Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG.

I/ Mục tiêu:

 Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan. Làm các bài tập: 1; 2(cột 1)

II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, SGK

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai Ngày soạn: 27/2/2010
Sáng Ngày giảng: 1/3/2010
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG.
I/ Mục tiêu: 
	Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan. Làm các bài tập: 1; 2(cột 1)
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
A. Bài cũ:
-Cho HS nêu lại các công thức tính các yếu tố của 2 hình: hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-GV ghi công thức lên bảng.
- GV nhận xét, ghi điểm
B.Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
- Cho HS vận dụng các công thức đã học để làm lần lượt từng bài tập và chữa.
Bài 1: Gợi ý để HS biết vận dụng công thức tính.
- Gọi 1 HS làm ở bảng, lớp nhận xét.
Bài 2: Cho HS vận dụng các công thức tính của hình hộp chữ nhật.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu (1) (2) (3).
- Cho đại diện của 3 nhóm trình bày kết quả.
- Cho lớp nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét 
Bài 3: Cho HS quan sát hình vẽ và nêu số đo của các hình.
- Gợi ý để HS nêu được cách làm.
Chẳng hạn: 
+ Tính thể tích khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật.
+ Tính thể tích phần gỗ dạng hình lập phương.
+ Tính thể tích khối gỗ còn lại.
- Gọi 1 HS giải ở bảng, cho lớp nhận xét.
- GV nhận xét
3. Củng cố - Dăn dò:
- Dặn HS thuộc lòng các công thức tính đã nêu ở trên.
- GV nhận xét tiết học tuyên dương những HS học tốt. Dặn HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu công thức theo yêu cầu của GV.
- HS nhắc lại công thức.
- HS lắng nghe
- HS làm và chữa.
- Nhận xét, nêu cách làm.
- HS làm và chữa.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- HS làm và chữa.
- Nhận xét và nêu cách làm.
- HS lắng nghe và thực hiện
Tiết 3 TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I/Mục tiêu: 
	- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiem túc của văn bản.
	- Hiểu nội dung: Luật nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trog SGK).
II/Đồ dùng dạy-học
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - Bút dạ + giấy khổ to 
-Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
+Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ?
+Bài thơ nói lên điều gì ?
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Luyện đọc 
-GV đọc bài văn giọng rõ ràng, dứt khoát giữa các câu, đoạn, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục 
-GV chia đoạn
-Cho HS đọc đoạn 
-Luyện đọc các từ ngữ: luật tục, khoanh, xảy ra, 
- Cho HS đọc trong nhóm 
- Cho HS đọc cả bài 
3-Tìm hiểu bài 
-Cho HS đọc từng đoạn và trả lời 
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội 
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV:Người Ê-đê đã dùng những luật tục ấy để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình
+ Hãy kể tên một số luật ở nước ta mà em biết ?
-GV nhận xét và đưa bảng phụ ghi 5 luật của nước ta 
4-Luyện đọc lại 
-Cho HS đọc bài 
-GV đưa bảng phụ chép đoạn 3 
và hướng dẫn HS luyện dọc 
-Cho HS thi đọc 
-GV nhận xét và khen những HS tốt 
5-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS về nhà đọc trước Tập đọc tiết sau 
-2 HS đọc thuọc lòng bài và trả lời câu hỏi 
-HS lắng nghe 
-HS lắng nghe
-HS lần lượt đọc đoạn 
- HS đọc 
- 1 - 2 HS đọc cả bài
- Từng cặp HS đọc nối tiếp 
- HS lần lượt phát biểu 
- Lớp nhận xét 
- HS lắng nghe
-3 HS nối tiếp nhau đọc
- HS luyện đọc 
- Một vài HS thi đọc 
- Lớp nhận xét 
-HS lắng nghe
Tiết 4 KHOA HỌC
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TT)
I.Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 -Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn
pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ
 -Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây)
 -Hình trang 94,95,97 SGK
III. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.. Kiểm tra bài cũ:
-Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng?
-Hãy kể tên một số vạt cách điện, vật dẫn điện?
Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết tìm mạch kín, mạch hở
GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát thảo luận: “Mạch kín, mạch hở, vật dẫn điện, vật cách điện”
-Yêu cầu quan sát cái ngắt điện
-Cái ngắt điện có vai trò gì?
-Hãy làm cái ngắt điện có nguồn điện là pin (bằng ghim giấy)
-Thực hành khi đóng, ngắt điện
HĐ2: Trò chơi: Dò tìm mạch điện
-Mục tiêu: Củng cố kiến thức mạch kín, mạch hở
-Cách tiến hành: xem SGV trang 156
-HS nối 2 mạch nếu đèn sáng (mạch kín) là được 10 điểm. Đèn không sáng (mạch hở) 0 điểm. Nhiều điểm là thắng
C. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết rút ra kết luận mục bạn cần biết trang 94,97
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
- 3 HS trả lời 
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HĐ nhóm đôi
Quan sát, trả lời câu hỏi
Thực hành theo yêu cầu của gv
Trình bày trước lớp 
Góp ý bổ sung 
-HĐ nhóm (2 nhóm)
HS tiến hành chơi
Tuyên dương đội thắng
- HS nêu kết luận
Thứ ba Ngày soạn: 27/2/2010
Sáng Ngày giảng: 2/3/2010
Tiết 1 THỂ DỤC
 PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY . TRÒ CHƠI: "QUA CẦU TIẾP SỨC" 
I. Mục tiêu: 
	- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay.
	- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Bóng, dây,...
III. Nội dung phương pháp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Phần mở đầu: 6-10'
GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học
Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên
Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối
Chơi trò chơi "Lăn bóng"
2. Phần cơ bản: 18-22'
Ôn di chuyển tung và bắt bóng; tập theo tổ, khu vực đã quy định.
Thi di chuyển và tung bắt bóng theo từng đội.
Học động tác: Phối hợp chạy và bật nhảy
Tập bật cao.
Thi bật cao với tay lên cao chạm vật chuẩn.
Làm quen trò chơi" Qua cầu tiếp sức". GV nêu tên rồi chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi.
3. Phần kết thúc: 4 - 6'
Thực hiện một số động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
GV giao bài về nhà.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
 - HS chơi 
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thi bật cao
- HS lắng nghe
- HS chơi
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
Tiết 2 TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG.
I/ Mục tiêu: 
	- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
	- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác. Làm các bài tập 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Cho HS tính tỷ số phần trăm của 1số.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới: - Tổ chức cho HS làm lần lượt từng bài tập rồi chữa.
Bài 1: Tính nhẩm 15% của 120.
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết cách tính nhẩm của bạn Dung, chẳng hạn: 15% = 10% + 5 %.
- Cho HS nêu cách tính tỷ số phần trăm của 1số, chẳng hạn: Tính 10% của 120 ta lấy: 120 x 10: 100 = 12.
- Gợi ý để HS nhận xét và suy ra:
10% của 120 là 12 và 5% của 120 là 6
Vậy 15% của 120 là 18. - Tương tự như cách làm trên.
Câu 1a: GV gợi ý để HS nêu được:
17,5% = 10%+5%+2,5% -> Cho HS tính và nêu kết luận.
Câu 1b: 35%=10%+20%+5%. Hay = 30%+5%
- Cho HS chọn cách làm thuận tiện.
Bài 2: Gợi ý để HS nêu được tỷ lệ của 2 hình LP.
- Cho HS nêu cách tính tỷ số phần trăm của 2 số.
- Tính thể tích của hình lập phương lớn theo tỷ số.
- Gọi 1 HS làm ở bảng, lớp nhận xét.
Bài 3: (Đanh cho HS khá, giỏi) Câu a:
- Gợi ý HS có thể tách hình đã cho thành:
 + Cách 1: 3 hình lập phương, mỗi hình đều có 8 hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm. Vậy tổng số hình lập phương nhỏ là: 8 x 3 = 24 (hình lập phương).
 + Cách 2: Chia thành 2 hình: hình hộp chữ nhật có cạnh 4cm x 2cm x 2cm = 16 cm 3, hình lập phương có cạnh 2cm: 2cm x 2cm x 2cm = 8 cm3.
Câu 3b: GV có thể dùng hình vẽ MH và hướng dẫn cho HS.
- Có thể phân tích thành 3 hình A, B, C đều có diện tích toàn phần bằng: 2 x 2 x 6 = 24 m2.
- Hình A, C có 1 mặt không sơn; hình B có 2 mặt không sơn.
 + Số mặt không sơn: 1 + 2 + 1 = 4 (mặt)
 + DT toàn phần của 3 hình: 24 x 3 = 72 (cm2) 
 + DT không sơn: 2 x 2 x 4 = 16 (cm2)
 + DT cần sơn: 72 - 16 = 56 (cm2)
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học:
- HS nêu.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
- HS tính 10% của 120.
- HS suy ra kết quả của 5%.
- HS kết luận.
- HS làm và chữa, nhận xét nêu cách làm.
- HS làm và chữa.
- Nhận xét nêu cách làm.
- HS tính DT toàn phần của 3 hình.
- HS tính DT 4 mặt không sơn.
- Tính DT sơn.
- HS lắng nghe
Tiết 3 CHÍNH TẢ (N- V)
NÚI NON HÙNG VĨ
I/Mục đích: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2).
II/Đồ dùng dạy-học 
-Bút dạ + phiếu 
III/Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
-GV đọc cho HS viết: Tùng Chính, Hai Ngân, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai 
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Hướng dẫn HS nghe - viết 
-GV đọc bài Núi non hùng vĩ 
- Đoạn văn miêu tả vùng đất nào của Tổ quốc ?
-GV lưu ý những từ ngữ viết sai: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai 
-GV đọc cho HS viết 
-GV đọc bài chính tả một lượt 
-GV chấm 5-7 bài 
3-Làm BT
-Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc đoạn thơ 
Tìm các tên riêng trong đoạn thơ 
-Cho HS làm việc và trình bày kết quả 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Các tên riêng có trong đoạn thơ 
+ Tên người, tên dân tộc: Đăm San, Y Sun, Nơ Trang Long, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông
+ Tên địa lí: Tây Nguyên,Ba 
-Cho HS đọc yêu cầu 
+ Đọc và giải các câu đố 
+ Viết tên các nhân vật lịch sử trang câu đố đã giải 
-Cho HS làm bài 
-GV phát giấy cho HS 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Cho HS học thuộc lòng các câu đố 
-GV nhận xét + khen những HS thuộc nhanh 
4-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS về nhà viết lại tên các vị vua, học thuộc lòng các  ... GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần 
3-Tìm hiểu bài 
-Cho HS đọc từng đoạn và trả lời 
+ Chú Hai Long ra Phú Lâm để làm gì ?
+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mât khéo léo như thế nào ?
+ Qua những vật có chữ V,liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì ?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long.Vì sao chú làm như vậy ?
+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
+ Nội dung đoạn văn là gì ?
4-Đọc diễn cảm 
-Cho HS đọc nối tiếp các đoạn văn
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 1 và hướng dẫn cách đọc 
-Cho HS thi đọc diễn cảm 
-GV nhận xét và khen những HS đọc tốt 
5-Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn HS về nhà tìm đọc thêm các chuyện nói về các chiến sĩ tình báo.
-HS đọc và trả lời câu hỏi 
-HS lắng nghe
-2 HS khá đọc toàn bài 
-HS quan sát tranh 
-HS đọc nối tiếp 
-HS luyện đọc 
-Từng cặp HS luyện đọc 
-2 HS đọc cả bài 
-1 HS đọc chú giải 
- HS đọc và trả lời 
-4 HS đọc diễn cảm tiếp nối hết bài văn 
-HS luyện đọc đoạn 
-Một vài HS thi đọc đoạn 
-Lớp nhận xét 
-HS lắng nghe
Thứ năm Ngày soạn: 1/3/2010
Sáng Ngày giảng: 4/3/2010
Tiết 1 TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu:
	Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
-Cho HS viết công thức của các hình lên bảng:hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
-Cho HS nhắc lại các công thức.
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
-Tổ chức cho HS làm lần lượt từng bài và chữa.
Bài 1: Cho HS quan sát hình vẽ và nhận biết:
+ Tam giác ABD là tam giác gì ? Kích thước của 2 cạnh góc vuông.
+ Tam giác BDC có cạnh BC = 5 cm, chiều cao của tam giác là bao nhiêu? Giải thích.
- Cho HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Cho HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của 2 tam giác.
- Cho 2 HS giải, cho lớp nhận xét.
Bài 2: Cho HS quan sát hình vẽ và nắm được kích thước của hình bình hành;hình tam giác.
-GV gợi ý để HS nêu được cách tính: DT hình bình hành; cách tính DT hình tam giác KQP; tinh tổng DT của hình tam giác MKQ và KNP.
-Gọi 1 HS làm ở bảng; cho lớp nhận xét.
Bài 3: Cho HS quan sát hình vẽ và nêu được cách làm:
Chẳng hạn: + Tính DT hình tròn.
	 + Tính DT hình tam giác ABC.
	 + Tính DT phần tô đậm.
Cho HS nêu quy tắc tính diện tích hình tròn.
Gợi ý để HS nêu được bán kính của hình tròn là 5: 2.
Gọi 1 HS làm ở bảng cho nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu lại quy tắc tính diện tích...
- GV nhận xét tiết học 
-HS viết.
-HS nhận xét và nhắc lại.
-HS quan sát và nhận xét được số đo của các yếu tố:cạnh đáy,chiều cao của mỗi tam giác.
- HS nêu.
- HS vận dụng công thức và giải.
-HS phân tích bài và nêu cách làm.
-HS giải và chữa.
-HS nhận xét nêu cách làm.
- HS phân tích và nêu cách làm.
- HS làm và chữa.
- HS nhận xét và nêu cách làm.
- HS nêu 
- HS lắng nghe thực hiện 
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I/Mục tiêu:
	- Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn) BT1.
	- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
II/Đồ dùng dạy-học
-Giấy khổ to ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật 
-Một cái áo màu cỏ úa 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết trước 
-GV nhận xét + cho điểm 
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Làm BT
*Bài tập 1:
- Mỗi em đọc thầm lại bài văn 
- Tìm phần mở bài,thân bài,kết bài của bài văn 
- Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn 
-Cho HS làm việc.GV giới thiệu cái áo hoặc tranh vẽ cái áo 
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
a/Bố cục của bài văn:Gồm 3 phần 
-Mở bài:Từ đàu đến màu cỏ úa 
- Thân bài:
+ Tả bao quát 
+ Tả những bộ phận của áo 
+ Nêu công dụng của áo 
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn những kiến thức cần ghi nhớ lên 
*Bài tập 2:
Các em viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu 
+ Tả hình dáng hoặc công dụng 
- Cho HS làm bài 
- Cho HS trình bày bài làm 
- GV khen những HS viết đoạn văn đúng yêu cầu,viết hay 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại; đọc trước 5 đề bài của tiết Tập làm văn tiếp theo 
-3 HS đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết trước 
- HS lắng nghe
-1 HS đọc BT1
- HS quan sát + nghe GV giới thiệu về cái áo 
-HS làm bài cá nhân 
-Một số HS phát biểu ý kiến 
-Lớp nhận xét 
-1 HS đọc thành tiếng,lớp lắng nghe
-1 HS đọc 
-HS chọn đồ vật gần gũi với mình 
- Viết đoạn văn 
-Một số HS đọc đoạn văn của mình
-Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
Tiết 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP QUAN HỆ TỪ HÔ ỨNG
I/Mục tiêu:
	- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (Nd Ghi nhớ).
	- Làm được BT1 -2 của mục III
II/Đồ dùng dạy-học 
- Bảng lớp 
- Một vài tờ phiếu khổ to đã ghi bài tập có các câu cần điền cặp quan hệ từ 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiêm tra bài cũ 
-Cho HS làm BT3,4 
GV nhận xét
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Nhận xét 
*Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
+ Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép 
+ Xác định chú ngữ, vị ngữ trong mỗi vế câu 
-Cho HS làm việc 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
*Bài tập 2:
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
3-Ghi nhớ 
-Cho HS đọc lại phần ghi nhớ 
-Cho HS nhắc lại 
4-Luyện tập
*Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT
+ Xác địng các vế câu và tìm từ nối các vế câu 
-Cho HS làm bài 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
*Bài tập 2:
a)Mưa càng to, gó càng mạnh 
b)Trời mới hửng sáng,nông dân đã ra đồng 
c)Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu 
5-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiêt học 
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ hô ứng 
-HS 1 làm BT3 
-HS 2 làm BT4
-HS lắng nghe 
-1 HS đọc BT1 
-2 HS lên bảng, HS còn lại làm vào vở 
-Lớp nhận xét bài làm trên bảng 
-Một HS đọc yêu cầu của BT2
-Một số HS phát biểu ý kiến 
-Lớp nhận xét 
-2 HS đọc Ghi nhớ trong SGK
2 HS nhắc lại ghi nhớ 
-1 HS đọc 
- HS làm bài cá nhân 
-Lớp nhận xét 
-HS chép lời giải đúng vào vở hay vở BT
- HS lắng nghe 
Thứ sáu Ngày soạn: 1/3/2010
Sáng Ngày giảng: 5/3/2010
Tiết 1 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: 
	Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
A. Bài cũ:
Gọi HS viết công thức tính diện tích xung quanh, DT toàn phần, Thể tích của 2 hình:
 - Hình hộp chữ nhật.
 - Hình lập phương.
GV nhận xét, đánh giá 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
 Cho HS làm lần lược từng bài tập rồi chữa.
Bài 1: Cho HS đọc đề, nắm kích thước của bể cá.
-Gợi ý để HS nhận xét các đơn vị đo chưa thống nhất nên phải đổi.
-HS nhận xét được mực nước trong bể cao bằng chiều cao của bể nên thể tích nước trong bể cũng bằng thể tích bể.
- Cho HS nêu cách làm.
- Gọi 1 HS làm ở bảng, lớp nhận xét.
- GV nhận xét 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề toán
- GV hướng dẫn cách giải 
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét
Bài 3: Gọi cạnh của hình lập phương N là a.
Thì cạnh của hình lập phương M là a x 3.
Từ đó gợi cho HS nêu được công thức tính: DT toàn phần và thể tích của 2 hình N và M rồi so sánh.
Kết quả: 
a. DT toàn phần của hình M gấp 9 lần DT toàn phần của hình N.
b. Thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N.
Gọi 1 HS làm và chữa.
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại công thức tính DT toàn phần, DT xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS học tốt.
- HS viết công thức tính.
- HS nhắc lại công thức.
- HS lắng nghe
- HS phân tích bài toán.
- HS nêu hướng giải quyết.
- HS làm và chữa nhận xét và nêu lại cách làm.
- 1 HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- HS làm bài vào nháp
- HS viết được công thức và tính.
- HS so sánh và nhận xét.
- HS làm và chữa.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhắc lại 
- HS lắng nghe thực hiện
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I/Mục đích:
	- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
	- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng; đúng ý. 
II/Đồ dùng dạy-học 
-Tranh, ảnh một số vật dụng 
-Bút dạ + giấy khổ to cho HS làm bài 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
-GV nhận xét + cho điểm 
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-HS luỵên tập 
*Bài tập 1:
- Chọn 1 trong 5 đề 
- Lập dàn ý cho đề đã chọn 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- Cho HS lập dàn ý.GV phát giấy cho 5 HS 
- Cho HS trìng bày kết quả 
- GV nhận xét + bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp 
*Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu cua BT
- Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm và trước lớp 
-Cho HS làm bài + trình bày 
-GV nhận xét + khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa vào dàn ý đã lập 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại 
2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước
-HS lắng nghe
-HS đọc 5 đề bài trong SGK
-Một số HS nói đề bài em đã chọn
-1 HS đọc gợi ý trong SGK
-5 HS viết ra giấy lên dán trên bảng lớp,lớp nhận xét 
-Mối HS tự sửa dàn ý bài viết của mình 
-1 HS đọc 
-HS làm việc theo nhóm 
-Đại diện các nhóm lên trình bày 
-Lớp nhận xét 
-HS lắng nghe 
Tiết 4 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 SINH HOẠT ĐỘI
1. Yêu cầu: 
- Nhận xét tình hình học tập trong tuần. 
- Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: 
- GV nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
- Thống nhất một số nền nếp của lớp. 
- Nhận xét sự chuẩn bị dụng cụ học tập của HS. Thống nhất một số yêu cầu chung. 
- Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến. 
b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
* Ưu điểm:
- Một số em có cố gắng trong học tập: 
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài như:
- Thực hiện tốt các nề nếp
* Nhược điểm:
- Một số em còn thiếu đồ dùng học tập như: Thông, Cao Kỳ
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
- Cán sự lớp hoạt động nghiêm túc. 
- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
4. Sinh hoạt văn nghệ:
 Hát bài: Em yêu hoà bình.
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 CKTKN.doc