Giáo án buổi chiều Khối 5 - Tuần 29

Giáo án buổi chiều Khối 5 - Tuần 29

Một vụ đắm tàu

I. Mục tiêu, yêu cầu

1- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nớc ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.

2- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự âm thầm, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức tính hi sinh cao thợng của cậu bé Ma-ri-ô.

II. Đồ dụng dạy – học

- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.

 

doc 54 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi chiều Khối 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tuần 29
Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
2- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự âm thầm, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức tính hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Trong tiết Tập đọc hôm nay, các em sẽ được học bài Một vụ đắm tàu. Qua bài học, các em sẽ hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. Vậy tình bạn giữa hai bạn nhỏ như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: GV hoặc HS đọc toàn bài
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu chủ điểm: Nam và nữ.
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chi đoạn: 5 đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “... về quê sống với họ hàng”
 • Đoạn 2: từ “Đêm xuống” đến “....băng cho bạn”
 • Đoạn 3: Từ “Cơn bão dữ dội” đến “... Quang cảnh thật hỗn loạn”
 • Đoạn 4: Từ “Ma-ri-ô” đến “...mắt thẫn thờ tuyệt vọng”.
 • Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ma-ri-ô, Li-vơ-pun, Giu-li-ét-ta
HĐ3: Luyện đọc trong đoạn
HĐ4: GV đọc diễn cảm bài văn
 • Đoạn 1: giọng đọc thong thả, tâm tình.
 • Đoạn 2: đọc nhanh hơn, căng thẳng với những câu tả, kể.
 • Đoạn 3: đọc với giọng gấp gáp, căng thẳng...
 • Đoạn 4: giọng hồi hộp.
 • Đoạn 5: Lời Ma-ri-ô thể hiện sự giục giã thốt lên từ đáy lòng. Lời Giu-li-ét-ta nức nở, nghẹn ngào.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài.
- HS quan sát tranh và lắng nghe lời giới thiệu.
- HS dùng búi chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn GV.
- Các nhóm luyện đọc đoạn nối tiếp (2 lần).
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
• Đoạn 1+2
 - Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
 GV giảng thêm: Đây là hai bạn nhỏ người i-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về i-ta-li-a.
H: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
• Đoạn 3+4
- Cho HS đọc thầm + đọc thành tiếng.
H: Tai nạn bất ngời xảy ra như thế nào?
H: Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuống muốn nhận đứa bé nhỏ hơn?
H:Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
• Đoạn 5
H: Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện.
- 1HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.
- Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng, còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi...
- Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn.
Cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi...nói rồi cậu ôm ngang lưng bạn ném xuống nước.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu tự do.
VD: Ma-ri-ô là người cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn, còn Giu-li-ét-ta là một người bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm....
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn 5 lên để luyện cho HS.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay nhất.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm đoạn 5 của bài văn.
- HS luyện đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS lên thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Ca ngợi tình bạn giữa hai bạn nhỏ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tập đọc
Con gái
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của bố mẹ em về việc sinh con gái.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
Kiểm tra 2 HS
H: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu li-ét-ta?
H: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét + cho điểm.
• HS1 đọc đoạn 1+2+3 bài Một vụ đắm tàu + trả lời câu hỏi.
- Bố Ma-ri-ô mới mất. Em về sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp bố mẹ.
• HS2 đọc đoạn 4+5
- Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
 Trong cuộc sống, còn có những quan điểm lạc hậu coi trọng con trai hơn con gái. Bài tập đọc Con gái hôm nay các em học sẽ giúp các em thấy được con gái có vai trò rất quan trọng trong gia đình, trong cuộc sống
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc toàn bài
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chi đoạn: 5 đoạn
 • Đoạn 1: Từ “Mẹ sắp sinh em bế” đến “có vẻ buồn buồn”.
 • Đoạn 2: từ “Đêm Mơ trằn trọc không ngủ” đến “Tức ghê”
 • Đoạn 3: Từ “Mẹ phải nghỉ ở nhà” đến “trào nước mắt”.
 • Đoạn 4: Từ “Chiều nay” đến “Thật hú ví”
 • Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: háo hức, vịt trời, tức ghê, rơm rớm.
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
- HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
 Cần đọc với giọng thủ thỉ, tâm tình. Các câu hỏi, câu cảm cần thể hiện được những băn khoăn, thắc mắc của bé Mơ
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS dùng búi chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp. Mỗi HS đọc một đoạn (2 lần).
- Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi em đọc 2 đoạn.
- 2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú thích.
- 1 HS giải nghĩa từ.
3
Tìm hiểu bài
• Đoạn 1+2+3
H: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
H: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
• Đoạn 4+5
H: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm “ con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
H: Đọc câu chuyện này, em có quy nghĩ gì?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Thể hiện qua câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: “Lại vịt trời nữa”. Câu nói thể hiện sự thất vọng.
- Thể hiện qua chi tiết “Cả bố và mẹ đề có vẻ buồn buồn” vẻ mặt buồn đó thể hiện bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
- Các chi tiết là:
 • ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
 • Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi giúp mẹ.
 • Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết công việc gia đình.
 • Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Mọi người đã thay đổi quan niệm “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan.
- Thể hiện qua các chi tiết.
 • Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ rơm rớm nước mắt.
 • Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”
- HS phát biểu tự do. Ví dụ
 Câu chuyện cho thấy tư tưởng coi thường con gái là lạc hậu.
- Ca ngợi bạn Mơ giỏi giang.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV chép lên bảng đoạn cuối của bài và hướng dẫn HS đọc (hoặc đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn lên).
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 4HS đọc nối tiếp bài văn ( 1 HS đọc đoạn 1+2+3 HS đọc 3 đoạn còn lại.
5
Củng cố, dặn dò
H: Bài văn nói gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ bạn Mơ về việc sinh con gái.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tuần 30
Tập đọc
Thuần phục sư tử
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sư nói.
2- Hiểu ý nghĩa câu truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
Kiểm tra 2HS.
H: Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
H: Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì?
- GV nhận xét + cho điểm
- HS1 đọc đoạn 1+2+3 bài Con gái và trả lời câu hỏi.
Các chi tiết đó là: Dì Hạnh bảo “Lại vịt trời nữa”, “ Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn”.
- HS2 đọc đoạn 4+5.
HS có thể trả lời:
- Khen ngợi bạn Mơ giỏi giang: vừa chăm học, vừa chăm làm...
- Tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng lạc hậu.
- Sinh con trai, con gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có hiếu thảo, ngoan ngoãn, làm vui lòng cha mẹ
Bài mới
1 
Giới thiệu bài
1’
 Thuần phục sư tử là một truyện dân gian A-rập. Câu chuyện nói về ai? Về điều gì? Để hiểu được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: HS đọc toàn bài
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu tranh.
HD2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “giúp đỡ”
 • Đoạn 2: Tiếp theo đến “...vừa đi vừa khóc”
 • Đoạn 3: Tiếp theo đến “...sau gáy”
 • Đoạn 4: Tiếp theo đến “...bỏ đi”
 • Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ha-li-ma, giúp đỡ, thuần phục, bí quyết, sợ toát mồ hôi...
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
HD4: GV đọc diễn cảm bài
 • Đoạn 1: giọng đọc thể hiện sự băn khoăn
 • Đoạn 2: giọng sợ hãi
 • Đoạn 3 + 4: giọng nhẹ nhàng
 • Đoạn 5: lời vị giáo sư đọc với giọng điệu hiền hậu, ôn tồn.
- 1 hoặc 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài.
- HS quan sát tranh + nghe cô giáo giới thiệu.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn ( 2 lần).
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn GV.
- HS đọc theo nhóm 5, mỗi em đọc một đoạn.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS ... 0 – 2001
ã 2001 – 2002 
ã 2002 – 2003
ã 2003 – 2004
ã 2004 – 2005
- HS làm bài cá nhân.
Mỗi em tự kẻ bảng thống kê ra nháp.
- 2 HS lên bảng thi kẻ nhanh bảng thống kê.
- Lớp nhận xét.
1/ Năm học
2/ Số trường
3/ Số học sinh
4/ Số giáo viên
5/ Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000 – 2001
2001 – 2002
2002 – 2003
2003 – 2004
2004 - 2005
- Cho HS điền số liệu đã cho vào bảng thống kê.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- HS điền số liệu đã cho vào bảng mẫu đã kẻ.
- Một số HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
1/ Năm học
2/ Số trường
3/ Số học sinh
4/ Số giáo viên
5/ Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000 – 2001
13.859
9.741.100
355.900
15,2%
2001 – 2002
13.903
9.315.300
359.900
15,8%
2002 – 2003
14.163
8.815.700
363.100
16,7%
2003 – 2004
14.346
8.346.000
366.200
17,7%
2004 - 2005
14.518
7.744.800
362.400
19,1%
HĐ2: HS làm BT3
- GV giao việc:
ã Các em đọc lại số liệu thống kê theo trình tự thời gian.
ã Cho HS làm bài. GV phát bút dạ + phiếu cho 3 HS làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ tăng
b/ giảm
c/ Lúc tăng. lúc giảm.
d/ Tăng
- 1 HS đọc thành tiếng BT3, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS làm bài vào phiếu lên dán kết quả trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê; về nhà xem lại những kiến thức cần ghi nhớ về biên bản cuộc họp đã học để chuẩn bị viết biên bản cuộc họp.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tiết 4
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Củng cố kĩ năng, lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết- bài Cuộc họp của chữ viết
II Đồ dùng – dạy – học
	- Vở bài tập (nếu có).
	- Phiếu phô tô mẫu biên bản (nếu có)
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Các em đã được luyện tập về cách lập một biên bản. Trong tiết học hôm nay, dựa vào bài Cuộc họp của chữ viết , các em sẽ lập một biên bản về cuộc họp chữ viết.
- HS lắng nghe.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài văn.
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm bài
H: Các chữ cái và dấu câu họp bàn điều gì?
H: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
H: Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản.
- GV chốt lại. GV dán tờ phiếu đã ghi cấu tạo của một biên bản lên.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn Hoàng không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.
- Giao việc cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- HS phát biểu
Cấu tạo của một biên bản
1. Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
2. Nội dung biên bản thường bao gồm 3 phần:
a/ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
b/ Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
c/ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
- Cho HS thảo luận để thống nhất về mẫu văn bản.
- GV dán lên bảng mẫu biên bản đã chuẩn bị trước để HS đọc, nắm vững cấu tạo của biên bản.
- HS trao đổi thảo luận thống nhất về mẫu biên bản.
Mẫu biên bản cuộc họp
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập- Tự do – Hanh phúc
Tên biên bản
1. Thời gian, địa điểm
 - Thời gian:
 - Địa điểm:
2. Thành phần tham dự
3. Chủ toạ, thư kí
 - Chủ toạ:
 - Thư kí:
4. Nội dung cuộc họp
 - Mục đích:
 - Tình hình hiện nay:
 - Phân tích nguyên nhân:
 - Cách 1: giải quyết:
 - Phân công cho mọi người
 - Cuộc họp kết thúc vào:
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí 
- Cho HS viết biên bản về cuộc họp của chữ viết (HS đóng vai thư kí)
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét + chọn 1 biên bản tốt nhất dán lên bảng lớp
- HS dựa theo mẫu để viết biên bản.
- Một số HS đọc biên bản
- Lớp nhận xét
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập- Tự do – Hanh phúc
Biên bản họp
(Lớp 5A)
1. Thời gian, địa điểm
 - Thời gian: 16h30’, ngày 18-5-2007
 - Địa điểm: lớp 5A Trường Tiểu học Phan Đình Phùng
2. Thành phần tham dự: các chữ cái và dấu câu
3. Chủ toạ, thư kí
 - Chủ toạ: bác chữ A
 - Thư kí: Chữ C
4. Nội dung cuộc họp
 - Bác chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp – tìm cách giúp Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
 - Anh Dấu Chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết, Hoàng không để ý đến các dấu câu; mỏi tay ở chỗ nào, chấm chỗ ấy.
 - Đề nghị của bác Chữ A về cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
 - Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ toạ.
 - Cuộc họp kết thúc vào 17h30’, ngày 18-5-2007
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí 
 Chữ C Chữ A
 C A
3
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những HS viết biên bản chưa đạt về nhà viết lại.
- Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục ôn tập để tiết sau kiểm tra
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tiết 5
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1)
2- Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
II Đồ dùng – dạy – học
	- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Bút dạ + 3 tờ giấy khổ to cho HS làm BT2
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Tất cả những em chưa có điểm kiểm tra và những em đã kiểm tra Tập đọc – học thuộc lòng nhưng chưa đạt yêu cầu hôm nay sẽ kiểm tra. Sau đó, các em sẽ đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và trả lời những câu hỏi theo yêu cầu của bài 
- HS lắng nghe.
2
Kiểm tra tập đọc – học thuộc lòng
20’-22’
- Tổng số HS kiểm tra: 1/4 tổng số HS trong lớp.
- Cho HS lên bốc thăm.
- GV cho điểm.
- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài + trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
3
Làm BT
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc bài văn.
- GV nhắc lại yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài
a/ Cho HS trình bày ý a:
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay, đúng yêu cầu của đề theo mục a
b/ Tác giả quan sát bằng những giác quan:
 ã Bằng mắt (thấy hoa, thấy những đứa bé, thấy chim bay, thấy võng dừa đưa sóng, thấy những ngọn đèn, thấy những con bò nhai cỏ).
 ã Bằng tai (nghe tiếng hát, nghe lời ru, nghe tiếng đập của đuôi bò đang nhai lại cỏ)
 ã Bằng mũi (ngửi thấy mùi rơm nồng)
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài thơ.
- HS chọn hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ và viết đoạn văn nói về suy nghĩ của em mà hình ảnh gợi ra.
- Một số HS đọc đoạn văn miêu tả HS vừa viết.
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học, khen những HS đạt điểm cao bài kiểm tra.
- Về nhà học thuộc lòng những câu, khổ thơ em thích của bài Trẻ con Sơn Mỹ
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
tiết 6
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con Sơn Mỹ
2- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em về những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con Sơn Mỹ
II Đồ dùng – dạy – học
	- Bảng lớp viết 2 đề bài
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Hôm nay, các em sẽ nghe- viết bài chính tả Trẻ con Sơn Mỹ. Sau đó, các em sẽ làm bài tập chính tả dưới hình thức viết một đoạn văn theo một trong hai đề bài 
- HS lắng nghe.
2
Viết CT
HĐ1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt
H: Bài chính tả nói gì?
- Cho HS đọc lại bài chính tả.
HĐ2: HS viết chính tả
- GV đọc từng dòng cho HS viết (GV đọc 2 lần)
HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV đọc chính tả một lượt bài chính tả
- GV chấm 5-7 bài
- GV nhận xét chung
- HS lắng nghe.
- Bài chính tả miêu tả trẻ con ở Sơn Mỹ bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn...
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- HS gấp SGK, viết chính tả
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
3
Làm BT
10’
- Cho HS đọc yêu cầu BT + câu a, b
- GV giao việc:
 ã Khi viết, các em cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ + dựa vào những hiểu biết của riêng mình.
 ã Tả một đám trẻ chứ không phải tả một đứa trê. đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
 ã Nếu chọn câu b, các em nhớ chọn tả một buổi chiều tối không phải một buổi chiều, hoặc một đêm yên tĩnh chứ không phải đêm ồn ào, náo nhiệt ở vùng biển, ở làng quê.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khen những HS viết đúng, viết hay.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tự chọn một trong hai đề để viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn mình viết.
- Lớp nhận xét
4
Củng cố, dặn dò
- gv nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút + ôn tập để kiểm tra cuối năm.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Tiết 7
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- HS đọc – hiểu bài Cây gạo ngoài bến sông
2- Dựa vào nội dung bài, chọn ý trả lời đúng
II Đồ dùng – dạy – học
	- Bảng phụ (hoặc giấy khổ to phô tô các bài tập)
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Trong tinh thần ôn tập hôm nay, các em sẽ đọc bài Cây gạo ngoài bến sông. Sau đó dựa vào nội dung bài đọc để làm bài tập dưới hình thức chọn ý đúng trong các câu trả lời
- HS lắng nghe.
2
Đọc thầm
5’
- Cho HS làm bài
- GV giao việc: Các em đọc thầm lại bài Cây gạo ngoài bến sông. Khi đọc, các em cần chú ý các chi tiết, những hình ảnh miêu tả cây gạo, chú ý những hình ảnh so sánh, nhân hoá để có thể làm bài tập được tốt.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm
3
Làm BT
30’
HĐ1: Cho HS làm BT1
- GV nhắc lại yêu cầu:
 ã Các em đọc bài văn
 ã Đọc ý a, b, c
 ã Khoanh tròn chữ a, b, c ở ý em chọn đúng
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng:
Câu 1: ý a
(Các câu còn lại làm tương tự câu 1)
GV chốt lại kết quả đúng:
Câu 2: ý b
Câu 3: ý c
Câu 4: ý 1
Câu 5: ý b
Câu 6: ý b
Câu 7: ý b
Câu 8: ý a
Câu 9: ý a
Câu 10: ý c
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc 3 ý a, b, c
- HS dùng bút chì đánh dấu vào chữ a, b, c ở câu em chọn đúng
- Một số HS phát biểu về ý mình chọn.
- Lớp nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 18.doc