Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 16

Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 16

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về

II. - Kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

 - Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.

 - Giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau

của một số.

 - Gấp, giảm đi một số lần, thêm bớt đi một số đơn vị.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HĐ1. GV nêu yêu cầu giờ học.

HĐ2. Hướng dẫn luyện tập

 - GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập1, 2, 3, 4 trang 84, 85

Bài 1: HS làm vào vở .Gọi một số HS nêu cách làm.

Bài 2 : Cho HS làm bảng con.

 - HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng kết hợp chữa bài.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
(Dạy buổi chiều)
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
 - Kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
 - Giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau 
của một số.
 - Gấp, giảm đi một số lần, thêm bớt đi một số đơn vị.
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1. GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
	- GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập1, 2, 3, 4 trang 84, 85 
Bài 1: HS làm vào vở .Gọi một số HS nêu cách làm.
Bài 2 : Cho HS làm bảng con.
	- HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng kết hợp chữa bài. 
Bài 3 :HS tự làm bài.
	- Củng cố giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 Gồm hai bước giải:
 Bước 1: Tìm số gạo nếp (18 : 9 = 2( bao)
 	 Bước 2: Tìm số bao gạo có trên xe (18 + 2 = 20 (bao).
	Bài giải
	Trên xe có số bao gạo nếp là
 	18: 9 = 2 (bao)
 Trên xe có tất cả số bao gạo là:
 	18 + 2= 20 bao)
 	Đáp số: 20 bao
III. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học.
----------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc –Kể : Đôi bạn
I. Mục tiêu: 
	- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.Hiểu các từ khó trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
	- Hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đẵ giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
	- Dựa vào trí nhớ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý, kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn..
II. Đồ dùng dạy-học : Tranh SGK, bảng phụ ghi nội dung câu luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học
Tập đọc
HĐ1. GV giới thiệu bài
HĐ2. Luyện đọc 
	- HS đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ khó.
	- HS đọc nối tếp đoạn kết hợp luyện đọc từ khó và giúp HS hiểu nghĩa từ sau phần chú giải.
	- HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 3 HS)
	- Thi đọc giữa các nhóm .
HĐ3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
	HS đọc toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi
	? Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
	? Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
	? ở công viên có những trò chơi gì?
	? ở công viên, Mến có những hành động gì đáng khen?
	? Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
	? Câu nói của ngưởi bố có ý nghĩa như thế nào?
	? Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối 
với những người đẵ giúp đỡ mình?
	- Gọi 3 - 4 HS đọc 1 đoạn trước lớp.
Kể chuyện
HĐ1. GV nêu nhiệm vụ .
HĐ2 Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện :
- HS đọc phần gợi ý.
- 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Từng cặp HS tập kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp, bình chọn HS kể hay.
- Một HS kể lại câu chuyện .
IV. Củng cố, dặn dò 
- HS nêu cảm nghĩ về câu chuyện .
 - GV nhận xét chung giờ học.
--------------------------------------
Tự học
Luyện viết : Đôi bạn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Nghe-viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 của truyện. Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng dấu câu.
	II. Các hoạt động dạy-học
HĐ1. Giáo viên giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
	- Hướng dẫn HS chuẩn bị
	+ Giáo viên đọc, HS lắng nghe
	+ Giáo viên hướng dẫn HS nắm cách trình bày và nội dung:
	? Bài chính tả có mấy câu?
	? Nêu các tên riêng có trong bài?
	? Lời của bố viết như thế nào?
	- HS luyện viết các tiếng khó, dễ lẫn: Thành, Mến, chuyện...
	- Giáo viên đọc, HS viết.
	- Chấm 1 số bài.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
----------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm2009
(Dạy buổi chiều)
Luyện Toán
Làm quen với biểu thức
I. Mục tiêu: Giúp HS
	- Làm quen với biểu thức và giá trị biểu thức
	- Làm giá trị của các biểu thức đơn giản.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
HĐ1. Giáo viên giới thiệu bài.
HĐ2. Giới thiệu biểu thức
	- Giáo viên giới thiệu biểu thức: 13 x 3; 84 : 4; 125 + 10 – 4; 45 : 5 + 7; .....là các biểu thức
	- Giáo viên kết luận: Biểu thức là một dãy số, các dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.
	+ Giá trị của biểu thức 126 + 51 là bao nhiêu?
	- HS tìm giá trị của biểu thức sau: 125 + 10 – 5
	125 + 10 –5= 135- 5
 	= 130
	+ 130 được gọi là giá trị biểu thức 125 + 10 – 5
HĐ4. Luyện tập, thực hành
	- Yêu cầu HS làm các bài tập trang 85
	- HS làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng kết hợp chấm một số bài, chữa bài
Bài 1: HS tìm giá trị biểu thức
Bài 3: Cho biểu thức, tìm giá trị của biểu thức:
ví dụ: 60 : 2 = 30; 	162 – 10 + 3 = 152 + 3
 =155 
III. Củng cố, dặn dò:
	- HS chơi trò chơi: Thi nối nhanh (nội dung BT 2 – 85)
	- Giáo viên nhận xét trò chơi, nhận xét bài học
********************************
LuyệnTiếng Việt
Luyện đọc
Về quê ngoại
I. Mục tiêu
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ
	- Hiểu nghĩa các từ: hương trời, chân đất.
	- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại thấy thêm yêu cảnh đẹp ở quê, thêm yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy-học: Tranh SGK, bảng phụ ghi nội dung luyện đọc
III. Hoạt động dạy-học:
HĐ1. GV giới thiệu bài
HĐ2. Luyện đọc
	- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.
	- HS nối tiếp đọc các dòng thơ, GV sửa lỗi phát âm (nếu có)
	- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ kết hợp luyện đọc đúng nhịp thơ.
	- HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
	- HS luyện đọc đoạn nhóm 2. Thi đọc giữa các nhóm.
	- HS đồng thanh đọc toàn bài một lượt.
HĐ3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi	
 ? Bạn nhỏ ở đâu về thăm bà? Câu thơ nào cho em biết điều đó?
	? Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu?
	? Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
	? Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
	? Chuyến về thăm quê ngoại đã làm cho bạn nhỏ có gì thay đổi?
HĐ4. Học thuộc lòng bài thơ
	- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng câu, từng đoạn, cả bài.
	- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
IV.Củng cố,dặn dò
	- HS nêu nội dung chính của bài thơ.
	- HS nêu cảm nghĩ của mình khi được về thăm quê.
	- GV nhận xét giờ học.
*********************************
Luyện:Tự nhiên xã hội
Làng quê và đô thị.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng
	- Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
	- Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 62, 63.
III. Hoạt động dạy - học:
HĐ1. Giới thiệu bài 
HĐ2. Làm Bài 1.
Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
Tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm	Bước 2: Đại dịên các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
	Giáo viên nêu rõ sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị.
	Giáo viên kết luận.
HĐ3. HS liên hệ thực tếLàm bài 2-3.
	? Em đang sống ở đâu?
	? Em có yêu quê hương mình không?
	? Vậy để quê hương và nơi em đang sinh sống ngày càng đẹp, em cần làm gì?
IV. Củng cố – dặn dò:
	- 4HS đọc mục: Bạn cần biết.
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
--------------------------------------
Thứ năm ngày 11 tháng 12năm 2009
 (Dạy buổi chiều của thứ sáu)
Luyện Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về tính giá trị biểu thức có dạng:
	- Chỉ có các phép tính cộng, trừ.
	- Chỉ có các phép tính nhân, chia.
	- Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
II. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: HS nhắc lại 3 quy tắc tính giá trị biểu thức đã học, HS lấy ví dụ và thực hiện.
B. Dạy bài mới:
HĐ1. GV giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện tập thực hành.
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập: 1, 2, 3, 4 trang 88
	- HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn những HS còn lúng túng kết hợp chầm một số bài. Dự kiến chữa bài 3 lên bảng.
a. 89 + 10 x 2 = 89 + 20	b. 25 x2 + 78 = 50 + 78 
	 = 109	 = 128
c. 46 + 7 x 12 = 46 + 84 	d. 35 x 2 + 90 = 70 + 90
	 = 130	 = 160
III. Củng cố- dặn dò:
	- HS chơi trò chơi: Thi nối nhanh (nội dung bài tập 4 trang 88)
	- GV nhận xét chung giờ học.
---------------------------------
Luyện Mỹ thuật
Bài 16
Có GV chuyên trách dạy
**********************
Luyện Tiếng Việt
Luyện Kể về thành thị, nông thôn
I. Mục tiêu
	- Luyện kể lại những điều em biết về thành thị, nông thôn
	- Rèn kĩ năng nói lưu loát, rành mạch cho HS.
II. Hoạt động dạy và học
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. HS luyện kể những điều em biết về thành thị, nông thôn
	- 1HS đọc gợi ý trong SGK
	- 2HS khá kể trước lớp
	- HS luyện kể theo cặp đôi
	- Gọi một số HS kể trước lớp
HĐ3. Luyện viết đoạn văn 
	- Yêu cầu HS viết những điều em vừa kể về nông thôn hoặc thành thị thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
	- Một số HS đọc bài của mình trước lớp
III. Củng cố, dặn dò
	- GV tuyên dương một số em có bài làm tốt
	- Nhận xét tiết học
**********************
Tự học
Luyện Viết: Về quê ngoại
I. Mục tiêu:
	 Nghe- viết đúng chính tả10 câu đầu của bài Về quê ngoại
 Trình bày bài sạch đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn viết	- GV đọc đoạn thơ.
	? Bạn nhỏ thấy ở quê có gì lạ?
	? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
	? Trong đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa
	- HS luyện viết các từ sau: mê, tuổi, đã, quên...
	- HS nhớ viết bài, GV nhắc nhở tư thế ngồi.
	- HS khảo lỗi. GV chấm một số bài.
III. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét chữ viết của HS.
	- Nhận xét chung giờ học.
----------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
 - Kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
 - Giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau 
của một số.
 - Gấp, giảm đi một số lần, thêm bớt đi một số đơn vị.
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1. GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
	- GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập1, 2, 3, 4 trang 84, 85 
	- HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng kết hợp chấm và chữa bài. Dự kiến chữa bài 3
	- Củng cố giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 Gồm hai bước giải:
 Bước 1: Tìm số gạo nếp (18 : 9 = 2( bao)
 	 Bước 2: Tìm số bao gạo có trên xe (18 + 2 = 20 (bao).
	Bài giải
	Trên xe có số bao gạo nếp là
 	18: 9 = 2 (bao)
 Trên xe có tất cả số bao gạo là:
 	18 + 2= 20 bao)
 	Đáp số: 20 bao
III. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học.
----------------------------------------
Tiết 5
Thủ công
Cắt dán chữ E
I. Mục tiêu: Giúp HS
	-  ... hẫu, sữa, cơn bão.
B. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả
	- GV đọc đoạn thơ.
	? Bạn nhỏ thấy ở quê có gì lạ?
	? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
	? Trong đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa
	- HS luyện viết các từ sau: mê, tuổi, đã, quên...
	- HS nhớ viết bài, GV nhắc nhở tư thế ngồi.
	- HS khảo lỗi. GV chấm một số bài.
HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2(b): HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
 	Đáp án:lưỡi, những, thẳng băng, để, lưỡi, thủa bé, tuổi, nửa chừng.
III. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét chữ viết của HS.
	- Nhận xét chung giờ học.
	- Dặn HS: ghi nhớ những câu đố ở bài tập 2.
----------------------------------
Tiết 3
Tập viết
ôn chữ hoa: M
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cách viết chữ hoa M thông qua bài tập ứng dụng:
	- Viết tên riêng Mạc Thị Bưởi bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Viết câu ứng dụng: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa M; tên riêng Mạc Thị Bưởi.
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: Lê Lợi, cả lớp viết vào bảng con
B. Dạy học bài mới:
HĐ1. GV giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS viết bài:
* Luyện viết chữ hoa:
	- HS tìm chữ hoa có trong bài.
	- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
	- HS tập viết chữ M vào giấy nháp.
* Luyện viết từ ứng dụng:
	- GV giới thiệu về Mạc Thị Bưởi.
	- HS luyện viết vào giấy nháp.
* Luyện viết câu ứng dụng:
	- HS đọc câu ứng dụng.
	- GV giải thích câu tục ngữ.
	- HS nhận xét câu ứng dụng
	- HS luyện viết: Một, Ba.
HĐ3. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết:
 Viết chữ M, T, B: 1 dòng
 Viết tên riêng: 2 dòng
 Viết câu tục ngữ: 4dòng
HĐ4. Chấm một số bài, nhận xét chữ viết của HS
IV. Củng cố- dặn dò:
 	GV nhận xét tiết học
---------------------------------------
Tiết 4
Tự nhiên xã hội
Làng quê và đô thị.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng
	- Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
	- Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 62, 63.
III. Hoạt động dạy - học:
HĐ1. Giới thiệu bài 
HĐ2. Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
Tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm (nhóm 4 HS)
	Giáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả vào bảng (nội dung trong SGV – 84)
Bước 2: Đại dịên các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
	Giáo viên nêu rõ sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị.
	Giáo viên kết luận.
HĐ3. Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Kể đựơc tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
Tiến hành:
Bước 1: Chia lớp thành 5 nhóm. Các nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị
Bước 2: Một số nhóm lên nêu kết quả. Nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 3: Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em đang sống.
	Giáo viên giới thiệu thêm về cuộc sống, sinh hoạt của làng quê để các em có hiểu biết thêm.
	Giáo viên kết luận.
HĐ4. HS liên hệ thực tế
	? Em đang sống ở đâu?
	? Em có yêu quê hương mình không?
	? Vậy để quê hương và nơi em đang sinh sống ngày càng đẹp, em cần làm gì?
IV. Củng cố – dặn dò:
	- 4HS đọc mục: Bạn cần biết.
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
--------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1
Thể dục
(GV chuyên trách dạy)
------------------------------------------
Tiết 2
Hướng dẫn thực hành
Luyện viết tuần 15
I. Mục tiêu
	- HS nghe-viết đúng đoạn 1, đoạn 2 bài Đôi bạn
	- Viết đẹp, trình bày bài đúng quy định
	- Rèn tính cẩn thận khi viết bài.
II. Hoạt động dạy và học
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. HS luyện viết bài
	- 1 HS đọc đoạn 1, 2 bài Đôi bạn
	? Nêu nội dung chính của bài?
	? Đoạn 1 và đoạn 2 sử dụng những dấu câu nào?	
	? Trong bài những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao?
	- HS tìm và luyện viết từ khó viết.
	- GV đọc cho HS viết bài.
	- GV đọc cho HS khảo bài.
	- Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra lỗi chính tả, GV theo dõi kiểm tra chữ viết của HS.
HĐ3. Nhận xét và đánh giá
	GV xem 1 số bài và nhận xét chữ viết của HS.
	Nhận xét tiết học.
-------------------------------------
Tiết 3
Hoạt động ngoài giờ
(Cô Ngân phụ trách)
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2007
Buổi sáng
Tiết 1
Tập làm văn
Nghe- kể: kéo cây lúa lên.
Nói về thành thị, nông thôn.
I. Mục tiêu: Giúp HS
	- Nghe và kể lại được câu chuyện: "Kéo cây lúa lên". Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
	- Kể những điều em biết về nông thôn( hoặc thành thị), dựa vào gợi ý nói thành câu, dùng từ đúng.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh hoạ truyên.
	- Bảng phụ viết gợi ý kể chuyện
	- Bảng lớp viết gợi ý bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện: Giấu cày.
B. Dạy bài mới:
HĐ1. GV giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập và gợi ý.
	- Cả lớp đọc thầm gợi ý, Quan sát tranh minh hoạ.
	- GV kể câu chuyện lần 1, GV nêu câu hỏi:
	? Truyện này có những nhân vật nào?
	? Khi thấy lúa ruộng lúa nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?
	? Về nhà chàng ngốc khoe gì với vợ?
	? Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
	? Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
	- GV kể chuyện lần 2, 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- HS tập kể chuyện theo cặp.
	- HS thi kể chuyện. GV cùng HS chọn những HS có giọng kể vui, khôi hài.
	? Câu chuyện buồn cười ở điểm nào?
*Bài tập 2: 1 HS nêu yêu cầu và các gợi ý trong SGK.
	- HS chọn đề tài, đọc kĩ gợi ý.
	- GV gọi 1 HS khá kể mẫu, GV nhận xét.
	- HS làm bài vào vở.
	- Một số HS trình bày bài nói trước lớp. GV theo dõi, nhận xét sửa lỗi sai( nếu có).
IV. Củng cố, dặn dò: 
	 GV nhận xét giờ học.
----------------------------------
Tiết 2
Toán
Tiết 80: Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về tính giá trị biểu thức có dạng:
	- Chỉ có các phép tính cộng, trừ.
	- Chỉ có các phép tính nhân, chia.
	- Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
II. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: HS nhắc lại 3 quy tắc tính giá trị biểu thức đã học, HS lấy ví dụ và thực hiện.
B. Dạy bài mới:
HĐ1. GV giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện tập thực hành.
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập: 1, 2, 3, 4 trang 88
	- HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn những HS còn lúng túng kết hợp chầm một số bài. Dự kiến chữa bài 3 lên bảng.
a. 89 + 10 x 2 = 89 + 20	b. 25 x2 + 78 = 50 + 78 
	 = 109	 = 128
c. 46 + 7 x 12 = 46 + 84 	d. 35 x 2 + 90 = 70 + 90
	 = 130	 = 160
III. Củng cố- dặn dò:
	- HS chơi trò chơi: Thi nối nhanh (nội dung bài tập 4 trang 88)
	- GV nhận xét chung giờ học.
---------------------------------
Tiết 3
Mĩ thuật
(GV chuyên trách dạy)
-------------------------------------
Tiết 4
Hoạt động tập thể 
Sinh hoạt lớp: Tuần 16
I. Nhận xét, đánh giá tuần 16 
	- Mọi hoạt động đều thực hiện nghiêm túc. 
	- Nhìn chung HS đi học đều , đúng giờ .
	- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
	- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc .
	- Đồng phục đúng qui định.
* Tuyên dương : Khánh Huyền, Minh Phương, Đăng Sang, Thùy Trang, Quỳnh Mai,...
* Tồn tại 
 - Một số em còn hay quên sách vở như: Việt, Hiếu
 - Một số em còn ra tập thể dục muộn như: Văn Linh, Tú Trinh 
II. Kế hoạch tuần 17
	-Thực hiện nghiêm túc các nội qui của nhà trường, của đội
	- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì.
	- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
--------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt
Luyện Kể về thành thị, nông thôn
I. Mục tiêu
	- Luyện kể lại những điều em biết về thành thị, nông thôn
	- Rèn kĩ năng nói lưu loát, rành mạch cho HS.
II. Hoạt động dạy và học
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. HS luyện kể những điều em biết về thành thị, nông thôn
	- 1HS đọc gợi ý trong SGK
	- 2HS khá kể trước lớp
	- HS luyện kể theo cặp đôi
	- Gọi một số HS kể trước lớp
HĐ3. Luyện viết đoạn văn 
	- Yêu cầu HS viết những điều em vừa kể về nông thôn hoặc thành thị thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
	- Một số HS đọc bài của mình trước lớp
III. Củng cố, dặn dò
	- GV tuyên dương một số em có bài làm tốt
	- Nhận xét tiết học
-------------------------------
Tiết 2
Luyện âm nhạc
(GV chuyên trách dạy)
---------------------------------
Tiết 3
Đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sĩ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu:
	+ Thương binh, liệt sỹ là những người đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc.
	+ Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
	- HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sỹ.
	- HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương bing, gia đình liệt sỹ.
II. Tài liệu và phương tiện: Vở BTĐĐ, tranh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Khởi động: HS hát tập thể bài: Em nhớ các anh (Trần Ngọc Thành)
B. Các hoạt động:
HĐ1. Phân tích truyện
* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sỹ, có thái độ biết ơn đối với các thương binh và gia đình liệt sỹ
* Tiến hành
	- Giáo viên kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích
	- Đàm thoại:
? Các em HS lớp 3A đi đâu vào ngày 27 - 7?
? Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sỹ là người như thế nào?
? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sỹ
Giáo viên kết luận (như SGV – 69)
HĐ2. Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: HS phân biệt đựoc một số việc cần làm để bày tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sỹ và những việc không nên làm.
* Tiến hành
	- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập và giao việc cho các nhóm (nội dung bài tập 2 – 27, 28 Vở BTĐĐ)
	- Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày sau khi thảo luận xong. Các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có)
Giáo viên kết luận: Các việc a, b, c nên làm, việc d không nên làm
	- HS liên hệ bản thân những việc đã làm và sẽ làm để giúp đỡ gia đình liệt sỹ và các chú thương binh.
HĐ3. Giải quyết tình huống (nội dung BT 3 trang 28)
	- Giáo viên nêu tình huống, HS nêu cách giải quyết và giải thích vì sao.
	- Giáo viên kết luận
IV. Củng cố, dặn dò
	- 3HS nhắc lại phần ghi nhớ
	- Tìm hiểu các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ.
	- Sưu tầm các bài hát, bài thơ về các gương chiến đấu, hi sinh của thương binh, liệt sỹ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 17.doc