Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Th Hoàng Hoa Thám

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Th Hoàng Hoa Thám

Tiết 12 : ĐẠO ĐỨC

KÍNH GIÀ – YÊU TRẺ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già,yêu thương nhường nhị em nhỏ.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, nhường nhịn em nhỏ.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ.

- Biết phản đối những hành vi không tôn trọng, yêu thương người già, em nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV + HS: - Đồ dùng để chơi đóng vai.

 

doc 45 trang Người đăng hang30 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Th Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 12
Từ ngày 05 /11 đến 09 tháng 11 năm 2012
Thứ
Môn
Tiết PPCT
Tên bài dạy
Phương tiện, đồ dùng dạy học cho tiết dạy
Hai
05/11
Chào cờ Đ .đức
Tập đọc
Toán
L .sử
12
23
56
12
12
Chào cờ đầu tuần 
Kính già, yêu trẻ
Mùa thảo quả
Nhân số thập phân với .
Vượt qua tình thế hiểm .
- SGK, bảng phụ.
- SGK, bảng phụ.
- SGK, BP, PHT...
- SGK, BP, PHT.
Ba
06/11
Toán
T.D
LTVC
C. tả 
K .học 
57
23
23
12
23
Luyện tập
Động tác vươn thở:
MRVTø: Bảo vệ môi trường
Nghe – viết: Mùa thảo quả 
Sắt, gang, thép
- SGK, bảng phụ.
- SGK, bảng phụ.
- SGK, BP, PHT..
- SGK, bảng phụ.
Tư
07/11
Toán
M. thuật
Kchuyện Tập đọc
T.L.Văn
58
12
12
24
23
Nhân một số TP với một
Vẽ theo mẫu : mẫu cĩ hai vật
Kể chuyện đã nghe, đã đọc Hành trình của bầy ong
Cấu tạo của bài văn tả 
- SGK, bảng phụ.
- SGK, Mẩu chuyện
- SGK, bảng phụ.
- SGK, bảng phụ.
Năm
08/11
Â.nhạc
T. D
K. thuật LTVC
Toán
12
24
12
24
59
Học hát bài: Ước mơ
Động tác vươn thở:
Cắt thêu,khâu hoặc nấu ăn..
Luyện tập về quan hệ từ
Luyện tập
- SGK, bảng phụ
- SGK, BP.
- SGK, bảng phụ.
Sáu
09/11
Toán 
Địa lý
K .học T.L.Văn
Sinh hoạt
60
12
24
24
12
Luyện tập ( Tiếp theo )
Công nghiệp
Đồng Và hợp kim của đồng
L.tập tả người: Q.sát và .
Sinh hoạt cuối tuần 12
- SGK, BP, PHT..
- SGK, bảng phụ.
- SGK, BP,PHT....
TUẦN 12:
Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2012
Tiết 12 : ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ – YÊU TRẺ 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già,yêu thương nhường nhị em nhỏ.
2. Kĩ năng: 	
- Học sinh biết thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, nhường nhịn em nhỏ.
3. Thái độ: 	
- Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ.
- Biết phản đối những hành vi không tôn trọng, yêu thương người già, em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV + HS: - Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc ghi nhớ.
Kể lại 1 kỷ niệm đẹp của em và bạn.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên nêu mục đích ,yêu cầu bài .
- Giáo viên ghi tựa bài.
- Học simh nhắc lại tên bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Đóng vai theo nội dung truyện “Sau đêm mưa”.
Đọc truyện “Sau đêm mưa”.
Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm theo nội dung truyện.
Thảo luận nhóm 6, phân công vai và chuẩn bị vai theo nội dung truyện.
Các nhóm lên đóng vai.Lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Thảo luận nội dung truyện.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm đôi.
+ Các bạn nhỏ trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn nhỏ?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ?
® Kết luận:
Cần tôn trọng, giúp đỡ người già, em nhỏ những việc phù hợp với khả năng.
Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
Các bạn trong câu chuyện là những người có tấm lòng nhân hậu. Việc làm của các bạn mang lại niềm vui cho bà cụ, em nhỏ và cho chính bản thân các bạn.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ (2 học sinh).
v	Hoạt động 3: Làm bài tập 1.
Giao nhiệm vụ cho học sinh .
® Cách d : Thể hiện sự chưa quan tâm, yêu thương em nhỏ.
® Cách a , b , c : Thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
vHoạt động 4: Củng cố.
Đọc ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Tìm hiểu các phong tục, tập quán của dân tộc ta thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ
- Nhận xét tiết học. 
Kính già - yêu trẻ.
Tránh sang một bên nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm tay cụ già và Sâm đỡ tay em nhỏ.
Vì bà cụ cảm động trước hành động của các bạn nhỏ.
Tiết 23 : TẬP ĐỌC 	
MÙA THẢO QUẢ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp, và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả . 
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ hình ảnh , màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả 
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh em.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bản đồ Việt Nam
 Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động:
Phương pháp
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
Bức tranh vẽ gì?
Đây là cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả. Thảo quả là một cây quả quí của Việt nam. Thảo quả có mùi thơm đặc biệt, thứ cây hương liệu dùng là thuốc chế thơm, dùng làm nước hoa, làm mem rượi, làm gia vị. Dưới ngòi bút của nhà văn Ma văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “ Mùa thảo quả”û
- Giáo viên ghi tựa bài.
- Học sinh nhắc lại tên bài.
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Học sinh khá giỏi đọc cả bài.
Giáo viên yêu cầu HS rút ra từ khó.
- Rèn đọc từ khó:
- Đọc nối tiếp các từ khó
Bài chia làm mấy đoạn ?
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
Học sinh nối tiếp và đọc thầm phần chú giải.
- Học sinh đọc theo cặp.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.
Học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
+Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
Giáo viên chốt: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó. Từ hương và thơm được lập lại như một điệp từ, có tác dụng nhấn mạnh: hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, có sức lan tỏa rất rộng, rất mạnh và xa. Tác giả dùng các từ : lươt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả trong không gian. Các câu ngắn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm như tả mmột người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời. 
GV kết hợp ghi bảng từ ngữ gợi tả. lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng, ngây ngất.
Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
Học sinh đọc đoạn 2.
Học sinh đọc nhấn giọng từ ngữ báo hiệu mùi thơm
+ Câu hỏi 2 : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
• Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
Học sinh đọc đoạn 3.
Học sinh lần lượt đọc.
Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự mãnh liệt của thảo quả.
+ Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp?
• GV chốt lại: Nhấn mạnh từ gợi tả trái thảoquả – màu sắc ( đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng – nghệ thuật so sánh – Dùng tranh minh họa.
Yêu cầu học sinh nêu ý 3.
+ Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng ?
- Học sinh nêu cách ngắt nhấn giọng.
- Đoạn 1: Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả.
Đoạn 2: Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả.
Đoạn 3: Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín.
Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đọc diễn cảm.
Bình chọn bạn đọc hay.
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm theo cặp.
Học sinh đọc theo cặp.
Cho HS thi đua đọc diễn cảm trước lớp.
3 học sinh thi đọc.
GV nhận xét, tuyên dượng.
v	Hoạt động 4: 
- Theo em thảo quả là loài cây như thế nào?
- Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả có gì hay?
4. Củng cố- dặn dò: 
Rèn đọc thêm.
Chuẩn bị: “Hành trình của bầy ong”
Nhận xét tiết học 
Mùa thảo quả
- Từ khó: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, ngây ngất, sự sinh sôi, mạnh mẽ, lặng lẽ, đột ngột.
- Có thể chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”.
+ Đoạn 2: từ “thảo quả đến không gian”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
-Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, mùi thơm rãi theo triền núi, bay vào những thôn xóm, làn gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, hương thơm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
- Từ hương và thơm được lập lại như một điệp từ, có tác dụng nhấn mạnh: hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, có sức lan tỏa rất rộng, rất mạnh và xa .
- Lướt thướt:là một tính từ nghĩa của nó là dài lê thê quá mức cần thiết.
- Quyến:là động từ nghĩa của nó là làm cho người ta mê mẩn.
- Rải:là một động từ có nghĩa là rắc, vung.
- Ngây ngất:là một tinh từ có nghĩa là choáng váng như say, mất vẻ tỉnh táo, tinh nhanh.Mói ốm dậy, người còn ngây ngất.
* Thảo quả báo hiệu vào mùa.
- Qua một năm, - lớn cao tới bụng – thân lẻ đâm thêm nhiều nhánh – sầm uất – lan tỏa – xòe lá – lấn chiếm không gian.
* Sự sinh sôi phát triển mạnh của thảo quả.
+ Dưới gốc cây, khi chín rực lênđỏ chon chótnhấp nháy.
* Nét đẹp của rừng thảo quả khi quả chín.
* Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả . 
- Đây là một loài quả quý của thiên nhiên ban tặng cho đất nư ... 
·	Sản phẩm của từng ngành đa dạng (cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản ).
·	Hàng công nghiệp xuất khẩu: dầu mỏ, than, gạo, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh 
Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống, xuất khẩu 
Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
Đặc điểm:
	+ Phát triển rộng khắp dựa vào sự khéo tay của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
	+ Đa số người dân vừa làm nghề nông vừa làm nghề thủ công.
	+ Nước ta có nhiều mặt hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa.
Tiết 24 : KHOA HỌC
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết một vài tính chất của đồng.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết cách bảo quản đổ dùng đồng có trong nhà.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh ý thức bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Giáo viên: + Hình vẽ trong SGK trang 50, 51/ SGK .
	 + Một số dây đồng.
 - Học sinh : + Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng
III. Các hoạt động:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Sắt, gang, thép.
Học sinh tự đặc câu hỏi. 
Học sinh khác trả lời.
® Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài.
- Giáo viên ghi tựa.
- Học sinh nhắc lại tên bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
® Giáo viên kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
vHoạt động 2: Làm việc với SGK, VBT 
 * Bước 1: Làm việc cá nhân.
Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm việc theo chỉ dẫn trong SGK trang 50 và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
- Học sinh trình bày bài làm của mình.
- Học sinh khác góp ý.
* Bước 2: Chữa bài tập.
® Giáo viên chốt: Đồng là kim loại: Đồng- thiếc, đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng.
v	Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50 , 51 SGK.
Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?
v	Hoạt động 4:
- Nêu lại nội dung bài học.
Thi đua: Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu với các bạn hiểu biết của em về vật liệu ấy?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố- dặn dò: 
Học bài 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Nhôm”.
Nhận xét tiết học 
Đồng và hợp kim của đồng.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn điện dẫn nhiệt tố.
Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng
 Súng, đúc tượng, nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng
 Nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
Tiết 24 : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biể, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu ( Bà tôi, Người thợ rèn )
 2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người mà ta thường gặp
 3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý và tình cảm gắn bó giữa những người thân trong gia đình, yêu mến ngưòi lao động.
II. Đồ dùng dạy học
+ GV: Bảng phụ để ghi những đặc điểm về ngoại hình của người
+ HS: Bài soạn – bài văn thơ tả người, VBT .
III. Các hoạt động:
Phương pháp
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc nội dung dàn ý bài văn tả người tiết trước ?
Học sinh đọc nội dung
Cả lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới: 
GV giới thiệu trực tiếp: Quan sát và chọn chi tiết để tả người
- Giáo viên ghi tựa bài.
- Học sinh nhắc lại tên bài.
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học nắm giải BT
Bài 1:
 Hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa, đọc và nêu đặc điểm người bà ?
Đọc nội dung
Học sinh trao đổi theo nhóm đôi và ghi ra nội dung rồi cử đại diện để báo cáo
- Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến
- Giáo viên chốt lại từng phần ghi bảng ghi bảng phụ.
 Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh đọc và nêu chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc ?	
Đọc nội dung
Học sinh trao đổi theo nhóm đôi và ghi ra nội dung rồi cử đại diện để báo cáo
- Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến
- Chốt ý: T/ giả đã quan sát kỹ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi tép hồng đã trưở thành lưỡi rựa duyên dáng. Thỏi thép được ví như con cá sống bướng bỉnh hung dữ, anh thợ rèn chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
v	Hoạt động 2: 
- Gọi HS nêu tác dụng của việc quan sát và chọnlọc chi tiết miêu tả ?
Dựa vào bài tạp đã làm nêu theo hiểu biết của minh: Chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viêt sẽ hấp dẫn hơn, không lan man, dài dòng
Lớp nhận xét.
GV nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò: 
Hoàn thành bài trên VBT .
Chuẩn bị: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình ).
Nhận xét tiết học. 
Luyên tập tả người
Bài 1:
* Mái tóc: đen dày kỳ lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối; mái tóc dày khiến bà đưa chiêc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
* Đôi mắt: Khi bà mỉm cười hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
* Khuôn mặt: Có nhiều nếp nhăn nhưng hình như vẫn còn tươi trẻ.
* Giọng nói: trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng,khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đóa hoa.
Bài 2:
+ Bắt lấy thỏi thép.con cá sống.
+ Quai những nhát búakhông chịu khuất phục.
+ Quặp thỏi sắt.phụ thổi bễ.
+ Lôi con cá lửanhư trời giáng.
+ Trở tay ném thỏi sắtduyên dáng.
+ Liếc nhìn lưỡi rựachinh phục mới.
Tiêt 12: SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Biết dựa vào bản nhận xét của bạn để thấy được ưu khuyết trong mọi hoạt động, từ đó phát huy và sửa chữa. 
- Tập bài hát Bài học đầu tiên.
2. Kĩ năng: 
- Bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người. 
 3. Thái độ: 	
- Giáo dục học sinh có ý thức kính trọng thầy cô bằng các hoạt động thiết thực, phê và tự phê bình cao làm động lực cho bạn tiến bộ.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản nhận xét toàn bộ hoạt động của lớp trong tuần, gương GV và học sinh có thành tích trong học tập và lao động, nội dung truyền thống Nhà Giáo
+ HS: Các tổ chuẩn bị nhận xét của tổ, lớp trưởng bản tự nhận xét chung của cả lớp
III. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Yêu cầu lớp hát, các tổ và lớp trưởng trưng bày nội dung đã chuẩn bị
- GV kiểm tra và nhận xét sự chuẩn bị của cả lớp.
* Hoạt động 2: Tổ chức hs múa hát tập thể.
- Tập bài hát: Bài học đầu tiên
 - GV tập hát cho HS.
 - Cho HS theo tổ .
 - Tổ chức cho HS thi trình diễn trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương, bình chọn tổ, cá nhân hát hay nhất.
* Hoạt động 3: Nhận xét các hoạt động trong tuần
- GV yêu cầu lần lượt từng tổ nêu nhận xét các hoạt động của tổ, các HS khác nhận xét việc đánh giá của các tổ.
- Gv yêu cầu lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của cả lớp.
- GV nhận xét chung việc đánh giá của các tổ và lớp trưởng sau đó nhận xét chung và cụ thể:
+ Về đạo đức: Toàn thể lớp thực hiện tốt nội quy trường lớp. Đa số ngoan đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và lao động. Tuy nhiên, có một số các bạn còn vi phạm nội quy. 
+ Về họcï tập: Lớp có tiến bộ hơn. Nhìn chung chất lượng học tập còn thấp, môn Tiếng Việt học còn chậm, kĩ năng viết câu và đoạn văn còn kém. Nhiều em chữ viết xấu, trình bày cẩu thả, giữ vởû chưa sạch sẽ. 
+ Môn Toán tiếp thu bài chậm, kĩ năng tính toán kém: Thu, Mai, .
+ Tuy nhiên, vẫn có nhiều em tích cực trong học tập như: Hiền, Kia, Nguyệt , Nga , .
Có tiến bộ: Liều b , Nguyên , Thúy, LoL 
Chữ viết quá xấu, trình bày cẩu thả, chưa có phương pháp học tập: Thu, Diết, Bằng, 
+Về vệ sinh: cá nhân, lớp học và môi trường tương đối sạch sẽ.
* Hoạt động 3 : Thông báo kế hoạch tuần tới
- GV : Nêu các họat động tuần tới.
+ Đạo đức: Chấp hành tốt kỉ luật, nội quy trường lớp.
+ Học tập: Đi học đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi vào lớp, bảo quản tốt sách vở, đồ dùng, trình bày bài rõ ràng và sạch,
+ Vệ sinh: Dọn vệ sinh môi trường thường xuyên mỗi buối trước khi vào lớp, lớp học luôn sạch sẽ, cá nhân gọn gàng, tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.
+ Hoạt động Chi đội: Sinh họat thường xuyên theo hướng dẫn của Thầy Tổng 
phụ trách Liên đội.
* Hoạt động 4: Tổng kết dặn dò
- GV đánh giá chung giờ sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12cs.doc