Giáo án các môn học khối 5 - Kì II - Tuần 21

Giáo án các môn học khối 5 - Kì II - Tuần 21

Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông.

 - Vận dụng tốt vào giải bài tập.

 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định (1p):

 2. Kiểm tra(3p): ? Học sinh làm bài tập 2 (102)

 3. Bài mới: - Giới thiệu bài (2p):

 - Nội dung (30p)

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Kì II - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
	Toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông.
	- Vận dụng tốt vào giải bài tập.
	- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định (1p):
	2. Kiểm tra(3p): ? Học sinh làm bài tập 2 (102)
	3. Bài mới:	- Giới thiệu bài (2p):
	- Nội dung (30p)
a) Giới thiệu cách tính.
- GV hướng dẫn HS làm ví dụ.
- GV hướng dẫn học sinh tính diện tích từng phần nhỏ từ đó suy ra diện tích toàn mảnh đất.
b) Thực hành:
Bài 1: ? Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên chấm - nhận xét.
Bài 2: - Hướng dẫn HS trao đổi cặp.
- Giáo viên nhận xét- đánh giá.
- Học sinh đọc ví dụ.
- Học sinh tính, hai em làm bảng nhóm, lớp làm VBT rồi trình bày:
Chiều dài hình chữ nhật 1 là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật 1 là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật 2 là:
4,2 x 6,5 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
- Học sinh thảo luận trình bày.
Cạnh AB dài là:
100,5 + 40,5 = 141 (m)
Cạnh BC dài là:
50 + 30 = 80 (m)
Diện tích ABCD là:
141 x 80 = 11280 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật 1 là:
50 x 40,5 x 2 = 4050 (m2)
Diên tích của khu đất là:
11280 – 4050 = 7230 (m2)
Đáp số: 7230 m2
	4. Củng cố dặn dò (2p):
	 - Nhắc lại nội dung. HDHS liên hệ – nhận xét.
	- HDVN: Làm vở bài tập.
--------------------------------------------
Toán (BS)
toán giải bằng phương pháp tính ngược (t2)
I. Mục tiêu: Sau bài học, tiếp tục giúp học sinh:
	- Làm được một số bài tập giải bằng phương pháp tính ngược
	- Giáo dục ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
Tổ chức (1p):
Bài cũ:
Bài mới: - Giới thiệu (2p):
 - Nội dung (30p):
Bài 1: Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 2 được bao nhiêu đem chia cho 3 rồi trừ đi 4 thì được kết quả là 6.
- Khuyến khích học sinh giải theo các cách khác nhau.
Giải:
Trước khi trừ đi 4 ta có: 4 + 6 = 10
Trước khi chia cho 3 ta có: 10 x 3 = 30
Trước khi nhân với 2 ta có: 30 : 2 = 15
Số cần tìm là: 15 – 1 = 14
Đáp số : 14
Bài 2: Một người bán một số cam như sau: Lần thứ nhất bán 1/2 số cam và thêm 1 quả; lần thứ hai bán 1/2 số cam còn lại và thêm 1 quả; lần thứ ba bán 1/2 số cam còn lại sau hai lần bán trước và thêm 1 quả; cuối cùng còn lại 10 quả. Hỏi người đó có tất cả bao nhiêu quả cam?
Bài giải:
Trước khi bán lần thứ ba người đó có số quả cam:
(10 + 1) x 2 = 22 (quả)
Trước khi bán lần thứ hai người đó có:
(22 + 1) x 2 = 46 (qủa)
Số cam của người đó có là:
(46 + 1 ) x 2 = 94 (quả)
Đáp số : 94 quả.
- HS có thể làm theo các cách khác nhau.
Bài 3: Tìm một số biết rằng số đó nhân với 4 được bao nhiêu cộng với 4 thì được kết quả là 7744.
Bài giải:
Trước khi cộng với 4 thì số đó la:
7744 – 4 = 7740
Số đó là:
7740 : 4 = 1935
Đáp sô: 1935
4. Củng cố, dặn dò (2p):
- Nhắc lại nội dung.
- Nhận xét giờ học:
- Ôn bài và ghi nhớ nội dung, làm lại bài tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Thể dục
Tung và bắt bóng - nhảy dây - bật cao
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Ôn tung và bắt bóng theo 2- 3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
 - Làm quen động tác bật cao.
 - Chơi trò chơi: “Bóng chuyền sáu”
II. Đồ dùng dạy học: - Sân bãi. 1 học sinh 1 dây nhảy.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Phần mở đầu(8p):
- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
- Khởi động:
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối sau đó thực hiện động tác chao dây rồi bật nhảy tại chỗ nhẹ nhàng.
	2. Phần cơ bản(20p): 	
* Ôn tung và bắt bóng.
- GV quan sát, sửa sai.
- GV biểu dương.
* Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Nhận xét.
* Làm quen nhảy bật cao:
- GV làm mẫu (giảng giải ngắn gọn)
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Chơi trò chơi: “Bóng chuyền sáu”.
- GV nhắc nhở chú ý an toàn khi chơi.
- Tập theo nhóm 2- 3 người.
+ Các nhóm chơi theo khu vực của mình.
+ Các nhóm thi đua với nhau.
- Tập theo nhóm 2- 3 người.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Tập theo đội hình hàng ngang.
- HS thực hiện theo.
- Chia lớp làm 4 nhóm: tập.
- Thi đấu loại trực tiếp loại đội vô địch.
	3. Phần kết thúc (8p):	
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn ôn động tác tung và bắt bóng.
- Thả lỏng; Hít thở sâu.
--------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập về tính diện tích (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng thực hành tính diện tích các hình đã học: Diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang.
	- Vận dụng vào làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định(1p):
	2. Kiểm tra bài cũ(3p): Gọi HS lên chữa bài 2.
	3. Bài mới: - Giới thiệu (2p):
	 - Nội dung (30p):
* GV nêu ví dụ:
- GV hướng dẫn cách làm.
+ B1: Chia hình tứ giác thành những hình đã học.
+ B2: Tính khoảng (chiều cao của các hình vừa tạo)
+ B3: Tính diện tích các hình nhỏ 
g tính diện tích các hình lớn.
- GV gọi HS trình bày miệng cách làm theo từng bước.
Vậy diện tích mảnh đất là:
1677,5 m2 
Bài 1: 
- Cho một HS nêu cách làm:
+ Tính diện tích hình thang ABGD
+ Tính diện tích tam giác BGC
+ Tính diện tích tứ giác ABCD
Bài 2: Cho HS làm bài cá nhân, hai em làm bảng nhóm rồi trình bày, nhận xét bổ sung.
- Nhận xét cho điểm.
- HS đọc đầu bài ví dụ (SGK - 10)
 (m2)
 (m2)
 = 935 + 742,5 = 1677,5 (m2)
- Một học sinh lên bảng.
 Độ dài BG là:
28 + 63 = 91 (m)
 Diện tích tam giác BGC là:
91 x 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích hình thang ABGD là:
(91 + 63) x 84 : 2 = 6468 (m2)
 Diện tích tứ giác ABCD là:
1365 + 6468 = 7833 (m2)
 Đáp số: 7833 m2.
 (m2)
 (m2)
 (m2)
 = 1835,06 (m2)
 Đáp số: 1835,06 m2.
	4. Củng cố- dặn dò (2p):
	- Hệ thống bài
	- Nhận xét giờ.
	- Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------
Khoa học
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Trình bày được tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
	- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động  của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
II. Chuẩn bị:
	- Phương tiện chạy bằng năng lượng mặt trời (tranh ảnh )
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định(1p):
	2. Kiểm tra:
	3. Bài mới: - Giới thiệu (2p):
	 - Nội dung (30p):
Hoạt động 1: Thảo luận cặp:
? Năng lượng Mặt trời ở những dạng nào?
? Nêu vài trò của năng lượng Mặt Trời đối với sự sống.
- Gọi đại diện lên trình bày.
- HS thảo luận- trả lời câu hỏi.
+ ánh sáng và nhiệt.
+ Nguồn gốc của các nguồn năng lượng là mặt trời.
+ Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
Hoạt động 2: Quan sát thảo luận.
? Kể một số công cụ, máy móc, sử dụng năng lượng mặt trời?
? Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình vàđịa phương.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Trò chơi.
- Chia lớp làm 2 nhóm (5 HS/ nhóm)
- Từng thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất 
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Quan sát hình và thảo luận theo các nội dung.
+ Máy tính bỏi túi
+ Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối 
- Đại diện lên trình bày.
	4. Củng cố- dặn dò(2p):
	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ và HDVN: Ôn bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------
Toán (BS)
toán giải bằng phương pháp tính ngược (t3)
I. Mục tiêu: Sau bài học, tiếp tục giúp học sinh:
	- Làm được một số bài tập giải bằng phương pháp tính ngược
	- Giáo dục ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
Tổ chức (1p):
Bài cũ:
Bài mới: - Giới thiệu (2p):
 - Nội dung (30p):
Bài 1: Nhà bạn Cường nuôi một số thỏ, đợt một bán 1/3 số thỏ, đợt hai bán 1/3 số thỏ còn lại, đợt ba bán 1/3 số thỏ còn lại sau hai đợt bán, cuối cùng còn lại 8 con thỏ. Hỏi nhà bạn Cường nuôi được mấy con thỏ?
Giải:
Trước khi bán lần thứ ba số thỏ có là:
8 x 3 : 2 = 12 (con)
Trước khi bán lần thứ hai số thỏ có là:
12 x 3 : 2 = 18 (con)
Trước khi bán lần thứ nhất số thỏ có là:
18 x 3 : 2 = 27 (con)
Vậy, số thỏ nhà bạn Cường nuôi được là 27 con.
Đáp số : 27 con.
Bài 2: Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1, rồi nhân với 2, được bao nhiêu đem chia cho 3, rồi trừ đi 4 thì được kết quả là 5.
Bài giải:
Kí hiệu số phải tìm là x. Theo bài ra ta có:
(x + 1) x 2 : 3 – 4 = 5
Từ đó tìm được x = 12,5
- HS có thể làm theo các cách khác nhau.
Bài 3: Tìm Y trong dãy phép tính sau:
(515,5 x 40 - 18) – (314 : 0,5 x Y) = 17776
Bài giải:
(515,5 x 40 - 18) – (314 : 0,5 x Y) = 17776
(20620 – 18) – 17776 = 314 : 0,5 x Y
628 x Y = 2826
Y = 2826 : 628
Y = 4,5
4. Củng cố, dặn dò (2p):
- Nhắc lại nội dung.
- Nhận xét giờ học:
- Ôn bài và ghi nhớ nội dung, làm lại bài tập.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
Thể dục
Tung và bắt bóng - Nhảy dây- bật cao – trò chơi “trồng nụ trồng hoa”
I. Mục tiêu: 
	- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
	- Tiếp tục làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản.
	- Làm quen trò chơi “Trồng nụ trồng hoa”. Yêu cầu biết chơi và tham gia đúng cách.
II. Chuẩn bị: Sân bãi. Mỗi học sinh một dây nhảy và đủ số lượng bóng.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Phần mở đầu(8p):
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Cho học sinh khởi động:
- Xoay các khớp.
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
	2. Phần cơ bản(20p): 	
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm.
- Giáo viên quan sát sửa chữa.
* Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Làm quen nhảy bật cao tại chỗ.
+ Giáo viên làm mẫu cách nhún lấy đà và bật nhảy.
- Làm quen trò chơi:
+ Phổ biến luật chơi.
- Chia lớp làm các nhóm 3 người.
- Các tổ tập luyện theo sự hướng dẫn của học sinh.
- Học sinh bật nhảy một số lần bằng cả 2 chân, khi rời xuống làm tác hoãn xung.
- Thực hiện bật nhảy theo nhịp hô:
1- nhún lấy đà. 2- bật nhảy.
3- rơi xuống đất và hoãn xung
“Trồng nụ trồng hoa” 
- Học sinh chơi.
	3. Phần kết thúc(8p):	
- Cho học sinh thả lỏng.
- Hệ thống bài; Nhận xét giờ. 
- Dặn về nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Hít thở sâu tích cực 2 đến 3 phút; Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
---------------------------- ... g và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống cho gà?
- Nhận xét và giải thích.
- Tóm tắt nội dung cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống.
b) Vệ sinh chuồng nuôi.
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà (bài 16).
? Nếu không thường xuyên vệ sinh chuồng thì không khí sẽ như thế nào?
- Nhận xét và kết luận theo SGK.
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng bệnh dịch cho gà.
? Em hãy nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
- Nhận xét và kết luận.
- HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- HS nêu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS đọc mục 2c và quan sát hình 2 (SGK).
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm
- GV nêu đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
 4. Củng cố, dặn dò(2p):
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài. Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
Âm nhạc
Học hát: bài “tre ngà bên lăng bác”
Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
I Mục tiêu.
- H\s hát đúng giai điệu bài “Tre ngà bên lăng Bác”, thể hiện đúng trường độ cao độ, móc đơn chấm đôi, móc kép, nhũng tiến hát luyến, những tiếng ngân dài 5 phách.
- H\s trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Góp phần giáo dục Hs tình cảm yêu mến Bác hồ.
II. Chuẩn bị: SGK. Băng đĩa CD, đài.
III. Hoạt động dạy học:
Tổ chức (1p):
Bài cũ:
Bài mới: - Giới thiệu (2p):
 - Nội dung (30p): Học hát: Tre ngà bên lăng Bác.
*. Giới thiệu bài hát:
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
- Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích là người rất thành công với những tác phẩm âm nhạc cho thiếu nhi. Ông đã có được 4 bài hát được bình chọn trong 50 ca khúc hay nhất thế kỉ 20. hôm nay các em học bài hát Tre ngà bên lăng Bác 
*. Đọc lời ca: Cho HS đọc lời ca.
- Giải thích từ khó: tre ngà là cây tre có thân mầu vàng lá xanh ; chim chuyền( động từ) là con chim chuyền từ cành này sang cành khác .
*. Nghe hát mẫu: 
- Gv trình bày bài hát
*. Tập hát từng câu:
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà.
Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
Đón nắng đâu về mà thêu hoa, thêu hoa.
Rất trong là tiếng chim, tiếng chim chuyền ngây thơ.
Rất xanh tiếng sáo diều, tiếng sáo diều ngân nga.
Một khoảng trời quê hương thân yêu về bên bác.
Cho em về ca hát dưới mái tóc tre ngà
- Bắt nhịp 2-3 để h\s thực hiện
- H\s thực hiện những câu tiếp
- 1-2 h\s khá lên hát
- Hs tập các câu tương tự
- HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những câu ngân dài 2 phách hoặc 4 phách.
*. Hát toàn bài
- H\s hát cả bài trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, thể hiện đúng những chỗ chuyển quãng 6, quãng 8 trong bài. 
4. Củng cố dặn dò (3p):
- HS trả lời câu hỏi: ? Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? Em thích câu hát nào, hình ảnh nào, nét nhạc nào?
- Nhận xét giờ.
- Hướng dẫn về nhà 
- H\s trình bày bài hát kết hợp gõ đệm với hai âm sắc
- H\s thuộc bài hát tìm một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. Ôn bài học thuộc bài hát.
--------------------------------------------------------
Toán (BS)
toán giải bằng phương pháp tính ngược (t4)
I. Mục tiêu: Sau bài học, tiếp tục giúp học sinh:
	- Làm được một số bài tập giải bằng phương pháp tính ngược
	- Giáo dục ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
Tổ chức (1p):
Bài cũ:
Bài mới: - Giới thiệu (2p):
 - Nội dung (30p):
Bài 1: Ba hoàng tử nước láng giềng muốn cầu hôn công chúa. Vua cha đặt câu hỏi: “Giỏ này đựng mận. Nếu ta cho hoàng tử thứ nhất một nửa số mận và thêm 1 quả, hoàng tử thứ hai một nửa số mận còn lại và thêm 2 quả. Hoàng tử thứ ba được nửa số mận còn lại và thêm 3 quả nữa thì giỏ mận không còn quả nào.” Nếu ai tìm được lúc đầu giỏ mận có bao nhiêu quả thì sẽ được gặp mặt công chúa. Mấy chàng hoàng tử nghĩ mãi không ra. Em hãy giúp xem.
Giải
Sau khi cho hoàng tử thứ hai, trong giỏ còn:
(0 + 3) x 2 = 6 (quả)
Sau khi cho hoàng tử thứ nhất, trong giỏ còn: 
(6 + 2) x 2 = 16 (quả)
Lúc đầu trong giỏ có: 
(16 + 1) x 2 = 34 (quả)
Đáp số: 34 quả.
- HS có thể giải theo các cách khác nhau sau đó trình bày. (Sơ đồ, dùng chữ thay số, ....)
Bài 2: Có 3 đội thiếu niên A, B, C với tổng số đội viên khoảng 40 – 50 em. Để chuẩn bị tham gia lao động, nhà trường dự định chia lại số đội viên bằng cách: chuyển từ đội A sang đội B số đội viên bằng số đội viên của đội B, chuyển từ đội B sang đội C số đội viên bằng số đội viên của đội C, chuyển từ đội C sang đội A một số đội viên bằng số đội viên của đội A. Sau ba lần chuyển như vậy thì số đội viên của cả ba đội bằng nhau. Tính số đội viên của 3 đội lúc đầu.
Bài giải:
Ta có lưu đồ: (HS tự vẽ)
Sau 3 lần chuyển, số đội viên của cả ba đội bằng nhau nên tổng số đội viên phải chia hết cho 3. Từ 40 đến 50 chỉ có các số 42, 45, và 48 là chia hết cho 3.
Mặt khác, sau lần chuyển thứ ba, số đội viên của đội A phải là số chẵn, sau lần chuyển thứ hai, số đội viên của đội C cũng là số chẵn.
Ta xét các trường hợp sau:
TH1: Tổng số đội viênlà 42, thì sau lần chuyển thứ ba, mỗi đội sẽ có:.
TH2: Tổng số đội viên là 45, thì sau lần chuyển thứ ba, mỗi đội sẽ có: .
TH3: Tổng số đội viên là 48, thì sau lần chuyển thứ ba, mỗi đội sẽ có: 
Đáp số: đội A có 22 bạn, đội B có 14 bạn, đội C có 12 bạn.
4. Củng cố, dặn dò (2p):
- Nhắc lại nội dung.
- Nhận xét giờ học:
- Ôn bài và ghi nhớ nội dung, làm lại bài tập.
------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
Toán
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần 
của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Có biểu tợpng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Một hình hộp chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định(1p):
	2. Bài cũ(3p): Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài(2p):
	b) Giảng bài(30p).
* Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, của hình hộp chữ nhật.
- GV giới thiệu một hình hộp chữ nhật và chỉ ra các mặt xung quanh.
g Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.
1. Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5 cm và chiều cao 4 cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó:
Giải
Chiều dài là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm)
(chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật )
Chiều rộng là: 
4 cm (chiều cao hình hộp chữ nhật)
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là: 20 x 4 = 104 (cm2)
- Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật?
Gọi diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là: Sxq
Ta có công thức:
- Giáo viên hướng dẫn và kết luận:
- Học sinh đọc
- Học sinh trả lời
g Quy tắc (học sinh đọc)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.	 - Học sinh đọc.
ở ví dụ 1 có diện tích mặt đáy là:	8 x 5 = 40 (cm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 104 + 40 x 2 = 184 (cm2)
- Nếu gọi diện tích toàn phần là: STP
Ta có công thức:
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn
STP = Sxq + Smặt đáy x 2
- Học sinh làm cá nhân.
Giải
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:
(4 + 5) x 2 x 3 = 54 (cm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
54 + 5 x 4 x 2 = 94 (cm2)
 Đáp số: Sxq: 54 cm2
 STP: 94 cm2 
- Học sinh làm vở
Bài giải 
Sxq thùng tôn là: (6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
STP thùng tôn không nắp là: 
180 + 6 x 4 = 204 (dm2)
 Đáp số: 204 dm2
	4. Củng cố- dặn dò(2p):
	- Nhắc lại quy tắc tính Sxq , STP hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét giờ và HDVN: Ôn bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------
Khoa học (BS)
Ôn tập : năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu: Sau bài học, giúp học sinh:
	- Ôn tập củng cố một số kiến thức cơ bản đã học trong bài “Sự biếnđổi hoá học” và bài “Năng lượng”
	- Giáo dục ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
1. Tổ chức (1p):
2. Bài cũ:
3. Bài mới: - Giới thiệu (2p):
- Nội dung (30p):
Phần 1: GVHD học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
- Nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài tập trong VBT cá nhân.
- Trình bày, nhận xét bổ sung.
Phần 2: HDHS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
- Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở dạng ánh sáng và nhiệt.
- Năng lượng mặt trời có vai trò quan trong đối với sự sống, thời tiết và khí hậu. Cụ thể là:
+ Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, đun nấu, làm khô, phát điện, 
+ Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm cho muôn loài, giúp cho cây xanh tốt,
người và động vật khoẻ mạnh. Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để sinhtrưởng và phát triển. Cây là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp của động vật. Cây còn cung cấp củi đun. Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng được hình thành do năng lượng mặt trời.
+ Năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão, trên trái đất.
Câu 2: Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động, của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
- Phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm như: lúa, ngô, cà phê, sắn,
- Máy tính bỏ túi, bình nước nóng, hoạt động bằng năng lượng mặt trời.
- 
4. Củng cố, dặn dò(2p):
- Nhắc lại nội dung.
- Nhận xét giờ học:
- Ôn bài và ghi nhớ nội dung, làm lại bài tập.
------------------------------------------------------
 Sinh hoạt
SƠ kết tuần 21
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh nắm được ưu nhược điểm tuần 21.
	- Nắm được phương hướng tuần 22.
	- Tổ chức cho học sinh vui văn nghệ.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định (1p):
	2. Sinh hoạt (18- 20p): 
	a) Nhận xét tuần 21.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
b) Phương hướng tuần 22.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Thi đua học tập tốt.
c) Vui văn nghệ.
- Chia lớp 2 đội.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động của lớp.
- Lớp thảo luận theo tổ g tự nhận xét đánh giá và kiểm điểm thành viên trong tổ.
- Cả lớp hát.
- Thi hát theo đội (2 đội)
(Hoặc kể chuyện)
+ Lớp nhận xét, đánh giá
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 21 DIB.doc