Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5

Phần I : Luyện từ và câu :

1) Cấu tạo từ. (Trang 3)

2) Cấu tạo từ phức. (Trang 7)

3) Từ loại. (Trang 11 )

 3.1-Danh từ, động từ, tính từ. (Trang 11)

 3.2- Đại từ, đại từ xưng hô. (Trang 18)

 3.3- Quan hệ từ. (Trang 20 )

4) Các lớp từ: (Trang 21 )

 4.1- Từ đồng nghĩa.(Trang 21 )

 4.2- Từ trái nghĩa.(Trang 24 )

 4.3- Từ đồng âm.(Trang 25 )

 4.4- Từ nhiều nghĩa.(Trang 26 )

5) Khái niệm câu.(Trang 29 )

6)Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu)(Trang 32 )

7)Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):(Trang 37 )

 7.1- Câu hỏi.(Trang 37 )

 7.2- Câu kể.(Trang 38 )

 7.3- Câu khiến.(Trang 39 )

 7.4- Câu cảm.(Trang 40 )

 

doc 104 trang Người đăng nkhien Lượt xem 9782Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC PHƯỚC LONG
 Trường Tiểu học “B” Phong Thạnh Tây B
 ................................aaa............................... 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
Lớp 5
 Người thực hiện : Hoàng Văn Vân
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học “B” Phong Thạnh Tây B
 Phước Long- Bạc Liêu
Tháng 11 – Năm 2010
Giáo án BDHSG môn Tiếng Việt lớp 5
 MỤC LỤC
Phần I : Luyện từ và câu :
1) Cấu tạo từ. (Trang 3)
2) Cấu tạo từ phức. (Trang 7)
3) Từ loại. (Trang 11 )
 3.1-Danh từ, động từ, tính từ. (Trang 11)
 3.2- Đại từ, đại từ xưng hô. (Trang 18)
 3.3- Quan hệ từ. (Trang 20 )
4) Các lớp từ: (Trang 21 )
 4.1- Từ đồng nghĩa.(Trang 21 )
 4.2- Từ trái nghĩa.(Trang 24 )
 4.3- Từ đồng âm.(Trang 25 )
 4.4- Từ nhiều nghĩa.(Trang 26 )
5) Khái niệm câu.(Trang 29 )
6)Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu)(Trang 32 )
7)Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):(Trang 37 )
 7.1- Câu hỏi.(Trang 37 )
 7.2- Câu kể.(Trang 38 )
 7.3- Câu khiến.(Trang 39 )
 7.4- Câu cảm.(Trang 40 )
8) Phân loại câu theo cấu tạo.(Trang 41 )
 9) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.(Trang 44 )
10) Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.(Trang 46 )
11) Dấu câu.(Trang 47 )
12) Liên kết câu.(Trang 50 )
Phần II: Tập làm văn:
1) Bài tập về phép viết câu.. (Trang 53 )
2) Bài tập về phép viết đoạn.(Trang 58 )
3) Luyện viết phần mở bài.(Trang61 )
4) Luyện viết phần kết bài.(Trang 63 )
5) Luyện tìm ý cho phần thân bài.(Trang 65 )
6) Phương pháp chung khi làm bài Tập làm văn.(Trang 67 )
7) Làm thế nào để viết được một bài văn hay.(Trang 69 )
8) Nội dung và phương pháp làm bài:(Trang 70 )
 8.1- Thể loại miêu tả.(Trang 70 )
 8.2- Thể loại kể chuyện.(Trang 81 )
 8.3- Thể loại viết thư. (Trang 83 )
Phần III: Cảm thụ văn học: (Trang 84 )
A-Khái niệm.(Trang 84 )
B-Một số biện pháp tu từ thường gặp.(Trang 84 )
C-Kỹ năng viết một đoạn văn về C.T.V.H.(Trang 84)
D-Hệ thống bài tập về C.T.V.H .(Trang 85)
Phần IV:Chính tả (Phù hợp với khu vực Miền Bắc)
1)Chính tả phân biệt l / n.(Trang 93)
2)Chính tả phân biệt ch / tr.(Trang 94)
3)Chính tả phân biệt x / s.(Trang 96)
4)Chính tả phân biệt gi / r / d.(Trang 98)
5)Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ” (c /k /q ).(Trang 99)
6)Quy tắc viết phụ âm đầu “ngờ” (ng /ngh ).(Trang 99)
7)Quy tắc viết nguyên âm i (i / y ).(Trang 99)
8)Quy tắc viết hoa.(Trang 101)
9)Quy tắc đánh dấu thanh.(Trang 101)
 10)Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần.(Trang 101)
 11)Cấu tạo từ Hán-Việt.(Trang 103)
Phần V: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cuối bậc tiểu học:
 1)Bài tập chính tả.
 2)Bài tập luyện từ và câu.
 3)Bài tập C.T.V.H.
 4)Bài tập làm văn.
Phần VI: Các đề luyện thi cuối bậc tiểu học 
 PHẦN I : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
I/Cấu tạo từ:
1.Ghi nhớ :
*Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình)
 Từ đơn Từ ghép T.G.P.Loại Láy âm đầu
 T.G.T.Hợp Láy vần
 Láy âm và vần
 Láy tiếng
 a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
 V.D : Đất đai ( Tiếng đai đã mờ nghĩa )
 Sạch sành sanh ( Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa )
 b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại :
-Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.
 c)Cách phân định ranh giới từ:
 Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất ( chia cho đến phần nhỏ nhất ).Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.
 Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ ( từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt : kết cấu và nghĩa 
-Cách 1 : Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
 V.D: tung cánh Tung đôi cánh
 lướt nhanh Lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)
 Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định ( không thể chêm , xen ) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.
 V.D: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước
 mặt hồ mặt của hồ
(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ ,do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
- Cách 2 : Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.
 V.D : bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài ( tên 1 loại áo ) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ
- Cách 3 : Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không ,nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.
 V.D : có xoè ra chứ không có xoè vào
 có rủ xuống chứ không có rủ lên xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức
 ngược với chạy đi là chạy lại
 ngược với bò vào là bò ra chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn
* Chú ý :
+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.
 V.D: cánh én ( chỉ con chim én )
 tay người ( chỉ con người )
+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại ( từ phức và 2 từ đơn ). Trong trường hợp này ,tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.
2. Bài tập thực hành :
Bài 1:
Tìm từ trong các câu sau :
Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
Đồng lúa rộng mênh mông.
Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
*Đáp án : Từ 2 tiếng : ngọc bích, đồng lúa, mênh mông , Tổ quốc, vô cùng, tươi đẹp .
Bài 2 :
Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
*Đáp án : Từ phức : non sông , gấm vóc ,biết bao.
Bài 4 :
Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau :
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho thật đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
*Đáp án : Từ phức :quyển vở, mới tinh , tính nết .
Bài 5 : 
Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau :
 Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh ...Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.
*Đáp án : Từ phức: giấy bóng, long lanh, thuỷ tinh , rung rung ,phân vân.
Bài 6 :
Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau trong đoạn văn sau:
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
*Đáp án : Từ phức:chang chang,tu hú , gần xa, ran ran,xơ xác, cỏ may, quắt lại,rủ xuống,bắp ngô, tay người 
-Lưu ý : kết hợp lá ngô, hoa ngô, bắp ngô có cấu trúc gần như giống nhau nhưng bắp ngô có cấu trúc chặt chẽ hơn nên ta xếp vào nhóm từ phức .
Bài 7 :
Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau :
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi , phô sắc và toả ngát hương thơm.
*Đáp án : Từ 2 tiếng : quảng trường ,Ba Đình, lịch sử,uy nghi, gần gũi, khắp miền, đất nước, tụ hội, đâm chồi, phô sắc , toả ngát, hương thơm.
-Lưu ý : khắp miền cũng có thể xếp vào nhóm 2 từ đơn 
Bài 8 :
Dùng ( / ) tách các từ trong đoạn văn sau :
Giữa vườn lá xum xuê , xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
*Đáp án : Từ phức : vườn lá, xum xuê, xanh mướt, ướt đẫm, sương đêm, bông hoa, rập rờn , đỏ thắm, cánh hoa , mịn màng, khum khum, ngập ngừng, đoá hoa ,toả hương, thơm ngát
- Lưu ý : sương đêm, cánh hoa, toả hương cũng có thể tách ra làm 2 từ.
Bài 9 :
Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau: 
Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang , con sếu coa gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá...
*Đáp án : Từ phức : Mùa xuân, buổi chiều, hửng ấm, chim én, đằng xa, lượn vòng, bến đò, đuổi nhau, xập xè, mái nhà, mưa phùn, người ta, bãi soi, nổi lên, theo nhau, lững thững, thấp thoáng, bụi mưa, trắng xoá.
Bài 10:
Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau:
a)Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẵn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.
b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,...Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
*Đáp án : Từ phức:
 a) Việt Nam, muôn ngàn, cây lá, khác nhau, thân thuộc, tre nứa, Đồng Nai, Việt Bắc, ngút ngàn, Điện Biên Phủ.
 b) Mùa xuân, mong ước, Đầu tiên,hoa hồng, hoa huệ, sức nức, bốc lên.
 c) mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ,mềm mại, nhảy nhót.
II/ Cấu tạo từ phức : 
1.Ghi nhớ :
* Có 2 cách chính để tạo từ phức:
- Cách 1 : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .
- Cách 2 :Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau. Đó là các từ láy.
a) Từ ghép : Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung. 
 	T.G được chia thành 2 kiểu :
 - T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
- Lưu ý :
+Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa ( cùng danh từ, cùng động từ,...)
+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, càphê , ôtô, môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép ( theo định nghĩa ) hoặc từ đơn ( tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa ...  kề vai sát cánh.
6- Quy tắc viết phụ âm đầu “gờ”, “ngờ” :
A) Ghi nhớ:
- Âm đầu “gờ” được ghi bằng con chữ g, gh.
- Âm đầu “ngờ” được ghi bằng con chữ ng, ngh.
- Viết gh, ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia).
- Viết g, ng trước các nguyên âm khác còn lại.
B) Bài tập thực hành:
Bài tập 1: Điền g / gh (Bài đã điền sẵn đáp án):
Gần gũi, gắt gỏng, gan góc, ghen ghét, ghi nhớ, gọn gàng, ghê gớm, gang thép, gồng gánh, gồ ghề.
Bài tập 2: Điền ng /ngh (Bài đã điền sẵn đáp án):
Nghe ngóng, ngả nghiêng, nghênh ngang, nguệch ngoạc, ngúng nguẩy, ngốc nghếch, nghĩ ngợi, nghêu ngao, nghịch ngợm, ngoan ngoãn, ngấp nghé, ngang ngạnh, ngay ngắn, ngượng nghịu, ngông nghênh.
7- Quy tắc viết nguyên âm i / y :
A) Ghi nhớ:
- Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ ).
- Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định ).
- Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương).
- Nếu là vị trí đầu tiếng ( không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn ).
- Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài).
B) Bài tập thực hành: 
Bài tập 1: Điền y /i : (Bài đã điền sẵn đáp án)
Sách in , in ấn, tàu thuỷ, yên nghỉ, y tế, im lặng, y khoa, yêu quý,...
Bài tập 2: Tìm những từ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng:
- mỹ thuật.
- ý nghĩ.
- suy nghĩ.
- qui định.
- hi sinh.
- kỷ niệm.
*Đáp án:
- Mĩ thuật; kỉ niệm ( hiện nay 2 trường hợp này tồn tại cả 2 cách viết)
- quy định ( trong tiếng quy, âm đệm là u à âm đệm u chỉ đứng trước âm chính là y. U chỉ đứng trước i khi u là âm chính : VD : túi, núi,...)
8- Quy tắc viết hoa:
A) Ghi nhớ:
1. Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng,...của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long,...)
- Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối ( VD: Kơ-pa Kơ- lơng, Y-a-li, Đăm –bri, Pắc-pó,...)
2. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von-ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a,...)
- Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên địa danh Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt nên đã được Việt hoá ), thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên,...)
3. Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng,...được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,...)
4. Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa.
5. Một số danh từ chung và đại từ xưng hôcũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị ( VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha)
6. Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp,...)
B) Bài tập thực hành:
Bài tập 1:
Hãy viết tên 5 bạn cùng tổ em (họ, tên đệm, tên riêng)
Bài 2:
Hãy viết tên 5 địa danh của Việt Nam.
Bài tập 3:
Hãy viết tên 5 người và địa danh vùng dân tộc ít người.
Bài tập 4:
Hãy viết tên 5 người và địa danh nước ngoài (được phiên âm qua âm Hán- Việt)
Bài tập 5:
Hãy viết tên 5 người và địa danh nước ngoài ( được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt)
Bài tập 6:
Hãy tìm 5 cụm từ chỉ các tổ chức, đơn vị, cơ quan, đoàn thể,... và viết lại cho đúng quy tắc viết hoa. 
VD:
Công ti Vàng bạc đá quý Sài Gòn.
Nhà máy Đường Sóc Trăng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Nhà máy Bóng đèn – Phích nước Hà Nội.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc.
Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc.
Nhà xuất bản Giáo dục.
Trường Mần non Sao Mai.
Viện hàn lâm Văn chương và Nghệ thuật Pháp.
Bài tập 7:
Hãy viết hoa 5 cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng.
VD:
Huân chương Độc lập.
Huy chương Anh hùng lao động.
Kỉ niệm chương Tổ quốc ghi công.
Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nhà giáo Ưu tú.
Huân chương Chiến công hạng nhất.
9- Quy tắc đánh dấu thanh:
A) Ghi nhớ:
- Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ khoắn,...)
- Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng,...)
- Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát,...)
- Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến,...)
B) Bài tập thực hành:
Bài tập 1:
Điền dấu thanh thích hợp vào các tiếng trong các từ sau (giải thích cách điền):
Chiêc thuyên, thua nao, ngon mia, khuc khuyu, (khen) thương, (mong) muôn, thuơ nao, (con) sưa, khuya khoăt, (hoa) huê, (con) sêu,...
*Ghi chú: Những tiếng trong ngoặc đơn không phải điền dấu.
...........
10- Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần:
A) Ghi nhớ:
1. Tiếng gồm 3 bộ phận : phụ âm đầu, vần và thanh điệu.
- Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu.
- Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
- 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x.
- 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.
2.Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.
* Âm đệm: 
- Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o.
+ Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.
+ Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.
- Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:
 	+ sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)
+ sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)
+ sau r: roàn roạt.(1 từ)
+ sau g: goá (1 từ)
* Âm chính:
Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.
- Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)
- Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:
+ iê:
àGhi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,...)
àGhi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,...)
àGhi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya,...)
àGhi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,...)
+ uơ:
àGhi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn,...)
àGhi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: mưa,...)
+ uô:
àGhi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,...)
àGhi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,...)
* Âm cuối:
- Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)
- 2 bán âm cuối vần : i (y), u (o)
B) Bài tập thực hành:
Bài tập 1:
Hãy cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau:
Nhoẻn cười, huy hiệu, hoa huệ, thuở xưa, khuây khoả, ước muốn gì, khuya khoắt, khuyên giải, tia lửa, mùa quýt, con sứa, con sếu,...
............
11- Cấu tạo từ Hán Việt (HV): (Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt)
A) Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt :
 - Trong từ HV không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.
 - Từ HV chỉ có chữ mang vần: 
+ ắc (nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,...); 
+ ất (nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,...); 
+ ân (ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,...)
+ ênh ( bệnh viện, pháp lệnh,...)
+ iết ( khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,...)
+ uôc ( tổ quốc, chiến cuộc,...)
+ ich ( lợi ích, du kích, khuyến khích,...)
+ inh ( binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,...)
+ uông (cuồng loạn, tình huống,...)
+ ưc ( chức vụ, đức độ, năng lực,...)
+ ươc ( mưu chước, tân dược,...)
+ ương ( cương lĩnh, cường quốc,...)
 - Chỉ trong từ HV, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyêt: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,...)
 - Từ HV có vần in chỉ có trong chữ tín (nghĩa là tin) (VD: tín đồ, tín cử, tín nhiệm, tín phiếu) và chữ thìn (tuổi thìn).
 - Từ HV mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng : sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.
B) Mẹo tr / ch :
 - Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( \ ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt. Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV.
 	Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).
 - Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
 - Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
 - Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr : trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).
C) Mẹo d / gi / r :
- Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ HV.
- Các chữ HV mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).
- Các chữ HV mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi (giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới)
- Các chữ HV có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền (\) và dấu ngang (Gia đình, giai cấp, giang sơn). (Ngoại lệ có: ca dao, danh dự).
- Chữ HV mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d (dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).
CHÚC CÁC EM CHĂM MGOAN HỌC GIỎI

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an BDHSG Tieng Viet lop 5.doc