Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 21 năm 2013

Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 21 năm 2013

I / Mục tiêu:

 -Nghe – viết đúng , trình bày đúng bài chính tả Trí dũng song toàn .

 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r / d / gi ; có thanh hỏi hoặc thanh ngã

 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin.

II / Chuẩn bị:

 -GV: SGK, 04 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2 a ; 2 b .

 -HS : SGK, vở chính tả

III / Hoạt động dạy và học :

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 5 - Tuần 21 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21- chiều 	 Thứ ba ngày 15 tháng 01 năm 2013
Tiết 1+ 2: Anh Văn - GV chuyên
CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Tiết 21:TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I / Mục tiêu:
 -Nghe – viết đúng , trình bày đúng bài chính tả Trí dũng song toàn .
 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r / d / gi ; có thanh hỏi hoặc thanh ngã 
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin.
II / Chuẩn bị: 
 -GV: SGK, 04 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2 a ; 2 b .
 -HS : SGK, vở chính tả
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Ổn định lớp: KT sĩ số HS
I/ Kiểm tra bài cũ :
 -Gọi2 HS lên bảng viết: giữa dòng, giấ , tức giận, khản đặc .
-GV nhận xét, bổ sung.
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài chính tả “Trí dũng song toàn".
-Hỏi : Bài chính tả cho em biết điều gì ? .
-GV đọc bài chính tả 1 lần trước khi viết .
-Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai: -GV đọc bài cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm10 bài của HS.
+Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm .
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2a :
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2a .
-Cho HS trao đổi theo nhóm đôi .
-4 HS trình bày kết qua trên giấy khổ to .
-GV nhận xét, tuyên dương HS viết tốt .
* Bài tập 3a :
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 3b .
-Cho HS làm vào vở .
-GV cho HS trình bày kết quả lên bảng phụ.
-GV chấm bài, chữa, nhận xét .
-Cho 1 HS đọc toàn bài .
III/ Củng cố ,dặn dò : 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Về nhà kể lại mẫu chuyện vui : Sợ mèo không biết “cho người thân nghe.
-Về xem lại các lỗi viết sai và viết lại cho đúng.
-Chuẩn bị bài sau : Nghe – viết : “Hà Nội “
2 HS lên bảng viết: giữa dòng, giấu, tức giận, khản đặc ( cả lớp viết nháp ) .
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-HS phát biểu : Giang Văn Minh khẳng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cửu và ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ .
-HS viết từ khó trên giấy nháp. linh cửu, thiên cổ, Giang Văn Minh, Lê Thần Tông 
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu , cả lớp theo dõi SGK 
-HS thảo luận theo nhóm .
-4 HS lên bảng trình bày kết quả trên tờ giấy 
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-HS làm bài tập vào vở .
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả 
-1 HS đọc toàn bài.
-HS lắng nghe.
	Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2013
Tiếng Việt: 	LUYỆN TẬP VỀ LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
- Rèn cho học sinh có tác phong làm việc khoa học.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
- Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
3.Dạy bài mới: GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn học sinh làm bài
Đề bài : Giả sử em là lớp trưởng, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 26-3
Ví dụ:
Chương trình liên hoan văn nghệ
chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 - 3
I.Mục đích : Chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
II.Phân công chuẩn bị
1.Trang trí : Thảo, Linh, Trang.
2.Báo : Mai, Hạnh.
3.Văn nghệ : dẫn chương trình : Hồng Nhung
- Đơn ca : Hùng. Kịch câm : Mạnh. Múa : Đội văn nghệ của lớp
- Tam ca nữ :Uyên, Nhung, Giang. Kéo đàn: Tân.
- Hoạt cảnh : Tổ 2.
- Dọn lớp sau buổi lễ : cả lớp.
III.Chương trình cụ thể :
1.Phát biểu : Uyên
2.Giới thiệu báo tường : Nhung
3.Chương trình văn nghệ: - Giới thiệu: Hồng Nhung
- Biểu diễn : 
+ Kịch câm.
+ Kéo đàn vi ô lông.
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
4.Kết thúc: Cô chủ nhiệm phát biểu.
- Cho học sinh đọc bài làm của mình, cả lớp và GV nhận xét. 
- Tuyên dương những học sinh có bài làm hay.
4.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
Toán: 	LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : - Cho HS nêu cách tínhchu vi và diện tích hình tròn 
- Cho HS lên bảng viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn 
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Cho HS làm bài tập, chữa bài .
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Hãy khoanh vào cách giải đúng bài sau: Tìm diện tích hình tròn có bán kính là 5m:
A: 5 x 2 x 3,14 B: 5 x 5 x 3,14
 C: 5 x 3,14
Bài tập 2: Cho tam giác có diện tích là 250cm2 và chiều cao là 20cm. Tìm đáy tam giác?
A: 250 : 20 B : 	250 : 20 : 2
C: 250 x 2 : 20
Bài tập3: Một hình tròn có chu vi là 31,4dm. Hãy tìm diện tích hình đó ?
Bài tập4: Cho hình thang có DT là S, chiều cao h, đáy bé a, đáy lớn b. Hãy viết công thức tìm chiều cao h.
Bài tập5: (HSKG)
H : Tìm diện tích hình sau :
 36cm
28cm
 25cm
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
Ôn cách tính chu vi và diện tích hình tròn 
- HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình tròn 
- HS lên bảng viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn 
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : Khoanh vào B.
Lời giải: Khoanh vào C .
Lời giải:
Bán kính của hình tròn đó là:
 31,4 : 3,14 : 2 = 5 (dm)
Diện tích của hình tròn đó là:
 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (dm2)
- HS lắng nghe và thực hiện.
Lời giải:
 h = S x 2: (a + b)
Lời giải:
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
 36 x 28 = 1008 (cm2)
Diện tích của hình tam giác đó là:
 25 x 28 : 2 = 350 (cm2)
Diện tích của cả hình đó là:
 1008 + 350 = 1358 (cm2)
 Đáp số: 1358cm2
- HS chuẩn bị bài sau.
	Thứ sáu ngày 18 tháng 01 năm 2013
Toán:( Thực hành) LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
 Hoạt động 2 : Thực hành.
- Cho HS làm bài tập, chữa bài 
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Người ta làm một cái hộp không nắp hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 12cm, chiều cao 8 cm. Tính diện tích bìa cần để làm hộp (không tính mép dán).
Bài tập 2: Chu vi của một hình hộp chữ nhật là bao nhiêu biết DTxq của nó là 385cm2, chiều cao là 11cm.
Bài tập3: Diện tích toàn phần của hình lập phương là 96 dm2 .Tìm cạnh của nó.
Bài tập4: (HSKG)
Người ta sơn toàn bộ mặt ngoài và trong của một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều dài 75cm, chiều rộng 43cm, chiều cao 28cm (thùng có nắp)
a) Tính diện tích cần sơn?
b) Cứ mỗi m2 thì sơn hết 32000 đồng. Tính số tiền sơn cái hộp đó?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
* Sxq = chu vi đáy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đáy
Hình lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6
- HS làm bài tập, chữa bài 
Lời giải : 
Diện tích xung quanh cái hộp là:
 (25 + 12) x 2 x 8 = 592 (cm2)
Diện tích đáy cái hộp là:
 25 x 12 =300 (cm2)
Diện tích bìa cần để làm hộp là:
 592 + 300 = 892 (cm2)
 Đáp số: 892cm2
Lời giải: 
Chu vi của một hình hộp chữ nhật là:
 385 : 11 = 35 (cm)
 Đáp số: 35cm
Lời giải:
 Ta có: 96: 6 = 16 (dm)
Mà 16 = 4 x 4 
Vậy cạnh của hình lập phương là 4 dm.
 Đáp số: 4dm
Lời giải:
 Diện tích xung quanh cái thùng là:
 (75 + 43) x 2 x 30 = 7080 (cm2)
 Diện tích hai đáy cái thùng là:
 75 x 43 x 2 = 6450 (cm2)
 Diện tích cần sơn cái thùng là: 
 (7080 + 6450) x 2 = 27060 (cm2)
 = 2,7060 m2
 Số tiền sơn cái hộp đó là: 
 32000 x 2,7060 = 86592 (đồng)
	Đáp số: 86592 đồng.
- HS chuẩn bị bài sau.	
Tiếng việt: Thực hành LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- Cho HS làm bài tập, chữa bài 
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Cho các ví dụ sau :
a/ Bởi chưng bác mẹ nói ngang
Để cho đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.
b/ Vì trời mưa to, đường trơn như đổ mỡ.
H: Em hãy cho biết :
- Các vế câu chỉ nguyên nhân trong hai ví dụ trên.
- Các vế câu chỉ kết quả.
- Quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong ví dụ.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong các câu sau:
a) ...Hà kiên trì luyện tập ...cậu đã trở thành một vận động viên giỏi.
b) ...trời nắng quá...em ở lại đừng về.
c) ...hôm nay bạn cũng đến dự ...chắc chắn cuộc họp mặt càng vui hơn.
d)...hươu đến uống nước...rùa lại nổi lên
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống các thành ngữ sau: 
a) Ăn như ...
b) Giãy như...
c) Nói như...
d) Nhanh như...
(GV cho HS giải thích các câu thành ngữ trên)
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
a/ Các vế câu chỉ nguyên nhân:
Bởi chưng bác mẹ nói ngang ; Vì trời mưa to
b/ Các vế câu chỉ kết quả.
Để cho đũa ngọc mâm vàng xa nhau ; 
đường trơn như đổ mỡ
c/ Quan hệ từ, cặp quan hệ từ: bởi, để, vì
Ví dụ:
a) Nếu ....thì... Giá mà...thì
b) Nếu ....thì...; ...
c) Nếu ....thì..
d) Khi ....thì....; Hễ ...thì....
Ví dụ:
a) Ăn như tằm ăn rỗi.
b) Giãy như đỉa phải vôi
c) Nói như vẹt (khướu)
d) Nhanh như sóc (cắt)
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docG AL 5 21 chieu TUAN DLAK.doc