Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Toàn Thắng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Toàn Thắng

 Tập đọc

 NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. MỤC TIÊU

 - Đọc đúng: Truyền sang, loanh quanh Đọc lưu loát toàn bài. Hiểu TN chú giải: rô bốt, còng tay. Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi tinh thần dũng cảm, ý thức bảo vệ môi trường của bạn nhỏ.

 - Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Tranh minh họa trang 124, SGK.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Toàn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, 19 tháng 11 năm 2012
Chào cờ
Dặn dò đầu tuần
 Tập đọc
 người gác rừng tí hon 
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng: Truyền sang, loanh quanh Đọc lưu loát toàn bài. Hiểu TN chú giải: rô bốt, còng tay... Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi tinh thần dũng cảm, ý thức bảo vệ môi trường của bạn nhỏ.
 - Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh minh họa trang 124, SGK.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài: Hành trình của bầy ong .
 GV nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Luyện đọc
+ Chia bài làm 3 đoạn cho HS luyện đọc.
Câu : Phát hiện...hằn trên đất/ em thắc mắc//
- Luyện đọc cặp. 
- KT đọc cặp.
 - Gv đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài
 Cho HS thảo luận các câu hỏi của bài theo nhóm 4.
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì ?
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: 
 Bạn là người thông minh.
 Bạn là người dũng cảm.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia 
bắt bọn trộm gỗ ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
 - Nêu nội dung bài ?
* Đọc diễn cảm:
 + Nêu giọng đọc của bài ?
 Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 
đoạn 3.
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố:
? Em học được điều gì từ bạn nhỏ ?
5. Dặn dò: - Về nhà học bài và đọc trước bài: Trồng rừng ngập mặn.
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS khá giỏi đọc bài.
+ Lần 1: 3 HS luyện đọc nối tiếp.
Luyện đọc câu, từ.
Từ : Truyền sang, loanh quanh
+ Lần 2 : 3 HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc cặp. 
HS thảo luận, trình bày.
+ Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan naò Cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
+ Bạn nhỏ là người thông minh : Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm : Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm.
+ HS nối tiếp nhau phát biểu
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.
- 2 HS nêu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- 2HS nêu giọng đọc.
- Luyện đọc theo cặp
- 3 HS thi đọc . Bình chọn bạn đọc tốt.
- 2 HS nêu.
Toán
luyện tập chung
i. mục tiêu
 - Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
 - Rèn kĩ năng thực hiện cộng, trừ, nhân số thập phân.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác.
 * Các bài tập cần làm: Bài 1, 2, 4a.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài 1:
 - Cho HS làm cá nhân.
- GV và cả lớp nhận xét
Bài 2:
- Cho HS thảo luận cặp.
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc nhân nhẩm để thực hiện phép tính.
- GV nhận xét bài làm của HS. 
 Bài 4a:
- GV treo bảng phụ
-Yêu cầu HS làm bài vào vở , 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ
- 2 HS nêu.
- HS đọc đề bài.
- 3 HS lên bảng. Cả lớp làm VBT.
Đáp án:
 a. 404, 91 b. 53,468 c. 163,744
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận cặp. Đại diện trình bày.
a, 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1 = 7,829
b, 265,307 x 100 = 26530,7
 265,307 x 0,01 = 2,65307
c, 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068
- 1 HS đọc.
1 HS lên bảng. Cả lớp làm VBT.
a
b
c
(a + b) x c
a x c + b x c
2,4
3,8
1,2
(2,4 + 3,8) x 1,2
= 6,2 x 1,2
 = 7,44
2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2
= 6,88 + 4,56 
= 7,44
6,5
2,7
0,8
(6,5 + 2,7) x 0,8
= 9,2 x 0,8
 = 7,36
6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8
= 5,2 + 2,16
= 7,36
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để rút ra quy tắc.
 GV nhận xét, kết luận.
* Nếu còn thời gian thì HD tiếp:
 Bài 3
 Bài 4b.
4. Củng cố: - Nêu tên và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài.
5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
+ HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
(a + b) x c = a x c + b x c
Chính tả (Nhớ - viết)
hành trình của bầy ong
I. Mục tiêu
 - Nhớ - viết đúng, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài chính tả : Hành trình của bầy ong.
 - Nắm được phân biệt được một số tiếng có âm đầu là s và x hoặc âm cuối t/c.
 - Giáo dục HS tính kiên trì luyện viết.
 * Các bài tập cần làm: Bài 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Các phiếu nhỏ để HS bốc thăm.
 - HS : SGK; Vở BTTV
iii. các hoạt động day – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS viết những từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c 
 - GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
 - Cho HS đọc đoạn cần viết.
+ GV hướng dẫn từ khó:
rong ruổi, nối liền, rù rì, lặng thầm,
+ GV cho HS viết bài (nhớ viết)
+ GV đọc toàn bài 1 lượt.
+ GV chấm một số bài, nhận xét chung.
 */ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
 - GV tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi “Thi tiếp sức tìm từ”
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc trong SGK 2 khổ cuối của bài: Hành trình của bầy ong.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong SGK
+ HS luyện viết từ dễ viết sai.
- HS gấp SGK, nhớ lại 2 khổ thơ, viết bài
+ HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- 5,7 HS thu bài cho GV chấm.
+ HS nêu cầu của bài tập.
a, 
sâm- xâm
sương – xương
sưa – xưa
siêu – xiêu
củ sâm – xâm nhập; chim sâm cầm- xâm lược;
sương gió- xương tay; sương muối- xương sườn; sương gió- xương máu
say sưa- ngày xưa; sửa chữa- xưa kia; cốc sữa- xa xưa
Siêu nước- xiêu vẹo; cao siêu- xiêu lòng; 
siêu âm- liêu xiêu
Bài 3:
 - GV cho HS làm cá nhân.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
4. Củng cố: Đọc lại bài thơ.
5. Dặn dò :- Ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau: Chuỗi ngọc lam.
1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào VBT
Đáp án:
a, Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
b, Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
 Sột soạt gió trêu tà áo biếc
 Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
- 1 HS đọc.
 Thứ ba, ngày 20 tháng 11 năm 2012
Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu
 - HS ôn luyện các kiến thức đã học về cộng, trừ và nhân đối với số thập phân.
 - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có liên quan đến đại lượng tỉ lệ 
 - Giáo dục HS lòng say mê học toán.
* Các bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3b, 4.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Bảng phụ
HS : - SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức : KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : - GV cho HS lên bảng làm bài 4(SGK)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
 Bài 1
+ Cho HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, bổ sung.
 Bài 2:
- Cho HS thảo luận cặp.
 GV nhận xét.
 Bài 3:
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
+ GV và HS nhận xét, bổ sung. 
Bài 4:
- Cho HS làm việc các nhân.
- GV chấm một số bài.
 GV nhận xét.
4. Củng cố:+ Nêu tên và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài ?
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau: Chia 1 STP...STN.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc đề.
- 2 HS lên bảng.Cả lớp làm VBT.
a) 375,84 - 95,69 + 36,78
= 280,15 + 36,78
= 316,93
b) 7,7 + 7,3 x 7,4 
= 7,7 + 54,02
= 61,72
- 1 HS đọc.
- HS làm việc theo cặp. Đại diện trình bày.
a/ (6,75 + 3,25) x 4,2
Cách 1: = 10 x 4,2
 = 42
Cách 2: 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2
 = 28,35 + 13,65
 = 42
b/ (9,6 – 4,2) x 3,6
Cách 1: = 5,4 x 3,6
 = 19,44
Cách 2: 9,6 x 3,6 - 4,2 x 3,6
 = 34,56 - 15,12
 = 19,44
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm. Đại diện trình bày.
 a. 0,12 x 400
 = 0,12 x 100 x 4
 = 12 x 4
 = 48
 4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5
 = 4,7 x (5,5 – 4,5)
 = 4,7 x 1
 = 4,7
 b. 5,4 x X = 5,4
 X = 1.
 9,8 x X = 6,2 x 9,8
 X = 6,2
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng.Cả lớp làm VBT.
Bài giải
Giá tiền của 1m vải là:
60000 : 4 = 15000 (đồng)
Số tiền phải trả để mua 6,8m vải là:
15000 x 6,8 = 102000 (đồng)
Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vải là:
102000 – 60000 = 42000 (đồng)
 Đáp số: 42000 (đồng)
- 1 HS nêu.
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
 - Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường. Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
 - Viết được đoạn văn ngắn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
* Các bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức : Kt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 HS đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì ? 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài tập 1
+ GV giảng thêm về nội dung của bài đọc.
 - Gọi 2 HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học
 - Cho HS làm theo nhóm 4.
 GV nhận xét.
Bài tập 2:
+ GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 thi đua giữa các nhóm, nhóm nào tìm được đúng từ sẽ thắng.
 GV nhận xét, tuyên dương.
 Bài tập 3:
+ GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp.
 - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
+ GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
4. Củng cố: Thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường ?
5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập ...từ.
- 3 HS đọc câu.
+ HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS nêu.
+ Tiến hành làm việc nhóm và làm vào trong VBTTV. Đại diện của nhóm lên báo cáo:
Đáp án:
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loại động vật và thực vật.
- 1 HS đọc.
+ HS thi đua làm bài:
* Đáp án:
a. Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc.
b. Hành động phá hoại môi trường : phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
- 1 HS đọc.
- HS tiến hành thảo luận nhóm đôi, một số nhóm báo cá ...  vở .
- 2 HS đọc.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
Thể dục
ÔN bài thể dục phát triển chung. 
Học động tác nhảy - trò chơI "chạy nhanh theo số"
I. Mục tiêu
 - Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhảy. Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số".
 - Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, Yêu cầu chơi chủ động và nhiệt tình.
 - Giáo dục HS tập luyện an toàn.
II. địa điểm - phương tiện
 + Địa điểm : Trên sân trườngi.
 + Phương tiện : Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
iii. nội dung và phương pháp lên lớp
ơ
Nội dung
định lượng
Pp tổ chức
1. Phần mở đầu :
 + Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Khởi động: Xoay các khớp.
2. Phần cơ bản : 
* Ôn luyện các động tác đã học.
* GV tổ chức cho HS học động tác nhảy: 5- 6 lần
 - GV nêu tên và làm mẫu động tác 2 lần
*GV nhận xét, chốt lại động tác, cho HS ôn lại 3 lần.
* Trò chơi vận động: Chạy nhanh theo số.
3. Phần kết thúc: 
 - Tập các động tác hồi tĩnh.
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
6- 10 phút
18- 22 phút
4- 6 phút
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * * (GV)
 * * * * *
Tập cả lớp: 1 lần.
Tập theo tổ: 2 lần.
Lần 1: Gv điều khiển.
Lần 2, 3: Cán sự điều khiển.
Cán sự điều khiển.
- GV nêu tên, luật chơi và cho 1 nhóm HS chơi mẫu.
- Cho HS chơi thử 1 lần.
- Cho HS chơi trò chơi.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * * (GV)
 * * * * *
	Mĩ thuật 
 Tập nặn tạo dáng. nặn dáng người
I. Mục tiêu:	 
	- Hiểu đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động.
	- Nặn được một số dáng người đơn giản.
 - Yêu quý môn tập nặn.
	- Có ý thức bảo vệ môI trường
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy và học:
- GV chuẩn bị:
 +Tranh ảnh về dáng người đang hoạt động.
	 +Mẫu nặn dáng người.
	 + Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
- HS chuẩn bị: 
	+ SGK, vở tập vẽ.	
 + Đất nặn, bảng để đất.
 III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
 1. ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Dạy bài mới.
* Hoạt đông: Quan sát- nhận xét
 - GV đưa các tranh ảnh về dáng người và các bức tượng.
 - Nêu các bộ phận của cơ thể con người ?
 - Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì ? 
 - Nêu một số dáng hoạt động của con người ?
 - Hãy nhận xét về tư thế của các bộ phận ơ thể người ở một số dáng hoạt động.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn nặn
- GV làm mẫu nhanh lên bảng các bước tiến hành bài nặn
+ Nêu các bước nặn ? 
+ GV vừa nêu lại các bước nặn vừa nặn mẫu chậm cho HS quan sát 
* Hoạt động 3: Thực hành
 - Yêu cầu HS nặn một hoặc nhiều người mà em thích rồi tạo dáng cho sinh động, phù hợp với nội dung.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- GV theo dõi, góp ý, hướng dẫn những HS còn lúng túng để hoàn thành bài vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá
- GV cùng HS chọn và nhận xét, xếp loại một số bài nặn về :
 + Tỉ lệ của hình nặn.
 + Dáng hoạt động.
 -Nhận xét chung tiết học.
4. Củng cố: Nêu các bước nặn bài tập nặn?
5.Dặn dò:
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Hoạt động của HS
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình vẽ 3 sgk và tìm ra các bước nặn. 
- HS quan sát nhận biết cách nặn
- HS nặn tạo dang một hoặc nhiều dáng người
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng và nêu lí do vì sao đẹp hay chưa đẹp
- HS nêu
- Sưu tầm tranh ảnh trên sách báo về trang trí đường diềm ở đồ vật
Địa lí
công nghiệp (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
 - HS chỉ được trên bản đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp của nước ta. Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
 - Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
 - Giáo dục HS tự hào về đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV:Lược đồ ngành công nghiệp nước ta, quả địa cầu.
 - HS : Tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: Kt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm cuẩ các ngành đó ?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
 3/. Phân bố các ngành công nghiệp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ
 - GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a- pa- tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện.
 - GV yêu cầu HS nêu ý kiến
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
4./ Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập
- 2 HS nêu.
- 1, 2 HS đọc.
- HS thảo luận cặp, trình bày.
- Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của các ngành công nghiệp đó.
 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Công nghiệp khai thác than : Quảng Ninh.
+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông.
+ Công nghiệp khai thác A- pa- tít: Cam Đường (Lào Cai).
2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Các em hãy cùng xem lược đồ công nghiệp Việt Nam, sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:
Các trung tâm công nghiệp của nước ta
Trung tâm rất lớn
Trung tâm lớn
Trung tâm vừa
2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
 - GV gọi 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm
 - GV sửa chữa câu trả lời cho HS
 - GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
c. Củng cố: Đọc ghi nhớ.
 4.Tổng kết :- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.
5. Dặn dò :
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Giao thông vận tải.
- 1 nhóm báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS đọc.
Thứ bảy, ngày 24 tháng 11 năm 2012
Đạo đức
kính già, yêu trẻ ( Tiếp)
I. Mục tiêu
 - HS biết cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
 - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
 - Giáo dục HS tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : - Một số tình huống.
 - HS : - SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 Cho HS đọc thuộc ghi nhớ tiết trước.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động1: Sắm vai xử lý tình huống.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.
+ Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì ?
+ Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng ?
+ Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu em là Lan em sẽ làm gì ?
- Gọi nhóm lên sắm vai xử lý tình huống của nhóm mình.
 - GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập
 - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.
 - GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận
+ HS đọc thuộc ghi nhớ của bài trước.
- HS tiến hành chia nhóm và thảo luận để tìm cách ứng xử, sau đó chọn vai đóng thử.
+ Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em sẽ dẫn bé về nhà, nhờ bố mẹ em giúp đỡ.
+ Em sẽ can để 2 em không đánh nhau nữa,. Sau đó, em sẽ hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
+ Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi lại cụ xem cụ cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ hướng dẫn đường đi cho cụ. Nếu không biết, em sẽ lễ phép “Bà ơi, cháu cũng không biết ạ” hoặc “Bà thử hỏi những người lớn đằng kia xem, tiếc quá cháu không biết, bà ạ”.
- HS tiến hành sắm vai xử lý tình huống.
- HS tiến hành chia nhóm.
- HS thảo luận
Phiếu học tập
Em hãy đánh dấu x vào € trước ý đúng:
1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi
 € Ngày 1 tháng 6 € Ngày 6 tháng 5
2. Ngày dành riêng cho người cao tuổi
 € Ngày 22 tháng 12 € Ngày 1 tháng 10
3. Ghi vào € chữ G trước tên tổ chức dành riêng cho người cao tuổi, chữ T trước tên tổ chức dành riêng cho trẻ em 
 € Hội người cao tuổi € Hội cựu chiến binh
 € Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh € Sao nhi đồng
 - GV yêu cầu các nhóm lên gắn kết quả của mình trên bảng.
 - GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả của nhau.
 - GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Truyền thống tốt đẹp- kính già, yêu trẻ
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
 - GV đưa nội dung thảo luận
 - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp
 - GV gọi 4- 6 HS lên trả lời nội dung đã thảo luận
 - GV khen những HS có nêu ra được những phong tục tập quán tốt.
4. Củng cố: - GV tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài.
5. Dặn dò :- Chuẩn bị tiết sau: Tôn trọng phụ nữ.
- Các nhóm dán phiếu của mình lên bảng.
- Đọc phiếu của từng nhóm và nêu kết quả.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe những điều mình biết về truyền thống kính già - yêu trẻ của người Việt Nam.
- HS thảo luận.
- HS tiến hành làm việc cả lớp.
- HS làm theo hướng dẫn.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn (Tiếp)
I. Mục tiêu
 - HS Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
 - Rèn kĩ năng lao động tự phục vụ. 
 - Giáo dục HS ý thức tự giác.
II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bộ đồ dùng
 HS: Kim, chỉ, kéo...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Hoạt động 3 : HS thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- Nêu các sản phẩm mình yêu thích
 - Cho HS làm việc theo nhóm 4.
 - GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng.
 *Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm
- GV đánh giá
4. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số HS học tốt.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau: Cắt, khâu, thêu tự chọ( tiếp).
- Tổ trưởng báo cáo.
- HS nối tiếp nêu
- Chia nhóm theo sở thích
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thực hành theo nội dung tự chọn.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Nhận xét chéo

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 lop 5 Chinh.doc