Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường TH - THCS Hòa Trung

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường TH - THCS Hòa Trung

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng ; sôi nổi ; Biết phân biệt lời các nhân vật ( bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ ).

-Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc.

II.Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

-Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo và về chài lưới, giúp giải nghĩa các từ ngữ khó.

III.Hoạt động dạy và học :

1-Ổn định: Nề nếp

2.Bài cũ :

- Đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

H.Người đã cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

H.Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

H.Nêu nội dung chính?

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường TH - THCS Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn : 10/2/2008 Ngày dạy : Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2008
TẬP ĐỌC(43)
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I.Mục đích yêu cầu: 
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng ; sôi nổi ; Biết phân biệt lời các nhân vật ( bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ ).
-Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc.
II.Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
-Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo và về chài lưới, giúp giải nghĩa các từ ngữ khó.
III.Hoạt động dạy và học : 
1-Ổn định: Nề nếp
2.Bài cũ : 
- Đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
H.Người đã cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? 
H.Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? 
H.Nêu nội dung chính? 
3-Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 12’)
Mt: Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng ; sôi nổi ; Biết phân biệt lời các nhân vật ( bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ ).
- Gọi HS khá đọc bài .
- GV chia đoạn cho HS đọc .
Đoạn 1: từ đầu đến Người ông như tỏa ra hơi muối .
Đoạn 2 : tiếp .. thì để cho ai .
Đoạn 3: Tiếp đến .. quan trọng nhường nào .
Đoạn 4 : phần còn lại .
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn, theo dõi và sửa sai cho HS.
Giáo viên theo dõi, sửa sai kết hợp giảng một số từ khó trong bài 
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- GV đọc mẫu toàn bài .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài ( 8-10’)
MT: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 .
 H: Bài văn có những nhân vật nào?
H: Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
-Bàn việc họp làng để đưa dân ra đảo, cả nhà Nhụ ra đảo.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
H: Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
-Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước lâu nay của những người chân dài.
thuyền. Làng mới sẽ giống mọi người làng trên đất liền.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 3+4.
H: Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
-Ông bước ra võng ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai.
H: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
-Nhụ đi, cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời.
H: Bài văn nói lên điều gì ?
Nội dung chính: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời mảnh đất quê hương đến lập làng ở một hòn đảo ngoài biển, xây dựng cuộc sống mới, gìn giữ vùng biển trời của Tổ quốc.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .( 8-10 ’)
+ Gọi 4 HS đọc toàn bài.
+ GV treo bảng phụ có ghi đoạn 4, hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ GV đọc diễn cảm (đoạn 4)
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 4.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
+ GV cùng HS nghe, nhận xét bình chọn, tuyên dương HS đọc tốt, ghi điểm. 
4.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học
 -Về luyện đọc thêm và chuẩ bị bài sau.
1 học sinh khá giỏi đọc.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
Học sinh nêu những từ phát âm sai của bạn.
Học sinh đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm, báo cáo, HS đọc thể hiện.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Cá nhận trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nêu nội dung chính.
-Lớp nhắc lại.
-4 HS phân vai đọc: Người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ
+ Lắng nghe GV đọc mẫu.
-HS luyện đọc đoạn 4.
+ Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc.
+ HS xung phong lên đọc. HS nghe nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
ĐẠO ĐỨC(22) UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG( XÃ ) EM ( TIẾT 2)
I.Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã(phường) tổ chức. 
 -Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
 -Tham gia tích cực các hoạt động do UBND xã(phường) tổ chức.
II. Chuẩn bị : -Bảng phụ ghi tình huống 
 - Giấy, bút dạ 
III.Hoạt động dạy và học : 	
1.Bài cũ :H. UBND xã(phường) làm nhiệm vụ gì ?
 H. Mọi người đến UBND xã, phường phải có thái độ như thế nào ? 
 - Đọc ghi nhớ ? 
 -Nhận xét, đánh giá
2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
HĐ1: Làm bài tập 2/ SGK.( 10’)
MT: Biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã(phường) tổ chức. 
- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Em sẽ làm gì trong các tình huống đưa ra .
Kết luận: Tình huống a : Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam .
Tình huống b : Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hóa của phường.
Tình huống c : Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,  ủng hộ tyrẻ em vùng bị lũ lụt . nên làm.
HĐ2 : Ý kiến của chúng em.( 20’)
MT: Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh đóng vai góp ý kiến cho các cán bộ của UBND phường, xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: tổ chức ngày 1/ 6, tết trung cho trẻ em ở địa phương, xây dựng sân chơi cho trẻ em ,.
Chọn nhóm tốt nhất.
Tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: ( 5’)
Làm phần Thực hành/ 33
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Học sinh làm việc cá nhân.
1 số học sinh trình bày ý kiến.
- lớp nhận xét, bổ sung .
- Các nhóm chuẩn bị sắm vai.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
KHOA HỌC(43)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT ( tiếp )
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị : - Hình và thông tin trang 88, 89 SGK.
III.Hoạt động dạy và học : 
1-Ổn định:
2.Bài cũ : ( 5’)
H.Than đá được sử dụng vào những việc gì ? 
H. Dầu mỏ có ở đâu ? Nêu tên một số chất có thể được lấy ra từ dầu mỏ ? 
H . Sử dụng khí sinh học có lợi gì ? 
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm ( 15’)
MT: Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
Làm việc theo nhóm 
-Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trang 88 SGK
- Yêu cầu các nhóm trình bày .
H.Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than ? 
+Vì ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và môi trường
H-Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được lấy từ đâu ?
+.khai thác từ môi trường tự nhiên.
H- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
+không phải vì nó được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Khai thác nhiều sẽ cạn kiệt.
H-Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng ?
+ Nguồn năng lượng có thể thay thế là năng lượng mặt trời.
H. Em và gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt ?
+Đun nấu phải cẩn thận, đun không quá to.
H-Tại sao phải sử dụng tiết kiệm chống lãng phí năng lượng ?
+Vì năng lượng chất đốt không phải là nguồn vô tận. Nó sẽ cạn kiệt nếu chúng ta không sử dụng tiết kiệm.
H.Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
+Hoả hoạn, cháy dụng cụ nấu ăn, bỏng 
+Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
+Đun nấu phải đúng cách. Không để trẻ em đun nấu hoặc đến gần bếp.
GV kết luận: Chất đốt không phải là nguồn vô tận.
Hoạt động 2:Làm việc cả lớp ( 12’)
MT: Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
-Đọc thông tin trang 89.
H-Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc hại nào ?
+.sinh ra khí các-bô-níc và một số chất độc khác.
H-Khói do bếp than hoặc các cơ sở sửa chữa ô tô, khói các nhà máy công nghiệp có những tác hại gì ?
+làm nhiễm bẩn không khí, gây độc hại cho con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ,.
GV kết luận: Khói của chất đốt gây ra tác hại cho môi trường và sức khoẻ con người, 
3.Củng cố- Dặn dò: ( 5’)
+Tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng chất đốt ?
 + Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt trong sinh hoạt ? - Nhận xét giờ học. Về học. Chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng gió .
-Thảo luận và trả lời câu hỏi trang 88 SGK
-Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS đọc thông tin trang 89. Trả lời 
-Đọc mục bạn cần biết trang 89
TOÁN(106) LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản. 
II.Chuẩn bị : -Bảng phụ cho HS tham gia trò chơi bài 3.
III.Hoạt động dạy và học : 	
1.Bài cũ : -Nêu công thức tính diện tích xung quanh của hình ... óm và trình bày vào phiếu các kết quả rồi nêu nhận xét như SGK.
+1 em đọc đề bài toán, phân tích đề và tự thảo luận nhóm đôi tìm cách giải. 
-Các nhóm thi đua làm nhanh và nhóm nào tìm được nhiều cách giải nhóm đó thắng.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
THỂ DỤC(44) CÓ GV CHUYÊN DẠY
Soạn : 14/2/2008 Dạy : Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2008
ĐỊA LÍ(22) CHÂU ÂU
I.Mục tiêu : Sau bài học, HS có thể :
- Dựa vào lược đồ, bản đồ, nhận biết mô tả được vị trí, giới hạn lãnh thổ của châu Âu.
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên một số dãy núi lớn, đồng bằng lớn, sông lớn của châu Âu.
- Nêu khái quát về địa hình châu Âu.
- Dựa vào các hình minh hoạ, nêu được đặc điểm quang cảnh thiên nhiên châu Âu.
- Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.
II.Chuẩn bị : - Lược đồ các châu lục và đại dương
 -Lược đồ tự nhiên châu Âu.
 - Các hình minh hoạ trong SGk.
 - Phiếu học tập của HS.
III.Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ : - Nêu vị trí địa lí của Cam –pu –chia, Lào ? 
 - Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam –pu –chia ? 
 - Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết ? 
2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/Vị trí địa lí và giới hạn.
Làm việc cá nhân
-GV treo bản đồ tự nhiên thế giới lên bảng, yêu cầu HS làm việc theo cặp để thực hiện các nhiệm vụ.
+Mở SGK trang 102, xem lược đồ các châu lục và đại dương tìm và nêu vị trí của châu Âu.
+Các phía đông, bắc, tây, nam giáp những gì?
+Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
-GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
-GV theo dõi và chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
KL: Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc .Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương; phía Nam giáp với biển địa Trung Hải, phía Đông và Đông Nam giáp với châu Á.
-Nằm trong vùng khí hậu ôn hoà.
Hoạt động 2: 2/ Đặc điểm tự nhiên châu Âu.
Làm việc theo nhóm
-GV treo lược đồ tự nhiên châu Âu, yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 hãy kể tên các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của châu Âu; Cho biết vị trí của các đồng bằng lớn ở châu Âu ?
+Địa hình phía Bắc Trung Âu là gì?
+Khu vực này có con sông lớn nào?
-KL:GV vừa nêu vừa chỉ trên bản đồ Tự nhiên châu Âu Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông núi đồi chiếm 1/3hệ thống núi cao tập trung ở phía nam .
- Con sông lớn nhất là sông Von ga. Đông Âu có nhiều rừng lá kim xanh quanh năm
Hoạt động 3:3/ Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
 Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ.
+Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
-Nêu số dân của châu Âu. So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác.
-Quan sát hình minh hoạ 3 trang 111 mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Âu ? Họ có nét gì khác so với người châu Á ?
-Kể tên một số hoạt động sản xuất, kinh tế của người châu Âu ?
- Quan sát hình minh hoạ 4 cho biết hoạt động sản xuất của người châu Âu có gì đặc biệt so với . châu Á ? Điều đó nói lên điều gì về sự phát triển khoa học, kĩ thuật và kinh tế châu Âu ?
KL: Đa số dân châu Âu là người da trắng.theo năm 2004 là 728 triệu người, chưa bằng 1/5 dân số của châu Á.
-.trồng lúa mì, làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc.
-.có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc, thiết bị khác với người châu Á. Cho thấy châu Âu có khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển cao, nền kinh tế mạnh.
3.Củng cố- Dặn dò: -Em có biết VN có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không?
 -Nhận xét tiết học.Về học và chuẩn bị bài sau.
-2 HS ngồi cạnh nhau cùng xem các lược đồ, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ.
-Mỗi câu hỏi 1 HS lên trình bày trước lớp, 
-HS theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS cùng xem lược đồ, đọc SGK và 
thảo luận.
-HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.
-HS tự làm việc theo yêu cầu, sau đó mỗi nhiệm vụ 1 em nêu ý kiến các HS khác bổ sung
-Đọc bài học SGK.
ÂM NHẠC(22) CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP LÀM VĂN(44) KỂ CHUYỆN( Kiểm tra viết )
I.Mục đích yêu cầu: 
-Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một vài văn kể chuyện.
- HS viết được một câu chuyện theo lời kể của mình hay lời của nhân vật .
- Giáo dục HS viết bài cẩn thận,học tập theo ý nghĩa của truyện .
II.Chuẩn bị : - Bảng lớp ghi tên một số truyện đã học, một vài truyện cổ tích.
III.Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt đông: Hướng dẫn học sinh làm bài ( 7’)
-GV ghi 3 đề trong SGK lên bảng lớp.
-GV lưu ý HS: Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề 3 thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật trong truyện .
-Cho HS nối tiếp nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
-GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc.
- Gọi 1-2 em khá kể lại một vài câu chuyện các em đã được học .
Hoạt động 2: HS làm bài . ( 25’ )
-GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi.
-GV theo dõi giúp những HS còn khó khăn.
-GV thu bài khi hết giờ.
4.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung bài sau
Cả lớp lắng nghe.
-HS lắng nghe, Chọn đề.
-HS lần lượt phát biểu.
+1 HS đọc .
- 1-2 em kể câu chuyện đã học, đã đọc .
-HS làm bài
TOÁN(110) THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH 
I.Mục tiêu : Giúp HS :
-HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích.
-Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích một hình.
-Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể theo đơn vị thể tích cho trước.
II. Chuẩn bị : -Một hình lập phương có màu, rỗng; một hình hộp chữ nhật, trong suốt, rỗng.
 -Hình vẽ minh hoạ ví dụ1,2,3,4, bài 1,2.
III.Hoạt động dạy và học : 	
1.Bài cũ :-Gọi 2 em -Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật, hình lập phương?
	2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 :Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình
a) Nêu ví dụ 1: GV gắn mô hình như SGK lên bảng, yêu cầu HS quan sát, nhận xét.
+Nêu tên hai hình khối này ? 
+Hình nào to hơn ? Hình nào nhỏ hơn ? 
GV giới thiệu : Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
-GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật và yêu cầu HS nêu vị trí của 2 hình khối.
*GV kết luận và giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
b) Ví dụ 2: GV treo tranh minh hoạ như hình trong SGK
+Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ? 
Giới thiệu : Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D
c)Ví dụ 3: làm tương tự.
Hoạt động 2:Thực hành
BT1: GV treo hình vẽ như SGK lên bảng cho HS đọc yêu cầu đề, quan sát rồi trả lời câu hỏi.
-Gọi HS giải thích cách đếm của mình.
-GV nhận xét, kết luận kết quả đúng.
BT2: Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm cách giải
-Gọi HS trình bày kết quả.
-Có thể gợi ý cho HS gặp khó khăn khi quan sát hình B như sau : Nhận xét đặc điểm hình B ?
BT3 :
-GV phát cho các nhóm bộ đồ dùng gồm 6 hình lập phương
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật bằng cách chuẩn bị đủ số hình lập phương nhỏ cạnh 1cm.
-GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm.
-GV đánh giá bài làm của HS. 9 có 5 cách xếp khác nhau .
3.Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. 
 - Về làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát, nhận xét, trả lời.
-Lắng nghe.
-HS nhắc lại.
+Đọc nêu yêu cầu .
-HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, chữa bài.
+Đọc nêu yêu cầu .
-Quan sát hình vẽ SGK và tự nêu cách làm.
-Nhận xét chữa bài.
HS thảo luận cặp đôi tìm cách giải .
Một số đại diện trình bày kết quả.
+Đọc nêu yêu cầu .
-HS chơi trò chơi thi xếp hình 
-Nhóm nào xếp xong trước và nhiều cách xếp nhóm đó thắng.
-Sửa chữa nhận xét.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 22
I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
 - Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 22
1. Giáo viên nhận xét chung.
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ . Đa số các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Song bên cạnh vẫ còn một số bạn vệ sinh còn hạn chế cần phải khắc phục ngay : 
Học tập : Các em đã có ý thức chuẩn bị đầy đủ sách, vở cho học kì II, đã có ý thức trong học tập . Bên cạnh đó còn một học sinh yếu cần phải cố gắng nhiều hơn: 
* Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ. Chăm sóc công trình măng non còn hạn chế.
2-Kế hoạch tuần 23:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ không nghỉ học trước tết.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22CKTKN.doc