Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1

Tiếng việt

KIỂM TRA BÀI SỐ 1

I.Mục đích-yêu cầu

-Kiểm tra một số kiến thức tiếng việt lớp 4 của học sinh từ đó có nội dung và phương pháp bồi dưỡng môn tiếng việt cho các em .

-Kiểm tra kỹ năng trình bày bài của học sinh.

-Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.

II.Chuẩn bị :

-Giấy kiểm tra.

III.Các hoạt động dạy học

1.Kiểm tra:

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2 .Bài mới:

1. Giáo viên đọc chép đề.

Bài 1.

Tạo 2 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:

xanh, đỏ, trắng, vàng , đen.

Bài 2.

Viết lại thành một câu hỏi, một câu cầu khiến, một câu cảm từ mỗi câu kể sau:

a- Mặt trời mọc.

b- Bé Mai hát quan họ.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 657Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn:25/8/2009/
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 1 tháng 9 năm 2009
Tiếng việt
Kiểm tra bài số 1
I.Mục đích-yêu cầu
-Kiểm tra một số kiến thức tiếng việt lớp 4 của học sinh từ đó có nội dung và phương pháp bồi dưỡng môn tiếng việt cho các em .
-Kiểm tra kỹ năng trình bày bài của học sinh.
-Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập. 
II.Chuẩn bị :
-Giấy kiểm tra.
III.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2 .Bài mới:
1. Giáo viên đọc chép đề. 
Bài 1.
Tạo 2 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:
xanh, đỏ, trắng, vàng , đen.	
Bài 2.
Viết lại thành một câu hỏi, một câu cầu khiến, một câu cảm từ mỗi câu kể sau:
a- Mặt trời mọc.
b- Bé Mai hát quan họ.
Bài 3.
Xác định các bộ phận trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:	 
a- Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân.
b-Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
Bài 4.
Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3, tập 1 ), nhà thơ Hoài Vũ có viết:
" Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh rượng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày."
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?	
Bài 5.
Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó.	
2. Học sinh tự làm bài vào giấy kiểm tra.
3. Thu bài.
* Hướng dẫn chấm :
Bài 1 : 1 điểm .
Xanh : xanh xanh, xanh xao .
Đỏ: đo đỏ, đỏ đắn.
Trắng: trăng trắng, trắng trẻo.
Vàng: vàng vọt, vàng vàng.
Đen: đen đủi, đen đen.
Bài 2: 2 điểm.
a.(1 điểm)
-Mặt trời mọc chưa?
-Mặt trời hãy mọc đi!
-A! Mặt trời đã mọc rồi!
b.(1 điểm)
-Bé Mai hát quan họ chưa?
-Bé Mai hát quan họ đi!
-A!Bé Mai hát quan họ!
Bài 3: 1 điểm.
a.(0,5 điểm)
TN: Nhờ có bạn bè giúp đỡ
CN: bạn Hoà
VN:đã có nhiều ......
b.(0,5 điểm)
TN1: Đêm ấy
TN2: bên bếp lửa hồng
CN:cả nhà
VN1: ngồi luộc bánh trưng
VN2: trò chuyện đến sáng
Bài 4: 2 điểm 
Đoạn viết nêu được những ý cơ bản sau :
 - Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa vườn cây xanh tươi đầy sức sống. vì vậy nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
 -Nước sông đầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình yeu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày )cho những đứa con , cho cả mọi nngười.
 Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quí và gắn bó với dòng sông quê hương.
Bài 5: 3 điểm.
Trình bày bài có bố cục rõ ràng. nội dung đảm bảo theo yêu cầu của đề , không sai lỗi chính tả và dùng từ viết câu được 3 điểm .Tuỳ mức độ sai sót của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm ( 2,5- 2- 1,5- 1-0,5 - 0) cho phù hợp. 
3. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ.Dặn dò về nhà ôn bài.
Ngày soạn:28/8/2009.
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 4 tháng 9 năm 2009
Luyện từ và câu
ôn tập từ đơn,từ phức
I.Mục đích-yêu cầu
- Củng cố cho h/s nắm chắc về khái iiệm từ đơn, từ ghép, từ láy.
-Xác định đúng từ đơn , từ ghép , từ láy trong câu văn.
- Vận dụng sử dụng tốt từ đơn , từ ghép , từ láy để viết câu văn. .
II.Chuẩn bị :
-Sách tham khảo
III.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra:
-Thế nào là từ đơn?
-Thế nào là từ phức?
2 .Bài mới:
1. Củng cố lại kiến thức đã học về từ láy, từ ghép.
a. Từ phức gồm mấy loại?
- từ phức gồm hai loại đó là từ ghép và từ láy.
+ từ ghép gồm: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
+ từ láy gồm: - Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần, láy tiếng.
b. Phân biệt từ ghép, từ láy:
- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)
- Khác nhau:
 + Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa).
+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa).
2. Luỵên tập.
Bài 1.
 Gạch 1 gạch dưới từ đơn, 2 gạch dưới từ phức trong đoạn văn: “Trong năm.......hoàn cầu” bài “Thư gửi các học sinh”(TV5).
Yêu cầu học sinh xác định được:
- Từ phức: năm học, cố gắng, siêng năng, học tập, nô lệ, yếu hèn, nước nhà, chúng ta, xây dựng, cơ đồ, tổ tiên, hoàn cầu .
 - Từ đơn : các từ còn lại .
Bài 2.
 Những từ dưới đây là từ ghép hay từ láy ? Vì sao em hiểu như vậy ?
 - Bạn bè, cây cối, máy móc, chim chóc, đất đai, chùa chiền, tuổi tác, gậy gộc, mùa màng,thịt thà .
 Học sinh nêu được các từ trên đều là từ láy có nghĩa khái quát.
 Vì : Khi tách ra 2 từ đơn thì 1 tiếng có nghĩa 1tiếng không có nghĩa.
 Bài 3.
Các tổ hợp sau đây có phải là từ láy không? Vì sao?
 - Đường đi,căn cứ, may mặc, tôi vôi, học đọc.
Học sinh trả lời được:
- Những từ này hình thức giống từ láy nhưng không phải là từ láy vì các tiếng trong mỗi từ có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa.
Bài 4. 
Tìm các từ đơn, từ ghép,từ láy có trong đoạn thơ sau:
 Ôi quyển vở mới tinh 
 Em viết cho sạch đẹp 
 Chữ đẹp là tính nết
 Của những người trò ngoan.
Học sinh tự tìm .
-Từ ghép:quyển vở, mới tinh, sạch đẹp tính nết.
-Từ láy: không có.
-Từ đơn: những từ còn lại. 
 Bài 5.
Cho các kết hợp hai tiếng sau: 
 Xe đạp(1), xe máy(1),xe hơi(1), xe hoa(1), xe cộ(1), xe đẩy(1), xe kéo(1), đạp xe(2), kéo xe(2), khoai nướng(1), khoai luộc(1), luộc khoai(2), bánh kẹo(1), bánh dẻo(1), bánh nướng(1), bánh rán(1), rán bánh(2), nướng bánh(2).
 - Những kết hợp nào là từ ghép? (1) 
 - Những kết hợp nào là hai từ đơn? (2) 
Bài 6. 
Cho các từ ghép sau:
 -Bánh dày,bánh mật, bánh gai,bánh cốm,bánh ngọt, bánh mặn.
 a.Các từ ghép thuộc kiểu từ ghép nào? Vì sao?
Học sinh trả lời được :
Các từ trên là từ ghép có nghĩa phân loại
 Vì :Tiếng bánh chỉ loại lớn, tiếng đứng sau tiếng “bánh” có tác dụng chia các loại bánh thành các loại nhỏ, cụ thể .
 b.Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành ba loại :
-Bánh dày, bánh nếp, bánh tẻ,bánh dẻo,bánh ngọt, bánh mật. (các tiếng đứng sau là tính từ). 
- Bánh mật, bánh gai, bánh cốm.( các tiếng đứng sau là danh từ). 
-Bánh nướng bánh cuốn.( các tiếng đứng sau là động từ). 
 Bài 7.
Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tìm thêm tiếng thích hợp thêm vào để tạo thành từ ghép , từ láy:
Mong, lo, vui, buồn, nhạt. 
-Học sinh tự làm.
-Chữa bài - nhận xét.
 Tiếng	 từ ghép từ láy
 Mong Mong chờ(đợi, nhớ,ước) Mong mỏi
 Lo Lo âu(nghĩ) Lo lắng 
 Vui Vui tươi(buồn) Vui vẻ
 Buồn Buồn vui Buồn bã
 Nhạt Nhạt miệng Nhạt nhẽo
Bài8.
Tìm năm từ ghép, năm từ láy rồi đặt câu viết thành đoạn văn ngán về chủ đề “học tập”.
 -Học sinh làm bài.
- Giáo viên hướng dẫn.
 -Học sinh chữa bài, đối chiếu,nhận xét.
- Giáo viên chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò
Nhận xét giờ .
Dặn dò : Về nhà ôn bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an boi duong HSG mon TV lop 5 tuan 1.doc