Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh

Toán: Tiết 96: Luyện tập

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này giúp HS :

- Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.

- HS làm bài 1b,c;2;3a. HS giỏi làm thêm bài 1a;3b.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:20
Thứ 2 ngày 9 tháng 1 năm 2012
Toán: Tiết 96: Luyện tập
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này giúp HS :
- Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.
- HS làm bài 1b,c;2;3a. HS giỏi làm thêm bài 1a;3b.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV- HS
HĐ1. Củng cố cách tính chu vi hình tròn.
- HS lên bảng làm bài tập 1 - SGK.
HĐ2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Củng cố qui tắc tính chu vi hình tròn khi biết bán kính.
C = r x 2 x 3,14
Bài 2: Xây dựng cách tính đường kính (bán kính) khi biết chu vi hình tròn.
d = C : 3,14
r = C : 3,14 : 2
Lưu ý: Chu vi và đường kính( bán kính) có cùng đơn vị đo.
Bài 3: Giúp HS biết áp dụng qui tắc, công thức tính tính chu vi hình tròn để giải toán.
Quãng đường ô tô đi bằng chu vi của bánh xe nhân với số vòng bánh xe.
Bài 4: Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông nửa chu vi hình tròn và biết so sánh chu vi các hình đó.
HĐ3: Củng cố , dặn dò:
- 1 HS lên giải bài toán, nêu cách tính chu vi hình tròn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc yêu cầu bài1.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS tính 1 cột
- HS nêu cách tính chu vi khi biết bán kính.
- HS trao đổi, nhận xét bài làm của bạn.
- GV củng cố cách làm.
- HS đọc yêu cầu bài 2 và làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, nêu cách tìm đường kính và bán kính hình tròn khi biết chu vi.
- HS trao đổi, nhận xét bài làm của bạn.
- GV củng cách tính đường kính, bán kính và lưu ý đơn vị đo của đường kính( bán kính) và chu vi.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3. 
- HS làm bài vàoVBT.
- 1 HS lên tóm tắt và giải bài toán.
- HS nêu cách giải, lớp nhận xét.
- GV củng cố cách tính quãng đường ô tô đi khi bánh xe lăn được 10 vòng; 200vòng.
- 3 HS lên bảng mỗi HS tính chu vi của 1 hình.
- HS so sánh chu vi của 3 hình.
- GV củng cố cách tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn.
- HS nhắc lại công thức tính chu vi, đường kính, bán kính hình tròn.
Tập đọc: Tiết 39: Thái sư Trần Thủ Độ
 (ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ)
I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng: phép nước, kiệu, quân hiệu, thưởng, chuyên quyền, xã tắc, quở trách.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, thay đổi giọng với từng nhân vật.
- Đọc diễn cảm toàn bài văn. 
2. Đọc hiểu:
- Hiểu từ ngữ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, Thượng phụ,..
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh , không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ trang 15 - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV -HS
HĐ1: Củng cố kỹ năng đọc:
- 4 HS đọc tiếp nối bài: Người công dân số Một và trả lời nội dung bài.
HĐ2: Hướng dẫn LĐ và tìm hiểu bài:
1. Luyện đọc:
- HS1: Từ đầu...ông mới tha cho.
- HS2: Tiếp... lụa thưởng cho.
- HS3: Còn lại.
- Đọc đúng: chuyên quyền, quở trách,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Tìm hiểu bài: 
+ Đoạn1: Từ đầu...ông mới tha cho.
Y1: Trần Thủ Độ quyết không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+Đoạn 2: Tiếp... lụa thưởng cho.
Y2: Trần Thủ Độ khuyến khích những người làm đúng theo phép nước.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
Y3: Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.
- Nội dung: Như mục I
3. Luyện đọc diễn cảm.
- Đọc nhấn giọng ở từ ngữ gợi cảm.
- Giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
HĐ3: Củng cố , dặn dò:
- 4 HS lên bảng phân vai, nêu nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm.
- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm cặp 3.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1- trả lời câu hỏi 1- SGK.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV định hướng để HS nêu ý1.
- Tiến hành tương tự đoạn 1.
- HS trả lời câu hỏi 2 - SGK.
- Tiến hành tương tự đoạn 1.
- HS trả lời câu hỏi 3;4- SGK.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- HS nêu nội dung chính, GV ghi bảng.
- 1 số HS nhắc lại nội dung.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.
- HS luyện đọc phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm,GV NX cho điểm.
- HS nêu nội dung bài. 
- Về nhà LĐ bài.
Chính tả: Tiết 20: Cánh cam lạc mẹ
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nghe-viết chính xác, đẹp bài thơ: Cánh cam lạc mẹ.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt: r/d/gi hoặc o/ô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT tiếng Việt 5 - tập 2.
- III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV- HS
HĐ1: Củng cố qui tắc chính tả.
- Viết đúng:r/gi/d.
HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả.
1. Trao đổi về nội dung bài viết.
 Cánh cam lạc mẹ nhưng được sự yêu thương che chở của bạn bè.
2. Hướng dẫn viết từ khó: vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc râm ran,...
3. Nghe - viết chính tả.
4. Soát lỗi và chấm bài:
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 1: Giúp HS tìm đúng chữ cái thích hợp r/gi/d để điền vào chỗ trống, hoàn thành bài: Giữa cơn hoạn nạn.
- Thứ tự điền: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi
Bài 2: Giúp HS tìm đúng chữ cái ô/o và dấu thanh thích hợp để điền vào chỗ trống, hoàn thành bài: Cánh rừng mùa đông.
HĐ3: Củng cố , dặn dò:
- HS đọc và viết các từ ngữ: tỉnh giấc, nắng rơi, giảng giải, dành dụm .
- GV đánh giá cho điểm.
- GV đọc mẫu lần1.
- GV lần lượt nêu câu hỏi để HS trử lời:
?Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào.
?Những con vật nào đã giúp cánh cam.
? Bài thơ cho em biết điều gì?
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ ngữ vừa tìm được vào vở nháp, 1 HS lên bảng viết.
- GV yêu cầu HS nêu cách trình bày bài.
- HS nghe- viết bài theo qui định.
- GV đọc, HS soát lỗi.
- GVchấm bài, nhận xét bài viết của HS.
- Nhận xét bài viết của HS.
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện HS nối tiếp nhau lên viết các chữ cái tìm được vào tiếng còn thiếu âm đầu theo yêu cầu.
- HS nhóm bạn trao đổi, nhận xét.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- Đại diện HS báo cáo kết quả.
- HS trao đổi, nhận xét.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- GV nhận xét giờ học, chữ viết của HS.
- HS luyện viết ở nhà.
Thứ 3 ngày 10 tháng 1 năm 2012
Toán: Tiết 97: Diện tích hình tròn
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, giúp HS : 
- Nắm được qui tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước kẻ, com pa.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV - HS
HĐ1. Củng cố cách tính chu vi hình tròn. 
- Chữa bài tập 3 của tiết học trước.
HĐ2: Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn. 
QT: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Công thức: S = r x r x 3,14.
(S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)
- ứng dụng: Tính diện tích hình tròn có bán kính bằng 2cm.
HĐ3: Luyện tập – Thực hành.
Bài 1a;b: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn biết bán kính.
S = r x r x 3,14
Bài 2a;b: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tròn khi biết đường kính.
r = d : 2 => S = r x r x 3,14
Bài 3: Rèn kỹ năng giải toán liên quan đến tính diện tích hình tròn.
Tóm tắt: r = 6,5m ; S = ? m2
HĐ3: Củng cố , dặn dò:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3.
- Nêu cách tính chu vi hình tròn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV vẽ hình tròn lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- GV giới thiệu cách tính diện tích hình tròn, HS lắng nghe. 
- Một số HS đọc QT trong SGK.
- GV nêu các kí hiệu về diện tích, bán kính và yêu cầu HS tự viết công thức tính diện tích hình tròn vào vở nháp.
- 1 HS lên bảng viết công thức.
- HS trao đổi, nhận xét.
- 1 số HS nhắc lại công thức tính DT.
- GV nêu VD, yêu cầu HS tính diện tích hình tròn vào vở nháp.
-1 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
- Lớp trao đổi, nhận xét. GV củng cố.
- HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét , nêu cách làm.
- GV củng cố cách tính diện tích hình tròn.
- Tiến hành tương tự bài 1.
- GV hướng dẫn HS yếu cách tìm bán kính khi biết đường kính để từ đó tìm diện tích hình tròn.
- Tiến hành tương tự bài 1.
- GV củng cố cách tính diện tích sàn diễn hình tròn.
- HS nêu QT và CT tính diện tích hình tròn
- HS về nhà làm bài tập trong SGK.
Đạo đức: Tiết 19: Em yêu quê hương ( tiết2) 
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Quê hương là nơi ông bà, cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mỗi người khôn lớn. Vì thế, chúng ta phải biết yêu quê hương.
- Yêu quê hương là phải luôn nhớ đến quê hương, có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương, trân trọng con người, truyền thống của quê hương.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- KN xác định giá trị; KN tư duy phê phán; KN tìm kiếm xử lí thông tin; KN trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập, thẻ ý kiến. Tranh ảnh về quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV - HS
HĐ1: Khởi động.
HĐ2: Triển lãm nhỏ (BT4 - SGK).
*MT: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
*Kết luận: Các em cần làm những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
HĐ3: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK).
*MT: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
*Kết luận: Tán thành với những ý kiến(a),(d); không tán thành với những ý kiến(b),(c).
HĐ4: Xử lí tình huống (BT3- SGK).
*MT: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương
*Kết luận: THa: Bạn Tuấn có thể góp sách của mình; vận động các bạn cùng tham gia; nhắc nhở các bạn giữ sách.
THb: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn vì đó là việc làm tốt...
HĐ5: Trình bày kết quả sưu tầm.
*MT: Củng cố bài.
? Nêu những việc cần làm để thể hiện lòng yêu quê hương.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- HS làm việc theo đơn vị nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh.
- HS trưng bày giới thiệu tranh của nhóm.
- HS cả lớp xem tranh và bình luận.
- GV nhận xét tranh ảnh từng nhóm và yêu cầu HS làm tốt những công việc trên. 
- GV lần lượt nêu tưng ý kiến trong bài 2.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo qui ước.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- HS khác trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- GV y/c các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống của BT3.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nóm trình bày(mỗi nhóm nêu 1 tìn ... o lược đồ XĐ được khu vực ĐNA. Giải thích được vì sao dân cư châu á lại tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên châu á; quả địa cầu. - Bản đồ các nước châu á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV - HS
HĐ1: Cư dân châu á.
*MT: HS nắm được đặc điểm của cư dân châu á.
*KL:
- Châu á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu á là người da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
HĐ2: Hoạt động kinh tế.
*MT: HS biết được các hoạt động kinh tế chủ yếu của châu á.
*KL: Người dân châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.
HĐ3: Khu vực Đông Nam á.
*MT: HS biết được vị trí, khí hậu, hoạt động kinh tế, tên 11 nước của khu vực Đông Nam á
*KL: Khu vực ĐNA có xích đạo chạy qua; có khí hậu gió mùa nóng, ẩm; loại rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới; địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nằm dọc sông Mê Công, ven biển. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
HĐ3: Củng cố , dặn dò.
- GV treo bảng số liệu về DT và DS các châu lục, yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
- HS làm việc cá nhân, tự so sánh số liệu DS ở châu á với DS châu lục khác.
- GV yêu cầu HS thảo luận: Hãy so sánh mật độ của DS châu á với mật độ DS châu Phi. Người dân châu á có màu da như thế nào?Em có biết người dân châu á tập trung nhiều ở vùng nào?
- Đại diện HS báo cáo kết quả TL.
- Nhóm bạn trao đổi, nhận xét. GV KL.
- HS làm việc theo nhóm 6.
- HS quan sát lược đồ, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê (SGV).
- Đại diện nhóm trình bày bảng thống kê.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy cho biết ngành SX chính của người dân châu á?ngành CNphát triển mạnh ở nước nào?
- GV kết luận.
- HS làm việc theo đơn vị nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Đại diện HS đọc nội dung và yêu cầu thảo luận trong phiếu học tập (SGV).
-Y/c các nhóm hoàn thành BTtrong phiếu
- Đại diện nhóm báo cáo KQ(mỗi nhóm nêu 1 câu trả lời), nhóm bạn nhận xét.
- Yêu cầu 1 số HS lên chỉ vị trí, giới hạn khu vực ĐNA, 11 nước thuộc khu vực.
- GV kết luận chung.
- HS đọc phần ghi nhớ. GVNX giờ học.
Tập làm văn: Tiết 40: Lập chương trình hoạt động
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động(CTHĐ) nói chung.
- Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- VBT tiếng Việt 5 - tập1.
- 3 tấm bìaviết cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ; bút dạ, giấy khổ to...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV - HS
HĐ1: Củng cố 2 cách viết đoạn mở bài cho bài văn tả người.
- Mở bài gián tiếp .
- Mở bài trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài1: HS nắm được 3 phần của 1 CTHĐ.
1. Mục đích: Chúc mừng các thầy cô nhân ngày 20-11; bày tỏ lòng biết ơn với thầy, cô.
2. Phân công nhiệm vụ:
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn
3. Chương trình cụ thể:
- Văn nghệ: Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn diễn kịch câm, Huyền Phương kéo đàn,...Thầy giáo nhận xét buổi liên hoan văn nghệ.
*KL: CTHĐ gồm 3 phần:
I. Mục đích.
II. Phân công nhiện 
III. Chương trình cụ thể.
*Lưu ý: CTHĐ cần cụ thể khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người.
Bài2: Lập CTHĐ của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo VN 20-11.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu 1 số HS nêu cách viết mở bài trực tiếp, gián tiếp cho bài văn tả người
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc y/c bài tập1(đọc mẩu chuyện và các yêu cầu).
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV y/c HS làm việc theo đơn vị nhóm trên phiếu(mỗi phiếu ghi ND1 câu trả lời).
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thầm mẩu chuyện, thảo luận:
?Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
?Để tổ chức buổi liên hoan , cần làm những việc gì?
?Hãy thuật lại DB của buổi liên hoan.
- Đại diện nhóm lên dán kết quả- trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm bạn nhận xét, bổ sung).
- Sau mỗi câu trả lời, GV nhận xét và gắn lên bảng 1 tấm bìa(mỗi tấm bìa ghi tên 1 phần của CTHĐ).
- GV y/c HS nhắc lại 3 phần của CTHĐ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV y/c HS làm việc theo nhóm 6.
- GV hướng dẫn các nhóm lập CTHĐ.
- Đại diện nhóm dán kết quả HĐ(mỗi nhóm trình bày 1 phần, nhóm bạn NX, BS)
- HS nhắc lại 3 phần của 1 CTHĐ.
- GV nhận xét giờ học.Về nhà lập CTHĐ...
Kỹ thuật: Tiết 20: Chăm sóc gà 
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
- II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu đánh giá kết quả học tập( SGV.
- Hình ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV - HS
HĐ1: Củng cố kiến thức về nuôi dưỡng gà.
- Ghi nhớ: SGK 
HĐ2: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
*MT: Giúp HS hiểu được thế nào là chăm sóc gà; mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
*KL: Gà cần ánh sáng , nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc nhằm tạo các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt, góp phần nâng cao NS nuôi gà.
HĐ3: Tìm hiểu cách chăm sóc gà. 
*MT: HS nêu được công việc CS gà.
*KL: Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quávà dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách: sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà. Không cho gà ăn thức ăn ôi, mốc, mặn,...
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập.
- Câu hỏi trong SGK.
HĐ4: Nhận xét - Dặn dò:
- Gọi 2 - 3 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- GV giúp HS hiểu khái niệm chăm sóc gà.
- HS nhắc lại khái niệm đó.
- GV y/c HS làm việc theo nhóm bàn.
- Hướng dẫn các nhóm đọc mục 1-SGK, sau đó HS thảo luận mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện HS báo cáo kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung và yêu cầu HS nhắc lại.
- HS thảo luận theo nhóm 6.
- GV hướng dẫn HS đọc mục 2- SGK.
- Đại diện HS đọc nội dung thảo luận trong phiếu: Nêu tên các công việc chăm sóc gà.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
- Đại diện nhóm lên bảng Dán kết quả thảo luận- trình bày.
- Nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung.
- GV nêu câu hỏi cuối bài, HS trả lời.
- GV đánh giá, nhận xét kết quả học tập của HS.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SHS.
- GVNX giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
 Thứ 6 ngày 13 tháng 1 năm 2012
Toán: Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, giúp HS:
- Làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết cách "đọc", phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- HS làm bài 1.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV - HS
HĐ1. Củng cố nhận biết về các loại biểu đồ đã học.
HĐ2: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
a. VD1: Đặc điểm biểu đồ hình quạt:
 Biểu đồ có dạng hình tròn được chia làm nhiều phần.Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số % tương ứng.
*Đọc:
- Truyện và thiếu nhi: 50%
- SGK: 25%; - Sách các loại: 25%
b.VD2: Đọc biểu đồ:
- HS tham gia môn bơi: 12,5%
- Số HS tham gia môn bơi là:
32 : 100 x 12,5 = 4 (HS).
HĐ3: Luyện tập - Thực hành.
Bài 1: Giúp HS đọc được biểu đồ hình quạt và tìm được số HS mỗi loại theo tỉ số % đã cho. 
 - Tổng: 40 HS
 - Đi bộ: 50%? HS
 - Xe đạp: 25%?HS 
 - Xe máy: 20%?HS
 - Ô tô: 5%?HS
HĐ5: Củng cố , dặn dò:
- GV cho HS quan sát 1 số loại biểu đồ đã học, HS nêu tên các loại biểu đồ.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV vẽ hình như SGK.
- GV giới thiệu biểu đồ hình quạt.
- HS quan sát hình và nêu đặc điểm của biểu đồ hình quat.
- GV gợi ý để HS "đọc" biểu đồ.
- HS nêu ý nghĩa của biểu đồ ở VD1.
- Tiến hành tương tự VD1.
- GV yêu cầu HS "đọc" biểu đồ, nêu ý nghĩa của biểu đồ.
- Yêu cầu HS tính số HS học môn bơi.
-1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập 1.
- GV vẽ biểu đồ, yêu cầu HS "đọc" biểu đồ
- HS làm bài vào vở theo yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV củng cố cách tính tỉ số % của từng loại.
- HS đọc lại biểu đồ ở VD1 và VD2.
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm BT trong SGK.
Khoa học: Tiết 40: Năng lượng
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Nêu VD hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,...nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu VD về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 83- SGK.
- Nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi hoặc đèn pin.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV - HS
HĐ1: Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới. 
HĐ2: Thí nghiệm.
*MT:HS nêu được VD hoặc làm TN đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,..nhờ được cung cấp Q.
*KL: 
- Khi dùng tay nhấc cặp sách, Q do tay ta cung cấp đã làm cặp sách di chuyển lên cao. Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp Qcho việc phát sáng và toả nhiệt.
- Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
Cần cung cấp Qđể các vật có các biến đổi hoạt động.
HĐ3: Quan sát và thảo luận.
*MT: HS nêu được 1 số VDvề HĐ của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn Q cho các HĐ đó.
*KL: 
Hoạt động
Nguồn Q
Người nông dân cày cấy
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng,...
Thức ăn
Chim đang bay.
Thức ăn
Máy cày
Xăng
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
- HS lấy VD vắnự biến đổi hoá học của 1 số chất.
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm HS.
- HS làm việc theo nhóm 6.
- Các nhóm làm TN và thảo luận, trong mỗi TN HS cần nêu rõ:
+Hiện tượng quan sát được.
+Vật bị biến đởinh thế nào?
+Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Đại diện HS trình bày ý kiến của nhóm mình( mỗi nhóm chỉ trình bày 1 TN), nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung, HS nhắc lại.
-
- HS làm việc theo cặp.
- HS đọc mục bạn cần biết trang 83-SGK, sau đó từng cặp QS hình vẽ và nêu VD về HĐ, nguồn Q cho các HĐ đó.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV KL chung.
- HS đọc phần ghi nhớ. 
- GVNX tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 20lop 5.doc