, đánh phấn, xanh da trời, xanh dương, đánh bóng,
	Bài 5. Ghi dấu (ỹ) vào ô trống trước từ đúng:
Láy âm
Láy vần
Láy tiếng
Láy cả âm và vần
lung linh
làm lụng
đủng đỉnh
mơn mởn
lanh canh
long đong
từ từ
sù sụ
tàm tạm 
lốm đốm
ào ào
bát ngát
ầm ầm
ngoan ngoãn
mong manh
nhè nhẹ
	Trả lời:
Láy âm
Láy vần
Láy tiếng
Láy cả âm và vần
ỹ
lung linh
làm lụng
đủng đỉnh
ỹ
mơn mởn
lanh canh
ỹ
long đong
ỹ
từ từ
ỹ
sù sụ
tàm tạm 
ỹ
lốm đốm
ỹ
ào ào
bát ngát
ầm ầm
ngoan ngoãn
mong manh
ỹ
nhè nhẹ
	Bài 6. Hãy xếp các từ ghép cùng gốc dưới đây vào 2 nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
	a) bạn bè, bạn hữu, bạn đời, bạn học, bạn đường, bạn thân, bạn chiến đấu.
	b) học hành, học hỏi, học tập, học lỏm, học thức, học mót, học vẹt, học tủ.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
từ ghép có nghĩa phân loại.
a)
bạn bè, bạn hữu.
bạn đời, bạn học, bạn đường, bạn thân, bạn chiến đấu.
b)
học hành, học hỏi, học tập, học thức.
học lỏm, học mót, học vẹt, học tủ.
Luyện từ và câu:
Nghĩa của từ
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập củng cố các kiến thức về nghĩa đen, nghĩa bóng; Từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa. Vận dụng vào giải một số bài tập về nghĩa của từ.
II. Nội dung:
	I. Nghĩa đen, nghĩa bóng.
	1. Nghĩa đen: 
Là nghĩa chính vốn có của từ.
	Ví dụ: Từ “ăn” có nghĩa đen là: đưa một vật nào đó vào miệng, nhai, nuốt (ăn cơm).
	2. Nghĩa bóng: 
	Là nghĩa nhánh (nghĩa phụ) được hiểu rộng từ nghĩa đen.
	Ví dụ: Từ “ăn” có các nghĩa bóng như sau:
	+ Được hưởng một lợi lộc gì đó (ăn huê hồng, ăn biếu, ăn hối lộ.)
	+ Lấy hàng, lấy khách (tàu ăn than, xe ăn khách) .
	+ Dự một cuộc ăn uống nhân một dịp nào đó (ăn cỗ, ăn cưới)
	II. Từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa.
	1. Từ cùng nghĩa:
	Là những từ đọc khác nhau (phát âm khác nhau) nhưng nghĩa lại giống nhau.
	Ví dụ: + Chết, từ trần, quy tiên, toi mạng, 
	 + ba, bố, tía
	* Từ gần nghĩa: Là những từ đọc khác nhau (phát âm khác nhau) nhưng nghĩa gần gũi với nhau.
	Ví dụ: thuyền, đò, ghe. (mặc dù mỗi từ chỉ một vật thể khác nhau nhưng đều là những vật thể dùng để làm phương tiện đi lại trên sông nước).
	2. Từ trái nghĩa: 
	Là từ có nghĩa trái ngược nhau khi xét trên một phương diện nào đó.
	Ví dụ: 	sống > < trái
	xấu > < ngược.
	3. Từ cùng âm khác nghĩa:
	Là những từ đọc (phát âm) giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau.
 	Ví dụ: (con) trai – (ngọc) trai	(mùa) hạ - hạ (giá)
	II. Luyện tập:
	Bài 1. Tìm những từ có nghĩa thích hợp điền vào chỗ chấm trong những câu sau:
	a) Mặt hồ  gợn sóng.
	b) Sóng lượn  trên mặt sông.
	c) Sóng biển . xô vào bờ.
	Trả lời:
	a) Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
	b) Sóng lượn nhấp nhô trên mặt sông.
	c) Sóng biển ào ạt xô vào bờ.
	Bài 2. Hãy cho biết nghĩa của từ “trông” trong các câu sau:
	a) Chị cứ đi đi, tôi trông cháu hộ cho.
	b) Đã một tuần nay, con trông mẹ về quá !
	c) Bà cụ mới qua đời, chị ấy không biết trông cậy vào ai ?
	d) Trông kìa, mặt hồ đẹp quá !
	Trả lời:
	a) Từ “trông” có nghĩa coi giữ.
	b) Từ “trông” có nghĩa mong đợi.
	c) Từ “trông” có nghĩa dựa vào, nhờ vả vào một người nào đó.
	d) Từ “trông” có nghĩa nhìn, coi, xem.
Luyện từ và câu:
Luyện tập nghĩa của từ
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập các bài tập về nghĩa của từ.
II. Nội dung:
	Bài 1. Dùng chữ (Đ) ghi nghĩa đen, chữ (B) ghi nghĩa bóng sau câu có từ được dùng diễn đạt một nội dung.
	a) Ăn:
	- Nó ăn hối lộ.	- Tàu vào ăn than.
	- Nó thích ăn quà	- Hai đứa có vẻ ăn ý với nhau. 
	- Tôi đang ăn cơm
	b) Xuân:
	- 	Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- 	Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
	Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
Trả lời:
a) Ăn:
B
B
	- Nó ăn hối lộ.	- Tàu vào ăn than.
B
Đ
	- Nó thích ăn quà	- Hai đứa có vẻ ăn ý với nhau. 
Đ
	- Tôi đang ăn cơm
	b) Xuân:
Đ
	- 	Mùa xuân là tết trồng cây
B
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
B
- 	Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
	Sen tàn cúc lại nở hoa
Đ
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
	Bài 2. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các quán ngữ và thành ngữ sau đậy:
	- Đi  về xuôi.
	- Sáng .. chiều mưa.
	- Kẻ ở người 
	- Đất .. trời cao.
	- Việc . nghĩa lớn.
	- Chân .. đá mềm.
	- Hẹp nhà . Bụng.
 ... rong nắng
Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày.
tan dần
Làng mới định cư
lần lượt hiện lên
Sương
bắt đầu
	Bài 4. Hãy cho biết các bộ phận trong câu sau:
	Để học giỏi môn ngữ pháp, chúng em cần làm nhiều bài tập.
	 (1)	 (2) (3)
	Trả lời:
	+ (1) là bộ phận trạng ngữ.
	+ (2) là bộ phận chủ ngữ.
	+ (3) là bộ phận vị ngữ
	Bài 5. Ghi dấu (ỹ) vào ô trống sau những dòng chưa thành câu.
a) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên
b) Bạn Thành thích nuôi chim
c) Vườn hồng của lớp 5B
d) Những quyển tập viết của em
e) Trăng đang lên
g) Trên cành lê, giữa đám lá xanh mơn mởn.
	Trả lời:
a) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên
b) Bạn Thành thích nuôi chim
c) Vườn hồng của lớp 5B
ỹ
d) Những quyển tập viết của em
ỹ
e) Trăng đang lên
g) Trên cành lê, giữa đám lá xanh mơn mởn.
ỹ
	Bài 6. Gạch dưới các trạng ngữ của các câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ xung bổ xung ý nghĩa gì cho câu.
	a) Trên đường phố, từng dòng người đi lại tấp lập.
	b) Buổi sáng, ở vùng rừng núi, tiết trời se se lạnh.
	c) Để được kết quả cao trong kì thi này, em phải cố gắng học tốt hơn.
	Trả lời:
	a) Trên đường phố, từng dòng người đi lại tấp lập.
	- Trạng ngữ chỉ địa điểm.
	b) Buổi sáng, ở vùng rừng núi, tiết trời se se lạnh.
	- Trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ địa điểm.
	c) Để được kết quả cao trong kì thi này, em phải cố gắng học tốt hơn.
	- Trạng ngữ chỉ mục đích.
Ngày soạn:	 //200
Ngày dạy: 	//200
Luyện từ và câu: 
Luyện tập về câu, các bộ phận trong câu:
(chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, hô ngữ,)
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục làm các bài tập về câu và các bộ phận trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, hô ngữ.)
II. Nội dung:
	Bài 1. Gạch dưới các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	a) Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
	b) Bạn Hương rất chăm chỉ tập thể dục.
	c) ở miền rừng núi lúc sáng sớm, thời tiết thường lành lạnh.
	d) Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
	Trả lời:
	a) Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng // bay phấp phới.
	CN	 VN
	b) Bạn Hương // rất chăm chỉ tập thể dục.
	CN	VN
	c) ở miền rừng núi lúc sáng sớm, tiết trời // thường lành lạnh.
	 CN	VN
	d) Tiếng mưa rơi // lộp độp, tiếng chân người chạy // lép nhép.
	CN1	 VN1	 CN2	 VN2
	Bài 2. Gạch dưới các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
	b) Mặt trời ló ra khỏi chân mây, đoàn thuyền đánh cá vừa đến bãi cá.
	c) Hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn.
	Trả lời:
	a) Ngày //chưa tắt hẳn, trăng //đã lên rồi.
	 CN1 VN1 CN2 VN2
b) Mặt trời // ló ra khỏi chân mây, đoàn thuyền đánh cá // vừa đến bãi cá.
 CN1 VN1 CN2 VN2
	c) Hoa cúc // đẹp nhưng hoa ngâu // thơm hơn.
 	 CN1 VN1 CN2 VN2
Bài 3. Gạch dưới các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
	a) Khẩu hiệu, cổng chào, biểu ngữ xuất hiện từ phố này sang phố khác.
	b) Tất cả học sinh trường em đã học luật giao thông.
	c) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
	Trả lời:
a) Khẩu hiệu, cổng chào, biểu ngữ // xuất hiện từ phố này sang phố khác.
	CN1	 CN2 CN3 VN
	b) Tất cả học sinh trường em // đã học luật giao thông.
	CN	 VN
	c) Tre // giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
 CN VN1 VN2 VN3 VN4
Bài 4. Xác định thành phần chính và thành phần phụ trong các câu sau:
	a) Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên.
	b) Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.
	c) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc kín đáo và lặng lẽ.
	d) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa bắt đầu kết trái.
	Trả lời:
a) Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng // đã nhô lên.
	TN	CN	 VN
	b) Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích // chơi với nhau rất thân.
	 TN CN VN	
	c) Sự sống // cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả // nảy dưới gốc kín 
	 CN1 VN1 CN2 VN2
đáo và lặng lẽ.
	d) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những 
	TN1	TN2	
chùm hoa // bắt đầu kết trái.
 CN	VN
Ngày soạn:	 //200
Ngày dạy: 	//200
Luyện từ và câu: 
Câu rút gọn - Câu đặc biệt - Câu ghép
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập về câu rút gọn, câu đặc biệt, câu ghép.
II. Nội dung:
	I. Câu rút gọn:
	+ Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý. Những câu đó gọi là câu rút gọn.
	+ Trong câu rút gọn có thể chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ ngữ và vị ngữ được lược bỏ. Câu rút gọn giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn.
	+ Khi nói chuyện với người lớn tuổi, bậc trên, dùng câu rút gọn phải kèm hô ngữ để biểu lộ thái độ kính trọng, lễ phép.
	Ví dụ:	- Cúc ơi, lớp nào lao động chiều nay ?
	- Lớp 5A! (câu rút gọn)
	- Các bạn ấy làm gì ?
	- Trồng cây ở vườn trường. (câu rút gọn)
	II. Câu đặc biệt:
	+ Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt.
	+ Chỉ khi cần thiết như: Biểu lộ cảm xúc, tỏ thái độ hay nêu nhận xét về một sự việc, một hiện tượng mới dùng câu đặc biệt.
	Ví dụ: Mưa. Gió. Bão bùng.
	III. Câu ghép:
	+ Hai hay nhiều vế câu có quan hệ về ý, ghép lại với nhau gọi là câu ghép.
	+ Trong câu ghép, mỗi về câu thường có đủ chủ ngữ và vị ngữ, diễn đạt một ý trọn vẹn.
	+ Các vế câu được ngăn cách với nhau bằng dấu câu (dấu phẩy, dấu hai chấm ) hoặc bằng quan hệ từ (và, nhưng, nên, ).
	Ví dụ: Điện bị hỏng nên buổi diễn văn nghệ phải hoãn lại.
	+ Trong câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ thì một từ đi với vế thứ nhất, một từ đi với vế thứ hai.
	Những cặp từ quan hệ thường dùng:
	- Vì.. nên (nguyên nhân – kết quả).
	- Nếu .. thì  (điều kiện – kết quả).
	- Tuy ... nhưng.. (nhượng bộ)
	- Chẳng (không) những  mà còn .. (tăng tiến)
	* Phân loại câu ghép:
	1. Câu ghép đẳng lập:
 	Câu ghép đẳng lập là câu ghép có 2 vế câu trở lên, mỗi vế câu diễn đạt một ý không phụ thuộc vào nhau, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, 
	Ví dụ:	 	- Nước mát lạnh và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể.
	- Mẹ em là giáo viên còn bố em là bác sĩ
	- Đất nước ta giàu đẹp; nhân dân ta cần cù.
	- Mọi người vỗ tay reo lên: Hồ Chủ tịch đã đến.
	2. Câu ghép chính phụ:
	Câu ghép chính phụ chỉ có hai vế câu. Các vế câu có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.
	Trong câu ghép chính phụ, một vế nêu ý chính và một vế nêu ý phụ. Mỗi từ chỉ quan hệ trong cặp từ đi với một vế câu ghép.
	Ví dụ: 	- Vì đường trơn nên xe phải đi chậm lại.
	- Nếu em học bài xong thì em được đi chơi.
	- Tuy bài hôm nay rất nhiều nhưng em vẫn làm xong sớm 
	- Mặc dù mưa rất to nhưng lớp em vẫn đi học đầy đủ.
Ngày soạn:	 //200
Ngày dạy: 	//200
Tiếng Việt: 
Cảm thụ văn học
I. Mục tiêu:
- HS làm quen và luyện tập cách viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của bản thân khi đọc một bài văn, một câu chuyện hay một đoạn văn, đoạn thơ.
II. Nội dung:
	Bài 1. Đọc đoạn thơ sau:
	Tiếng chim lay động lá cành
	Tiếng chim đánh thức trời xanh dậy cùng
	Tiếng chim vỗ cánh bày ong
	Tiếng chim tha nắng giải đồng vàng thơm
	Gọi bông lúa chín về thôn
	Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
	Tiếng chim cùng bé tưới hoa
	Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim 
	Trong các từ ngữ gợi tả tiếng chim buổi sáng nói trên, em thích nhất từ ngữ nào ? Vì sao ?
	Yêu cầut:
	Đoạn thơ có nhiều từ ngữ gợi tả tiếng chim buổi sớm rất sinh động, gợi cảm xúc mới mẻ. Học sinh phải tự chọn từ ngữ gợi tả tiếng chim và cho biết lí do vì sao thích nhất.
	Bài 2. Trong đoạn thơ sau, từ Việt Nam được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm gì của tác giả?
	Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
	Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
	Ơi Việt Nam ! Việt Nam ơi !
	Việt Nam ! Ta gọi tên người thiết tha.
Yêu cầu:
	- Từ Việt Nam - tên gọi của đất nước được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm thiết tha, gắn bó và yêu thương đất nước của nhà thơ
	Bài 3. Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào ? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc.
	Mình về với Bác đường xuôi
	Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người.
	Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
	áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
	Nhớ Người những sáng tinh sương
	Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
	Nhớ chân Người bước lên đèo
	Người đi rừng núi trông theo bóng người.
	Yêu cầu:
	Những điệp ngữ trong đoạn thơ: Nhớ, Người. Tác dụng: gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu, gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – nơi căn cứ địa cách mạng, nơi có người dân sống chân tình hết lòng chở che Cách mạng. 
Ngày soạn:	 //200
Ngày dạy: 	//200
Tập làm văn
I. Mục tiêu:
- HS ôn luyện cách viết một bài văn cụ thể dạng bài tả đồ vật.
II. Nội dung:
	Đề bài: 
	Tả một đồ vật trong nhà (hoặc trên lớp học) gần gũi và thân thiết đối với em.
	Yêu cầu:
1. Yêu cầu về kiến thức: Tả một đồ vật mà em yêu thích.
2. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn tả đồ vật. Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt; không sai lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. 
Cụ thể:
a, Mở bài: Giới thiệu về đồ vật do em chọn tả (đó là đồ vật gì, ở đâu? có đặc điểm gì nổi bật...)
	b, Thân bài: 
- Tả bao quát đồ vật.
- Tả từng bộ phận của đồ vật, có thể tả sự thay đổi của đồ vật theo thời gian và sự quan sát, cảm nhận bằng các giác quan về đồ vật đó.
-Tả tình cảm, sự gắn bó của mình với đồ vật.
c, Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với đồ vật được tả.
Ngày soạn:	 //200
Ngày dạy: 	//200
Tập làm văn
I. Mục tiêu:
- HS ôn luyện cách viết một bài văn cụ thể dạng bài tả cây cối.
II. Nội dung:
	Đề bài: 
	Tả một cây hoa mà em thích.
	Yêu cầu:
1. Yêu cầu về kiến thức: Tả một cây hoa có những vẻ đẹp mà em yêu thích.
2. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn tả cây cối. Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt; không sai lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. 
Cụ thể:
a, Mở bài: Giới thiệu về cây hoa do em chọn tả (đó là cây gì, trồng ở đâu? có đặc điểm gì nổi bật...)
	b, Thân bài: 
- Tả bao quát toàn bộ cây hoa.
- Tả từng bộ phận của cây, sự thay đổi của cây theo thời gian và sự quan sát, cảm nhận bằng các giác quan về cây hoa.
-Tả cảnh vật thiên nhiên xung uanh, hoạt động của con người, chim chóc, ong, bướm  liên quan đến cây hoa.
c, Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây hoa được tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA BDHSG Hay.doc