Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 05

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 05

Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

2. Kỹ năng:

- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật

 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần yêu quê hương đất nước

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh

3. Bài mới:

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY TIÊU CHUẨN THÁNG 01 + 02 / 2011
Tuần
Thứ, ngày
Lớp
Tiết
Môn
Tên bài
Ghi chú
Thứ nhất
&
Thứ hai
Hai
10 / 01
5B
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Khoa học
Người công dân số Một
Diện tích hình thang
Em yêu quê hương
Dung dịch
Thứ ba
&
Thứ tư
Ba
11 / 01
5B
1
2
3
4
Thể dục
Chính tả
Toán
Ôn luyện
Trò chơi: Lò cò tiếp sức và đua ngựa
Nghe viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Luyện tập
Ôn tập về câu
Thứ nhất
&
Thứ hai
Hai
24 / 01
5A
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Khoa học
Trí dũng song toàn
Luyện tập về tính diện tích
UBND xã (phường) em
Năng lượng mặt trời
Thứ ba
&
Thứ tư
Năm
27 / 01
5A
1
2
3
4
Toán
Luyện từ & Câu
Kể chuyện
Hoạt động NGLL
Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Sử dụng năng lượng chất đốt
Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011
Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
2. Kỹ năng:	
- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật
	- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, ...
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần yêu quê hương đất nước
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các từ ngữ gốc nước ngoài: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa ® GV đọc mẫu yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh phát âm những từ ngữ đọc sai, không chính xác.
- Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải 
- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn (giọng cảm hứng, ca ngợi thể hiện sự trân trọng đề cao)
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi: 
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
+ Những câu nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
+ Câu chuyện giữa anh Thành với anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
v Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm
- Đối với bài văn này, các em cần có giọng đọc như thế nào?
Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 học sinh khá giỏi đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Nhiều học sinh tiếp nối đọc từng đoạn của bài văn, đọc các từ ngữ có âm tr, r, s chính xác.
- 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. Các em có thể nêu thêm từ ngữ chưa hiểu
- Cho đọc từ ngữ chú giải, cả lớp đọc theo.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Tìm việc làm ở Sài Gòn
- “Chúng ta là đồng bào, Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng ....”
- Cho học sinh thi đua tìm
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Đọc phân biệt rõ nhân vật.
- Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
4. Cũng cố, dặn dò: Học sinh chuẩn bị bài tiết sau
Toán: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách tính diện tích hình thang và biết vận dụng cách tính diện tích hình thang.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh nắm công thức và tính diện tích thang nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	2 hình tam giác bằng nhau.
+ HS: 2 hình tam giác, kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh sửa bài về nhà của tiết trước
	- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình thang.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình thang.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép hình.
Yêu cầu học sinh nhận xét.
Học sinh tính diện tích hình tam giác AED (Như tiết trước)
Học sinh so sánh đáy của tam giác AED và hai đáy của hình thang ABCD
- Học sinh nhìn vào công thức bên để nêu nhận xét
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng cách tính diện tích hình thang.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, động não.
	* Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích thang.
	* Bài 2
+	Đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao có cùng một đơn vị đo
+ Sau đó tính diện tích hình thang
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh thực hành cắt hình thang như hình vẽ.
 A B
D H C E
Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác AED.
- SAED = 
Đáy của tam giác AED = Tổng hai đáy của hình thang ABCD
- Ta có thể ghi lại như sau:
SAED = = 
 = 
- Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2
Gọi đáy lớn là a, đáy bé là b, chiều cao là h, ta có thể ghi công thức như
Shình thang = 
- Học sinh nhắc lại
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh lần lượt đọc.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh tính.
Học sinh sửa bài a, b
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề bài.
Học sinh nêu tóm tắt.
Học sinh giải.
1 học sinh giải trên bảng.
4. Cũng cố, dặn dò:
	- Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
	- Về nhà hoàn chỉnh bài tập 3.
Đạo đức: EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết Yêu quê hương mình
2. Kĩ năng: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình .
3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương .
II. Chuẩn bị: 
- HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN , các bài hát nói về quê hương 
- GV: Băng hình về Tổ quốc VN, Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi”
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã thực hiện việc hợp tác với mọi người ở trường, ở nhà như thế nào? Kết quả ra sao?.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
vHoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em “
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận.
Học sinh đọc truyện “Cây đa làng em “trang 28 / SGK 
® Kết luận:
- Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà .
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Phương pháp: Luyện tập, thuyết trình.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
® Kết luận :
- Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương 
- GV yêu cầu đọc ghi nhớ 
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
Nêu yêu cầu cho học sinh kể được những việc đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình 
GV gợi ý :
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
® Kết luận và khen một số HS đã thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 4.
1 em đọc.
- Học sinh thảo luận theo các câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trả lời .
Lớp nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận để làm BT 1
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh làm bài cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Cả lớp nhận xét và bổ sung .
4. Cũng cố, dặn dò:
- Trực quan, thảo luận. Yêu cầu học sinh vẽ tranh và chuẩn bị bài hát
- Chuẩn bị tiết sau thực hành
Khoa học: DUNG DỊCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu định nghĩa về dung dịch. 
- Kể tên một số dung dịch.
- Nêu cách tách các chất trong dung dịch.
2. Kĩ năng: Tạo ra một một dung dịch.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 68, 69, Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.	
- HS: SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Cho H làm việc theo nhóm.
Giải thích hiện tượng đường không tan hết?
Khi cho quá nhiều đường hoặc muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy cốc.
Khi đó ta có một dung dịch nước đường bão hoà.
Định nghĩa dung dịch là gì và kể tên một số dung dịch khác?
Kết luận:
Tạo dung dịch ít nhất có hai chất một chất ở thể lỏng chất kia hoà tan trong chất lỏng.
Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
Nước chấm, rượu hoa quả.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất đề làm gì?
Kết luận:
Tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
Sử dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn.
 Tạo ra một dung dịch nước đường (hoặc nước muối).
Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
Dung dịch là gì?
Kể tên một số dung dịch khác mà bạn biết.
Đại diện các nhóm nêu công thức pha dung dịch nước đường (hoặc nước muối).
Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có đường (hoặc muối) không tan hết mà còn đọng ở đáy cốc.
Dung dịch nước và xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối, Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất bị hoà tan trong nó.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển thực hành ở trang 69 SGK.
Dự đoán kết quả thí nghiệm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Nước từ ống cao su sẽ chảy vào li.
Chưng cất.
Tạo ra nước cất.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Xem lại bài + học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Sự biến đổi hóa học
Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2009
Thể dục: TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” VÀ “ĐUA NGỰA”
I. Mục tiêu:
	- Ôn để cũng cố và nâng cao đội hình đội ngũ.
- Yêu cầu nhanh nhẹn, bình tĩnh khi chơi.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
	- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
	- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông.
	- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình sân trường.
	- Chơi trò “Chim bay”
2. Phần cơ bản:
a) Trò chơi “Lò cò tiếp sức”:
	- Chơi trò “Lò cò tiếp sức”
	- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hi ... 2, 3, 4 trang 76/ SGK thảo luận. (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ).
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
4. Cũng cố, dặn dò:
- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
- Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.
  Chiếu sáng
  Sưởi ấm 
- Xem lại bài + Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 1).
- Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 27 tháng 01 năm 2011
Toán: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình thành được biểu tượng trong hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình chữ nhật.
- Chỉ ra được các yếu tố củ hình hộp chữ nhật – hình lập phương.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
- GV:	Dạng hình hộp – dang khai triển.
- HS: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sửa bài 1/ 12
- Cả lớp nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thực hành biểu tượng: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận, động não. 
Giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật.
Yêu cầu học sinh nhận ra các yếu tố:
+ Các mặt hình gì?
+ Mấy mặt?
+ Mấy đỉnh?
+ Mấy cạnh?
+ Mấy kích thước?
Giáo viên chốt.
Yêu cầu học sinh chỉ ra các mặt dạng khai triển.
Tương tự hướng dẫn học sinh quan sát hình lập phương.
Giáo viên chốt.
Yêu cầu học sinh tìm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Phướng pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1
Giáo viên chốt.
	Bài 2
Giáo viên chốt.
	Bài 3
Giáo viên chốt.
	Bài 4
Giáo viên chốt lại kích thước các mặt để áp dụng tính diện tích.
Hoạt động nhóm, lớp.
Chia nhóm.
Nhóm trưởng hướng dẫn học sinh quan sát và ghi lại vào bảng thảo luận.
Đại diện nêu lên.
Cả lớp quan sát nhận xét.
Thực hiện theo nhóm.
Nhận biết các yếu tố qua dạng khai triển và dạng hình khối.
Đại diện trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
Các nhóm thi đua tìm được nhiều và đúng.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
Học sinh làm bài – 4 em lên bảng sửa bài – cả lớp nhận xét.
Đọc đề – làm bài.
Học sinh sửa bài – đổi tập.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc kỹ đề bài.
Quan sát số đo và tính diện tích từng mặt.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Học sinh lần lượt nêu các mặt xung quanh. Thực hành trên mẫu vật hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Làm bài nhà 2, 3/ 14
- Chuẩn bị: “Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần”.
- Nhận xét tiết học 
Luyện từ và Câu: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện giả thiết kết quả.
2. Kĩ năng: Biết tạo ra các câu ghép mới bằng cách đảo vị trí các vế câu, chọn quan hệ từ thích hợp, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả, giả thiết – kết quả.
3. Thái độ: Có ý thức dùng đúng câu ghép.
II. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nội dung kiểm tra: Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ của tiết học trước.
	  Em hãy nêu cách nói các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả? Cho ví dụ?
	  Yêu cầu 2 – 3 học sinh làm lại bài tập 3, 4.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
	Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên hỏi lại học sinh ghi nhớ về câu ghép.
	  Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của câu ghép?
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn câu văn mời 1 học sinh lên bảng phân tích câu văn.
Giáo viên chốt lại: câu văn trên sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu thì thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
	Bài 2
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Bài 3
Yêu cầu cả lớp viết nhanh ra nháp những cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh hoạ cho các cặp quan hệ từ đó.
v Hoạt động 2: Rút ghi nhớ.
Phương pháp: Đàm thoại, động não.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
Giáo viên phân tích thêm cho học sinh hiểu: giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra. Còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra.
VD: 
	  Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng (giả thiết).
	  Nếu nhiệt độ trong phòng lên đến 30 độ thì ta bật quạt (điều kiện).
v Hoạt động 3: Luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm.
 Bài 1
Cho học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 1 gọi 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép.
Giáo viên phát giấy bút cho học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2
Giáo viên nhắc học sinh: các em có thể thêm hoặc bớt từ khi thay đổi vị trí các vế câu để tập câu ghép mới.
Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 3
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 3 gọi khoảng 3 – 4 học sinh lên bảng thi đua làm đúng và nhanh.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 4
Cách thực hiện tương tự như bài tập 3.
Giáo viên nhận xét, kết luận nhóm có nhiều câu điền vế câu hay và thích hợp.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu câu trả lời.
Cả lớp đọc thầm lại câu ghép đề bài cho, suy nghĩ và phân tích cấu tạo của câu ghép.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh làm bài trên bảng và trình bày kết quả.
VD: câu ghép.
	  Nếu tôi / thả một con cá vàng vào bình nước thì nước / sẽ như thế nào? (2 vế – sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu  thì 
1 học sinh đọc lại yêu cầu đề bài.
Học sinh suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi.
VD: Nước sẽ như thế nào nếu ta thả một con cá vàng vào bình nước.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc lại yêu cầu và suy nghĩ làm bài và phát biểu ý kiến.
VD:	Các cặp quan hệ từ:
	+ Nếu  thì 
	+ Nếu như  thì 
	+ Hễ thì  ; Hễ mà  thì 
	+ Giá  thì ; Giá mà  thì 
	Ví dụ minh hoạ
	+ Nếu như tôi thả một con cá vàng vào nước thì nước sẽ như thế nào?
	+ Giả sử tôi thả một con cá vàng vào nước thì sẽ như thế nào?
Hoạt động cá nhân, lớp.
Nhiều học sinh đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo.
® Rút ra ghi nhớ/ 42
Hoạt động cá nhân, nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ và đánh dấu bằng nút chỉ vào các yêu cầu trong SGK.
3 – 4 học sinh lên bảng làm: gạch dưới các vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn các quan hệ từ nối chúng lại với nhau.
VD:
	a. Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu thần đi đã.
	b. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
	c. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
	 Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.
	 Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây trắng.	
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc.
Học sinh trao đổi theo cặp, các em viết nhanh ra nháp những câu ghép mới.
Đại diện từng cặp phát biểu ý kiến.
VD:
a. Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước đã, nếu bệ hạ muốn hàng.
	b. Ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch bọn xâm lược hễ còn một tên trên đất nước ta.
	c. Tôi sẽ là loài bồ câu trắng nếu tôi là chim.
	 Tôi sẽ là một đoá hướng dương, nếu tôi là hoa.
	 Tôi sẽ là một vầng mây trắng, nếu tôi là mây 
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề bài, suy nghĩ rồi điền quan hệ từ thích hợp bằng bút chì vào chỗ trống.
3 – 4 học sinh lên bảng thi đua làm nhanh. Em nào làm xong đọc kết quả bài làm của mình.
VD:
a. Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b. Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c. Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.
VD:
a. Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ mừng vui.
b. Nếu chúng ta chủ quan thì nhất định chúng ta sẽ thất bại.
c. Nếu chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Ôn bài.
- Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)”.
Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Kể tên và nêu công dụng cảu một số loại chất đốt.
2. Kĩ năng: Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: SGK. bảng thi đua.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Sử dụng năng lượng của mặt trời.
- Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
	- Giáo viên nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
Phương pháp: Đàm thoại.
 Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 78 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm , lớp.
Mỗi nhóm chủan bị một loại chất đốt.
1. Sử dụng chất đốt rắn.
(củi, tre, rơm, rạ ).
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
Học sinh trả lời.
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
4. Cũng cố, dặn dò:
- GV chốt: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- Xem lại bài + học ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day tieu chuan nam hoc 20102011(2).doc