Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Kỳ Khang II

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Kỳ Khang II

Thể dục :

ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG - TRÒ CHƠI “AI NHANH KHÉO HƠN”

I. Mục tiêu:

- Học sinh tiếp trục ôn tập 5 động tác đã học, học mới động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung, thực hiện tương đối đúng động tác.

- Chơi trò chơi “Ai nhanh khéo hơn”. Yêu cầu chơi hào hứng nhiệt tình và chủ động. Biết chơi đúng luật.

II. Địa điểm và phương tiện:

- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.

- 1 chiếc còi, bóng , kẻ sân chơi trò chơi.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Kỳ Khang II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
(Trường cắt dạy thay)
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Thể dục :
ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG - TRÒ CHƠI “AI NHANH KHÉO HƠN”
I. Mục tiêu: 
- Học sinh tiếp trục ôn tập 5 động tác đã học, học mới động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung, thực hiện tương đối đúng động tác. 
- Chơi trò chơi “Ai nhanh khéo hơn”. Yêu cầu chơi hào hứng nhiệt tình và chủ động. Biết chơi đúng luật.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, bóng , kẻ sân chơi trò chơi.
III. Hoạt động dạy và học:
- Tập hợp HS, phổ biến nội dung tiết học.
- Tập các động tác khởi động.
- Chơi trò chơi GV tự chọn
* Ôn 5 động tác : vươn thở- tay- chân – vặn mình, toàn thân 
Lần 1 : Ôn động tác toàn thân theo nhịp hô của tổ trưởng.
Lần 2 : Tập liên hoàn 2 động tác đầu theo nhịp hô của tổ trưởng.
Lần 3: Tập liên hoàn 5 động tác theo nhịp hô của tổ trưởng.
GV theo dõi uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
GV chú ý cho HS khi tập các động tác cần có sự phối hợp giữa tay, chân và đầu.
* Học động tác thăng bằng
GV nêu tên động tác và làm mẫu.
Hô nhịp chậm để học sinh tập.
Thực hiện động tác theo nhịp hô của tổ trưởng
Tổ chức thi đua giữa các tổ.
Tuyên dương những HS và tổ tập tốt.
GV kiểm tra kết quả :
 Tập 1 lần, mỗi lần 2x8 nhịp.
* Trò chơi “Ai nhanh khéo hơn”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Tập hợp HS theo đội hình hàng dọc, HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét và nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức.
- ở mỗi lần chơi GV cho HS thi đua để tạo không khí hứng thú khi chơi.
- HS thực hiện động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu : HS biết:
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. HS làm được bài 1, 2, 3b và bài 4.
- Giáo dục HS tích cực học toán
II. Hoạt động dạy học
 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm – cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét bạn làm.
 Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 12,3 x 3,12 + 12,3 x 6,88
- GV chấm vở BT ở nhà một số em - nhận xét.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập chung - Ghi đề.
- Học sinh làm lần lượt các bài tập. GV kết hợp chấm, chữa bài.
Bài 1 : HS tự tính giá trị các biểu thức. Lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
375,84 – 95,69 + 36,78	b. 7,7 + 7,3 x 7,4 
 = 280,15 + 36,78 = 316,93	 = 7,7 + 54,02 = 61,72
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài. GV gợi cho những HS còn chậm :
? Em hãy nêu dạng của các biểu thức trong bài ? (a). Biểu thức có dạng một tổng nhân với một số. b) Biểu thức có dạng một hiệu nhân với một số)
? Bài toán yêu cầu em làm gì ? (... tính giá trị của biểu thức theo 2 cách)
? Với biểu thức có dạng một tổng nhân với một số em có những cách tính nào ? (Có 2 cách tính đó là : + Tính tổng rồi lấy tổng nhân với số đó.
	 + Lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó sau đó cộng các kết quả với nhau)
? Với biểu thức có dạng một hiệu nhân với một số em có những cách tính nào ? (Có 2 cách tính đó là : + Tính hiệu rồi lấy hiệu nhân với số đó.
	 + Lấy tích của số bị trừ và số thứ ba trừ đi tích của số trừ và số thứ ba)
Cách 1 :
(6,75 + 3,25) x 4,2
 = 10 x 4,2
 = 42
(9,6 – 4,2) x 3,6
 = 5,4 x 3,6 
	 = 19,44
Cách 2 : 
(6,75 + 3,25) x 4,2
 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2
 = 28,35 + 13,65 = 42
(9,6 – 4,2) x 3,6
 = 9,6 x 3,6 – 4,2 x 3,6
 = 34,56 – 15,12 = 19,44
Bài 3b, em nào xong làm phần a : HS tự tính nhẩm, nêu kết quả, giải thích cách nhẩm.
Bài 4 : HS đọc bài toán và tự giải vào vở. Có thể làm theo 2 cách.
- Chữa bài theo các bước :
+ Tính giá tiền mỗi mét vải
+ 6,8 m vải nhiều hơn 4 m vải.
+ Mua 6,8 m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 m vải.
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nêu yêu cầu tiết luyện tập.
- Nhận xét gìơ học.
Luyện từ và câu :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu :
- HS hiểu được « khu bảo tồn đa dạng sinh học » qua đoạn văn gơi ý ở BT1 ; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 ; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3..
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng :
- 2 tờ giấy to trình bày nội dung BT2 (2cột : Hành động bảo vệ môi trường ; Hành động phá hoại môi trường)
III. Hoạt động dạy học
 1. Bài cũ: 
? Thế nào là quan hệ từ ?
- Một HS đặt một câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu. 
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài Mở rộng vốn từ - ghi đề.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
- Thảo luận theo cặp.
- HS trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT.
? Những hành động nào bảo vệ môi trường ?
? Những hành động nào phá hoại môi trường ? 
- HS thảo luận nhóm 4. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm.
- Đại diện nhóm tiếp nối nhau trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét (Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, trồng rừng phủ xanh đồi trọc. Hành động phá hoại môi trường : phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã) 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
? Bài tập này yêu cầu gì ?
- HS chọn 1 cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài viết một đ/văn khoảng 5 câu về đề tài đó. 
? Em viết về đề tài nào ? (VD : Em viết về đề tài trồng cây./ Em viết về đề tài đánh cá bằng điện./ Em viết về đề tài xả rác bừa bãi, ...)
- HS viết bài, GV giúp đỡ một số em yếu.
- HS đọc bài viết. 
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm cao cho những bài viết hay.
 Qua đó giáo dục lòng HS yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
Khoa học:
NHÔM
I. Mục tiêu : HS biết :
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu và nêu cách bảo quản chúng.
- Giáo dục HS ý thức bảo quản các đồ dùng được làm bằng nhôm.
II. Đồ dùng 
- HS chuẩn bị một số đồ dùng : thìa, cặp lòng bằng nhôm thật.
Phiếu học tập kẻ sẵn bảng thống kê nguồn gốc, tính chất của nhôm.
Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học : 
Bài cũ: 
? Nêu tính chất của đồng và hợp kim đồng ?
? Trong thực tế người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Nhôm (thông qua vật thật) - Ghi đề.
+ Hoạt động 1: Làm việc với thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được. 
- HS làm việc theo nhóm. GV phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm mà em biết và ghi tên chúng vào phiếu. 
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
 - Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. (VD : Các đồ dùng bằng nhôm : xoong, chảo, ấm đun nước, thìa, muôi, cặp lồng đựng thức ăn, mâm, hộp đựng, ...) 
? Em còn biết những vật dụng nào làm bằng nhôm ?(Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, ...)
 * GV kết luận : Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, dùng làm chế biến các vật dụng làm bếp như xoong, nồi, chảo, ... 
+ Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật. 
- Làm việc theo nhóm. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đồ dùng bằng nhôm và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm và so sánh với hợp kim của nhôm rồi ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. 
Nhôm
Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
- Có trong vỏ Trái Đất và quặng nhôm
- Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.
Tính chất
- Có màu trắng bạc.
- Nhẹ hơn sắt và đồng.
- Có thể kéo thành sợi, dát mỏng.
- Không bị gỉ nhưng có thể bị một số axit ăn mòn.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
? Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm ? (Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm)
 * GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc có ánh kim..... 
+ Hoạt động 3 : Làm việc với SGK. 
- Làm việc cá nhân. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin làm bài tập 2 VBT tr. 45.
? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm có trong gia đình em ? (... dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, ...)
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
 * GV kết luận: Nhôm là kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý...
 3. Củng cố, dặn dò :
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm 1 VBT tr.44. 
- Nhận xét giờ học.
Chiều.
Đạo đức:
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS :
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. (HS khá, giỏi) biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng : - Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
 - Giấy rôki khổ A2 (HĐ2)
III. Hoạt động dạy và học
 1. Bài cũ : 
? Chúng ta cần giúp đỡ người già, em nhỏ như thế nào ?
- HS đọc ghi nhớ bài học.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Đạo đức (tiết 2)- Ghi đề.
+ Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 2, SGK)
- GV chia HS 4 nhóm và phân công một nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong BT 2.
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên thể hiện. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
 *GV kết luận các tình huống.
+ Hoạt động 2: Làm bài tập 3- 4 SGK.
- HS làm bài tập 3,4 .
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Đại diện trình bày ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài tập 3,4.
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
 GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS :
- HS tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. 
- Từng nhóm thảo luận. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 * GV kết luận : Một số tập tục đẹp mà chúng ta lúc nào cũng phải nhớ như : 
	+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
	+ Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
	+ Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
	+ Trẻ em được mừng tuổi, được tặn ...  trong tuần qua (tuần 13).
- HS nắm được phương hướng tuần tới (tuần 14).
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng tập thể, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
II. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lớp trưởng lên đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Ý kiến của của các tổ trưởng. HS phê và tự phê.
- GV bổ sung : nêu những mặt ưu để HS phát huy, khen một số em có ý thức học tốt, xây dựng bài tích cực : Khen một số em có cố gắng : - Nêu những tồn tại để HS khắc phục, nhắc nhở một số em cấn cố gắng. 
III. Phương hướng : 
- HS thi đua học tốt giành nhiều điểm cao chào mừng ngày Truyền thống QĐNDVN.
 - Yêu quý và biết ơn chú bộ đội, rèn luyện đức tính nhanh nhẹn, hoạt bát, ... như chú bộ đội. 
- Thực hiện lịch sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng quy định và có hiệu quả.
- Duy trì đôi bạn học tốt, nề nếp của lớp.
- Lao động vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. 
- Động viên HS tham gia thu nộp các khoản tiền nhà trường quy định.
ChiÒu:
H­íng dÉn thùc hµnh
LuyÖn viÕt: Ng­êi g¸c rõng tÝ hon
I-Môc tiªu:
HS viÕt ®óng bµi ng­êi g¸c rõng tÝ hon .
RÌn lyÖn ch÷ viÕt cho HS.
II- Ho¹t ®éng d¹y häc:
1-H§1:H­íng dÉn HS viÕt .
- Mét HS ®äc bµi.Hai hs nèi tiÕp ®äc.
- C¶ líp ®äc thÇm
HS viÕt l¹i.
2-H§2: ChÊm vµ ch÷a bµi.
-HS chÊm lçi 
-GV chÊm bµi-nhËn xÐt bµi lµm cña hs
3-Còng cè dÆn dß:
-DÆn HS vÒ nhµ rÌn luyÖn ch÷ viÕt thªm ë nhµ.
 NhËn xÐt tiÕt häc.
LuyÖn to¸n
LuyÖn phÐp chia ®èi víi sè thËp ph©n
I-Môc tiªu:Gióp HS:
Còng cè thùc hiÖn phÐp chia mét sè thËp ph©n cho mét sè tù nhiªn.
-B­íc ®Çu biÕt thùc hµnh phÐp chia mét sè thËp ph©n cho mét sè tù nhiªn trong lµm tÝnh,gi¶i to¸n.
II-Ho¹t ®éng d¹y häc:
H§ 1:H­íng dÉn HS thùc hiÖn phÐp chia mét sè trËp ph©n cho mét sè tù nhiªn.
a)GV nªu VD ®Ó dÉn tíi phÐp chia STP cho sè tù nhiªn.
-HD HS tù t×m c¸ch thùc hiªn phÐp chia b»ng c¸ch chuyÓn vÒ phÐp chia hai sè tù nhiªn.
-GV cho HS nhËn xÐt vÒ c¸ch thùc hiÖn phÐp chia.
b)GV nªu VD 2 råi HS tù thùc hiÖn phÐp chia.
-HS tù nªu c¸ch thùc hiÖn phÐp chia mét sè thËp ph©n cho mét sè tù nhiªn.
H§ 2:HS thùc hµnh.
H§ 3:Ch÷a bµi.
III-Cñng cè,dÆn dß:
NhËn xÐt tiÕt häc
ThÓ dôc.
¤n b¶y ®éng t¸c cña bµi thÓ dôc ph¸t triÓn chung
I-Môc tiªu:
 - Ch¬i trß ch¬i:Ch¹y nhanh theo sè.Y/c ch¬i nhiÖt t×nh,chñ ®éng.
-¤n 7 ®éng t¸c ®· häc; Thùc hiÖn c¬ b¶n ®óng ®éng t¸c.
II-§Þa ®iÓm: -Trªn s©n tr­êng.
 -Mét cßi,kÎ s©n ch¬i trß ch¬i.
III-Ho¹t ®éng d¹y häc:
1.PhÇn më ®Çu:
-GV phæ biÕn y/c giê häc.
-§i ®Òu vßng quanh s©n tËp,khëi ®éng c¸c khíp.
2.PhÇn c¬ b¶n:
-Ch¬i trß ch¬i “Ch¹y nhanh theo sè.
-¤n 7 ®éng t¸c thÓ dôc ®· häc.
-Ch¬i trß ch¬i ch¹y nhanh theo sè.
3.PhÇn kÕt thóc.
-GV hÖ thèng l¹i bµi häc.
-§¸nh gi¸ kÕt qu¶ bµi häc.
-VÒ nhµ «n c¸c ®éng t¸c ®· häc.
Tập đọc:
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục tiêu :
- Đọc : + Đọc đúng : loanh quanh, rắn rỏi, loay hoay, bành bạch, chão.
	 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Hiểu : + Từ ngữ : rô bốt, còng tay, ngoan cố, ...
	 + Nội dung : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b)
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK phóng to.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Lên lớp :
 1. Bài cũ: - 2 HS đọc bài Hành trình của bầy ong.
? Những chi tiết nào trong bài nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đề.
b. Tìm hiểu bài.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc
- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài (Huyền).
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau:
+ Đ1: Từ đầu đến xe ra bìa rừng chưa. 
+ Đ2: Tiếp đến thu lại gỗ. 
+ Đ3: Phần còn lại. 
- HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sửa lỗi cho HS (nếu có).
- Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó : HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (rô bốt, ngoan cố, còng tay) giải nghĩa các từ ngữ đó. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc lại bài. 
- GV đọc mẫu.
+ Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi: 
? Thoạt tiên thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào ? (hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ? ) 
? Lần theo dấu chân, bạn nhỏ thấy điều gì và nghe thấy điều gì ? (Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ chuyển gỗ vào buổi tối)
? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm ? (HS trao đổi theo cặp rồi đại diện nhóm trả lời. VD:
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tất, gọi điện thoại báo công an. 
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.)
? Vì sao bạn nhỏ tình nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?(yêu rừng, sợ rừng bị phá/ vì bạn 
hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm bảo vệ )
 Từ đó, giúp HS nâng cao ý thức BVMT. 
? Nêu nội dung bài - Vài HS nhắc lại.
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài văn, GV hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc, và thể hiện diễn cảm nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đ3 (theo quy trình).
 3. Củng cố, dặn dò : 
? Qua bài đọc, em học tập bạn nhỏ điều gì ?
- Nhận xét giờ học. 
- Đọc trước bài Trồng rừng ngập mặn.
* * * * * * * * * * * *
Chính tả (nhớ - viết) : HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG 
I. Mục tiêu :
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Ôn lại cách viết từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, nghiêm túc trong khi viết bài.
II. Chuẩn bị : 
- Các phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng (hoặc vần) theo cột dọc BT2a để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng (vần) đó.
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ: 
- GV đọc cho cả lớp viết một số từ vào vở nháp : xôn xao, sương gió, sạch sẽ, lướt thướt, rước đèn.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài Chính tả - ghi đề.
b. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết 
- 1HS đọc trong SGK 2 khổ thơ của bài Hành trình của bầy ong.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
? Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong ? (Công việc của loài ong rất lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, mang lại cho đời những giọt mật tinh túy.)
? Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong ? (bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mật).
- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ. GV nhắc nhở một số từ các em dễ viết sai chính tả (rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời), cách trình bày các câu thơ lục bát.
- HS gấp SGK, nhớ viết lại 2 khổ thơ.
- GV chấm 7-10 em. HS còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV cho HS làm BT 2a.
- GV tổ chức cho HS chơi: GV lấy 4 phiếu ghi sẵn: sâm – xâm ; sương – xương ; sưa – xưa ; 
siêu – xiêu. Sau đó gọi HS lên bảng bốc thăm, nếu trúng phiếu nào thì viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó, rồi đọc lên.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả. Đáp án:
sâm - xâm
sương – xương
sưa – xưa
siêu – xiêu
củ sâm – xâm nhập; chim sâm cầm – xâm lược; sâm banh, sâm nhung – xâm xẩm (tối)
sương gió – xương tay; sương muối – xương sườn; sương gió – xương máu.
say sưa – ngày xưa; sửa chữa – xưa kia; cốc sữa – xa xưa
siêu nước – xiêu vẹo; cao siêu – xiêu lòng; siêu âm – liêu xiêu.
 Bài tập 3: HS nêu yêu cầu.
? Bài tập này yêu cầu gì ?
- HS làm bài tập 3b
- HS làm vào vở bài tập.
- Hai, ba HS đọc lại đoạn thơ đã điền lời giải. 
 Lời giải: Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
	 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng	
	 Sột soạt gió trên tà áo biếc
	 Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.	 	
- Cả lớp và GV nhận xét. 
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- HS nhớ lại những từ ngữ đã luyện viết để không viết sai chính tả.
* * * * * * * * * * * *
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1)
I. Mục tiêu : HS biết :
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.	 HS làm được bài 1, 2 và bài 4a
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. 
- Giáo dục HS tích cực học toán.
II. Lên lớp : 
 1. Bài cũ : GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp : 37,1 x 9,5
- Sau đó gọi 1HS lên bảng tính – lớp nhận xét. 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập chung – ghi đề.
- Học sinh lần lượt làm các bài tập. GV theo dõi, kết hợp chấm chữa bài. 
Bài 1: GV cho HS tự làm, sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- GV gọi một số em nêu kết quả, nêu cách tính.
Kết quả : a. 404,91	b. 53,648	c. 163,744
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài toán.
? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... ta làm như thế nào ? (... ta chỉ việc chuyển dấu phảy của số đó sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số 0.)
? Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ... ta làm như thế nào ? (... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số 0)
HS tự áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.
GV cho HS đọc kết quả tính nhẩm để ôn tập về cách đọc số thập phân. 
Bài 4: Cho HS tự tính phần a rồi chữa bài ; 
- Từ đó cho HS nêu nhận xét : (a + b) x c = a x c + b x c
 Hoặc : a x c + b x c = (a + b) x c
? Nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên ? (...)
? Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không ? Hãy giải thích ý kiến của em ? (Quy tắc trên cũng đúng với các số thập phân vì trong bài toán trên khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng luôn có (a + b) x c = a x c + b x c
 *GVKL: Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. 
Em nào làm xong thì làm tiếp phần b. 
Bài 3 : Em nào làm xong làm thêm.
- HS tự giải bài toán rồi chữa bài theo các bước :
+ Tính tiền 1 kg đường
+ Tính tiền mua 3,5 kg đường
+ Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường.
 3. Củng cố, dặn dò :
- HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên, một số thập phân.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm BT ở VBT. Bài sau : Luyện tập chung.
* * * * * * * * * * * *
 Ngày soạn: 19 – 11 - 2009 
 Ngày dạy: ba /23 - 11 -2009
* * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * *
 Ngày soạn: 21 – 11 - 2009 
 Ngày dạy: sáu /26 - 11 -2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13(2).doc