Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Vĩnh Hòa

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Vĩnh Hòa

TẬP ĐỌC: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

 - GDHS biết quý trọng những người làm thầy thuốc.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
?&@
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 
TẬP ĐỌC: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
 - GDHS biết quý trọng những người làm thầy thuốc.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: “Về ngôi nhà đang xây”
- HS1: Nêu những chi tiết nói lên một ngôi nhà đang xây? 
+ GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
b. Luyện đọc:
- Gọi HS khá, giỏi đọc cả bài.
- GV chia đoạn trong SGK.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn (3 lượt).
+ Lần 1: Theo dõi, sửa phát âm sai cho HS.
+ Lần 2: Hướng dẫn ngắt, nghỉ đúng sau các dấu câu.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Luyện đọc theo nhóm.
- GV đọc mẫu một lần, HD nắm giọng đọc.
c. Tìm hiểu bài: 
- Yêu HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời CH
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? 
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Cho HS tìm ý rồi nêu, GV chốt ghi bảng.
+ Nội dung hai đoạn văn trên cho thấy Lãn Ông là thầy thuốc như thế nào ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,4 và TLCH.
+ Vì sao nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ? 
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- Nội dung đoạn 3,4 nói lên điều gì?
- Cho HSKG thảo luận TLCH: Em hiểu thế nào là “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
+ Yêu cầu thảo luận nhóm nêu ý nghĩa câu chuyện. GV chốt ghi bảng, gọi HS nhắc lại.
d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
+ Cho HS tiếp nối đọc lại cả bài, hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp.
+ GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc.
+ GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
+ Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm đoạn, bài.
+ Nhận xét, bình chọn và tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò.
- Qua bài này chúng ta rút ra điều gì?
- Chuẩn bị: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
- Nhận xét tiết học 
- HS lần lượt đọc bài rồi trả lời.
- HS2: Những hình ảnh so sánh, nhân hoá nào làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi hơn? 
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- 1 HS khá đọc. Cả lớp đọc thầm.
Lần lượt HS đọc nối tiếp các đoạn.
+ Đoạn 1: “Từ đầu cho thêm gạo củi”.
+ Đoạn 2: “ càng nghĩ càng hối hận”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS phát âm từ khó, luyện đọc câu, đoạn.
- HS đọc phần chú giải tìm hiểu nghĩa từ.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Lắng nghe nắm cách đọc.
- HS đọc đoạn 1 và 2. Lớp đọc thầm TLCH.
+ Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm soc người bệnh cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền và còn cho họ gạo, củi. yêu thương con người, nhân từ. 
+Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc có lương tâm, trách nhiệm
Ý : Lòng nhân ái của Lãn Ông 
- HS đọc đoạn 3,4. Lớp đọc thầm TLCH.
+ Ông được tiến cử chức ngự y nhưng đã khéo từ chối. Ông có hai câu thơ tỏ rõ chí khí của mình. 
-Lãn ông không màng công danh, chỉ làm việc nghĩa./ Công danh rồi sẽ cũng trôi đi chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng, Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý.
*Ý :Lãn ông không màng công danh, chỉ làm việc nghĩa.
- Thầy thuốc yêu thương bệnh nhân như mẹ yêu thương, lo lắng cho con.
*YN: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. 
- HS nhắc lại, lớp theo dõi.
- Cho HS tiếp nối đọc lại cả bài, hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp: Giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thái độ thán phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- HS lắng nghe nắm cách đọc.
- Lần lượt HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thì đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 
- HS trả lời, lớp n/xét bổ sung khắc sâu KT.
- Nghr thực hiện ở nhà.
-Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
KHOA HỌC: CHẤT DẺO
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
 - Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
 *GDKNS :- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
 - Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.
 - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu
II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK trang 58, 59
 - Đem một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa đến lớp 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
HS1: Cao su có tính chất gì? 
HS2: Cao su được sử dụng để làm gì? 
- GV nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu: Thủy tinh. Ghi tựa bài
b. Phát triển các hoạt động: 
v	HĐ 1: Nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 58 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- GV nhận xét, chốt ý, kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ chất dẻo .
v HĐ 2: Thực hành xử lí thông tin & liên hệ thực tế .
*Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
*KNS :- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.
 - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu
Bước 1: Làm việc cá nhân. 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 59 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+ Chất dẻo liệu làm ra từ nguyên gì ?
+ Có thể chia chất dẻo thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
+ Nêu tính chất của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
+ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chất tạo ra các sản phẩm dùng hằng ngày? Tại sao?
3. Củng cố - dặn dò: Trò chơi. 
+ Tổ chức trò chơi “ Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo”. 
+ GV hướng dẫn: Trong cùng một khoảng thời gian 3 phút, nhóm nào viết được nhiều tên đồ dùng làm bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
+ Nhận xét, tổng kết trò chơi. Tuyên dương nhóm thắng.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- Chuẩn bị: Tơ sợi.
- Nhận xét tiết học .
- 3 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS thảo luận nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và ghi kết quả thảo luận 
- Đại diện từng nhóm trình bày 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
+ Hình 1:	 Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén
+ Hình 2:	 Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
+ Hình 3:	 Ngói lấy sáng, trong suốt, cho ánh sáng đi qua.
+ Hình 4:	 Áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước.
- HS đọc thầm phần thông tin.
- HS trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét, bổ sung. 
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá & dầu mỏ .
+ Có thể chia chất dẻo thành 2 nhóm:
	- Loại nhựa nhiệt cứng: Không thể tái chế.
	- Loại nhựa nhiệt dẻo: Có thể tái chế.
+ Chất dẻo không dẫn điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậu, bàn, ghế, ... Dùng xong cần được rửa sạch như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh.
+ Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, vải & kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp & rẻ. 
- Lớp chia hai nhóm, mỗi dãy cử 4 bạn lên tham gia chơi.
- Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi, hạt, nút áo.......
- Lớp nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1. bài 2 
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to A 4, phấn màu. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Gọi HS lên thực hiện và nêu cách tìm tỉ số phần trăm.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu: Luyện tập. Ghi tựa bài.
b. Luyện tập thực hành: 
vHĐ 1 Hướng dẫn HS làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu đề bài. 
- GV phân tích mẫu : 6% +15% = 21%.
- Để tính 6% +15% ta cộng nhẩm 6+15= 21, rồi viết thêm kí hiệu % sau 21
- Các bài còn lại làm tương tự 
- Cho HS làm vào vở, gọi 2HS lên bảng.
- Nhận xét, sửa chữa
+GV nhấn mạnh cách cộng tỉ số% .
HĐ 2 Hướng dẫn HS luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm. 
 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu bài
+ GV gợi ý hướng dẫn HS thực hiện.
* Tính tỉ số % số diện tích ngô trồng được đến hết tháng 9 so với cả năm.
H: Tỉ số này cho biết điều gì?
* Tính tỉ số % số diện tích ngô trồng được cả năm so với cả năm.
H: Tỉ số này cho biết điều gì?
H: Thôn Hoà An vượt mức bao nhiêu % kế hoạch?
- Tỉ số 17,5 % là gì ?
+ GV hướng dẫn HS giải và trình bày lời giải.
+ Gọi 1 HS lên bảng giải, lớp vào vở.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi 1 HS đọc đề, hướng dẫn HS phân tích,tóm tắt tìm cách giải bài toán. 
+ Tiền vốn là gì ?
+ Tiền lãi là gì ?
a) Muoán bieát tieàn baùn rau baèng bao nhieâu phaàn traêm tieàn voán ta laøm theá naøo?
b) Muốn biết người đó lãi bao nhiêu phần trăm ta làm thế nào ?
-Gọi 1 HS lên bảng giải câu a), cả lớp làm vào vở .
-Cho HS thảo luận theo cặp câu hỏi:
+ Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiến vốn là 125% cho biết gì ? 
-Cho HS giải câu b) rồi nêu miệng kết quả 
3. Củng cố - dặn dò:
-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?
- Chuẩn bị: “Giải toán về tìm tỉ số phần trăm”.
- Nhận xét tiết học 
- HS1: Tính tỉ số % của: 75 và 50 ; 
- HS2: Tìm x : X – 45 % x X = 3,3 
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
1/HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS phân tích mẫu năm cách tính
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng.
a)27,5% + 38% = 65,5% b)30% - 16% = 14%
c)14,2 x 4 = 56,8% d)216% : 8 = 27%
- Cả lớp nhận xét.
2/1 HS đọc đề toán, HS đọc thầm, tìm hiểu đề.
18 : 20 = 0,9 = 90%
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch.
* Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch 
23,5 : 20 = 1,175 = 117.5%
- Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được 117,5% kế hoạch.
* Tỉ số phần trăm này cho biết :Coi kế hoạch là 100% thì đã ... phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
* Bài tập cần làm: Bài1b; bài 2b; bài 3a
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS.
- Muốn tìm giá trị một số phần trăm của số đã cho ta làm thế nào?
- Tìm 15 % của 45? 
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu: Luyện tập. Ghi tựa bài.
b. Các hoạt động: 
v	HĐ 1 Hướng dẫn HS ôn lại ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
Bài 1: HSKG làm thêm BT(a)	
- Gọi HS đọc đề.
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Cho HS làm vở, 2HS lên bảng.
- Nhận xét, chấm chữa bài, chốt cách giả.	
Bài 2: HSKG làm thêm BT(a)
- Gọi HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Cho HS làm vở, 2HS lên bảng.
- Nhận xét, chấm chữa bài, chốt cách giải.	
Bài 3: HSKG làm thêm BT(b)
- Gọi HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
- Cho HS làm vở, 2HS lên bảng.
- Nhận xét, chấm chữa bài, chốt cách giải.	
3 . Củng cố- dặn dò: 
-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?
-Nêu cách tìm 1 số phần trăm của một số. 
-Nêu cách tìm 1 số biết 1 số phần trăm của nó. 
- Chuẩn bị bài sau: "Luyện tập chung".
 - Nhận xét tiết học. 
- HS1: Ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100 .
- HS2: 15 : 45 = 0,3333... = 33,33%
-Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
1/ HS đọc đề, lớp đọc thầm bài.
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS làm vở, 2HS lên bảng.
a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09 %
b) Tỉ số phần trăm của số sản phẩm anh Ba làm được và số sản phẩm của cả tổ làm:
 126 :1200 = 0,105 = 10,5%
 Đáp số : 10,5%
- Lớp nhận xét, sửa bài.
2/ HS đọc đề, lớp đọc thầm bài.
- HS nhắc lại cách tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- HS làm vở, 2HS lên bảng.
a) 97 x 30 : 100 = 29,1 
b) Số tiền lãi là của cửa hàng là:
 6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng )
 Đáp số: b) 900000đồng .
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3/ HS đọc đề, lớp đọc thầm bài.
- HS nhắc lại cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
- HS làm vở, 2HS lên bảng.
a) 72 x 100 : 30 = 240 
b) Số gạo của cửa hàng trước khi bán là:
 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000kg = 4 tấn .
 Đáp số: b) 4tấn .
- Vài HS nêu, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
THỂ DỤC: (GV bộ môn giảng dạy)
Tập làm văn: LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC. (Không dạy)
Thay bằng: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động)
I. Mục tiêu: 	- Biết dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người.
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến người xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to – Sưu tầm tranh ảnh về một số em bé ở độ tuổi này.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
HĐ1: Ôn tập về cấu tạo của bài văn tả người.
GV nhận xét, chốt ý.
HĐ2: Luyện viết đoạn văn.
- Nêu yêu cầu : Dựa vào dàn ý đã lập trong tiết 30, hãy viết đoạn văn tả hoạt động của em bé. 
- GV nhận xét, ghi điểm những đoạn văn HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên tổng kết lại bài.
- Chuẩn bị: “Ôn tập về viết đơn”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- 3 HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết 30.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh chọn một đoạn trong “thân bài” viết thành đoạn văn.
Đọc đoạn văn tiêu biểu.
Phân tích ý hay.
- 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
 BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: VÌ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI
 (Tiết 2- Tuần 16 - Vở thực hành)
I/ Mục tiêu: 
- HS tìm điền đúng các từ trái nghĩa vào các câu tục ngữ, thành ngữ BT1.
- Viết một đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
- HS diễn đạt mạch lạc, lời văn sinh động, giàu hình ảnh. 
II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS tìm chọn các từ trái nghĩa trong khung để điền vào chỗ chấm.
- Cho HS thực hiện vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, chấm chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn HS đọc lại bài "Người cha của hơn 8000 đứa trẻ" và "Cậu bé nhân hậu".
+ Em có suy nghĩ về cha Pê-đrô.
+ Em có suy nghĩ về một người nhân hậu.
- Hướng dẫn HS xác định câu mở đoạn (nêu ý toàn đoạn).
- Cho HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu vài HS đọc đoạn văn đã viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn; biết cách dùng từ đặt câu, lời văn sinh động, gợi cảm, ....
- GV nhận xét, chấm chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Dặn về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
- Nhận xét tiết học
1/ Đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc thầm, làm bài vào vở.
a) Trên kính dưới nhường.
b) Tích tiểu thành đại.
c) Trên đe dưới búa.
d) Sáng nắng chiều mưa.
e) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
g) Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
h) Sống oanh liệt, chết vẻ vang.
i) Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- Vài HS nêu kết quả, lớp nhận xét sửa bài.
2/ Đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm xác định yêu cầu đề bài.
- Đề bài yêu cầu viết suy nghĩ, cảm xúc về cha Pê-đrô hoặc viết về một người nhân hậu luôn mang lại niềm vui cho người khác.
- HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV để tìm ý.
- HS nghe nắm cách làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Vài HS đọc đoạn văn vừa làm.
- Lớp nhận xét, sửa bài, học tập những đoạn văn hay của bạn.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2- Tuần 16-Vở thực hành)
I. Mục tiêu:
- Củng cố để HS biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Các hoạt động: 
Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS nhắc lại tính.
- Cho HS làm vào vở, 1HS lên bảng.
- GV nhận xét, chấm sửa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn phân tích, tìm cách giải. 
- Cho HS làm vào vở, 1HS lên bảng.
- GV nhận xét, chấm sửa bài.
- Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn phân tích, tìm cách giải. 
- Cho HS làm vào vở, 1HS lên bảng.
- GV nhận xét, chấm sửa bài.
- Bài 4: Hướng dẫn HS KG làm vào vở - Coi chiều dài cũ là 100 phần thì chiều dài mới ứng với bao nhiêu phần?
- Coi chiều rộng cũ là 100 phần thì chiều rộng mới ứng bao nhiêu phần?
- Diện tích hình chữ nhật mới bằng bao nhiêu phần trăm diện tích hình chữ nhật cũ?
- Vậy diện tích hình chữ nhật cũ giảm bao nhiêu phần trăm?
+ GV nhận xét, sửa bài.
2. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- Xem trước bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
1/ HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nhắc lại cách.
- HS làm vào vở thực hành, 1HS lên bảng. 
Lớp 5A có số học sinh là: 18 x 100 : 60 = 30 (HS)
Đáp số: 30 học sinh
- HS nhận xét, sửa bài.	
2/ HS đọc, phân tích rồi làm bài vào vở.
Đội văn nghệ có tất cả là:
24 x100 : 40 = 60 (người)
Đội văn nghệ đó có số bạn nữ là:
60 - 24 = 36 (bạn)
Đáp số: 36 bạn
- HS nhận xét, sửa bài.
3/ HS đọc, phân tích rồi làm bài vào vở.
Người đó đã gửi tiết kiệm tháng đó số tiền là:
100000 x 100 : 0,5 = 20000000 (đồng)
Đáp số: 20000000 đồng
- HS nhận xét, sửa bài.
4/ HS đọc đề, làm vào vở.
- HS tình rồi nêu: 100 + 10 = 110 (phần)
- HS tình rồi nêu: 100 - 10 = 90 (phần)
- HS tình rồi nêu: 
Vậy diện tích hình chữ nhật cũ giảm số phần trăm là: 100% - 99% = 1%
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
SINH HOẠT
 I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOAÏT ÑOÄNG DAÏY
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua:
+ Yêu cầu các tổ trưởng và lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập: ..........................
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
- Đi học đúng giờ, xây dựng bài tốt
- Ngoan ngoãn , đoàn kết
- Nề nếp tự quản tốt 
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
- Tổ dành nhiều bông hoa điểm 10 là:
 +
 +
3/Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm
- Ôn tập tốt để thi học kỳ I đạt chất lượng cao
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ. 
- Thi đua học tập, dành nhiều điểm tốt dâng lên ngày 22/12. Phong trào bông hoa điểm 10.
- Các tổ trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Lớp trưởng tổng kết, nhận xét đánh giá chung.
- HS lắng nghe, nhận xét bổ sung thêm.
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình :
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp, đạo đức,.
+ Các phong trào thi đua
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: ....
- Tổ .. nhất
- Tổ .. nhì
- Tổ .. ba
- Cả lớp phát biểu ý kiến, xây dựng phương hướng.
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của BGH
Kiểm tra ngày.thángnăm 2012
Tổ trưởng
Kiểm tra ngày.thángnăm 2012
Hiệu trưởng
SINH HOẠT
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOAÏT ÑOÄNG DAÏY
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC
 1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua :
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua.Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Đi học đúng giờ, xây dựng bài tốt
 - Ngoan ngoãn , đoàn kết
 - Nề nếp tự quản tốt 
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
- Vệ sinh chưa được tốt
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
 -Tổ xuất sắc:
 -Cá nhân xuất sắc:
3/Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm
- Ôn tập tốt để thi học kỳ I đạt chất lượng cao
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ. 
- Thi đua học tập, dành nhiều điểm tốt dâng lên ngày 22/12.
- Lớp trưởng nhận xét .
- Cả lớp phát biểu ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 16 TICH HOP.doc