Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 18

Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 18

TẬP ĐỌC

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC

I.MỤC TIÊU

+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

-Chú ý các từ ngữ: giữ gìn, nước nhà, luyện tập, lưu thông.

-biết đọc với giọng rõ rang, gọn hợp với văn bản kêu gọi” kêu gọi”

+Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:

-Hiểu những từ mới:dân chủ, bồi bổ, bổn phận.

-Hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIÁO ÁN
THỰC TẬP GIẢNG DẠY
 Họ và tên sinh viên: BẾ VĂN LONG
 Sinh ngày: 09/09/1987
 Lớp: sư phạm tiểu học 2B.
 Khoa: sư phạm
 Trường cao đẳng sư phạm Hải Dương
Trường thực tập: Tiểu học xã Châu Sơn
Năm học:2010-2011
TẬP ĐỌC
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I.MỤC TIÊU
+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Chú ý các từ ngữ: giữ gìn, nước nhà, luyện tập, lưu thông.
-biết đọc với giọng rõ rang, gọn hợp với văn bản kêu gọi” kêu gọi”
+Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:
-Hiểu những từ mới:dân chủ, bồi bổ, bổn phận.
-Hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
13’
18’
3’
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV gọi học sinh lên bảng đọc thuộc long và trả lời câu hỏi về nội dung bài:Bé thành phi công.
-GV nhận xét chấm điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
-Bác Hồ là một tấm gương về tinh thần tập thể dục thể thao bồi bổ sức khoẻ. Bài đọc hôm nay chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài” Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác. Bài đọc sẽ cho ta biết sức khoẻ quan trọng như thế nào.
-GV ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện đọc
a). GV đọc toàn bài.
-HDHS: giọng đọc rõ rang,gọn hợp với văn bản kêu gọi.
-GV đọc mẫu
a)HDHS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
-Kết hợp sủa sai phát âm sai cho HS.
*Luyên đọc từng đoạn.
-Đọc đoạn khó.
-HS hiểu các từ:Dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông.
-Đọc nhóm
3.HDHS tìm hiểu bài
-Gọi một HS đọc toàn bài.
-Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong viêc xây dựng bảo vể tổ quốc?
-Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người dân yêu nước?
-Việc tập thể dục có khăn không, những ai làm được viêc này?
-Em hiểu ra điều gì khi đọc”Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ?
-Em sẽ làm gì sau khi đọc” Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác. 
4.Luyện đọc lại bài.
- Gọi một HS đọc toàn bài
- Một vài học sinh thi đọc.
-GV nhận xét 
5.Củng cố
-GV nhắc học sinh có ý thức luyện tập thể dục để bồi bổ sức khoẻ.
-HS lên bảng đoc bài học sinh cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
-HS lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
-HS lắng nghe theo dõi SGK.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-HS đọc đoạn khó
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài văn.
-HS từng cặp đôi luyên đọc
-HS đọc trước lớp cả lớp theo dõi SGK.
-Sức khoẻ giúp chúng ta giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà gây đời sống mới, viêc gì cũng cần sưc khoẻ mới thành công.
-Vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân cả nước mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
--Việc tập thể dục bồi bổ sức khoẻ không tồn kém và không khó khăn, tất cả mọi người từ già trẻ gái trai ai cũng nên làm và làm được.
-Bác Hồ là tấm gương về luyện tập thân thể.
-Em sẽ siêng năng tập thể dục thể thao.
-HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bạn đọc.
-HS thi đọc, cả lớp theo dõi bạn đọc và nhận xét.
MỘT MÃI NHÀ CHUNG
TẬP ĐỌC
I.MỤC TIÊU
-Biết cách ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ.Hiểu nội dung: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng điều có chung một mãi nhà là Trái Đất. Hãy yêu mãi nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh hoạ bài thơ.Thêm tranh ảnh Dím(nhím), giàn gấc, cầu vồng (nếu có)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
13’
10’
8’
3’
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV gọi 3 học sinh lên bảng đọc 3 đoạn của câu chuyện” Gặp nhau ở lúc-xăm-bua”và trả lời câu hỏi: Em muốn nói gì với các bạn ở câu chuyện này?
-GV nhận xét chấm điểm.
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài
-Mỗi người, mỗi con vật đều có mãi nhà riêng của mình nhưng muôn loài trên Trái Đất đều cùng chung một mãi nhà.Bài thơ hôm nay các em học nói lên đều đó.
-GV ghi tên bài lên bảng.
2.Luyện đọc
a). Giáo viên đọc toàn bài 
HDHS: Giọng đọc vui, hồn nhiên, than ái 
-GV đọc mẫu
b). HDHS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
*Đọc từng câu
-Kết hợp sửa sai phát âm cho HS
* Luyện đọc từng khổ thơ trong bài.
-Đọc khổ thơ đoạn khó
-Đọc nhóm. Đọc đồng thanh cả bài.
3.HDHS tìm hiểu bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài. 
-Ba khổ thơ đầu nói đến mãi nhà riêng của những ai?
-Mỗi mãi nhà riêng có gì đáng yêu?
-Mãi nhà chung của muôn vật là gì?
-Em muốn nói gì với các bạn chung một mãi nhà?
4.Luyện đọc lại bài
- Ba học sinh nối tiếp nhau thi đọc toàn bài thơ.
- GV hướng dẫn học sinh học thuộc long bài thơ.
5.cố.Củng 
-GV hỏi: bài thơ muốn nói với các em điều gì?
-GV dặn HS về nhà tiếp tục học TL bài .
-Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
HS nghe giáo viên giới thiệu bài
HS lắng nghe theo dõi SGK.
-HS nối tiếp nhau đọc 2 câu thơ trong bài.
-HS đọc khổ thơ đoan khó
-HS nối tiêp nhau đọc từng khổ thơ trong bài.
HS đọc bài trước lớp cả lớp theo dõi SGK.
-Mãi nhà của Chim, của Cá, của Dím, của Ốc, của bạn Nhỏ.
-Mãi nhà của Chim là nghìn lá biếc,mãi nhà của cá là song xanh rập rình, mãi nhà của dím nằm xâu trong long đầt, mãi nhà của ốc tròn vo trên mình, mãi nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng.
-Là bầu trời xanh.
Hãy yêu mãi nhà chung, hay sống hoà bình giới mãi nhà chung. Hãy giữ gìn bảo vệ mãi nhà chung.
-HS học thuộc long bài thơ.
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH
I.MỤC TIÊU
A) Tập đọc.
-Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật
-Hiểu nghĩa các từ ngừ khó được chú giải cuối bài: Ngưỡng mộ,dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân.Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Sự gắn bó của ông với Nha Trang nói riêng, với Việt Nam nói chung.
B).Kể chuyện
-Rèn kỹ năng nói:Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng câu chuyện theo lời của nhân vật(Bà khách)
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
-Ảnh bác sĩ Y-éc-xanh; tranh minh hoạ trong SGK (phóng to,nếu có)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT DỘNG HỌC
5’
1’
34’
13’
8’
16’
3’
TẬP ĐỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-Một hai học sinh đọc bài “Ngọn lửa Ô-lim-pích và trả lời câu hỏi:đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ?
-GV nhận xét chấm điểm.
B.BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài.
-Ở Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đà Lạt đều có đường phố mang tên ông, vậy Y-éc-xanh là ai? Ông có công lao đối với nước ta như thế nào mà được lấy tên đặt cho đường phố của thủ đô và thành phố lớn của nước ta? Đọc bài Y-éc-xanh các em sẽ rõ điều đó.
-GV nghi tên bài lên bảng.
2.Luyện đọc
a).GV đọc toàn bài
-HDHS :giọng đọc rõ rang, phù hợp với nội dung và lời nhân vật.
-GV đọc mẫu
-HDHS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
-Kết hợp sửa sai phát âm cho hoc sinh.
*Luyện đọc từng đoạn văn trong bài.
-Đọc đoạn khó 
-HS hiểu các từ:Ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn công dân.
-Đọc nhóm.
3. Hướng dẫn học tìm hiểu bài.
-Gọi một học sinh đoc toàn bài.
-Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
-Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào.Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì với trí tưởng tượng của bà?
-Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước pháp?
Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng anh vẫn quyết định ở Nha Trang, vì sao?
 -GV chốt lại.
4. Luyện đọc lại bài
-Lập nhóm cho HS, mỗi nhóm 3 em, phân vai (người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh)
-Gọi 2,3 nhóm thi nhau đọc chuyện theo vai.
KỂ CHUYỆN
GV nêu nhiệm vụ: dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời bà khách.
Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh .
-GV cho các em nêu vắn tắt nội dung của mỗi tranh.
-Từng cặp HS tập kể một đoạn chuyện.
-Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
-GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyên nhập vai hay nhất.
4.Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện theo lời bà khách.
-HS đọc bài trước lớp,cả lớp theo dõi bạn đọc nhận xét.
-HS lắng nghe giáo viên giới thiệu.
-HS lắng nghe theo dõi SGK.
-HS nỗi tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
-HS đọc đoạn khó.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Từng cặp đôi luyện đọc
HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bạn đọc.
-Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cữu bệnh nhiệt đới.
-Có lẽ bà tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người đi tàu toa hạng ba- toa dành cho người ít tiền, chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
-Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về pháp.
-Ông muốn ở lại để giúp việt nam đấu tranh chống bệnh tật.
-2,3 nhóm thi nhau đọc chuyện theo vai
HS quan sát tranh.
-Tranh 1: Bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh
-Tranh 2: Bà khách thấy Y-éc-xanh thật giản dị.
-Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
-Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bac sĩ Y-éc-xanh.
- Từng cặp kể chuyện
HS thi kể chuyện
CHÍNH TẢ(nghe viết)
NGÔI NHÀ CHUNG,PHÂN BIỆT L/N, V/D
I.MỤC TIÊU
-Rèn kỹ năng viết chính tả:
+ Nghe viết chính xác, trình bày đúng ngôi nhà chung.
+Điền vào chố trống các vần: L/N, V/D
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng lớp viết các từ ở bài tập 2a và 2b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
18’
13’
3’
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-Gọi HS viết bảng lớp các từ sau: Rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, cười rũ rượi, nói rủ rỉ, rủ bạn.
-GV nhận xét chấm điểm.GV nghi tên bài lên bảng.
B.BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài.
-GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.HDHS nghe viết.
-GV đọc một lần bài ngôi nhà chung.
-Gọi 2 HS đọc lại bài.
- Giúp HS nắm nội dung bài văn:
+Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
+Những việc chung mà tất cả dân tộc phải làm là gì?
-HS nhận biết chính tả:
+Bài viết có mấy câu?
+Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
-Gọi HS nêu những từ ngừ dễ lấn, từ khó viết,
-GV đọc HS viết bảng lớp những từ khó.
-GV đọc bài
-GV chấm chữa bài.
3.HDHS làm bài tập chính tả
a).Bài tập 2.
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
-GV gọi một vài học sinh lên bảng làm bài(điền vào chố trống văn bản đã chép lên bảng lớp)
-GV nhận xét hoàn chỉnh bài làm.
b).Bài tập 3- lựa chọn
-YC HS đọc trước lớp hai câu văn.
4.Củng cố
-GV yêu cầu HS về nhà đọc lại bài chính tả “ngôi nhà chung”
-HS viết bảng.HS cả lớp theo dõi ban viết nhận xét của bạn.
-HS cả lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu.
-HS lắng nghe theo dõi bài SGK.
-HS đọc lại bài,HS cả lớp theo dõi bạn đọc đọc thầm theo bạn.
-Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là Trái Đất.
-Bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật.
-4 câu.
-Các từ ngư đầu đoạn, đầu câu.
-HS viết bảng cả lớp viết vào nháp.
-HS viết bài vào vở.
-HS viết bài xong đổi vở cho nhau đẻ dò bài cho nhau, gạch bằng bút chì dưới lỗi chính tả.
-HS đọc bài cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc.
a).nương đỗ- nương ngô- lưng đeo gùi, tấp nập- làm nương- vút lên
b).về làng- dừng trước cửa- vẫn nổ-vừa bóp kèn- vừa vỗ cửa xe- về- vội vàng- đứng dậy- chạy vụt ra đường
cả lớp lắng nghe bạn đọc
-Từng cặp học sinh đọc cho nhau chép rồi đổi bài cho nhau, nhận xét giúp bạn hoàn thiện bài.
Thứ hai ngày18 tháng 04 năm 2011
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I.MỤC TIÊU
A.TẬP ĐỌC
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2.Hiểu các từ ngữ mới trong bài: thiên đường, náo động, lưới tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian. Hiểu nội dung chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được một đoạn câu chuyện cóc kiện trời bằng lời của một nhân vật trong chuyện.
2.Rèn kỹ năng nghe.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
-Tranh minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
3’
32’
17’
7’
13’
3’
TẬP ĐỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-Hai ba học sinh đọc bài cuốn sổ tay trả lời câu hỏi: Thanh dung cuốn sổ tay để làm gì? Hoặc vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
-GV nhận xét chấm điểm.
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài:
-Có em đã nhìn thấy con Cóc. Đó là con vât nhỏ xíu và xấu xí. Nhưng con vật nhỏ xúi và xấu xí ấy lại là một công cụ báo mưa rất hiệu nghiệm. Cứ mỗi khi Cóc nghiễn răng kèn kẹt thì sau đó thường có mưa. Bởi thế từ xữa dân ta có câu:
Con Cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho
Truyện cóc kiện trời hôm nay các em đọc là cách giải thích của nhân dân ta từ thời xưa về hiện tượng lý thú cóc báo trời mưa, đồng thời nói lên mơ ước của nhân dân ta lẽ phải bao giờ cũng thắng.
- GVghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a).Giáo viên đọc toàn bài
-HDHS giọng đọc: đoạn 1:giọng kể khoan thai. Đoạn 2: giọng đọc hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.
-Giáo viên đọc mẫu
b). HD luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
-Đọc từng câu trong chuyện
+kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh.
-Đọc từng đoạn trong bài.
+Đọc đoạn khó
-HS hiểu các từ: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
-Đọc nhóm
3.Tìm hiểu bài
-Gọi 1 HS đọc toàn bài
-Vì sao cóc phải lên kiện trời?
-Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
-Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên.
-Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
-GV nói them trời hẹn như vậy không muốn cóc lại kéo quân lên thiên đình náo động.
-Theo em Cóc có điểm gì đáng khen?
-GV chốt lại
4. Luyện đọc lại bài 
-Gọi 1HS đọc toàn bài
- Thi đọc bài.
-GV nhận xét bình chọn em đọc tốt
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS kể lại một đoạn của câu chyện bằng lời của một nhân vật trong chuyện.
2. HD HS kể chuyện
-HS quan sát tranh nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
Gọi HS kể chuyện
-GV nhận xét tuyên dương nhóm kể tốt.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ
-GV nhắc lại nội dung câu chuyện.
GV dặn HS về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện.
-HS đọc bài cả lớp theo dõi ban đọc và nhận xét.
-HS lắng nghe giáo viên giới thiệu.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe theo dõi SGK.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
-HS đọc đoan khó
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
-HS từng cặp đôi luyện đọc.
-HS đọc trước lớp cả lớp theo dõi bạn đọc.
-Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị han lớn, muôn loài đều khổ sở.
-Cóc bố trí lực lượng ở những chố bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: cua ở trong chum nước này, ong đợi ở sau cánh cửa, cáo gấu và cọp nấp hai bên cửa.
-Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh 3 hồi trống. Trời nổi giận sai gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, cóc ra hiệu, cáo nhảy xổ tới cắn cổ gà tha đi. Trời sai chó ra bắt cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu quật chó chết tươi,
-Trời mời cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với cóc lần sau muốn mưa thì chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
-Cóc có gan lớn giám đi kiện trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà trời, Cứng cỏi khi nói chuyện với trời.
-HS đọc bài cả lớp theo dõi ban đọc
-HS chia thành nhóm phân vai(người dẫn chuyện, Cóc và Trời)
-HS thi đọc
-HS chú ý lắng nghe và theo dõi SGK.
-Tranh 1: cóc rủ các bạn đi kiện trời.
-Tranh 2: Cóc đánh trống kiện trời.
-Tranh 3: Trời thua phải thương lượng với cóc.
-Tranh 4: Trời làm mưa.
- HS kể chuyện theo tranh.
-HS nhắc lại nội dung của bài đọc
thứ ba ngày 19 tháng 04 năm 2011
LUYÊN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ
I.MỤC TIÊU
-Ôn luyện về nhân hoá:
+ Nhận biết hiện tượng nhân hoá trong đoạn thơ, đoạn văn những cách nhân hoá được tác giả sử dụng.
+ Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp.
+ Viết được 1 đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-GV:bảng phụ viết bảng tổng hợp kết quả bài tập 1.
- HS:SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1’
11’
20’
3’
I.Kiểm tra bài cũ.
-GV đọc cho một học sinh viết bảng lổp trong bài tập luyện từ và câu tuần 32.(Đầu đuôi làđến hai cái trụ chống trời.)
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Để các em hiểu rõ và cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) Bài tập 1(126-127)
- Nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm tìm ra các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá.
-Yêu cầu học sinh ghi tên các sự vật được nhân hoá cạnh đó nghi từ ngữ để nhân hoá chúng.
-GV nhận xét.
b). Bài 2.(127)
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-HD: có thể tả một vườn cây trong công viên, ở làng quê, vườn cây nhà mình.
-GV đọc một số bài cho học sinh cả lớp nghe nhận xét.
III.Củng cố 
-GV nhận xét giờ học.
-GV yêu cầu những học sinh chua làm bài xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết.
-Học sinh viết bảng.
-S lắng nghe giáo viên giới thiệu.
HS đoc yêu cầu bài tập.
-Đọc đoạn thơ đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Lời giải: Sự vật được nhân hoá là: Mầm cây, hạt mưa cây đào.
-Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ bộ phận của người: Mắt.
- Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người:tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim, cười
Cơn dông- kéo đến 
-Lá gạo- mũa lên, reo lên, chào
-Cây gạo- thảo, hiên, đứng, hát.
-Sự vật được nhân hoá: Cơn dông, lá(cây)gạo, cây gạo
-Nhân hoá bằng từ ngữ chỉ người, bộ phận của người: anh em
-Nhân hoá bằng từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của người: Kéo đến, mũa, reo, chào, thảo, hiền, đứng hát.
-HS đọc đề cả lớp theo dõi bạn đọc.
-HS viết bài
-HS lắng nghe giáo viên đọc và nhận xét.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
Sở GD và ĐT Lạng Sơn
Vào sổ đăng kỹ
Mã hiệuTH 15/..
SỔ CÔNG TÁC
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TIỂU HỌC
 Họ và tên sinh viên: BẾ VĂN LONG
 Lớp: 3A
 Trường thực tập: Tiểu học xã Châu Sơn
 Huyện: Đình lập
Năm học 2010-2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3.doc