Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 19 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 19 (chuẩn kiến thức)

Toán

Diện tích hình thang

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết tính diện tích hình thang.

- Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.

- H cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:

- Thẻ ghi quy tắc; 2 hình thang bằng nhau triển khai được như SGK.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 19 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 19
Thứ hai
Ngày soạn: 6 / 1 / 2011
Ngày dạy: 10 / 1 / 2011
Toán
Diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
Biết tính diện tích hình thang.
Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
H cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: 
Thẻ ghi quy tắc; 2 hình thang bằng nhau triển khai được như SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở 1 số H
- Gv nhận xét chung.
- H nộp vở để kiểm tra.
- H rút kinh nghiệm.
35’
2.Bài mới:
=> Lấy vở Toán, SGK Toán 
* Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học => ghi bảng tên bài.
=> Ghi tên bài vào vở
b.Các hoạt động:
 Bài toán: - Đọc bài toán SGK
- H đọc
- Gv đưa mô hình hình thang để biến thành hình tam giác.
- H thực hành trên bộ ĐDH.
- Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố tam giác và hình thang.
- H nêu
- Rút ra công thức tính diện tích hình thang. => ghi bảng.
- H lắng nghe.
2. Quy tắc – Công thức:
- Gắn bảng “thẻ” ghi quy tắc và công thức.
- H đọc và nêu ý hiểu về công thức.
3. Thực hành:
Bài 1a: 
- H đọc yêu cầu của bài.
- Gv chốt: áp dụng quy tắc tính Sht.
- H làm nháp, 2H làm bảng lớp.
- H nhận xét, bổ sung.
Bài 2a: 
- H đọc yêu cầu của bài.
- Treo hình vẽ
- Lưu ý: Trình bày có lời giải.
- Gv chấm bài – Nhận xét.
- H làm vở, 2H làm bảng lớp.
- H nhận xét, bổ sung.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- H đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn: Muốn tính DTHT cần biết những gì?
- H nêu.
- H làm vở, 2H làm bảng lớp.
- H nhận xét, bổ sung.
T.Chốt: Muốn áp dụng quy tắc tính diện tích hình thang cần phải biết đủ các yếu tố của hình thang.
2’
3.Củng cố – Dặn dò:
?Nêu cách tính diện tích hình thang?
- H nêu
- Viết công thức tính diện tích hình thang ?
- H tự viết.
- Gv đưa ra các công thức tính diện tích hình thang theo các cách khác, cho H nhận biết.
- Gv nhận xét giờ học. 
- Dặn dò hoàn thành nốt các bài tập còn lại.
- H lắng nghe và thực hiện theo.
Thứ ba
Ngày soạn: 6 / 1 / 2011
Ngày dạy: 11 / 1 / 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
Biết tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông).
II. Đồ dùng dạy học: 
Thẻ ghi số đo bài 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng
3’
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc tính DTHT.
- Viết công thức tính DTHT theo các cách.
- GV nhận xét chung, cho điểm.
- Kiểm tra 2 HS 
- HS rút kinh nghiệm.
35’
2.Bài mới:
=> Lấy vở Toán, SGK Toán 
* Giới thiệu bài: nêu YC tiết học => ghi bảng tên bài.
=> Ghi tên bài vào vở
* Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Gắn thẻ ghi số đo từng phần.
- 3 HS làm bảng lớp.
Thẻ ghi
- HS cả lớp làm nháp.
- HS nhận xét, chữa bổ sung.
GV chốt: Cách tính DTHT đối với STN, PS, STP.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Nêu tóm tắt đề bài. Dạng bài gì?
- HS nêu miệng.
- 2 HS làm bảng lớp.
- HS cả lớp làm vở.
- HS nhận xét, chữa bổ sung.
GV chốt: Cách tính DTHT phải biết đủ các số đo của các yếu tố.
Bài 3: Phần a)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Trắc nghiệm.
- Treo BP
- HS làm SGK, 1HS làm BP.
- HS nhận xét, bổ sung.
BP
- GV chốt: Muốn so sánh DT các HT ta cần so sánh các yếu tố tương ứng: chiều cao, hai đáy.
2’
3.Củng cố – Dặn dò:
- Viết công thức tính DTHT.
- HS tự viết.
- GV đưa ra các công thức tính DTHT thêo các cách khác, cho HS nhận biết.
- HS ghi nhớ để vận dụng linh hoạt.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn dò hoàn thành nốt các bài ở tiết HDH.
- HS lắng nghe và thực hiện theo.
Luyện tập chung
I. Mục tiêu : Giúp học sinh : 
 - Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
 - Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ : Chữa bài 3 - Nhận xét và ghi điểm.
 2. Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: Giới thiệu bài, ghi đề.
 b.Các hoạt động:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của H
 Hoạt động1 : Luyện tập, kết hợp củng cố.
- Tổ chức cho học sinh đọc đề, nêu yêu cầu đề, giải.
Bài 1: ( 10) Gọi H nêu yêu cầu:
? Hãy nêu qui tắc, công thức tính diện tích hình tam giác? 
a. Diện tích hình tam giác vuông: 
 3 x 4 : 2 = 6 ( cm2)
 b. Diện tích hình tam giác vuông: 
 2,5 x 1,6 : 2 = 2 ( m2)
Bài 2 :( 10) – H đọc đề, quan sát hình, xác định yêu cầu đề, giải.
- Gv chấm bài 1 tổ, chữa bài:
Giải: Diện tích hình thang ABED: 
 ( 2,5 + 1,6) x 1,2 : 2 = 2,46 ( dm2)
Diện tích hình tam giác BEC: 
 1,3 x 1,2 : 2 = 0,78 (dm2)
Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích hình tam giác BEC: 
 2,46 - 0,78 = 1,68 ( dm2)
 Đáp số: 1,68 dm2
Bài 3: Dành cho H khá, giỏi
3.Củng cố : 
- Chấm một số bài, nhận xét. Nhấn mạnh chỗ H hay sai. 
- Gv nhận xét tiết học. Về nhà làm bài1c / 95, chuẩn bị com pa để học bài: Hình tròn.
- H nêu yêu cầu bài 1
- Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Thực hiện làm bài.
- 2 H lên bảng chữa bài.
- Một vài H nêu cách tính .
- 1 vài học sinh nhắc lại
- Học sinh đọc yêu cầu đề, 1 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Thứ ba
Ngày soạn: 6 / 1 / 2011
Ngày dạy: 11 / 1 / 2011
Toán
Hình tròn. Đường tròn
I. Mục tiêu: Giúp H: 
 - Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính. 
 - Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Gv : Chuẩn bị bảng phụ và bộ đồ dùng dạy học toán 5.
 - H : Xem trước bài, có thước kẻ, com pa.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
 - Chữa bài tập 3 SGK .
 - Gv chữa bài, nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
 2. Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của H
Hoạt động1 : Giới thiệu về hình tròn, đường tròn: ( 15)
 - Giáo viên đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói: Đây là hình tròn
- Dùng com pa vẽ lên bảng một hình tròn rồi nói: Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn. 
 0 
- Giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
 ? Hãy nhận xét độ dài các bán kính của một hình tròn?
- Giới thiệu tiếp cách tạo dựng một đường kính của hình tròn. Chẳng hạn lấy hai điểm M và điểm N trên đường tròn, kẻ đoạn thẳng từ điểm M, qua tâm O đến điểm N. đoạn thẳng MN là đường kính của hình tròn.
 ? Hãy nhận xét độ dài các đường kính của một hình tròn với bán kính hình tròn? Nhận xét độ dài các đường kính với nhau ?
Hoạt động 2 : Luyện tập ( 18)
MT: Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
Tổ chức cho học sinh dùng com pa để vẽ hình tròn. Cho học sinh đọc đề, nêu yêu cầu đề, vẽ hình theo yêu cầu từng bài.
Bài 1, bài 2. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh cách cầm com pa, mở khẩu độ com pa và đo chính xác về bán kính, đường kính.
Bài 3: Rèn nhiều cho học sinh kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
Cho học sinh nhận xét cách vẽ của bạn, rút kinh nghiệm.
3. Củng cố : ? Nêu cách vẽ một hình tròn? 
 - Xem lại bài, tập vẽ hình tròn nhiều lần theo bán kính khác nhau. 
 - Chuẩn bị bài : “Chu vi hình tròn.
- Cả lớp theo dõi sau đó dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn. 
- Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau.
- Vài em nhắc lại.
- Tất cả các đường kính của một hình tròn đều bằng nhau.
- Vài em nhắc lại.
- Trong một hình tròn, đường kính dài gấp hai lần bán kính.
- Vài em nhắc lại.
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu đề, từng cá nhân tự vẽ hình vào nháp, 1 học sinh lên bảng vẽ sau đó nhận xét, sửa bài.
- H nhận xét bài của bạn.
Thứ tư
Ngày soạn: 7 / 1 / 2011
Ngày dạy: 12 / 1 / 2011
Toán
Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm được qui tắc tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
 - Giáo dục H tính chính xác, trình bày sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Gv+ H Hình tròn bằng bìa cứng có bán kính 2cm
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Vẽ hình tròn có đường kính 2cm ; bán kính 3cm. Nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: - Ghi đề .
 b.Các hoạt động:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của H
Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.( 15)
a, Tổ chức cho học sinh lấy bìa cứng vẽ, cắt hình tròn có bán kính 2cm sau đó đánh dấu 1 điểm A trên hình tròn rồi cho hình tròn lăn trên thước có vạch chia xăng ti mét như hướng dẫn SGK. 
- Chỉ cho học sinh nắm : Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
- Như vậy hình tròn bán kính 2cm có chu vi trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm hoặc hình tròn có đường kính 4cm có chu vi khoảng 12,5cm đến 12,6cm. 
- Giáo viên giới thiệu: Trong toán học người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4 cm bằng cách nhân đường kính 4cm với số 3,14 . 
 4 x 3,14 = 12,56( cm)
? Nêu qui tắc tính chu vi theo SGK/ 98 ?
- Công thức: C = d x 3,14 ( C là chu vi; d là đuờng kính ).
? Ta có thể tính chu vi bằng cách nào nữa? 
- Công thức: C = r x2 x 3,14 C là chu vi; r là bán kính .
- Hướng dẫn học sinh thực hiện. 
 Vd 1: Chu vi hình tròn đường kính 6cm:
 6 x 3,14 = 18,84 ( cm)
Vd 2: Chu vi hình tròn bán kính 5cm.
 5 x2 x 3,14 = 31,4 ( cm)
Họat động 2: Luyện tập thực hành ( 18)
Bài 1/9 8 : Gọi 1 H đọc yêu cầu đề. Yêu cầu H làm nháp.
 Bài 1: H nêu yêu cầu:
 a. Chu vi hình tròn đường kính 0,6 cm: 
 0,6 x 3,14 = 1,884 ( cm)
Bài 1b: Chu vi hình tròn đường kính 2,5dm: 
 2,5 x 3,14 = 7,85( dm)
Bài 2 :- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.Yêu cầu H làm bài vào vở.
c.Chu vi hình tròn bán kính m: 
 x 2 x 3,14 = 3,14 (m)
- Nhận xét và chữa bài
Bài 3: Gọi 1 em đọc yêu cầu. Yêu cầu H làm vào vở, Gv chấm bài – 1 H chữa bài và cả lớp nhận xét .
3. Củng cố : 
? Nêu qui tắc, công thức tính chu vi hình tròn?
 - Nhận xét tiết học. Về làm bài 1b,2c,/98. 
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh phát biểu qui tắc tính.
- Học sinh phát biểu qui tắc tính.
- Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy hai lần bán kính nhân với số 3,14
- Học sinh làm nháp, lên sửa bài.
- H đọc yêu cầu đề. Lần lượt từng H lên làm trên bảng, lớp làm nháp - Nhận xét, chữa bài.
- 1 H nêu yêu cầu của đề, cả lớp làm bài vào vở, lần lượt từng học sinh làm trên bảng, lớp nhận xét, chữa bài.
- H nêu.
- H làm vở
 Giải: Chu vi bánh xe: 0,75 x 3,14=2,355( m)
 Đáp số:2,355 ( m)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 19 chuan KTKN.doc