Thư gửi các học sinh
Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- HS K-G đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- HTL đoạn: Sau 80 năm. công học tập của các em.
- GD cho học sinh có ý thức chăm học, nghe thầy yêu bạn, kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
Tuần 1 (Từ ngày 7/9 đến ngày 11/9/2009) Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009 Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ Tập trung sân trường Tiết 2: Tập đọc Thư gửi các học sinh Hồ Chí Minh I. Mục tiêu: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - HS K-G đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - HTL đoạn: Sau 80 năm... công học tập của các em. - GD cho học sinh có ý thức chăm học, nghe thầy yêu bạn, kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ bài học Bảng phụ chép đoạn thư h/s cần học thuộc lòng III. Các hoạt động dạy học: 1- KT sách vở của học sinh 2- Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Nội dung HĐ 1: Luyện đọc Yêu cầu 1 em giỏi đọc toàn bài. Hs đọc tiếp nối từng đoạn của bài từ 2 đến 3 lượt GV kết hợp sửa lỗi cho h/s về: phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc. GV giúp học sinh hiểu nghĩa 1 số từ ngữ mới và khó: nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu. Hs luyện đọc theo cặp Một hs đọc cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng và tin tưởng) HĐ 2: Tìm hiểu bài HS đọc thầm đoạn 1: (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ và sao? ) trả lời câu hỏi 1 SGK *ý đoạn 1: Từ ngày khai trường này, các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Gv cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK *ý đoạn 2: Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước *TK: Bác Hồ khuyên chúng ta cần cố gắng, siêng năng học tập để sau này xây dựng nước nhà. HĐ3: Hướng dẫn h/s luyện đọc diễn cảm HD học sinh luyện đọc đoạn 2 GV đọc mẫu đoạn 2 Cho hs luyện đọc diễn cảm theo cặp Yêu cầu hs thi đọc trước lớp GV tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng 3 - Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học Nêu ý nghĩa của bài? Đọc trước bài văn tả cảnh: Quang cảnh làng mạc ngày mùa Hs luyện đọc cá nhân, đọc cặp đôi Học sinh luyện đọc theo cặp Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ xung Hs trả lời, h/s khác nhận xét Hs luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng Học sinh nêu lại nội dung bài Tiết 3: Âm nhạc Ôn tập một số bài hát đã học Tiết 4: Mĩ thuật TTMT: Xem tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” Buổi chiều Tiết 1: Toán * Ôn tập: Khái niệm về phân số I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập và củng cố khái niệm về phân số, cách đọc viết các phân số; biết biểu diễn một phép chia STN cho một STN khác 0 và viết một STN dưới dạng phân số - Rèn kĩ năng đọc, viết các phân số . - GD học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa cắt và vẽ nh trong sgk III. Các HĐ dạy học: 1- Giới thiệu bài: 2- Ôn tập: HĐ1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số Cho hs quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi và tự viết các phân số Gọi hs nêu khái niệm các phân số đó. HĐ2: Ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số GV cho hs lần lượt viết 1:3, 4 : 10, 9: 2dưới dạng phân số Tương tự đối với các phần chú ý 2, 3, 4 trong sgk HS tự ghi các phân số vào vở nháp 1 số em nêu HS tự viết vào nháp và đọc kết quả HS làm tương tự như trên HĐ3: Thực hành *Bài 1: Cho h/s làm miệng Chú ý sửa sai cho h/s *Bài 2: Cho h/s tự làm bài vào vở Chữa bài cho h/s *Bài 3: HD tương tự bài 2 *Bài 4: GV hướng dẫn HS tự điền số thích hợp và giải thích cách điền 3- Củng cố, dặn dò: - TK: Nhắc lại cách đọc, viết các phân số - Nhận xét tiết học HS làm miệng HS làm bài, 1 số em lên bảng 1 số em nhắc lại Tiết 2: Chính tả * Nghe viết: Việt Nam thân yêu I- Mục tiêu: - Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Việt Nam thân yêu. - Làm bài tập để củng cố qui tắc viết chính tả với: ng, ngh.g,,gh. c,k. - Rèn kĩ năng nghe-viết , cách trình bày một đoạn thơ lục bát - GD tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. II- Đồ dùng: -Vở bài tập Tiếng Việt 5 III- HĐ dạy học: 1-Giới thiệu bài 2-Bài mới HĐ1: HD học sinh nghe viết - GV đọc mẫu bài chính tả - Tóm tắt ND bài viết ? - Những chữ nào khó viết ? - GV lưu ý cho HS 1 số chữ khó viết : mênh mông, biển lúa, dập dờn. - Yêu cầu hs quan sát cách trình bày bài thơ lục bát. - Gv đọc cho hs viết bài vào vở - Đọc soát lỗi cho hs - Chấm chữa khoảng từ 7 đến 10 bài - Gv nhận xét chung. HĐ2: HD học sinh làm bài tập chính tả Bài 2: Cho hs nêu yêu cầu bài tập Gv lưu ý hs: Ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh. Ô trống số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh.Ô trống số 3 là tiếng bắt đầu là c hoặc k. Cho hs làm bài vào vở bài tập Yêu cầu 1 số em đọc bài của mình. Bài 3: Cho hs nêu yêu cầu bài tập HS đọc lại bài HS trả lời HS viết bài Hs đổi vở để kiểm tra bài Hs nêu yêu cầu bài tập HS đọc bài miệng Cho hs làm bài vào vở bài tập 3- Củng cố dặn dò: - Gọi 1 số em nêu qui tắc viết chính tả đối với âm đầu c, k;g,gh; ng,ngh. - Nhận xét tiết học Hs làm bài vào vở Tiết 3: Toán Ôn tập: khái niệm phân số - Mục tiêu: -Củng cố khái niệm ban đầu về phân số -Yêu thích, say mê môn toán. II- Đồ dùng: -Bảng phụ để HS làm bài. -Phiếu bài rèn kĩ năng. III- Hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng: *Bài 1: Viết, đọc các phân số chỉ phần lấy đi: a) Một sợi dây chia làm 6 phần bằng nhau, lấy đi một phần. b) Một thúng trứng được chia làm 4 phần bằng nhau, bán đi 3 phần. *Bài 2:Viết các thương sau dưới dạng phân số: 3 : 5 2 : 7 1 : 2 8 : 3 4 : 3 7 : 5 *Bài 3: Viết phân số dưới dạng thương: *Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 321 = 231 = 2006 = b) 1 = = = = c) 0 = = = = 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Nêu tính chất cơ bản của phân số - HS viết phân số, đọc miệng phân số đã viết(HS yếu) - GV đọc phép chia, HS viết dưới dạng PS (2 HS yếu viết bảng lớp). HS làm bài cá nhân, đổi bài kiểm tra chéo- nêu những lỗi sai của bạn. -Dành cho HS K-G (Làm vở, 2 HS làm bảng phụ, chữa bài) - Học sinh nêu. Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009 Buổi sáng Tiết 1: Toán Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số I- Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập và củng cố tính chất cơ bản của phân số. - Rèn kĩ năng vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số . - GD học sinh tính chính xác , cẩn thận. II- Đồ dùng dạy học: III- Các HĐ dạy học: 1- Giới thiệu bài: 2- Ôn tập: HĐ1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số Gv nêu ví dụ 1: Cho hs phát biểu thành lời tính chất (ý1 sgk) Làm tương tự nh ví dụ 2 sgk. Sau cả 2 ví dụ, gv cho hs nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số. HĐ2: ứng dụng tính chất cơ bản của phân số - GV hướng dẫn hs rút gọn phân số 90/ 120 *Chốt: -Rút gọn P/S để được 1 P/ S có tử số và mẫu số bé đi mà P/S mới vẫn bằng P/S đã cho. - Phải rút gọn P/S cho đến khi không còn rút gọn được nữa. - Cho hs tự làm bài tập 1 - GV cho hs tự quy đồng mẫu số các P/S ở ví dụ 1 , 2SGK - Cho hs nhắc lại cách quy đồng mẫu số các P/ S - Cho hs tự làm bài 2 *Bài 3: Cho hs tự tìm các P/S bằng nhau trong các P/S đã cho. 3- Củng cố dặn dò: - TK: Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số - Nhận xét tiết học HS tự làm ví dụ 1 vào nháp 1 số em nêu 1 số em đọc tính chất HS tự rút gọn vào nháp và đọc kết quả HS nhắc lại Hs làm bài vào vở , 1 em lên bảngchữa bài HS làm bài , 1 số em lên bảng Hs làm bài vào vở 1 số em nhắc lại Tiết 2: Kể chuyện Lý Tự Trọng I- Mục tiêu: - Nắm được nội dung,ý nghĩa truyện( Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù) và giọng điệu kể chuyện. - Rèn kĩ năng nói( kể lại được truyện) và kĩ năng nghe (nhớ được nội dung câu chuyện). - Giáo dục hs lòng yêu nước,dũng cảm , hiên ngang trước kẻ thù. II- Đồ dùng dạy học: Gv thuộc nội dung câu chuyện trong sgv. Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh. III- Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài 2- Nội dung: HĐ1: Gv kể chuyện Gv kể lần 1 Khi kể , gv kết hợp viết lên bảng 1 số từ cần chú giải: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư. Gv kể lần 2 Khi kể, gv yêu cầu hs nhìn vào tranh minh hoạ trong sgk. HĐ2: Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện. a) Bài tập 1: Cho hs nêu yêu cầu bài tập Yêu cầu hs tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh Hs phát biểu lời thuyết minh cho mỗi tranh Treo bảng phụ và yêu cầu hs đọc lại lời thuyết minh cho mỗi tranh. b) Bài tập 2,3: Cho hs nêu yêu cầu bài tập 2, 3 Cho hs kể theo nhóm đôi Thi kể trước lớp Cho hs trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện (gv có thể gợi ý 1 số câu hỏi) Hs nghe gv kể chuyện. Hs nhìn vào tranh minh hoạ trong sgk Hs thảo luận nhóm đôi rồi phát biểu lời thuyết minh cho mỗi tranh. Hs tập kể theo nhóm đôi sau đó thi kể trước lớp Hs bình chọn bạn kể hay nhất 3- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Kể câu chuyện cho người thân nghe. Tiết 3: Tiếng anh Bài 1 Tiết 4: luyện viết Luyện viết chữ đẹp I- Mục tiêu: - Luyện cho HS viết đúng kĩ thuật từng con chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, c, e, ê, x, r - HS có ý thức luyện viết chữ đẹp. II- Mục tiêu: - Chữ mẫu. - Bảng phụ để viết mẫu. III- Hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn luyện viết: *GV hướng dẫn: - Đưa chữ mẫu, HS nhận xét về các nét, độ cao của từng con chữ - Viết mẫu, hướng dẫn kĩ thuật. - Học sinh luyện viết nháp. *HS luyện viết: - Viết vào vở, mỗi chữ 1 dòng - GV theo dõi, chỉnh sửa kĩ thuật viết, tư thế ngồi viết, cách cầm bút cho từng HS. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS luyện viết thường xuyên. Buổi chiều Tiết 1: Luyện từ và câu * Từ đồng nghĩa I- Mục tiêu - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu cho HS để phân biệt từ đồng nghĩa - Có ý thức học tập tốt II- Đồ dùng GV: Bảng chép sẵn phần nhận xét và phần ghi nhớ. III- Các HĐ dạy học 1- Giới thiệu bài 2- Nội dung HĐ1: Từ đồng nghĩa *Bài 1 GV treo bảng chép sẵn bài 1 lên bảng, YC HS lên gạch chân những từ in đậm Cho hs đọc bài rồi so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a GV chốt: Các từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa. *Bài 2: Cho nhs nêu yêu cầu bài tập 2 Cho hs thảo luận nhóm đôi rồi phát biểu ý kiến GV chốt: xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vìvàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau đợc vì Yêu cầu học sinh đọc to phần ghi nhớ trong sgk HĐ2: Luyện tập *Bài 1 Cho hs nêu yêu cầu ... ím phớt, hồng, xanh biếc, b. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. 9. Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong bài ? Vì sao ? Tiết 3: Toán (tăng) Luyện tập giải toán I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs cách giải các dạng toán cơ bản. - Hs áp dụng giải thành thạo các dạng toán đó và vận dụng trong thực tế sẽ làm. II. Các hoạt động dạy học: GV giao BT cho hs các đối tượng học sinh: HSTBY: bài 1,2,3 ; HSK,G làm thêm bài 4,5. Bài 1. Tìm một số biết 25% của số đó là 125. Bài 2. Tìm tỉ số phần trăm của 3 và 4; 7 và 5. Bài 3. Một trường học có 550 hs, biết số hs nữ của trường đó chiếm 60 %. Tìm số hs nam và nữ của trờng đó. Bài 4. Một hình tam giác có chiều cao là 6 dm, diện tích hình tam giác bằng diện tích hình vuông có cạnh bằng 3dm. Hãy tính đáy của tam giác đó? Bài 5. Tổng số tuổi của 2 anh em hiện nay là 15 tuổi. Sau 5 năm nữa thì tuổi của anh sẽ bằng 3/2 tuổi của em. Hãy tính số tuổi của mỗi người hiện nay. - Hs tập trung làm bài và chữa bài. - GV chữa bài, chốt lại kết quả đúng. GV kết hợp chấm thêm một số bài. III- Củng cố: GV chốt lại cho hs cách giải các dạng toán cơ bản. Thứ năm ngày 20 tháng 5 năm 2010 Tiết 1: Lịch sử Kiểm tra định kì cuối học II Tiết 2: Tiếng việt Ôn tập (tiết 6) I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ”. - Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ”. II. Đồ dùng dạy học: bảng lớp viết 2 đề bài. III.Hoạt động dạy-học: 1.GTB: GV nêu mục tiêu bài học: 2. Nghe-viết: Trẻ con ở Sơn Mỹ- 11 dòng đầu. - GV đọc 1212 dòng đầu bài thơ. Hs nghe và theo dõi trong sgk. - HS đọc thầm lại 11 dòng thơ đầu. Gv nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ theo thể tự do, những chữ các em dễ viết sai: Sơn Mỹ, chân trời, bết, - HS gấp sgk. GV đọc từng dòng thơ cho hs viết. - GV chấm bài, nêu nx. 3. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài. GV cùng hs phân tích đề bài, gạch dưới những cụm từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “ Tre con ở Sơn Mỹ” Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê. – HS suy nghĩ, chọn đề tài gần gũi với mình. – Nhiều hs nói nhanh đề tài em chọn. – Hs viết đoạn văn; tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nx, bình chọn bài viết hay nhất. 4. Củng cố: GV nx giờ, dặn hs chuẩn bị cho bài sau. Tiết 3: Tin học (Đ/c Dương dạy) Tiết 4: Tiếng anh (Nguyễn Nhung dạy) Buổi chiều thứ năm: Tiết 1: Tiếng việt Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu Tiết 2: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố về giải bài toán có liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số %, tính thể tích hình hộp chữ nhật và sử dụng máy tính bỏ túi. - Giáo dục ý thức tính các loại toán linh hoạt, sáng tạo. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp khi ôn. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài. b/ Bài giảng: Hoạt động 1: - Cho HS làm bài ở vở nháp rồi nêu kết quả làm từng bài. -Cho HS giải thích cách làm bài. Bài 1: -Khoanh vào C. Vì đoạn thứ nhất ô tô đi hết 1 giờ, đoạn thứ hai ô tô đi hết 60: 30= 2 (giờ) Thời gian đi trên cả quãng đường là: 1 + 2= 3 ((giờ) Bài 2: Khoanh vào A vì V bể cá là: 60 x40 x40= 96000(cm 3) hay 96 dm3 1/2 V bể cá là: 96: 2= 48 (dm3) Vậy 48 dm3=48 l ( 1 dm3= 1 l ) Bài 3: Khoanh vào B Vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần đến Lềnh được: 11 - 5 = 6(km) thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh là: 8 : 6 = 1(giờ) hay 80 phút Hoạt động 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1: Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và con trai là: + = (tuổi của mẹ) Coi tổng số tuổi của 2 con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là: = 40(tuổi) Bài 2: -Khi làm tính, trong từng bước tính của bài này HS được sử dụng máy tính bỏ túi. Đáp số: a) Khoảng 35,82% b) 554190 ngời 3. Củng cố: - Nêu các loại toán đã sử dụng. - Cách làm loại toán này. - HS làm bài ở vở nháp rồi nêu kết quả làm từng bài. -Cho HS giải thích cách làm bài. - HS tự làm bài rồi chữa bài. Nêu cách làm và làm bài cá nhân, vài hs làm bài trên phiếu học tập. Lớp nhận xét chữa bài. - Hs làm bài theo nhóm, báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác bổ xung, cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. Tiết 3: Tiếng việt (tăng) Tôi yêu buổi trưa Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ... Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều... Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi rưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! (Nguyễn Thuỳ Linh) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ? a. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh. b. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ. c. Cả hai ý trên. 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ? a. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn. b. Có khói bếp cùng với làn sương lam. c. Cả hai ý trên. 3. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất ? a. Buổi trưa. b. Buổi trưa mùa hè. c. Buổi trưa mùa đông. 4. “Nhẹ, êm và dễ chịu” là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ? a. Mùa xuân. b. Mùa đông. c. Mùa thu. 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ? a. Nhờ buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp. b. Nhờ buổi trưa mùa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm. c. Nhờ buổi trưa mùa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. 6. Bài viết nhằm mục đích gì ? a. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê. b. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ. c. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc, hạt gạo. 7. “Đi thóc” trong bài có nghĩa là gì ? a. Đem thóc ra phơi. b. Vun thóc lại thành đống. c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô. d. Giẫm chân lên thóc. 8. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương ? a. Thức khuya dạy sớm. b. Cày sâu cuốc bẫm. c. Đầu tắt mặt tối. d. Chân lấm tay bùn. 9. Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên. 10. Câu “Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !” thuộc kiểu câu gì ? a. Câu kể. b. Câu cảm. c. Câu khiến. Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010 Tiết 1: Thể dục Tổng kết năm học I. Mục tiêu: - Củng cố lại cho hs về các kiến thức đã học. - Hs ôn lại và nắm vững các KT ĐHĐN cơ bản. II. Phương tiện-Địa điểm: hs chuẩn bị cho hs về các nội dung ôn tập. III. Hoạt động dạy-học: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A.Phần mở đầu: - HS tập hợp và khởi động. - Hs nêu những ND đã học. - GV cho hs ôn tập từng phần. B. Phần cơ bản: 1. Ôn lại những phần KT đã học: - Yêu cầu hs tập lại bài thể dục đã học. - GV bao quát lớp và giúp hs tập cho đúng. 2. Ôn lại những trò chơi đã học: - GV cho hs ôn lại những trò chơi “ Ai kéo khoẻ”; “Nhảy nhanh nhảy đúng”; “ Trồng nụ trồng hoa” - GV cho hs chơi chủ động. - Nhắc nhở hs rèn kĩ năng thao tác chơi nhanh nhẹn. C. Phần kết thúc: GV nhắc nhở hs về nhà tự ôn luyện để có SK tốt. 4-6 phút 18-22 phút 6-8 phút - Lớp trưởng tập hợp 3 hàng dọc. - Hs báo cáo và điểm số, khởi động. - Hs nêu lại những ND đã học. - Hs dãn hàng và cùng tập lại bài thể dục đã học. - HS cùng nhau chơi các trò chơi đó một cách chủ động. HS chơi theo các nhóm. - HS tập hợp thả lỏng. - HS nghe nx. Tiết 2: Tập làm văn Kiểm tra viết Tiết 3: Toán Kiểm tra định kì cuối năm học Tiết 4: Khoa học Kiểm tra định kì cuối năm Buổi chiều thứ sáu: Tiết 1: Địa lí Kiểm tra định kì cuối học kì II Tiết 2: toán (tăng) Luyện tập giải toán I- Mục tiêu: Giúp hs: - Củng cố kiến thức về các dạng toán. - Rèn kĩ năng thực hiện các bài toán, trình bày bài giải và giải. - Có ý thức tích cực học tập. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ , phiếu học tập. III- Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra: Bài tập ở VBT của hs. 2- Bài mới: a/ Giới thiệu bài. b/ Bài giảng: Bài tập 1 : Một đội thợ có 20 người dự định làm công việc trong 30 ngày. Lúc khởi công có 5 người chuyển sang đội khác. Hỏi số thợ còn lại làm công việc đó trong bao nhiều ngày ? Bài giải Số người thực làm công việc đó là : 20 - 5 = 15 ( người ) Nếu muốn làm xong công việc đó trong 1 ngày thì cần có số người là: 20 x 30= 600( người) Vậy 15 người muốn làm xong công việc đó cần số ngày là: 600: 15 = 40( ngày ) Đáp số : 40 ngày Bài tập 2: Một bể chứa đầy nước, người ta múc ra hai lần, mỗi lần 15 l thì trong bể còn 9/10 bể nước. Hỏi dung tích của bể là bao nhiêu ? Bài giải Hai lần lấy ra số lít nước là: 15 x 2 = 30 ( l ) 30 l ứng với số phần bể nước là : 1- 9/10 = 1/ 10 ( bể ) Vậy dung tích của bể là : 30 : 1/ 10 = 300 ( l ) Đáp số : 300 l Bài tập3: Nửa chu vi một mảnh vườn HCN là 75 m, nếu tăng chiều rộng thêm 5 m thì bằng 2/3 chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn. Gv chốt lại ý đúng. Đáp số : 1296 m 2 Bài tập 4: Hãy tăng số 480 thêm 5%. , 12,5 %, 250 % 3- Củng cố, dặn dò: - Tổng kết bài, nhận xét giờ học - Dặn hs chuẩn bị bài sau. -Hs làm bài vào vở, 1 hs TB nêu bài làm, lớp nhận xét chữa bài. -Hs làm bài vào vở, hs khá làm bài. Nhận xét, chữa bài. -Hs làm bài vào vở, 1 hsK làm bảng. Nhận xét, chữa bài. - Hs làm bài và chữa bài. Tiết 3: sinh hoạt Tổng kết năm học
Tài liệu đính kèm: