Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 01

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 01

TẬP ĐỌC:

TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.

I. Mục tiêu :

- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tiếng, từ khó: Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn, nức nở.

- Biết đọc bài phù hợp với diển biến của câu chuyện, với lời lẽ của từng nhân vật. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

II.Đồ dùng dạy -học:

- Bảng phụ viết sẵn một số từ khó luyện đọc luyện đọc.

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ hai, ngày 13 tháng 8 năm 20012.
Tập đọc:
Tiết 1: luyện đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
I. Mục tiêu :
- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tiếng, từ khó: Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn, nức nở.
- Biết đọc bài phù hợp với diển biến của câu chuyện, với lời lẽ của từng nhân vật. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
II.Đồ dùng dạy -học:
- Bảng phụ viết sẵn một số từ khó luyện đọc luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy -học :
1-ổn định tổ chức.
-Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK
2-.Dạy bài mới :
(1)Gới thiệu chủ điểm và bài học :
- Giới thiệu tập chuyện Dế Mèn phiêu lưu ký (Ghi chép về cuộc phiêu lưu. của Dế mèn)...
- Bài TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một đoạn trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của tác giả Tô Hoài.
- Cho HS quan sát tranh
(2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài :
a.Luyện đọc :
- Gọi 1HS khá đọc bài 
? Bài được chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc tiếp sức lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi học sinh đọc tiếp sức lần 2 kết hợp giảng từ 
- Yêu cầu HS đọc theo cặp 
-GVđọc diễn cảm cả bài
b, Tìm hiểu bài.
- HS đọc lướt toàn bài: 
+Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích nhất?
+Câu truyện cho em biết điều gì?
3. Hướng dẫn luyện đọc.
- Gọi 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn ( Giáo viên hướng dẫn các em đọc từng đoạn).
- Giáo viên hướng dẫn các em luyện đọc đoạn 3 (trên bảng phụ).
4- Củng có, dặn dò.
 - Liên hệ: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Đánh giá hoạt động giờ học. 
- Dăn các em về nhà luyện đọc, tìm hiểu kĩ bài.
- Nghe 
- xác định nội dung bài học
- Quan sát xác định ý chính .
- 1HS khá đọc bài, lớp đọc thầm 
- 4 đoạn (Đoạn 1: Hai dòng đầu, đoạn 2:năm dòng kế tiếp, đoạn 3: 5 dòng tiếp theo, đoạn 4: phần còn lại)
- Đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc nối tiếp
- Đọc theo cặp 
- 2 HS đọc cả bài
+ Lời của Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôI đây
+ Cử chỉ và hành động: phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ. 
+Nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
- Luyện đọc: giọng phù hợp. Đoạn tả hình dáng Nhà trò, giọng thể hiện được sự ái ngại. chị Nhà trò lời đáng thương. lời Dế Mèn giọng mạnh mẽ
- 1- 2 học sinh nói.
- Xác định bài về nhà.
Thể dục.
Tiết 1: Giới thiệu chương trình- T/c " Chuyển bóng tiếp sức".
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu học sinh biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
 - Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện yêu cầu học sinh biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ tập thể dục.
 - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn.
 - Trò chơi " Chuyển bóng tiếp sức" yêu cầu học sinh nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
2.Kỹ năng: - Tham gia trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
 - Nắm được nội dung, quy định, yêu cầu tập luyện.
3. Thái độ: Có ý thức học tâp tốt.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: trên sân trường
 - Phương tiện : Giáo viên 1 cái còi, 4 quả bóng nhựa.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung.
Đ.lượng
Phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu
- Tập hợp lớp. phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát, xoay các khớp, chạy tại chỗ,..
- Trò chơi " Tìm người chỉ huy"
2. Phần cơ bản
a. Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4:
- Thời lượng học 2 tiết/ tuần học trong 35 tuần, cả năm học 70 tiết.
- Nội dung bao gồm: ĐHĐN, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kỹ năng cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như : Đá cầu, ném bóng........
 So với lớp 3 nội dung học nhiều hơn sau mỗi nội dung đều có kiểm tra đánh giá, do đó yêu cầu các em phải tham gia đầy đủ các tiết học và tích cực học tập ở nhà.....
b. Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện 
- Quần áo gọn gàng, đi giày hoặc dép quai.
- Khi muốn ra vào lớp, nghỉ tập phải xin phép giáo viên.
c. Biên chế tổ tập luyện :
-Lớp chia làm 3 tổ, mỗi tổ 7 em, tổ trưởng là cán sự của tổ.
-Cán sự thể dục lớp là lớp phó thể dục. (Tổ trưởng, cán sự do lớp bầu )
d. Trò chơi " Chuyển bóng tiếp sức"
3. Phần kết thúc: 
 - Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
 - Hệ thống bài.
 - Nhận xét, đánh giá.
 D: Ôn " Chuyển bóng tiếp sức'
6-10 ph
18-22ph
4- 6 ph
- Đội hình:
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
 Gv X
- ĐH:
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
 Gv X
-Lắng nghe, ghi nhớ nội dung bài,
..
- Nghe, biên chế tổ.
-Bầu tổ trưởng, cán sự thể dục lớp,
-ĐH: Gv @
Đạo đức:
Tiết 1: Trung thực trong học tập.
I. Mục tiêu: 
*Học xong bài này học sinh có khả năng: 
1. Nhận thức được: - Cần phải trung thực trong học tập.
- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
 2. Biết trung thực trong học tập.
 3. Biết đông tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện.
- SGK Đạo đức 4.
- Các mẩu truyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Bài mới:
*HĐ1: Xử lý tình huống (T3- SGK)
- Gọi HS đọc tình huống
? Theo em, bạn Long có thể những cách giải quyết nào ?
? Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao em chọn cách đó?
-Gọi học sinh báo cáo.
- NX, bổ sung 
? Vì sao phải trung thực trong HT?
HĐ2: Làm việc cá nhân 
Bài 1-SGK(T4)
?Nêu yêu cầu bài tập 1?
-Trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- GV kết luận ý c là trung thực trong HT ý (a,b,d) không đúng vì không thế hiện tính trung thực trong HT
HĐ3: Thảo luận nhóm 
Bài 2(T4)
?Em đã làm gì để thể hiện tính trung thực trong học tập?
+HĐ nối tiếp 
- NXgiờ học 
- BTvề nhà : - Sưu tầm những mẩu chuyện tấm gương về trung thực trong HT.
 - Tự liên hệ BT6.
- Xem tranh trang 3 và đọc nội dung tình huống 
- 1 HS đọc tình huống
a, Mượn tranh, ảnh của bạn đểđưa cho côgiáo xem.
b, Nói dối là đã mượm nhưng để quên ở nhà 
c, Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau .
 - TL nhóm 2
- Báo cáo
- NX bổ sung 
 - HS nêu ghi nhớ 
- 1HS nêu 
- Làm việc cá nhân
- Việc là trung thực trong HT 
- HS nêu
- 1HS nêu
- TL nhóm 2
- Các nhóm báo cáo 
- NX bổ sung
- Nghe
- Không nhìn bài của bạn, không nhắc bài cho bạn .....
Thứ tư, ngày 15 tháng 8 năm 20012.
Thể dục:
Tiết 2: Tâp. hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm,
đứng nghỉ .Trò chơi "Chạy tiếp sức".
I- Mục tiêu: 
 -Củng cố và nâng cao KT: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ . Y/c tập hợp nhanh, trật tự, ĐTđiểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ phải đều, dứt khoát, đúng khẩu lệnh hô của GV. 
 -Trò chơi "Chạy tiếp sức ". Y/c học sinh chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi 
II- Địa điểm -phương tiện :
-Sân trường 
- 1cái còi, 2 lá cờ đuôi nheo, kẻ vẽ sân phục vụ trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
Đ. lượng
Phương pháp tổ chức.
1. Phần mở đầu.
- Tập hợp lớp, phổ biến ND. Nhắc lại NQ học tập .
-Khơi động: Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập, xoay các khớp, cổ tay, cổ chân
- Trò chơi "Tìm người chỉ huy "
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
2. Phần cơ bản.
a.Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ,.
-Chia các tổ tập luyện .
 b.Trò chơi "Tìm người chỉ huy ".
- Thi đua chơi 
3. Phần kết thúc.
-Chạy chậm thả lỏng hít thở sâu tích cực.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10 ph
18-22 ph
4- 6 phut
-ĐH.
 * * * * * * *
GV * * * * * * *
* * * * * * *
 Gv @
-ĐH
-ĐH: GV
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
-Đội hình trò chơi.
 GV
-ĐH:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Ltvc+tlv.
Tiết 2: Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
I. Mục tiêu: : 
- Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
- Làm được các bài trong VBTTV4,6 tiết LT&C.
- Vận dụng vào hành văn nói và viết.
II. Các hoạt động dạy và học.
1: ổn định
 2. Bài học.
*Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học 
*Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 1: Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu thơ sau:
 Rừng xuân vọng tiếng chim gù
Ngân nga tiếng suối vi vu gió ngàn.
- GV sửa sai và chốt lại kết quả đúng.
 Bài 2: Tìm những tiếng bắt đầu vần nhau trong câu tục ngữ trên.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài cho học sinh
- Nhận xét bài làm.
 Bài 3: Bài 5 trang 7 và các câu đố sau..
- Giải câu đố.
 +Trên lông dưới lông
 Tối lồng vào nhau. (đôi mắt)
 +Con gì càng lớn càng nhỏ.(con cua)
 +Cái gì càng gọt càng to. (cái hố)
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- Chốt kết quả đúng và nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò
- Nêu lại ghi nhớ
-Nhận xét tiết học,tuyên dương học sinh làm bài tốt. 
- Xem lại bài. 
- Lắng nghe yêucầu tiết học.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm nhóm đôi rồi ghi bài vào vở.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
rừng
r
ưng
huyền
xuân
..
- Nối tiếp nêu kết quả.
- Nhận xét.
- HS thi nhau tìm:
gù –với- vu
- Lớp nhận xét.
- Thi đua tìm theo nhóm đôi.
-Trình bày kết quả trước lớp.
-Lớp nhận xét.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Tiết 1: ổn đinh tổ chức lớp, bầu cán sự...
I-Mục tiêu.
 -Bầu hoàn thiện ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ cho từng em, chia lớp làm 3 tổ bố chí chỗ ngồi.
 -Cho các em tìm hiểu về nội quy trường, lớp. Học tập nhiệm vụ học sinh.
II- Chuẩn bị.
III- Các hoạt động dạy học.
 *Hoạt động 1: Bầu cán sự lớp.
- Lớp bầu: 1 lớp trưởng.
 2 lớp phó.
 3 tổ trưởng. ( và 3 tổ phó).
- Cho các em giới thiệu và bầu công khai trước lớp.
- GV định hướng, giúp đỡ nếu cần.
- Đánh giá chao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp.
- Thảo luận bầu cán sự lớp.
+Kết quả bầu:
 - Lớp trưởng: ..
 - Lớp phó. 1:.
 2:.
-Tổ trưởng.1:.
 2:.
 3:.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về nội quy trường, lớp:
-Cho các em thảo luân nhóm 2 tìm hiểu về nội quy nhà trường, lớp học.
+Thời gian tới trường:
+Yêu cầu về đi lại văn nói trong nhà trường:
+Quy đinh học sinh phải làm tại lớp:
-thảo luận theo cặp vè quy đinh, nôi quy chung:
+Tới trường: Buổi sáng: 7h 15p
 Buổi chiều:
+ Đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô,
+ Giữ dìn vệ sinh chung, tích cực học tập, trật tự chú ý nghe giảng
*Hoạt động : Tìm hiểu vè nhiệm vụ học sinh:
-Cho một em đọc to nhiệm vụ học sinh trước lớp.
-Cho các em thảo luân nhóm 2 về nhiệm vụ học sinh:.
-thảo luận theo nhóm 2:
 *Kết thúc: -Đánh giá giờ học.
 -Chuẩn bị bài sau tiết 2.
Tuần 1: Thứ tư, ngày 15 tháng 8 năm 20012.
Toán:
 Tiết 3: Ôn  ... c bài gì ?Thế nào là KC?
? Bài văn KC khác các bài văn không - Kể lại một sự việc liên quan đến 
phải là KC ở những điểm nào ? một hay một số nhân vật nhằm nói 
 lên một điều có nghĩa . 
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Phần nhận xét :
Bài 1(T13) : Nêu yêu cầu ? -1HS nêu 
? Kể tên những chuyện mới học trong tuần ? - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
 - Sự tích hồ Ba Bể 
 - HS làm bài tập vào vở 
 Tên truyện 
Dế Mèn bênh vực Kẻ yếu 
 Sự tích hồ Ba Bể 
Nhân vật là người 
- Hai mẹ con bà nông dân 
- Bà cụ ăn xin 
Những người dự lễ hội 
Nhân vật là vật 
- Dế Mèn 
- Nhà Trò 
- Bọn Nhện 
- Dán 3 tờ giất to lên bảng - 3 HS lên bảng 
 - Lớp NX
Bài 2(T13) : Nêu yêu cầu ? - 1HS nêu 
 - Thảo luận theo cặp 
 - Báo cáo kết quả 
+) Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bảo vệ bênh vực kẻ yếu .
- Căn cứ để nêu NX trên: Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà TRò .
+) Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu .
- Căn cứ để nêu NX : Cho bà cụ ăn xin ăn ,ngủ trong nhà , hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp người bị lụt .
3. Phần ghi nhớ :
? Qua 2 bài tập trên em rút ra bài học gì ? - HS nêu 
 - 3 HS đọc ghi nhớ SGK, lớp 
 đọc thầm.
4. Phần luyện tập : 
Bài 1(T13) :
- Đọc nội dung và yêu cầu BT1
? Nhân vật trong truyện là ai ?
Bà NX về tính cách của từng cháu như thế nào ?
? Em có đồng ý với NX của bà không?
? Vì sao bà NX như vậy ?
Bài 2(T13): Đọc nội dung BT2
? Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác thì bạn nhỏ làm gì ?
? Nếu bạn nhỏkhông biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì ?
- Thi kể chuyện 
- NX 
- 1HS đọc, lớp đọc thầm và quan sát tranh 
- Thảo luận nhóm 2 ,báo cáo .
- Ni - ki - ta , Gô-sa ,Chi -ôm - ca .
- Ni - ki - ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình ,Gô - sa láu lỉnh, Chi - ôm - ca nhân hậu ,chăm chỉ .
- Có 
- Bà có NX như vậy là nhờ vào QS hành động của mỗi cháu .
- Ni - ki -ta...
- Gô - sa lén hắt ...
- Chi - ôm - ca thương bà ..
- 1 HS đọc 
- Chạy lại nâng em bé dậy, phủi quần áo, xin lỗi em bé ...
- Bỏ chạy, tiếp tục nô đùa, mặc cho em bé khóc 
- Trao đổi cặp 
- Kể chuyện 
- NX, chọn bạn kể hay 
5.Củng cố -dặn dò :
- NX. Khen những HS học tốt 
- BTVN: Học thuộc ghi nhớ . CB bài ....(T20).
Tiết 3: Âm nhạc:
$1: Ôn tập 3 bài hát và
kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
I) Mục tiêu :
- HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đả học ở lớp 3.
- Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
II) Chuẩn bị: 
- HS: Thanh phách, SGK, phấn, bảng.
- Băng đĩa nhạc, bảng ghi các kí hiệu nhạc đã học, thanh phách.
III) Các hoạt động dạy và học: 
1.Phần mở đầu : - GT nội dung tiết học .
2. Phần hoạt động:
a) Nội dung 1: Ôn tập 3bài hát ở lớp 3.
*) HĐ1 :Ôn 3 bài hát đã học đã học ở lớp 3: 
- Bài : Quốc ca Việt nam .
- Bài ca đi học 
- Cùng múa hát dưới trăng 
- GV sửa sai 
*) HĐ2: Tập hát kết hợp với gõ đệm, vận động :
- GV bắt nhịp 
b) Nội dung 2: Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc :
*)HĐ1: Ôn các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
? ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu ghi nhạc nào ?
? Kể tên 7 nốt nhạc đã học và vị trí nốt nhạc trên khuông?
*) HĐ2Tập nói tên nốt nhạc trên khuông 
- Tập viết tên nốt nhạc trên khuông 
 GVđọc 
- NX sửa sai 
3.Phần kết thúc :
- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cả lớp hát 
- Hát kết hợp gõ phách 
- Hát kết hợp vận động 
- Khuông nhạc, khoá son, tên 7 nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông. 
Các nốt nhạc nốt trắng, nốt đen, móc đơn, lặng đen lặng đơn.
- HS nêu 
- HS chỉ trên khuông nhạc 
- Viết trên bảng con: Son đen ,son trắng, nốt móc đơn, dấu lăng đen .
- Cả lớp hát bài Quốc ca VN
- BTVN: Ôn các nốt nhạc .CB bà
Tiết 4: 	Kĩ thuật
$1: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T1)
I. Mục tiêu: 
- HS Biết được đặc điềm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- GD ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng.
- Một số mẫu vải thường dùng
- Kim khâu, kim thêu các cỡ.
- Kéo cắt vải, cắt chỉ.
- Khung thêu, sáp, phấn màu, thước dây, thước dẹt.
- Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Giới thiệu bài.
- Cho HS xem một số SP may, khâu thêu (Túi vải, khăn tay, vỏ gối,...)
- Để có những sản phẩm này cần có những vật liệu, dụng cụ nào và phải làm gì ? 
Đó là nội dung bài học hôm nay.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- HS quan sát
- HS nghe.
*) HĐ 1: GVHD HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu
a)Vải :
? Kể tên một số mẫu vải mà em biết? Màu sắc và hoa văn trên các loại vải đó như thế nào?
? Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên một số sản phẩm được làm từ vải ?
- HDHS chọn vải để khâu thêu chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông vải sợi thô. Không sử dụng vải lụa, vải xa tanh, ...Vì những vải này mềm, nhũn, khó cắt, vạch dấu, khó thêu .
b)Chỉ :
? Quan sát hình 1, em hãy nêu tên các loại chỉ có trong hình 1a, 1b?
- GVcho HS xem chỉ khâu ,chỉ thêu
? Chỉ khâu và chỉ thêu có gì khác nhau?
HĐ2: - GVHD học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo :
* Dụng cụ cắt, khâu, thêu 
a. Kéo:
? Dựa vào H 2 em hãy so sánh cấu tạo, hình dạng của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ? 
- GVgiới thiệu kéo cắt vải, kéo cắt chỉ .
? Nêu cách cầm kéo?
 vât
HĐ3 : - GVHDhọc sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác:
? Nêu tên các dụng cụ có trong hình 6?
 - GV giới thiệu tác dụng của một số dụng cụ.
- Cho học sinh quan sát các loại vật liệu và dụng cụ nói trên kết hợp khi nêu TD
- Đọc thầm mục a SGK(T4)
- lấy mẫu vải đã CB quan sát màu sắc, hoa văn , độ dày mỏng của một số mẫu vải 
- Vải sợi bông, vải sợi pha,...
- Màu sắc, hoa văn trên vải phong phú và đa dạng 
- Quần áo, vỏ chăn,....
-
- HS quan sát và đọc nội dung phần b(T4)
- H1a chỉ khâu 
- H1b chỉ thêu
- HS quan sát, so sánh 
+ Chỉ khâu thô hơn thường cuốn thành cuộn 
+ Chỉ thêu mềm, bóng mượt cuốn từng con
- HS quan sát H2-SGK
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ đều có hai phần chủ yếu là tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt kéo.Tay cầm uốn cong khép kín để lồng ngón tay vào khi cắt. lưỡi kéo sắc và nhọn dần về phía mũi.
- Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải
- HS nghe, QS
- QS hình 3 -SGK
- Ngón cái đặt vào một tay cầm các ngón tay còn lại đặt vào tay cầm bên kia để điều khiển lưỡi kéo, lưỡi nhọn nhỏ ở phía dưới.
- Nghe, quan sát
- 2 học sinh thực hành cầm kéo
- Quan sát H6
- Khung thêu, thước dây, thước may, phấn may, khuy cài, khung bấm
- Thước may: Dùng để đo vải, vạch dấu trên vải
- Thước dày: ......Dùng để đo số đo trên cơ thể....
- Khung thêu: giữ cho mặt vải căng khi thêu.
- Khuy cài, khuy bấm dùng để đính vào quần áo .
- Phấn may dùng để vạch dấu trên vải.
- HS quan sát và nêu
* Nhận xét - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học. CB kim các loại, chỉ khâu, chỉ thêu.
Tiết 5: Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 $1: Bảo vệ môi trường
I-Mục tiêu:
- Cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản về môi trường sống nói chung và vì sao phải bảo vệ môi trường.
- Những việc cần làm đẻ tham gia bảo vệ môi trường sống củ các em.
II- chuẩn bị:
- Thầy: Tranh ảnh minh hoạ bài học, tư liêu về bảo vệ môi trường phục vụ bài học.
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu vê bảo vệ môI trường.
III- Các hoạt động dạy học
 1, Giới thiệu bài: Môi trường sống của chúng ta đang hàng ngày bị sâm hại hoặc khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, thậm trí huỷ hoại môi trường dẫn đến các thảm hoạ khôn lường cho chúng ta. Do vậy vấn đề bảo vệ môi trường đặt ra cho mỗi người rất cấp bách trong đó có các em
 2, Bài mới:
 a, Hoạt động 1: Môi trường là gì? (Thảo luận nhóm).
 Môi trường sống là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội tồn tại xung quanh con người, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người.
- Cho các em quan sát tranh ảnh minh 
hoạ, rồi chia nhóm cho các em thảo luận
theo câu hỏi.
?Theo em yếu tố tự mhiên là gì? - Thảo luận theo nhóm 4 em, rồi cử đại diên 
?Yếu tố xã hội bao gồm nhữnh gì? trả lời.
 + Yếu tố tự nhiên bao gồm: nước, đất, không 
 khí, ánh sáng mặt trời,
 - GV kết luận + Yếu tố xã hội bao gồm: các quan hệ xã hội,
 môi trường lao động, môI trương học tập, 
 ? Theo em môi trường sống của học
 sinh có khác với người lớn không? - Học sinh suy nghĩ trả lời.
 ? Môi trường sống của học sinh Tiểu 
học bao gồm những gì? 
? Môi trường sống của em có gì đăc 
khác biệt?
 b, Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
- Chia nhóm phát phiếu học tập. - Chia nhóm thảo luận.
- Câu hỏi: ?Bảo vệ môi trường sống đêm - Giúp làm cho môi trường ngày một
lại lợi ích gì? trong lành hơn: Thiên nhiên, động thực
? Em cần làm những gì để bảo vệ môi vật được phục hồi, phát triển
trường sống nói chung và của bản thân - Bảo vệ thiên nhiên, động thực vật, thường
 mình? xuyên làm vệ sinh môI trường
 - GV đánh giá kết luận. 
 c, Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình bảo vệ môI trương tại địa phương
? Em hãy đánh giá tình hình bảo vệ - Cho các em thảo luận tại lớp và về nhà
môi trường tại điạ phương em?
? Gia đình em đã làm gì để góp phần
ào bảo vệ môi trường?
3, Củng cố; - Hệ thống nội dung bài học, nêu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
nói chung và môi trường sống của bản thân nói riêng. 
4, Dăn dò: Chuẩn bị bài sau Thảo luận về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
 Tiết 6: Sinh hoạt
 $1: Sơ kết tuần 1
I-Mục tieu.
- Đánh giá tuần học nêu ra ưu nhược điểm đã đạt được và mắc phải trong tuần từ đó có kế hoạch phát huy, khắc phục trong các tuần học tiếp theo.
- Xây dung kế hoạch học tập cụ thể cho tuần học tiếp theo, cùng các chỉ tiêu phấn đấu đạt được cụ thể.
II- Nội dung.
Đạo đức: Nhìn chung trong tuần lớp ngoan đoàn kêt, lễ độ, biết chào hỏi người trên, không có học sinh vi phạm kỉ luật trường.
Học tập: - Lớp đi học đều đầy đủ và đúng giờ quy định của nhà trường đề ra.
- Học và làm bài ở nhà tương đối đầy đủ, chính xác, tuy vậy vẫn còn hiện tượng một số em không học và làm bài.
- Trong giờ học tương đối chú ý nghe giảng, tham gia xây dung bài tích cực.
3- Thể dục vệ sinh:
- Tham gia đầy đủ, tích cực. Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. 
* Tuyên dương:
* Phê bình:
4- Phương hướng tuần 2;
- Không có học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm kỉ luật nhà trường. Luôn lễ phép với người trên.
- Học và làm bài đầy đủ, chính xác.
- Trong giờ học chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dung bài.
5-Dăn dò:
- Thực hiện đúng kế hoach học tập đề ra. Tăng cường học tập rèn luyện bản thân hơn nữa.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 lop 4.doc