Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đoàn Kết

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đoàn Kết

Tập đọc

 Thư gửi các học sinh (Trích)

I - Mục tiêu

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.

- Học thuộc lòng đoạn thư: “Sau 80 năm giời . của các em”.

* Tích hợp GD&HTTTGĐHCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

 

doc 132 trang Người đăng hang30 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đoàn Kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
 Thư gửi các học sinh (Trích)
I - Mục tiêu
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
- Học thuộc lòng đoạn thư: “Sau 80 năm giời . của các em”.
* Tích hợp GD&HTTTGĐHCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
II - Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh họa trang 4 SGK. Bảng phụ viết đoạn 2 hướng dẫn luyện đọc.
- HS: SGK.
III - Các hoạt động dạy học
A/ Mở đầu (3’ - 5’)
- GV giới thiệu nội dung và chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 5.
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ.
B/ Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’ - 2’)
2. Luyện đọc (10’)
- 1HS đọc toàn bài.
- 2HS đọc nối tiếp lần 1, GV sửa sai.
- 2HS đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ .
- 2HS đọc nối tiếp lần 3, GV nhận xét.
- HS đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài (12’)
- GV chia HS thành nhóm, phát phiếu học tập. Sau đó yêu cầu HS cùng thảo luận để trao đổi về các vấn đề nêu ra trong phiếu:
? Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
? Em hãy giải thích rõ hơn về câu của Bác Hồ “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em”?
? Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: “Vậy các em nghĩ sao?”
- HS rút ý 1.
- HS đọc thầm đoạn 2.
? Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
? Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
? Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở học sinh điều gì?
? Qua thư của Bác, em thấy Bác có tình cảm gì với các em học sinh?
? Bác gửi gắm hi vọng gì các em học sinh?
- HS rút ý 2.
? Nội dung chính của bài là gì?
- GV ghi nội dung chính lên bảng.
- 2HS đọc lại.
4. Luyện đọc diễn cảm và HTL (8’)
- 4HS đọc nối tiếp, nêu giọng đọc toàn bài.
- 1HS đọc đoạn 2, nêu từ nhấn giọng.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS đọc diễn cảm.
- HS tự học thuộc lòng đoạn thư.
- HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
5/ Củng cố, dặn dò (3’ - 5’)
? Qua bài học này em phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp hơn?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS về luyện đọc và chuẩn bị bài. 
- Tranh vẽ Bác Hồ và các bạn thiếu nhi trên khắp mọi miềm tổ quốc, hình ảnh lá có Tổ quốc tung bay theo hình chữ S.
- Thư gửi các học sinh.
- Việt nam dân chủ cộng hoà; Cơ đồ;...
1) Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9 năm 1945 với những ngày khai giảng trước đó..
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam... khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường...một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- Từ tháng 9/1945 các em HS được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam...phải đấu tranh kiên cường, hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống TDP đô hộ.
- Bác nhắc các em HS cần phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào. Các em phải xác định được nhiệm vụ HT của mình.
2) Nhiệm vụ của học sinh đối với đất nước.
- Sau cách mạng tháng Tám, toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ...nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc...
- Bác Hồ khuyên học sinh chăm học...
- Bác rất yêu quý các em học sinh, Bác luôn động viên các em cố gắng trong...
- Sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
* Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến...
- Xây dựng lại, trông mong, chờ đợi,...
- Chăm chỉ học tập để mai này có kiến thức...
IV - Rút kinh nghiệm
..................................
..................................
..................................
..................................
Toán
Tiết 1 - Ôn tập: Khái niệm về phân số
I - Mục tiêu
 Biết đọc, viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
II - Đồ dùng dạy - học
- GV: Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK. Bảng phụ.
- HS: Đồ dùng học toán.
III - Các hoạt động dạy học
A/ Mở đầu (3’ - 5’)
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1’ - 2’)
2. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số (7’)
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi: 
? Băng giấy được chia làm mấy phần? Đã tô màu mấy phần băng giấy?
- GV yêu cầu HS giải thích.
- 1HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV làm tương tự với các hình còn lại.
- GV viết lên bảng cả bốn phân số:
 .
 - 3HS đọc.
2. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số (8’)
- GV viết lên bảng các phép chia sau:
 1 : 3; 4 : 10; 9 : 2.
? Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số?
- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
? có thể coi là thương của phép chia nào?
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- HS mở SGK và đọc Chú ý 1.
- GV viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2008.. và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- GV: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
? 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
? 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
3. Hướng dẫn thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV phân tích mẫu.
- HS làm việc độc lập.
- HS nêu kết quả, nhận xét.
- GV chốt lại cách đọc đúng.
- HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 2HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
- HS trình bày, nhận xét.
- 1HS đọc đề, nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo cặp.
- HS thi trước lớp, nhận xét.
- GV chốt, tuyên dương.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài độc lập.
- 2 HS lên bảng làm bài, nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò (3’ - 5’)
? Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1 không?
- GV tổng kết tiết học, tuyên dương.
- HS về làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Đã tô băng giấy.
- Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô mầu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu băng giấy.
- Viết : đọc là hai phần ba.
- Năm phần mười, ba phần bốn,... 
1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = .
 có thể coi là thương của phép chia 1 : 3.
5 = ; 12 = ; 2008 = 
 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
Bài 1 (4’). 
- Đọc và chỉ rõ tử số và mẫu số.
a) Năm phần bảy; Hai mươi lăm phần trăm; Chín mươi mốt phần ba mươi tám;...
Bài 2 (4’). Viết thương ... dạng phân số:
- Viết các thương dưới dạng phân số.
3 : 5 = ; 75 : 100 = ; 9 : 17 = .
Bài 3 (3’). Viết các số tự ... mẫu số là 1:
32 = ; 105 = ; 1 000 = .
Bài 4 (4’). Viết số thích hợp vào ô trống:
a) 1 = ;
b) 0 = .
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
IV - Rút kinh nghiệm
..................................
..................................
..................................
..................................
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Toán
Tiết 2 - Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
I - Mục tiêu 
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
- áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II - Đồ dùng dạy - học 
- GV: Bảng phụ.
- HS: Đồ dùng học toán. 
III - Các hoạt động dạy - học 
A/ Kiểm tra bài (3’ - 5’)
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2 và 4 SGK.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’ - 2’)
2. Hướng dẫn ôn tập tính chất cơ bản của phân số (7’)
- GV viết bài tập lên bảng: 
- 1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở nháp.
? Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì ?
- GV nêu tiếp ví dụ.
- HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó gọi một số HS dưới lớp đọc bài của mình.
? Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được gì ?
3. ứng dụng tính chất cơ bản của phân số (8’)
? Thế nào là rút gọi phân số ?
- HS thực hiện rút gọn phân số.
? Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì?
- HS đọc lại hai cách rút gọi phân số của các bạn trên bảng và cho biết cách nào nhanh hơn.
- GV: Có nhiều cách để rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được số lớn nhất mà tử số đều chia hết cho số đó.
? Thế nào là quy đồng mẫu các phân số ?
- HS thực hiện quy đồng 2 phân số và . 
- HS thực hiện tiếp các phân số và .
? Cách quy đồng mẫu số ở hai ví dụ trên có gì khác nhau ?
- GV: Khi tìm MSC không nhất thiết các em phải tính tích của các mẫu số, nên chọn MSC là số nhỏ nhất cùng chia hết cho các mẫu số.
4. Hướng dẫn thực hành
- HS đọc đề bài và hỏi.
? Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- HS làm bài độc lập, báo cáo kết quả.
- HS nêu kĩ năng của bài tập.
- 1HS đọc đề bài.
- 2HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
- HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- GV chốt, cho điểm.
5. Củng cố, dặn dò (3’ - 5’)
? Em hãy nêu các tính chất cơ bản của phân số?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Bài 2. Viết các thương ... phân số:
3 : 7 = ; 4 : 9 = ;...
Ví dụ 1. Viết số thích hợp vào ô trống:
.
- Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác khác 0 ta được một số bằng phân số đã cho.
Ví dụ 2. Viết số thích hợp vào chỗ trống:
= = .
- Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng 1 STN khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- Rút gọi phân số là tìm 1phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
- Rút gọn phân số ta phải rút gọn đến khi nào được phân số tối giản.
- Cách lấy tử số và mẫu số của phân số chia hết cho số 30 nhanh hơn.
- Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn bằng các phân số ban đầu.
; .
- Vì 10 : 5 = 2. Ta chọn MSC là 10, ta có :
; Giữ nguyên 
- Ví dụ thứ n ... đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
B / Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1’ - 2’)
2. Hình thành khái niệm (13’)
- 1HS nêu yêu cầu 1.
- HS đọc thầm các câu trong bài.
- 1HS nêu yêu cầu 2.
? Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?
? Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2?
? Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên?
? Thế nào là từ đồng âm?
- GV: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
- 2HS đọc phần ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ minh hoạ.
3. Hướng dẫn luyện tập 
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo cặp.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- GV chốt, kết luận nghĩa từng từ đồng âm.
- 1HS đọc yêu cầu và mẫu.
- 3HS làm bài trên bảng, lớp làm vở .
- 3HS đọc trước lớp, nhận xét.
- GV kết luận các câu đúng.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc mẩu chuyện.
- HS thảo luận nhóm 3:
? Vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
? Trong hai câu đố trên người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc độc lập.
- HS giải câu đố, nhận xét.
- GV chốt, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò (3’ - 5’)
? Em hãy nêu tác dụng của từ đồng âm?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài.
- ...một chú bé vắt vẻo trên lưng trâu...
I - Khái niệm
1. Đọc các câu sau:
 a) Ông ngồi câu cá.
 b) Đoạn văn này có 5 câu.
2. Dòng nào dưới đây...ở bài tập 1.
- Hai câu trên là hai câu kể, nhưng nghĩa của chúng khác nhau.
- Từ câu trong Ông ngồi câu cá là bắt cá bằng móc sắt nhỏ buộc ở đầu sợi dây.
 Từ câu trong đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng 1 chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
- Hai câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
- Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
II - Ghi nhớ (SGK - 51)
- Bàn chân - chân bàn...
III - Luyện tập
Bài 1 (4’). Phân biệt nghĩa...cụm từ sau:
a) Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, để cày cấy, trồng trọt.
 Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi.
 Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền tệ Việt Nam.
Bài 2 (4’). Đặt câu để ... âm bàn, cờ, nước: 
 Yêu nước là thi đua. 
 Bạn Nam đang đi lấy nước.
 Bố em mua bộ bàn ghế rất đẹp. 
 Họ đang bàn về việc sửa đường làng.
Bài 3 (3’). Đọc mẩu chuyện...ngân hàng:
- Vì Nam nhầm lẫn từ tiêu trong tiền tiêu với tiếng tiêu trong từ đồng âm.
- Tiền tiêu: tiêu có nghĩa là tiền để chi tiêu.
 Tiền tiêu: tiêu là vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực đóng quân, hướng về phía địch.
Bài 4 (4’). Giải câu đố sau:
a) Con chó thui. (từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số 9).
b) Cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng).
- Làm nổi bật những sự vật...về nghĩa.
IV - Rút kinh nghiệm
..................................
..................................
..................................
	 .................................
Chính tả (nghe - viết)
 Một chuyên gia máy xúc
I - Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn, không mắc quá 5 lỗi trongbài.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
II - Đồ dùng dạy - học
- GV: Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
- HS: VCT.
III - Các hoạt động dạy- học 
A/ Kiểm tra bài (3’ - 5’)
- 2HS nêu cách đánh dấu thanh.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1’ - 2’)
2. Hướng dẫn chính tả (3’)
- GV đọc đoạn văn trước lớp.
? Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
- HS nêu từ khó viết, viết bảng.
- GV nhắc HS cách trình bày.
3. Viết chính tả (8’)
- GV đọc lần 1, HS viết bài.
- GV đọc lần 2, HS soát bài.
4. Chấm, chữa bài (4’)
- GV thu 5 bài chấm, nhận xét.
- HS dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra lỗi sai.
5. Hướng dẫn luyện tập
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm việc độc lập.
- HS đọc kết quả, nhận xét.
? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng mà em vừa tìm được?
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập theo cặp. 
- HS phát biểu ý kiến, giải thích.
- GV chốt, tuyên dương. 
6. Củng cố, dặn dò (3’ - 5’)
? Em hãy nêu cách đánh dấu thanh trong các tiếng có uô, ua?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS về luyện viết, chuẩn bị bài.
- Tiến: Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi. 
- Một chuyên gia máy xúc.
- Anh cao lớn, có mái tóc vàng óng, ửng lên một mảng nắng. 
- Khung cửa, chất phác,...
- Qua khung cửa kính...giản dị, thân mật.
Bài 2 (7’). Tìm các tiếng...vừa tìm được:
- uô: cuốn, cuộn, buôn, muôn.
 ua: của, múa.
 - Chứa ua: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u.
 Chứa uô: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô là chữ ô.
Bài 3 (6’). Tìm tiếng có...ngữ dưới đây:
- Muôn người như một. (mọi người đoàn kết một lòng).
 Chậm như rùa. (quá chậm chạm).
 Ngang như cua. (tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến).
- Dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u...
IV - Rút kinh nghiệm
..................................
..................................
..................................
	 .................................
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Toán
Tiết 25: Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I - Mục tiêu 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuong.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích.
II - Đồ dùng dạy - học
- GV: Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a, SGK.
- HS: Đồ dùng học toán.
III - Các hoạt động dạy - học 
A/ Kiểm tra bài (3’ - 5’)
- 2HS làm các bài tập 2, 3VBT.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1’ - 2’)
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông (7’)
? Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà em đã học?
- GV: Trong thực tế, hay trong khoa học, nhiều khi chúng ta phải thực hiện đo những diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo đã học thì chưa thuận tiện. Vì vậy người ta dùng một đơn vị nhỏ hơn đó là mi-li-mét vuông.
- HS quan sát hình vuông có cạnh 1mm:
? Hình vuông có cạnh dài 1mm, em hãy tính diện tích của hình vuông này?
? Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì?
? Em hãy nêu cách kí hiệu của mi-li-mét vuông?
- HS quan sát tiếp hình minh hoạ:
? Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh 1 mm?
? Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2 ?
? 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2.
3. Bảng đơn vị đo diện tích (8’)
? Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
? 1 m2 bằng bao nhiêu dm2?
? 1m2 bằng mấy phần của dam2?
- HS làm tương tự các cột khác 
- GV hoàn thành bảng đơn vị đo.
? Mỗi đơn vị đo diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
? Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền?
? Vậy hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
4. Hướng dẫn luyện tập
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài độc lập.
- HS đọc trước lớp, nhận xét.
- GV chốt, tuyên dương.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 3HS làm bảng phụ, lớp làm vở.
- HS trình bày kết quả, giải thích.
- GV chốt, cho điểm.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS thi trình bày, giải thích.
- GV chốt, tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò (3’ - 5’)
? Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS về làm bài và chuẩn bị bài.
Bài 3. Viết các số đo...(theo mẫu):
6dam2 28m2 = 6dam2 + dam2 = dam2
cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2.
1mm x 1mm = 1mm2.
- Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm
- mm2.
 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
1cm2 = 100mm2.
1mm2 = cm
mm2, cm2,...km2.
1m2 = 100dm2.
1m2 = dam2.
 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- Hơn, kém nhau 100 lần.
Bài 1 (5’). 
a) Đọc các số đo diện tích:
Hai mươi chín mi-li-mét vuông
Ba trăm linh lăm mi-li-mét vuông
Bài 2 (4’). 
a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 5cm2 = 500mm2 
 12km2 =1 200hm2
 1hm2 = 10 000mm2 
Bài 3 (4’). Viết phân số...vào chỗ chấm:
 1mm2 = cm2. 
 8mm2 = cm2
- Bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
IV - Rút kinh nghiệm
..................................
..................................
..................................
	 .................................
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I - Mục tiêu
Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II - Đồ dùng dạy - học
- GV: Bảng phụ. Bài viết của HS.
- HS: Vở chữa lỗi.
III - Các hoạt động dạy- học
A/ Kiểm tra bài (3’ - 5’)
- 2HS đọc bảng thống kê kết quả học tập.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1’ - 2’)
2. Nhận xét bài làm của HS (10’)
- 1HS đọc lại yêu cầu của đề bài.
? Đề bài yêu cầu tả cảnh gì? Trọng tâm cần tả là gì?
- GV: bài văn đã tả đa số đúng trọng tâm; cảnh tả có âm thanh, hình ảnh. Văn viết lưu loát.
- GV: Bố cục chưa cân đối, trọng tâm chưa rõ, còn mắc lỗi chính tả, dùng từ chưa đúng. 
- HS thảo luận nhóm 3, phát hiện lỗi, sửa sai trên bảng phụ.
2. Trả bài và hướng dẫn chữa bài (18’)
- HS đọc lại bài làm và tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho nhau rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV đọc mọt số đoạn văn, bài văn hay.
- HS đọc các bài được biểu dương.
- HS chọn một đoạn viết chưa đạt viết lại.
- HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng, cố dặn dò (3’ - 5’))
? Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS viết lại và chuẩn bị bài.
- Bạn Hà Tuấn: 6 điểm 9 - 10...
1. Tả cảnh một buổi sáng (hặoc trưa, chiều) trong một vườn cây...
- Tả vườn cây, tả cảnh một cơn mưa...
- Bới run (giun), da vườn (ra), sào sạc (xào xạc)...
 Buổi sớm cuối thu se lạnh. Con đường men theo cánh đồng còn đẫm sương mai. Em bước theo và cố ý đặt chân lên vết chân mẹ để lại trên con đường nhỏ...
- Gồm có ba phần (mở bài, thân bài...).
IV - Rút kinh nghiệm
..................................
..................................
..................................
	 .................................
An toàn giao thông
Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
(GV sử dụng tài liệu để giảng dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15(1).doc