*Cách nối các vế câu ghép : Nối trực tiếp
Dùng từ nối: Nối bằng quan hệ từ
Nối bằng cặp từ hô ứng
A) Ghi nhớ :
* Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ(QHT ) hoặc một cặp quan hệ từ.
* Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
- Một QHT : vì, bởi vì, nên, cho nên,.
- Hoặc một cặp QHT: Vì.nên.; Bởi vì.cho nên.; Tạivì.
.chonên.; Do.nên.; Do.mà.; Nhờ.mà.
* Để thể hiện quan hệ điêù kiện - kết quả, giả thiết - kết quả giữa 2 vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
- Một QHT : Nếu, hễ, giá, thì,.
- Hoặc một cặp QHT : Nếu. thì.; Nếu như. thì.; Hễ.thì.;
Hễ mà.thì.; Giá.thì.
* Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng
TuÇn 22 Thø t , ngµy 09 th¸ng 02 n¨m 2011 LuyÖn tiÕng viÖt Nèi c¸c vÕ c©u ghÐp b»ng quan hÖ tõ i/ môc tiªu: Cñng cè mét sè kiÕn thøc vÒ nèi c¸c vÕ c©u b»ng quan hÖ tõ II/ c¸c ho¹t ®éng d¹y häc * Giíi thiÖu bµi Ho¹t ®éng 1: ¤n tËp lý thuyÕt *Cách nối các vế câu ghép : Nối trực tiếp Dùng từ nối: Nối bằng quan hệ từ Nối bằng cặp từ hô ứng A) Ghi nhớ : * Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ(QHT ) hoặc một cặp quan hệ từ. * Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng : - Một QHT : vì, bởi vì, nên, cho nên,... - Hoặc một cặp QHT: Vì....nên...; Bởi vì....cho nên.....; Tạivì... .chonên....; Do....nên...; Do....mà.....; Nhờ....mà.... * Để thể hiện quan hệ điêù kiện - kết quả, giả thiết - kết quả giữa 2 vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một QHT : Nếu, hễ, giá, thì,... - Hoặc một cặp QHT : Nếu.... thì...; Nếu như... thì....; Hễ....thì....; Hễ mà.....thì.....; Giá....thì.... * Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng - Một QHT : Tuy, dù, mặc dù, nhưng,... - Hoặc mộtcặp QHT : Tuy....nhưng....; Mặc dù.....nhưng..... * Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng mmột trong các cặp QHT : Không những....mà...; Chẳng những... mà....; Không chỉ....mà.... B) Bài tập thực hành : Bài 1:Tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây: a) Em chăm chỉ hiền lành...anh thì tham lam , lười biếng. b) Tôi khuyên nó ....nó vẫn không nghe. c) Mưa rất to.....gió rất lớn. d) Cậu đọc ....tớ đọc ? Bài 2: Tìm cặp QHT thích hợp điền vào chỗ trống trong từng câu sau: a) .....tôi đạt học sinh giỏi....bố mẹ thưởng cho tôi một chiếc xe đạp. b) .....trời mưa.....lớp ta sẽ hoãn đi cắm trại. c) .....gia đình gặp nhiều khó khăn....bạn Nam vẫn phấn đấu học tốt. d) .....trẻ con thích xem phim Tây Du Kí....người lớn cũng rất thích. *Đáp án : a) Vì....nên... b) Nếu...thì... c) Tuy...nhưng.... d) Không những.....mà.... Bài 3 : Xác định các vế câu và các QHT , cặp QHT trong từng câu ghép dưới đây : a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại. b) Vì bão to nên cây cối đổ nhiều. c) Nó không chỉ học giỏi Toán mà nó còn học giỏi Tiếng Việt. d) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất tốt. Bài 4:Từ mỗi câu ghép ở BT3 , hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu( có thể thêm, bớt một vài từ ) *Đáp án : VD :a) Cuộc họp lớp bị hoãn lại vì lớp trưởng vắng mặt. Bài 5 : Tìm nghĩa ở cột B nối với từ thích hợp ở cột A: A B Do a) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kếtquả tốt đẹp được nói đến Tại b) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến Nhờ c) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến *Đáp án : a) Nhờ b) Do c) Tại Bài 6 : Hãy xác định ý nghĩa các cặp QHT có trong các câu dưới đây : a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. b)Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé rất ngoan. c) Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học. d) Mặc dú nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn . e) Không những nó học giỏi mà nó còn hát rất hay. Bài 7 : Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến sau: a) Lan không chỉ chăm học .... b) Không chỉ trời mưa to.... c) Trời đã mưa to..... d) Đứa trẻ chẳng những không nín khóc .... *Đáp án : a) .....mà Lan còn chăm làm. b) ......mà gió còn thổi rất mạnh. c) ......lại còn gió rét nữa. d) .....mà nó lại còn khóc to hơn. ---------------------------------------------------------------- Thø n¨m , ngµy 11 th¸ng 02 n¨m 2011 LUYỆN TOÁN TỈ SỐ VÀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM. ( tiếp) I. MỤC TIÊU : HS nắm được cách giải các bài toán về tỉ số phần trăm. - Làm được một số bài tập nâng cao. - Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ. Gọi học sinh làm bài tập về nhà giờ trước, GV sửa chữa. 3/ * Bài tập vận dụng Bài 1 : Diện tích của 1 hình chữ nhật sẽ thay đổi thế nào nếu tăng chiều dài của nó lên 10 % và bớt chiều rộng của nó đi 10 % Giải : Gọi số đo chiều dài là 100 x a Số đo chiều rộng là 100 x b Số đo diện tích là : 10 000 x a x b Số đo chiều dài mới là : 110 x a số đo chiều rộng mới là : 90 x b Số đo diện tích mới là : 9900 x a x b Số đo diện tích mới kém số đo diện tích cũ là : 10 000 x a x b – 9 900 x a x b = 100 x a x b Tức là kém diện tích cũ là : = 10% Bài 2 : Lượng nước trong hạt tươi là 20%. Có 200 kg hạt tươi sau khi phơi khô nhẹ đi 30 kg. Tính tỉ số % nước trong hạt đã phơi khô. Giải : Lượng nước ban đầu chứa trong 200 g hạt tươi là : 200 : 100 x 20 = 40 (kg) Số lượng hạt phơi khô còn : 200 – 30 = 170 (kg) Lượng nước còn lại trong 170 kg hạt đã phơi khô là : 40 – 30 = 10 (kg) Tỉ số % nước chứa trong hạt đã phơi khô là : 10 : 170 = 5,88% Đáp số 5,88 % Bài 3 : Giá hoa ngày tết tăng 20% so với tháng 11. Tháng giêng giá hoa lại hạ 20%. Hỏi Giá hoa tháng giêng so với giá hoa tháng 11 thì tháng nào đắt hơn và đắt hơn bao nhiêu phần trăm. Giải : Giá hoa ngày tết so với tháng 11 là : 100 + 20 = 120 (%) Giá hoa sau tết còn là : 100 – 20 = 80 (% hoa sau tết so với tháng 11 là : x = 96 (%) Giá hoa sau tết so với tháng 11 là : 100 – 96 = 4 (%) Đáp số 4 % Bài 4 : Một người mua một kỳ phiếu loại 3 tháng với lãi xuất 1,9% 1 tháng và giá trị kỳ phiếu 6000 000 đồng. Hỏi sau 3 tháng người đó lĩnh về bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi. Biết rằng, tiền vốn tháng trước nhập thành vốn của tháng sau. Giải : Vốn của tháng sau so với tháng liền trước là : 100 + 1,9 = 101,9 (%) Tiền vốn đầu tháng thứ hai là : = 6 114 0000 (Đ) Tiền vốn đầu tháng thứ 3 là : = 6230 166 (Đ) Tiền vốn và lãi sau 3 tháng là : = 6348539,154 (Đ) Đáp số 6348539,154 đồng Bài 5 : Giá các loại rau tháng 3 thường đắt hơn tháng hai là 10%. Giá rau tháng 4 lại rẻ hơn tháng 3 là 10%. Giá rau tháng 2 đắt hay rẻ hơn giá rau tháng 4? Giải : Nếu giá rau tháng 2 là 100% Như vậy giá rau tháng 3 là : 100 + 10 = 110 (%) Giá rau tháng 2 Giá rau tháng 4 là : 100 – 10 = 90 (%) giá rau tháng 3 và bằng : + = 99% giá rau tháng 2 Như vậy rau tháng tư rẻ hơn rau tháng hai. Bài 6 : Tìm diện tích hình chữ nhật, biết rằng nếu chiều dài tăng 20% số đo và chiều rộng giảm 20% số đo thì diện tích bị giảm đi 30m2 Bài 7 : Sản lượng lúa của khu vực A hơn khu vực B là 26% mặc dù diện tích của khu vực A chỉ lớn hơn khu vực B là 5 %. Hỏi năng suất thu hoạch của khu vực A nhiều hơn khu vực B là mấy phần trăm? * Bài tập về nhà : Bài 1 : Khối lượng công việc tăng 80%. Hỏi phải tăng số người lao động thêm bao nhiêu phần trăm để năng suất lao động tăng 20%? Bài 2 : Mức lương của công nhân tăng 20%, giá hàng giảm 20%. Hỏi với mức lương mới này thì lượng hàng mới sẽ mua được nhiều hơn hàng cũ bao nhiêu phần trăm? ------------------------------------------------------------------- Thø b¶y , ngµy 12 th¸ng 02 n¨m 2011 LuyÖn tiÕng viÖt DÊu c©u i/ môc tiªu: Cñng cè mét sè kiÕn thøc vÒ dÊu c©u II/ c¸c ho¹t ®éng d¹y häc * Giíi thiÖu bµi Ho¹t ®éng 1: ¤n tËp lý thuyÕt 11.Dấu câu : A) Ghi nhớ : *Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. *Mười dấu câu thường dùng là: Dấu chầm, chấm hỏi, chấm than (chấm cảm), dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm lửng(ba chấm). a) Dấu chấm: Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hiết câu phải ghi dấu chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn. b) Dấu phẩy : - Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng. - Dấu phẩy dùng để : + Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau. + Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu. + Tách các vế câu ghép. c) Dấu chầm hỏi: Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi .Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm.Sau dấu chầm hỏi, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu câu. d) Dấu chấm than (dấu chấm cảm): Là dấu câu dùng để đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến.Khi gặp dấu chấm cảm phải nghỉ hơi như dấu chấm. e) Dấu chấm phẩy: Là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm. f) Dấu hai chấm: Là dấu dùng để: - Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại (dùng kèm dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng). - Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó. g) Dấu gạch ngang: Là dấu câu dùng để: - Đặt trước những câu hội thoại. - Đặt trước bộ phận liệt kê. - Dùng để tách phần giải thích với các bộ phận khác của câu. - Dùng để đặt trước các con số, tên riêng để chỉ sự liên kết. h) Dấu ngoặc đơn: Là dấu câu dùng để: - Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn. - Chỉ ra lời giải thích. i) Dấu ngoặc kép: Dùng để: - Báo hiệu lời dẫn trực tiếp. - Đánh dấu tên một tác phẩm. - Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu theo nghĩa ngược lại, mỉa mai. k) Dấu chấm lửng (dấu ba chấm): Dùng để : - Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động. - Ghi lại những chỗ kéo dài của âm thanh. - Chỉ ra rằng người nói chưa nói hết. B) Bài tập thực hành: Bài 1: Trong những câu sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì? Sự vật xung quanh tôi có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Bố dặn bé Lan: “Con phải học bài xong rồi mới đi chơi đấy!”. *Đáp án : a) Bắt đầu sự giải thích. b) Mở đầu câu trích dẫn. Bài 2:Đặt 2 câu có dùng dấu ngoặc đơn: Phần chú thích trong ngoặc đơn làm rõ ý một từ ngữ. Phần chú thích cho biết xuất xứ của đoạn văn. Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm vào chỗ trống sao cho thích hợp: Sân ga ồn ào....nhộn nhịp.....đoàn tàu đã đến..... .....Bố ơi....bố đã nhìn thấy mẹ chưa....... .....Đi lại gần nữa đi....con.... ....A....mẹ đã xuống kia rồi..... *Đáp án : Sân ga ồn ào, nhộn nhịp: đoàn tàu đã đến. Bố ơi, bố đã nhìn thấy mẹ chưa? Đi lại gần nữa đi, con! A, mẹ đã xuống kia rồi! Bài 4: Hãy chữa lại các dấu câu viết sai cho các câu sau: Con tìm xem quyển sách để ở đâu? Mẹ hỏi tôi có thích xem phim không? Tôi cũng không biết là tôi có thích hay không? Bài 5: Tách đoạn văn sau ra thành nhiều câu đơn. Chép lại đoạn văn và điền dấu câu thích hợp. Nhớ viết hoa và xuống dòng cho đúng : Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp Sói Sói quát dê kia mi đi đâu Dê Trẵng run rẩy tôi di tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang run sợ... *Đáp án : Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non, bỗng gặp Sói. Sói quát: Dê kia, mi đi đâu? Dê Trắng run rẩy: Tôi đi tìm lá non. Trên đầu mi có cái gì thế? Đầu tôi có sừng. Tim mi thế nào? Tim tôi đang run sợ... --------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: