Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Diễn Thắng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Diễn Thắng

Tiết 2: Toán

 LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:

- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.

 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A.Kiểm tra(3’): KT bài về nhà của HS.

B.Bài mới:

 1.Giới thiệu bài(1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Diễn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13:
Sáng thứ 2, ngày 23 tháng 11 năm 2009
Tiết1:Chào cờ
Tiết 2: Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra(3’): KT bài về nhà của HS.
B.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài(1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.Luyện tập(36’):
*Bài 1: Đặt tính rồi tính
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài 2: Tính nhẩm
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào nháp, sau đó cho HS chơi trò chơi đố bạn.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 3(HS khá làm thêm): 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
*Bài 4: 
a) Tính rồi so sánh giá trị của(a + b) x c và a x c + b x c
 - 1 HS nêu yêu cầu.
 - HS nêu cách làm và làm vào nháp. 
 - Chữa bài. Cho HS rút ra nhận xét khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
- HS nối tiếp nhau nêu phần nhận xét.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
404,91
53,64
163,74
*Kết quả:
 a) 782,9 7,829
 b) 26530,7 2,65307
 c) 6,8 0,068
*Bài giải:
Giá tiền 1kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền mua 3,5kg đường là:
 7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường (cùng loại) là:
 38500 - 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số: 11550 đồng.
-HS làm bào nháp.
-HS nhận xét khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
*VD về lời giải:
 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x(6,7 + 3,3)
 = 9,3 x 10 
 = 93
3.Củng cố, dặn dò(3’): 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 3: Tập đọc 
 NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I/ Mục tiêu:
1- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi ; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
2- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ(3’): HS đọc,trả lời các câu hỏi về bài Hành trình của bầy ong.
2.Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài(1’): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài(33’):
a) Luyện đọc:
- 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- HS đọc phần 1:
+Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
+Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã thấy những gì, nghe thấy những gì?
=> Rút ý1:
- HS đọc phần 2:
+Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm?
=>Rút ý 2:
- HS đọc phần còn lại Và thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+Vì sao bạn nhỏ tự nguyện T.gia bắt trộm gỗ?
+Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
=>Rút ý 3:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc diễn cảm đoạn 2
- GV đọc diễn cảm
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Một HS đọc diễn cảm
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Phần 1: Từ đầu đến ra bìa rừng chưa?
-Phần 2: Tiếp cho đến thu gỗ lại
-Phần 3: gồm 2 đoạn còn lại.
-“Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào”
-Hơn chục cây gỗ to bị chặt htành từng khúc dài ; bon trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe
+) Phát hiện của bạn nhỏ.
-Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân để giải đáp 
+) Cậu bé thông minh, dũng cảm.
-Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá
-Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung
+) Việc bắt những kẻ trộm gỗ thành công.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3.Củng cố, dặn dò(3’): - HS nhắc lại ND bài
 - GV tổng kết, nhận xét giờ học.
 ___________________________
Tiết 4:Ôn Toán
LUYỆN TẬP VỀ CỘNG,TRỪ,NHÂN SỐ THẬP PHÂN
I/Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng:
 - Thực hiện phép cộng,trừ,nhân các số thập phân.
 - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng,một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
II/Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài(1’)
2.Luyện tập(36’): HS mở VBT – Trang 75
 HĐ1: HS làm bài tập – GV theo sát giúp đỡ HS yếu
 HĐ2: Chấm,chữa bài- Củng cố kiến thức
 - Chấm nhóm 1
 - Chữa bài
*Bài 1: Tính
=>Củng cố cách cộng,trừ,nhân số thập phân.
*Bài 2:Tính nhẩm
=>Củng cố cách nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,...và với 0,1; 0,01; 0,001; ...
*Bài 3:
=>Củng cố kĩ năng giải toán có liên quan.
*Bài 4:Tính bằng cách thuận tiện nhất
=>Củng cố cách vận dụng tính chất một tổng nhân với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.
3.Tổng kết,nhận xét(3’)
 - Dặn dò về nhà.
Chiều thứ 2, ngày 23 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS biết:p
- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
 - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng,một hiệu hai số trong thực hành tính.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra(3’):KT bài về nhà của HS.
B.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài(1’): 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.Luyện tập(36’):
*Bài 1: Tính
 - 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào bảng con, lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
- GV nhận xét.
*Bài 2: Tính bằng hai cách
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 3: 
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
-1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
b)Tính nhẩm kết quả tìm x:
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự tính nhẩm.
- 2 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 4:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- HS làm vào nháp. 
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
*Kết quả:
316,93
61,72 
*Ví dụ về lời giải:
a)C1:(6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 =42
 C2: (6,75 + 3,25) x 4,2 
 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 
 = 28,35 + 13,65
 = 42
*Ví dụ về lời giải:
 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4
 = 12 x 4
 = 48
*Ví dụ về lời giải:
 5,4 x x = 5,4 ; x = 1 (vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
*Bài giải:
Giá tiền một mét vải là:
 60 000 : 4 = 15 000 (đồng)
6,8m vải nhiều hơn 4m vải là:
 6,8 – 4 = 2,8 (m)
Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vải cùng loại là:
 15 000 x 2,8 = 42 000 (đồng)
 Đáp số: 42 000 đồng
3.Củng cố, dặn dò(3’): 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
 - Dặn dò về nhà.
Tiết 2: Chính tả (nhớ – viết)
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
 Phân biệt âm đầu s/x, âm cuối t/c
I/ Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong. 
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
II/ Đồ dùng daỵ học:
 - Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b.
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ(3’)
HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s / x hoặc âm cuối t/ c đã học ở tiết trước.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài(1’):
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2.Hướng dẫn HS nhớ - viết(20’):
- 1-2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS cả lớp nhẩm lại bài.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết 
sai: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm,
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+Bài viết gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
- HS tự nhớ và viết bài.
- Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét. 
- HS nhẩm lại bài thơ.
- Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ ch người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
2.3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(13’)
* Bài 2 :
- Một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: Tổ 1, 2 ý a. Tổ 3 ý b. 
- Cách làm: HS lần lượt bốc thăm đọc to cho cả tổ nghe ; tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ có chứa 2 tiếng đó.
- Đại diện 3 tổ trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
* Bài 3 :
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở bài tập. 
- Một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét.
*Ví dụ về lời giải:
củ sâm, sâm sẩm tối,xân nhập, xâm lược,
 b) rét buốt, con chuột,buộc tóc, cuốc đất
*Lời giải:
Các âm cần điền lần lượt là: 
x, x, s
t, c
3.Củng cố dặn dò(3’): 
- GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Tiết 3: Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ:
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Mục tiêu:
	- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
	- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1.Kiểm tra bài cũ(3’):
Cho HS đặt câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu.
2. Dạy bài mới:
2.1.Giới thiệu bài(1’): GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập(33’).
*Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu và đọc đoạn văn. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS trao đổi nhóm 2.
- GV gợi ý: Nghĩa của của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng: 
*Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 7 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời gải đúng.
*Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn: Mỗi em chọn 1 cụm từ ở bài tập 2làm đề tài, viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
- HS nói tên đề tài mình chọn viết.
- GV cho HS làm vào vở.
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm cao cho những bài viết hay.
*Lời giải:
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồ đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
*Lời giải:
-Hành động bảo vệ môi trường: trồ ... iết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
	-Biết lập dàn ý cho bài văn tả một người thường gặp.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
	-Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1.Kiểm tra bài cũ(3’): Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
	2.Bài mới:
	2.1.Giới thiệu bài(1’): GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học	
 2.2.Hướng dẫn HS luyện tập(33’):
*Bài 1:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.
- GV cho HS trao đổi theo cặp như sau:
+Tổ 1 và nửa tổ 2 làm bài tập 1a.
+Tổ 3 và nửa tổ 2 làm bài tập 1b.
- Một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
- GV kết luận: SGV-Tr.260.
*Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV nêu yêu cầu.
- HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp.
- 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp nhận xét nhanh.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
- GV nhắc HS chú ý tả đặc điểm ngoại hình nhân vật theo hai cách mà hai bài văn, đoạn văn mẫu đã gợi ra sao cho các chi tiết vừa tả được về ngoại hình nhân vật vừa bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong QS, trong lời tả.
*Ví dụ về lời giải:
-HS đọc
-HS xem lại kết quả quan sát.
-HS đọc.
-HS lập dàn ý vào nháp, 2 HS làm vào bảng nhóm.
	3.Củng cố, dặn dò(3’): 
 - GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh dàn ý.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4:Ôn Toán
LUYỆN TẬP VỀ CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN
CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/Mục tiêu:Giúp HS có kĩ năng:
 - Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 - Vận dụng để giải toán.
II/Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài(1’)
2.Luyện tập(36’): HS mở VBT – Trang 79
HĐ1: HS làm bài tập – GV theo sát giúp đỡ HS yếu
HĐ2: Chấm,chữa bài – Củng cố kiến thức
 - Chấm nhóm 2
 - Chữa bài
*Bài 1:Đặt tính rồi tính
=>Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
*Bài 2:Tính
=> Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
*Bài 3:
=>Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
*Bài 4: Tính bằng 2 cách
=>Củng cố cách vận dụng tính chất một tổng nhân với một só để giải toán theo 2 cách.
3.Tổng kết,nhận xét(3’)
 - Dặn dò về nhà.
Sáng thứ 6,ngày 27 tháng11 năm 2009
Tiết 1: Toán 
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN 
 CHO 10, 100, 1000,...
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
 II/ Các hoạt động dạy học:
	1.Kiểm tra bài cũ(3’):KT bài về nhà của HS 
 Muốn chia một STP cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
	2.Bài mới:
	2.1.Giới thiệu bài(1’): Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.2.Kiến thức mới(16’):
a) Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ: 213 : 10 = ?
- HS tự tìm kết quả.
Đặt tính rồi tính: 213,8 10
 13 21,38 
 38
 80
 0
- Nêu cách chia một số thập phân cho 10?
 b) Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ, cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi bảng.
- 2-3 HS nêu lại cách làm.
- Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm thế nào?
c) Nhận xét:
- Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
- HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.
-HS thực hiện phép chia ra nháp.
-HS nêu phần nhận xét trong SGK-Tr.65.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính:
-HS nêu.
-HS nêu phần nhận xét SGK-Tr.66
-HS nêu phần quy tắc SGK-Tr.66
-HS đọc phần quy tắc SGK.
	2.2.Luyện tập(17’):
*Bài 1: Nhân nhẩm
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
*Bài 2: Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính. 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào nháp. 
- Chữa bài. GV hỏi cách tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính. 
*Bài 3:
- 1 HS đọc đề bài.
- HD HS tìm hiểu bài toán.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 4,32 ; 0,065 ; 4,329 0,01396
 b) 2,37 ; 0,207 ; 0,0223 ; 0,9998
*VD về lời giải:
 a) 12,9: 10 = 12,9 x 0,1 =1,29 
*Bài giải:
 Số gạo đã lấy ra là:
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
	3.Củng cố, dặn dò(3’): - HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
 - GVtổng kết, nhận xét giờ học – Dặn dò về nhà.
Tiết 2: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS:
	- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ ghi yêu cầu của bài tập 1 ; gợi ý 4.
	-Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1.Kiểm tra bài cũ(3’): Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
	2.Bài mới:
	2.1.Giới thiệu bài(1’): 
	Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người mà em thường gặp. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập chuyển phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý thành một đoạn văn.
2.2.Hướng dẫn HS làm bài tập(33’):	
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 2 HS giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- GV treo bảng phụ , một HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và Y/C viết đoạn văn:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của người. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn.
+Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt, mái tóc, dáng người)
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của nhân vật và thể hiện CX của người viết.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc gợi ý 4.
-HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
-HS bình chọn.
	3.Củng cố, dặn dò(3’): 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3:Ôn Tiếng việt
LUYỆN VIẾT :BÀI 13
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - Viết đúng,đẹp;viết đúng các chữ viết hoa trong bài.
 - Viết đúng tốc độ,đảm bảo đúng tư thế ngồi viết.
II/Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài(1’)
2.Hướng dẫn HS luyện viết(27’)
 - Lưu ý HS trước khi viết:cách trình bày bài,chữ viết hoa,cỡ chữ,khoảng cách giữa các chữ,các tiếng trong bài.
 - HS viết bài – GV đi uốn nắn chữ viết cho một số HS viết chưa đúng.
3.Chấm bài,sửa lỗi cho HS (chú ý sửa sai cho HS).
4.Tổng kết,nhận xét tiết học(2’)
Tiết 4:Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 13
I/Mục tiêu:
 Giúp HS thấy được những thiếu sót trong tuần để từ đó có hướng khắc phục và phấn đấu cho tuần tới.
II/Các hoạt động dạy học:
1.HĐ1: HS sinh hoạt tổ;
	- Các tổ dựa vào kết quả ở sổ theo dõi của tổ để nhận xét,xếp loại cho từng thành viên trong tổ mình.
	- Tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi của tổ mình trước lớp(có nhận xét cụ thể).
2.HĐ2:GV nhận xét:
*Ưu điểm: (Qua đợt thi đua 20/11)
	- Đóng góp của lớp được xếp thứ nhất so với toàn trường.
	- Văn nghệ, trang trí lớp xếp thứ 2.
*Tồn tại:
	- Chất lượng chưa cao(còn thiếu điểm 2 em)
	- Nề nếp của lớp chưa đi vào quy cũ,còn bị ảnh hưởng qua dịp 20/11.
	- Nhiều em không làm bài tập về nhà,có em làm bài về nhà còn thiếu,làm bài chưa có chất lượng.
	- Trong giờ học vẫn còn nhiều em làm ồn lớp.
	- Nhiều em còn quen mũ ca lô,khăn quàng đỏ. 
*Hướng khắc phục:
	- Lớp cần có kế hoạch học tập tốt để nâng cao chất lượng trong đợt KT định kì lần 2.
	- Cần khắc phục những tồn tại để nề nếp lớp cũng như trong phong trào học tập đi vào quy cũ,nghiêm túc hơn.
Chiều thứ 6,ngày 27 tháng 11 năm 2009
Tiết 1+2: Ôn Toán	
LUYỆN TẬP VỀ CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN
CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng:
 - Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 - Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...và vận dụng để giải toán có lời văn.
II/Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài(1’)
2.Luyện tập:
2.1.Tiết 1(36’): HS mở VBT – Trang 80 
HĐ1: HS làm bài tập – GV theo sát giúp đõ HS yếu
HĐ2: Chấm, chữa bài – Củng cố kiến thức từng bài
	- Chấm nhóm 3
	- Chữa bài
*Bài 1: Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính :
=> Củng cố kĩ năng nhẩm:Chia một số rhập phân cho 10,100, 1000, ...cũng như lấy số đó nhân với 0,1; 0,01; 0.001; ...
*Bài 2: Tính
=>Củng cố kĩ năng cộng số thập phân(cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân để tính).
*Bài 3:
=>Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
*Bài 4: Tính
=>Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức.
2.2.Tiết 2(40’):
HĐ1:HS làm bài tập
*Bài 1:Đặt tính rồi tính:
44,16 : 16 11,48 : 14 0,324 : 54
=>Củng cố cách chia một số thập phân cho một số thập phân. 
*Bài 2: Tính nhẩm:
312 : 10 = 0,53 : 100 = 15,88 : 1000 =
312 x 0,1 = 0,53 x 0,01 = 15,88 x 0,001 =
=>Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... và nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, ...
*Bài 3: Đúng ghi Đ,sai ghi S :
2,704 13 2,704 13 2,704 13
 104 2,08 104 0,28 104 0,208
 00 00 00
*Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều dài 85,5 cm,chiều rộng bằng chiều dài.Tính diện tích hình chữ nhật đó.
- HS làm bài 
- Nhận xét
- Chữa bài
- HS làm bài 
- Nhận xét 
- Nêu quy tắc nhân.chia nhẩm
- HS làm bài 
- NHận xét
- Giải thích cách làm
- Một HS lên làm bài
- Cả lớp nhận xét
- Chữa bài
HĐ2:Chấm,chữa bài – Củng cố kiến thức
3.Tổng kết,nhận xét tiết học(3’)
Tiết 3:Ôn Tiếng việt
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I/Mục tiêu:
 Giúp HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có hay hơn ,sáng tạo hơn. 
II/Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài(1’)
2.Luyện tập(36’):
 - Ghi đề bài 
 - HS đọc kĩ đề bài
 - GV hướng dẫn một số điều cần lưu ý khi làm bài.
 - HS làm bài
 - GV theo sát giúp đỡ HS yếu.
 - Chấm một số bài
 - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình - Cả lớp nghe và nhận xét
 - GV nhận xét và cho điểm
 - Cả lớp bình chọn người có đoạn văn hay nhất.
3.Tổng kết,nhận xét tiết học(3’)
 - Cùng rút kinh nghiệm khi viết văn dạng này.
 - Dặn dò về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 13.doc