Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường TH - THCS Hòa Trung

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường TH - THCS Hòa Trung

TẬP ĐỌC(33) NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. Mục đích yêu cầu : Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn giọng hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, của ông Phàn Phù Lìn.

-Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

II. Chuẩn bị:+ GV: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.

+ HS: đọc trước bài.

III. Các hoạt động:1. Ổn định : : HS hát

2. Bài cũ:(5)Yêu cầu học sinh đọc bài thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi.

 H. Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún trốn viện bỏ về nhà ?

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường TH - THCS Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 13/12/2009 Ngày day: Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC(33) NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu : Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn giọng hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, của ông Phàn Phù Lìn.
-Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II. Chuẩn bị:+ GV: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
+ HS: đọc trước bài.
III. Các hoạt động:1. Ổn định : : HS hát 
2. Bài cũ:(5’)Yêu cầu học sinh đọc bài thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi.
 H. Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún trốn viện bỏ về nhà ?
 H. Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ?
 H. Nêu đại ý của bài ?
 Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3.Bài mới : 32’- Giới thiệu bài, ghi đề bài. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc :12’
MT: Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn giọng hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, của ông Phàn Phù Lìn.
- Gọi HS khá đọc bài .
-GV chia đoạn cho HS đọc .
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn, theo dõi và sửa sai cho HS.
Giáo viên theo dõi, sửa sai kết hợp giảng một số từ khó trong bài : 
-- Cho HS luyện đọc trong nhóm
 GV đọc mẫu toàn bài .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. 10’
MT: Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
Gọi HS đọc đoạn 1 : Từ đầu đến trồng lúa.
H-Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
- Gv chốt ý 1: Ông Lìn thay đổi tập quán làm lúa nương.
-Học sinh đọc đoạn 2: Từ con nước .như trước nữa.
H-Nhờ có mương nước mà tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
Ý 2: Cuộc sống của thôn Phìn Ngan đã thay đổi nhờ có mương nước .
-Học sinh đọc đoạn 3:Phần còn lại.
H. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
H-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn thoát cảnh đói nghèo .
Ý 3: Cách giữ rừng, bảo vệ dòng nước của ông Lìn.
Nội dung chính : Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 8’
Giáo viên HD cách đọc và đọc diễn cảm 1 lần..
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
-Học sinh đọc nhóm, học sinh thi đọc cá nhân.
4: Củng cố. -Gọi HS đọc toàn bài, nêu nội dung chính của bài.
5. Dặn dò: : Đọc lại bài, trả lời câu hỏi. Chuẩn bị bài : “Ca dao về lao động sản xuất”. Nhận xét tiết học.
1 học sinh khá giỏi đọc.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS luyện đọc trong nhóm, báo cáo, HS đọc thể hiện.
-Học sinh đọc đoạn1 .
-Trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bổ sung. .
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-Trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bổ sung. .
-Học sinh đọc, lớp đọc thầm.
-Trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bổ sung. .
-Học sinh nêu nôi dung.
-Lớp nhắc lại.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Mĩ thuật: CÓ GV CHUYÊN DẠY
ĐẠO ĐỨC(17) HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: Biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến hợp tác với những người xung quanh.
-Biết xử lý một số tình huống liên quan đến sự hợp tác với những người xung quanh.
-Biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hàng ngày.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ. Bút lông.
III. Các hoạt động:1. Ổn định: Nề nếp
2. Bài cũ: Đọc ghi nhớ của bài ? Trả lời câu hỏi bài tập 1 SGK. 
 H-Trả lời câu hỏi bài tập 2 SGK 
3. Bài mới: Giới thiệu bài : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm bài tập 3: SGK : (5’ )
MT: Biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến hợp tác với những người xung quanh.
Bài 3: Theo em, việc làm nào dưới đây là đúng?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
-Một học sinh đọc câu hỏi các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình.
-Đáp án: Câu a: ( đúng)
 Câu b : (Chưa đúng) 
Hoạt động2: Xử lý tình huống. (Bài tập 4 SGK / 27) ( 15’)
MT: Biết xử lý một số tình huống liên quan đến sự hợp tác với những người xung quanh.
Bài 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để xử lý các tình huống sau:
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn cách xử lý các tình huống.
a-Tuần tới, lớp 5B tổ chức hái hoa dân chủ và tổ hai được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc vui này.
-Nếu là thành viên trong tổ hai, các em dự kiến sẽ thực hiện các nhiệm vụ trên như thế nào?
=>GV: Trong công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. 
b)-Vào dịp hè, ba má Hà dự định đưa cả nhà về thăm quê ngoại. Theo các em, bạn Hà nên làm gì để cùng gia đình chuẩn bị cho chuyến đi xa đó?
=>GV: Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK/27 (10’)
MT: Biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hàng ngày.
-Em hãy liệt kê theo mẫu sau những việc mình có thể hợp tác với người khác ( Những người trong gia đình, bạn bè, thầy giáo, cô giáo, hàng xóm, láng giềng)
-GV phát phiếu yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
STT
Nội dung công việc
Người hợp tác
Cách hợp tác
1
Làm vệ sinh lớp học
-Các bạn trong tổ
-Phân công công việc cụ thể cho từng bạn.
2
Làm bài toán khó.
-Cô giáo chủ nhiệm
-Hướng dẫn cách giải.
3
Tổ chức sinh nhật mẹ.
-Cả gia đình em.
-Phân công công việc cụ thể cho từng người.
4
Làm vệ sinh khu phố.
Toàn thể các gia đình
-Phân công công việc cụ thể.
-Học snh thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm nêu nhận xét.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học snh thảo luận nhóm bàn.
-Đại diện nhóm nêu nhận xét.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh làm bài cá nhân trên phiếu học tâp.
-Đại diện cá nhân trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
4-Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học.Học bài , chuẩn bị bài sau.
TOÁN(81) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Rèn học sinh kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. Chuẩn bị: Gv +Phấn màu, bảng phụ, phiếu bài tập
 HS : Ôn các quy tắc chia số thập phân , cách tính tỉ số phần trăm.
III. Các hoạt động:1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: Học sinh làm bài : Tìm 30% của 97, Tìm một số biết 30% của nó là 72
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm cá nhân vào vở
 Bài 1: Tính:
MT: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
-Yêu cầu học sinh cá nhân lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Đáp án: a 216,72 : 42 = 5,16 b 1 : 12,5 = 0,08
 c) 109,98 : 42,3 = 2,6
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách chia: STP cho STN; STN cho STP; STP cho STP
Hoạt động 2: Làm theo nhóm đôi bài 2: 
MT: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính về tính giá trị biểu thức với số thập phân.
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
 Giáo viên chốt lại cách tính giá trị biểu thức.
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 34,68
 = 22 + 43,68 = 56,68
b ) = 1,5275
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.
Hoạt động 3: Làm cả lớp bài 3: 
MT: Rèn học sinh kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
-Yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt đề, phân tích đề, tìm cách giải.GV theo dõi và sửa bài.
Bài giải :
Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 x 100 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 ( người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số: a 1,6% ; b 16129 người
Bài 4: Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh làm vào phiếu.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đổi số đo diện tích.
 Đáp án : Khoanh vào c.
4. Củng cố.Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”. Nhận xét tiết học .
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề 3 – Phân tích đề – Tóm tắt 
Học sinh làm bài 1 HS lên bảng làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
-Học sinh làm bài cá nhận.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
 Ngày soạn:14/ 12/2009 Ngày dạy: Thứ ba ngày15 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TẢ(Nghe viết) NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON.
I. Mục đích yêu cầu: -Học sinh nghe viết đúng chính tả, bài người mẹ cảu 51 đứa con.
-Làm đúng bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho bài tập 2. Bảng con, bài soạn từ khó.
III. Các hoạt động:1-Ổn định: Nề ne ... c tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á.
+ Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á .
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, quả địa cầu .
+ HS: Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu Á .
III. Các hoạt động:
1.Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ: “Ôn tập ”. 5’
3.Bài mới : Giới thiệu bài : “Châu Á ”.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm đôi : 10’
1.Vị trí địa lí và giới hạn .
- Quan sát hình 1 cho biết tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất ?
+ Yêu cầu HS quan sát hình 1 trả lời câu hỏi SGK:
H: Cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp ? 
H: Dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích châu Á với diện tích của các châu lục khác ?
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn của châu Á .
- Gv nhận xét, kết luận :
-Chấu Á nằm ở bán cầu Bắc; có ba phía giáp biển và đại dương 
- Chấu Á có diện tích lớn nhất trong các chhâu lục trên thế giới 
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân, nhóm .: 10’
2. Đặc điểm tự nhiên châu Á .
-Yêu cầu HS quan sát các ảnh trong hình 2, rốt tìm trên hỉnh 3 các chữ cái a, b, c, d, e, cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu Á ?
Gv nhận xét, chốt ý :
+Vịnh biển ( Nhật Bản ) ở Đông Á; Bán hoang mạc ở Trung Á ; Đồng bằng ỏ khu vực Đông Nan Á ; Rừng tai – Ga ở Bắc Á, dạy núi Hi –ma – lay a ở Nam Á .
+ Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên 
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân , cả lớp. ( 10’)
-Yêu cầu HS dựa vào hình 3 hãy đọc tên một số dãy núi và động bằng lớn của châu Á .
- GV nhận xét và bổ sung thên các ý khái quát về tự nhiên châu Á. 
Kết luận : Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lơn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích .
4. Củng cố : Gọi HS đọc bài học. 4’
5-Dặn dò : GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS làm việc cá nhân đọc tên các châu lục, và đại dương .
+ HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi.
+ HS quan sát lược đồ xác định vị trí các giới hạn của châu Á .
- HS quan sát và làm việc cá nhân tìm các hình ảnh tương ứng với các chữ a, b, c, , sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau theo nhóm đôi .
-lần lượt một số em nêu tên cảnh và các khu vực tương ứng .
Lớp nhận xét bổ sung thêm.
- Một số em đọc lại tên các cảnh thiên nhiên .
- Hs alm32 việc cá nhân đọc tên các dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á .
- Lần lượt một số en đọc tên dãy núi, động bằng.Lớp nhận xét, bổ sun g thêm .
-Hai học sinh đọc bài học sách giáo khoa.
Kĩ thuật :
 LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHĂN NUÔI GÀ
I. Mục tiêu:
HS nêu được lợi ích của việc chăn nuôi gà.
-Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ các lợi ích của việc chăn nuôi gà.
-Phiếu học tập
-Phiếu đánh giá kết quả học tập
III/.Các hoạt động dạy và học 
1/ ổn định: 
2/ Bài cũ: Gv nhận xét, đánh giá về chương cắt may, thêu.
3/ Bài mới:GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm : (20’) 
-GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát các hình ảnh trong bài và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình và địa phương.và thảo luận 
H. Kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà?
H. Nuôi gà đem lại lợi ích gì?
-GV theo dõi học sinh thảo luận. 
-GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm và cho HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét và bổ sung, giải thích , minh hoạ một số lợi ích của việc chăn nuôi gà.
- GV chốt lại lợi ích của việc chăn nuôi gà.
-Thịt, trứng, lông, phân.
-Gà dễ nuôi, chóng lớn, đẻ nhiêu trứng/ năm.
-Cung cấp thịt, trứng để làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho bữa ăn hàng ngày.
-Cung cấp thịt, trứng cho công nghiệp chế bến thực phẩm.
-Đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. 
–Tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên
-Cung cấp phân bón cho cây trồng.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập ( 10’)
GV cho HS làm việc cá nhân theo phiếu sau:
Hãy đánh dấu X vào ở câu trả lời đúng.
Lợi ích của việc chăn nuôi gà là:
+Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm 
+Cung cấp chất bột đường . 
+Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến thực phẩm. 
+Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. 
+Làm cho môi trường xanh, sạch đẹp. 
+Cung cấp phân bón cho cây trồng. 
+Xuất khẩu. 
-GV gọi 3 HS lên dán kết quả làm bài của mình, GV cho cả lớp nhận xét, nêu đáp án, nhận xét kết quả của HS 
4/ Củng cố- dặn dò.GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
-Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
-HS đọc sgk và quan sát tranh minh hoạ trang 48.
-HS thảo luận nhóm 4, 
-Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận – các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS nhận phiếu học tập, làm bài theo yêu cầu phiếu.
-3 HS lên dán kết quả, cả lớp nhận xét, đối chiếu đáp án bài 
-Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
KĨ THUẬT(17) THỨC ĂN NUÔI GÀ Tiết 1
I. Mục tiêu:HS cần phải:
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đậu tương, vừng, thức ăn hỗn hợp.
- Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: * Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
-Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
-Nhận xét chung.
2.Bài mới
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
5-6'
* HD HS đọc nội dung 1 SGk và đặt câu hỏi : 
- Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại phát triển ?
-Nêu yêu cầu thức ăn đối với cơ thể gà ?
* Nhận xét kết luận chung : Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp các thức ăn thích hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi ga* Yêu cầu HS quan sát SGK kết hợp thực tế nêu các loại thức ăn dùng để nuôi gà ?
- Ghi lại một số thức ăn chính mà HS đã nêu.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
* HD HS đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi :
- Thức ăn gà được chia làm mấy loại ? Hãy kể tên các loại thức ăn ?
* Nhận xét ý kiến của HS : Gồm 5 nhóm : thức ăn cung cấp chất bột đường- thức ăn cung cấp chất đạm- thức ăn cung cấp chất khoáng- thức ăn cung cấp vi- ta – min- thức ăn tổng hợp.
-Nêu các loại thức ăn thường dùng ở địa phương em dùng để nuôi gà ?
3.Dặn dò.
* Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết 2 .
* HS để các vật dụng lên bảng.
-Nhóm trưởngkiểm tra báo cáo.
- Nêu lại đề bài.
* 2 HS đọc câu hỏi SGKvà trả lời câu hỏi theo cá nhân.
- Nước, ánh sáng, không khí, thức ăn,
- Thức ăn chiếm một vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng và pháûttiển của gà. 
*Quan sát tranh SGk kết hợp với thực tế để nêu các loại thức ăn thường dùng
- Thóc, ngô, khoai, caò caò, 
* 2 hs đọc mục 2 SGk.
- Nêu các loại thức ăn mà các em biết.
* 3 HS nêu lại kết luận mà các em biết trong thừc tế hằng ngày.
Ngô,khoa, sắn, các loại rau,
Chuẩn bị cho tiết 2.
SINH HOẠT LỚP : TUẦN 17
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Nhận xét tình hình thực hiện trong tuần.
GV nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 
Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch NGLL.
Gv triển khai kế hoạch trong tuần.
Học luật ATGT theo kế hoạch.
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần tới : 
Gv cho hs thảo luận đưa ra kế hoạch tuần tới.
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- T tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều Sao chiến công .
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường.
- Tích cực ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
+ Các tổ tự nhận xét đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần 
+Ưu điểm : 
_ Đi học đều đặn nghiêm túc ; giữ vững nề nếp. Học bài làm bài đầy đủ
+ Tồn tại : Một số có biểu hiện lười học bài 
_ Một số còn chưa chú ý giữ sức khoẻ.
+ Lớp trưởng sơ kết đánh gia và xếp loại tổ và cá nhân trong tuần. 
+ Hs lắng nghe và thực hiện.
+ Phát phiếu nêu gương cho những HS thực hiện tốt trong tuần.
Kế hoạch tuần tới : 
+ Tiếp tục chương trình tuần 17
+ Tăng cường củng cố nề nếp. + Chú ý đi học đều không nghỉ học mà không có giấy phép của gia đình.
+ Tiếp tục thi đua hoc tốt theo chủ điểm trong tháng.
+ Triển khai kế hoạch học phụ đạo cho hs yếu vào thứ 7 hàng tuần.
+ Tổ chức thi đua giữa các nhóm đôi. Triển khai kế hoạch thi đua do nhà trường phát động. Thi kể chuyện hay viết chữ đẹp vòng trường vào dịp 22/12.
Gv theo dõi và bổ sung cho kế hoạch.
Phát động thi đua chào mừng ngày QĐND Việt Nam 22/12.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17(6).doc