Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Tiết 1: TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Thể hiện được tình cảm nhân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

 2. Hiểu bài:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

-Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, XD thành công nước Việt Nam mới.

3. Thuộc lòng 1 đoạn thư.

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
-------- a & b --------- 
Thứ 2 ngày 27 tháng 8 năm 2007
Tiết 1: TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm nhân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. 
 2. Hiểu bài: 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, XD thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng 1 đoạn thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Mở đầu:
- GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ tập đọc.
 Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em.
- HS xem SGK và nói những điều các em thấy trong tranh.
- GV giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn.
 + Lượt 1: HS đọc, luyện phát âm từ khó, câu khó.
 + Lượt 2: HS đọc, kết hợp nắm nghĩa các từ chú giải SGK.
 + Lượt 3: HS đọc lại bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1: 
	+ Ngày khai trường tháng 09 năm 1954 có gì đặc biệt so với ngày khai trường khác? ( Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm thực dân Pháp đô hộ.Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam)
c. HS đọc thầm đoạn 2: 
	 + Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? (XD lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu)
	+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? (Phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, yêu bạn, để lớn lên xây dựng đất nước...)
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn thư (đoạn 2)
	+ GV đọc mẫu
	+ HS luyện đọc theo cặp
	+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp
d. Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
- HS nhẫm học thuộc lòng những câu văn đã chỉ định.
- HS thi đọc thuộc lòng
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu nội dung chính của bài
- GV nhận xét tiết họ
	 =====Ø&×=====
 Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5.
I. MỤC TIÊU: HS biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp dưới.
- Bước đầu có khả năng tự nhận thức, khả năng đặt mục tiêu.
- Vui, tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức tự học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài hát về trường em.
- Mi-crô không dây để trò chơi.
- Giấy trắng, bút.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Mở bài:
- GV giới thiệu môn Đạo đức lớp 5.
- Cách học môn Đạo đức lớp 5.
B.Hoạt động dạy, học:
- HS khởi động: hát tập thể bài Em yêu trường em. 
 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh, thảo luận. 
 a. Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5. 
- GV treo tranh ảnh minh họa các tình huống như SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của từng tình huống.
b. Cách tiến hành: HS chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
+ GV gợi ý tìm hiểu tranh. 
+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1. Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì? ( Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh các bạn HS lớp 5 trường tiểu học Hoàng Diệu đón các em là HS lớp 1 ).
2. Em thấy nét mặt các bạn như thế nào? ( Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức ).
3. Bức tranh thứ hai vẽ gì? (Bức tranh thứ hai vẽ cô giáo và các bạn HS lớp 5 trong lớp học ).
4. Cô giáo đã nói gì với các bạn? (Cô giáo nói: Cô chúc mừng các em đã lên lớp 5 ).
5. Em thấy các bạn có thái độ như thế nào? (Em thấy các bạn ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào ).
6. Bức tranh thứ ba vẽ gì? (Bức tranh thứ ba vẽ bạn HS lớp 5 và bố của bạn )
7. Bố của bạn HS đã nói gì với bạn? (Bố bạn nói: Con trai bố ngoan quá. Đúng là HS lớp 5 có khác ).
8. Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen? (Bạn HS đó đã tự giác học bài, làm bài tập, tự giác làm việc nhà...).
9. Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên? (Tùy từng HS mà có những cảm nghĩ khác nhau ).
10.HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp dưới trong trường? (HS lớp 5 là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho các em HS lớp dưới noi theo ).
11. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? (Chúng ta cần phải chăm học, tự giác trong công việc hằng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt...).
12. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5? (Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em thấy vui và rất tự hào vì đã là HS lớp 5 ).
- GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
- HS thực hiện.
+ GV yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.
+ HS các nhóm trình bày.
Ø GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5 – lớp đàn anh, chị trong trường. Vì vậy, các em cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
 2. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK 
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định nhiệm vụ của HS lớp 5. 
b. Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Các điểm a, b, c, d, e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
 3. Hoạt động 3: Tự liên hệ. ( BT2, SGK )
a. Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự liên hệ.
 + Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình? ( Học tốt, nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, lễ phép, giữ gìn sách vở sạch sẽ, chú ý nghe cô giáo giảng...)
+ Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5? ( Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác học tập hơn, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp...)
- GV cho HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS trả lời.
Ø GV nhận xét và kết luận: Mỗi chúng ta đều có những điểm yếu và điểm mạnh. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết phát huy các điểm mạnh khắc phục những điểm yếu để xứng đáng là HS lớp 5 – là lớp lớn nhất trường. 
- HS lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi phóng viên
a. Mục tiêu: củng cố nội dung bài học
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
- HS tiến hành chia nhóm.
+ GV nêu bối cảnh: Trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới. Có một chương trình dành cho các bạn mới vào lớp 5 có tên gọi “Gặp gỡ và giao lưu”.
- HS nghe và nắm được cách chơi.
- GV cho HS làm việc cả lớp., 
+ GV mời 1 HS lên làm MC dẫn chương trình cho HS cả lớp cùng chơi.
- HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của bạn MC.
- GV khen ngợi các HS có câu trả lời hay, GV động viên HS trả lời câu hỏi chưa tốt.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những trò chơi sau.
- GV gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
 - HS đọc.
Ø GV chốt lại bài học: Là một HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi, thật ngoan, không ngừng tu dưỡng trau dồi bản thân. Các em cần phát huy những điểm mạnh, những điểm đáng tự hào, đồng thời các em cũng cần khắc phục những điểm yếu của mình để xứng đáng là HS lớp 5 – lớp đàn anh trong trường.
 - HS lắng nghe, ghi nhớ.
 5. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối
- Hướng dẫn thực hành
- GV yêu cầu HS về nhà:
 + Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
- Mục tiêu phấn đấu của em là gì?
- Những thuận lợi mà em đã có?
- Những khó khăn mà em có thể gặp?
- Nêu những biện pháp khắc phục khó khăn?
- Những ai sẽ hỗ trợ và giúp đỡ em khi em gặp khó khăn?
- Sưu tầm các câu chuyện về các tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu (trong trường, lớp hoặc trên báo , đài ).
- HS về nhà vẽ tranh theo chủ đề “Truờng em”.
 =====Ø&×=====
	 Tiết 3: MỸ THUẬT
Bài 1: ( Thầy Thông dạy) 
=====Ø&×=====
Tiết 4: TOÁN
Bài 1: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. Giới thiệu bài: 
- Ở lớp 4, các em đã được học chương phân số. Tiết học đầu tiên của chương trình toán lớp 5 chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập: Khái niệm về phân số..
- HS nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của tiết học.
B. Tìm hiểu bài:
1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy ? 
- HS quan sát và trả lời: Đã tô màu băng giấy.
- GV yêu cầu HS giải thích.
- HS nêu: Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu băng giấy.
- GV cho HS đọc viết phân số .
- HS viết và đọc: đọc là hai phần ba.
- GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phần được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
- GV viết lên bảng cả bốn phần số: .
- Sau đó yêu cầu HS đọc. HS đọc lại các phân số trên.
2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số: 
a. Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số: 
- GV viết lên bảng các phép chia sau
1 : 3; 4 : 10; 9 : 2 
- GV nêu yêu cầu: Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- GV kết luận đúng/sai và sửa bài nếu sai. 
- GV hỏi: có thể coi là thương của phép chia nào ?
- HS: Phân số có thể coi là thương của phép chia 1: 3.
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- HS lần lượt nêu: là thương của phép chia 4 : 10.
- là thương của phép chia 9 : 2 
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc Chú ý 1.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- GV hỏi thêm: Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào ?
- HS nêu: Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia của phép chia đó.
b. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:, 
- HS viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001,... và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- Một số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
; ; ; ...
- HS nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào?
- HS: Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- GV hỏi HS khá, giỏi: Vì sao mỗi số tự nhiên có ... , “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
- Trên sân trường , vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Chuẩn bị 1 còi, 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘi DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Phần mở đầu: 6-10’
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vu, yêu cầu bài học, nhắc lại nội quy của luyện tập, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát,
2. Phần cơ bản: 18-22’
a. Đội hình đội ngũ: 7-8’ 
- Ôn chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái quay sau. 
- Lần 1-2: GV điều khiển lớp tập chú ý sửa chữa sai sót cho HS. 
- Luyện tập theo tổ, do tổ trưởng điều khiển tập 3-4 lần. 
- GV chú ý sửa chữa nhận xét cho HS. Sau đó cho các tổ thi đua trình diễn.
- GV cùng HS quan sát nhận xét, biểu d
- Tất cả lớp để củng cố do cán sự lớp điều khiển 1-2 lần.
 b. Trò chơi vận động: 10-12’ 
- Chơi trò chơi “Chạy đỗi chỗ - vỗ tay nhau”.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Khởi động chạy tại chỗ và hô to theo nhịp: 1,2,3,4,....
- GV nêu tên trò chơi tập hợp HS theo đội hình chơi giải thích cách chơi và quy định chơi, cho lớp chơi thử 2 lần.
- Cả lớp thi đua chơi 2-3 lần. 
- GV quan sát, nhận xét tuyên dương đội thắng.
3. Phần kết thúc: 4-6’
- Cho các tổ HS đi nối nhau thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng sau khép lại thành vòng tròn nhỏ, đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn.
- GV cùng HS hệ thống bài .
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
=====Ø&×=====
Tiết 2: TOÁN
Bài 5: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết thế nào là phân số thập phân. 
- Nhận ra được có một PS có thể viết thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.
- Rèn chuyển các phân số thành phân số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A. KTBC: 
1) Chọn cách so sánh thuận tiện nhất để so sánh các phân số sau:
	 và ; b) và ; c) và ,
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS., 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Phân số thập phân là phân số như thế nào? Để hiểu về nó, hôm nay cô cùng cả lớp nghiên cứu bài: Phân số thập phân.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2. Giới thiệu phân số thập phân, 
- GV viết lên bảng các phân số
 ... và yêu cầu HS đọc.
- HS đọc các phân số trên.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
- HS nêu theo ý hiểu của mình. Ví dụ:
+ Các phân số có mẫu số là 10, 100,...
+ Mẫu số của các phân số này đều chia hết cho 10...
- GV giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10, 100. 1000,... được gọi là các phân số thập phân. 
- HS nghe và nhắc lại.
- GV viết lên bảng phân số và nêu yêu cầu:
 + Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số .	
- GV yêu cầu tương tự với các phân số: 
- HS nêu nhận xét:
 + Có một số PS có thể viết thành PS thập 
 + Biết chuyển một số PS thành PS thập phân.
3. Luyện tập – thực hành: 
* Bài 1: 
- GV cho HS thực hiện dưới dạng trò chơi truyền điện.
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân.
*Bài 2:
 HS tự viết các PS thập phân:
*Bài 3: 
- GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân.
- HS đọc và nêu: Phân số là phân số thập phân.
- GV hỏi tiếp: Trong các phân số còn lại, phân số nào có thể viết thành phân số thập phân? 
- HS nêu: Phân số có thể viết thành phân số thập phân:
*Bài 4: HS tự làm, chữa bài
a. b. ; c. 
4. Củng cố-dặn dò:
- GV tổng kết tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập. 
 =====Ø&×=====
Tiết 3: KHOA HỌC
Bài 2: NAM HAY NỮ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 6,7 SGK.
Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KTBC: 
- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
 Nếu con người không có khả năng sinh sản thì điều gì có thể xảy ra? 
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - GV hỏi: Con người có những giới nào? ( HS trả lời).
 - Sau đó GV giới thiệu: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
a. Hoạt động 1: THẢO LUẬN
- Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: - Làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3,trang 6 SGK và sử dụng tranh vẽ ở nhà.
* Bước 2: -Thảo luận cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.(3 nhóm lên trình bày), các nhóm khác bổ sung. 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt rồi đưa ra kết luận.
Ø Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.
- Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. 
Ví dụ:
 + Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.( Chỉ vào hình 2)
 + Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.( Chỉ vào hình 3)
 Ø GV hỏi : Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? ( 2-3 HS trả lời ) 
 b. Hoạt động 2: TRÒ CHƠI “ AI NHANH, AI ĐÚNG?”
- Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa và nữ.
- Cách tiến hành:
 	* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi như sau:
Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn.
- Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm, đồng thời xem nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc.
* Bước 2: Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV.
* Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
- Trong quá trình thảo luận với nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi.
 * Bước 4: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Đáp án:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
-Có râu
-Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
-Dịu dàng
-Mạnh mẽ
-Kiên nhẫn
-Tự tin
-Chăm sóc con
-Trụ cột gia đình
-Đá bóng
-Giám đốc
-Làm bếp giỏi
-Thư kí
-Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
-Mang thai
-Cho con bú
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Dặn dò: Học bài, xem trước trang 9 để tiết sau học tiếp bài 2: Nam hay nữ?
=====Ø&×=====
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
2. Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, tranh ảnh cánh đồng vào buổi sớm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KTBC: 
- HS1: nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết tập làm văn trước. 
- HS 2: Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa.
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Bài tập 1: 
- 1 HS đọc nội dung, yêu cầu của BT1.
- HS nối tiếp nhau trình bày “Buổi sớm trên cánh đồng”. Trả lời câu hỏi.
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
a. Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
b. Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
c. Tìm một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
- Tả cánh đồng buổi sớm: Vòm trời; những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đồng, mặt trời mọc.
- Bằng giác quan của làn da, thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẩm ướt làm ướt lạnh bàn chân. 
- Bằng mắt: Thấy mây xám đục, vòm trời xanh vời vợi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi, người gánh rau và những bó Huệ trắng muốt, bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng đang kết đồng, mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
- HS chọn, nói lí do mình thích.
b. Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu BT 2, làm việc cá nhân. 
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà. 
- HS tự lập dàn ý vào VBT. 
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá: GV nhận xét bổ sung, cả lớp tham khảo. 
- HS tự sửa lại bài của mình.
3. Củng cố-dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở, tập dàn ý tả một cảnh HS đã chọn.
 =====Ø&×=====
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
Phân công cán sự lớp.
Bố trí chỗ ngồi cho HS.
Nhận xét sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng HS.
Đọc nội quy lớp học
Đánh giá buổi lễ khai giảng về sự chuẩn bị của lớp
Dặn dò kế hoạch tuần sau.
************************›& *************************
u
 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ( Trang )
 ( Đọc thuộc lòng đoạn cuối).
 QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA ( Trang )
 ( Đọc diễn cảm đoạn 3 )
 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN ( Trang )
 ( Đọc diễn cảm đoạn 3)
 SẮC MÀU EM YÊU ( Trang )
 ( Đọc thuộc lòng toàn bài)
 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY (Trang )
 ( Đọc diễn cảm đoạn 2)
 BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT (Trang )
 ( Đọc thuộc lòng bài thơ)
 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC (Trang )
 (Đọc diễn cảm đoạn cuối )
 Ê – MI – LI, CON...(Trang )
 ( ĐỌc thuộc lòng đoạn cuối)
 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A – PÁC – THAI (Trang )
 ( Tự chọn 1 đoạn trong bài đọc diễn cảm)
 TÁC PHẨM SI –LE VÀ TÊN PHÁT XÍT (Trang )
 ( Tự chọn một đoạn trong bài đọc diễn cảm)
 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT (Trang )
 (Đọc diễn cảm đoạn 2)
 TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI – CA TRÊN SÔNG ĐÀ ( Trang )
 (Đọc thuộc lòng bài thơ)
 KÌ DIỆU RỪNG XANH (Trang )
 ( Tự chọn 1 đoạn trong bài đọc diễn cảm)
 TRƯỚC CỔNG TRỜI (Trang )
 (Đọc thuộc lòng bài thơ)
 CÁI GÌ QUÝ NHẤT (Trang )
 ( Đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài)
 ĐẤT CÀ MAU (Trang )
 ( Đọc diễn cảm một đoạn trong bài)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 Lop 5(2).doc