Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 - Trường TH Tân Thượng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 - Trường TH Tân Thượng

TẬP ĐỌC

Nghĩa thầy trò

I. Mục đích - Yêu cầu :

1.Đọc thành tiếng :

-Đọc đúng : trò cũ, nghĩa, sưởi nắng, vỡ lòng, cuối làng, nặng tai .

-Biết đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

2.Đọc hiểu :

-Từ ngữ : cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng

-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 26 - Trường TH Tân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26
Ngày soạn : 7/3/2009
Ngày dạy : 9/3/2009
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
TẬP ĐỌC
Nghĩa thầy trò
I. Mục đích - Yêu cầu : 
1.Đọc thành tiếng :
-Đọc đúng : trò cũ, nghĩa, sưởi nắng, vỡ lòng, cuối làng, nặng tai ... 
-Biết đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2.Đọc hiểu :
-Từ ngữ : cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng
-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ : 
-GV gọi một số HS lên bảng đọc TL bài “Cửa sông” và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Luyện đọc. 
MT : Đọc đúng : trò cũ, nghĩa, sưởi nắng, vỡ lòng, cuối làng, nặng tai ... 
-Cho HS đọc bài.
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
Đ1: Từ đầu đến “mang ơn rất nặng”
Đ2: Tiếp theo đến “Tạ ơn thầy”
Đ3: Phần còn lại.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1, kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: Tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng.
-Cho HS đọc đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu : Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
+Lời thầy Chu nói với học trò: ôn tồn, thân mật.
+Lời thầy nói với cụ đồ già; kinh cẩn.
HĐ 2 : Tìm hiểu bài. 
MT : HS hiểu được nội dung của bài.
+Đ1:
H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
H: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo chu.
+Đ2: 
H: Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào?
H: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ.
+Đ3:
H: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
H: Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao
-GV truyền thống tôn sự trọng đạo mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
H.Nêu đại ý của bài ?
HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm. 
MT : Biết đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 1 lên và hướng dẫn HS đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc đúng, hay.
4. Củng cố - Dặn dò : 
H: Bài văn nói lên điều gì?
-Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sự trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
-HS kiểm tra, báo cáo.
-HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nghe.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo trong SGK. 
-1 HS đọc chú giải.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS đọc nối tiếp.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đến để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy, người đã dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành.
-Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý..
-1 HS đọc thành tiếng.
-Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng.
-Thầy mời các học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa cụ.
“Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy”
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đó là 3 câu.
-Uống nước nhờ nguồn.
-Tôn sư trọng đạo.
-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
-HS có thể trả lời.
-Không thầy đó mày làm nên.
-Kính thầy yêu bạn.
-Muốn sang thì bắc cầu kiều.
-Muốn con hay chữ phai yêu lấy thầy..
-Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
-3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm hết bài văn. Cả lớp lắng nghe.
-HS luyện đọc đoạn.
-Một vài HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
KHOA HỌC
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu: 
- Phân loại hoa: đơn tính, lưỡng tính.
- Vẽ và ghi chú các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 104 , 105 / SGK
Học sinh : - SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Ôn tập.
-Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ1: Nhị và nhuỵ. Hoa đực và hoa cái.
MT : Giúp HS biết được nhị và nhuỵ, hoa đực và hoa cái.
-Cho HS quan sát hình 1,2 SGK.
H. Tên cây ? cơ quan sinh sản của cây đó ?
H. Cây phượng và cây dong giềng có đặc điển gì chung ?
H. Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì ?
H. Trên cùng một loại cây hoa được gọi là gì ?
Cho HS quan sát hình 3,4 SGK để phân biệt hoa đực và hoa cái.
KL : -Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
-Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.
-Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
-Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
HĐ2: Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ, với hoa chí có nhị hoặc nhuỵ.
MT : Biết được cấu tạo của hoa.
-Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính ở trang 105 / SGK ghi chú thích.
-Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
-Tổng kết thi đua.
KL : Bông hoa gồm các bộ phận : cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhuỵ hoa, cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
-HS lên bảng trảl ời.
-HS quan sát.
-H1. Cây dong giềng, cơ quan sinh sản của cây dong giềng là hoa.
-H1. Cây phượng, cơ quan sinh sản của cây phượng là hoa.
- Là thực vật có hoa, cơ quan sinh sản là hoa.
-Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
-Hoa đực và hoa cái.
-Giới thiệu sơ đồ của mình với bạn bên cạnh.
-Cả lớp quan sát nhận xét sơ đồ phần ghi chú.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi. 
Toán
Tiết 126 : Nhân số đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
-HS biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
-Vận dụng vào giải các bài tập toán thực tiễn đơn giản có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : HS lên bảng thực hiện
3 giờ 45 phút + 2 giờ 27 phút
5 giờ 19 phút – 2 giờ 45 phút
1 giờ 28 phút 6 giây + 3 giờ 24 phút 6 giây
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Hướng dẫn.
MT : Nắm được cách thực hiện phép nhân số đo thời gian.
-GV ghi đề só 1 lên bảng (Bảng phụ)
-Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm hết bao lâu ?
-Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu ta làm phép tính gì ?
-Ví dụ 2 :
+GV hướng dẫn HS thực hiện như ví dụ 1.
-Lưu ý HS cần đổi đơn vị đo cho phù hợp.
15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút
HĐ 2 : Luyện tập.
MT : Vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt các bài tập.
Bài 1 : 
-Cho HS làm bài.
-GV nhận xét, sửa.
Bài 2 : 
-Cho HS đọc bài, nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài.
-GV nhận xét, sửa.
3. Củng cố - Dặn dò : 
 -GV nhận xét tiết học.
-HS ôn bài ở nhà. 
-HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-HS nhắc lại.
-HS đọc lại.
-1 giờ 10 phút.
-Thực hiện phép nhân : 1 giờ 10 phút x 3
-HS thảo luận tìm ra cách nhân
1 giờ 10 phút 
x 3 
3 giờ 30 phút
-HS theo dõi.
-HS làm bài vào vở, 6 HS làm trên bảng.
3 giờ 12 phút 4 giờ 23 phút 
x 3 x 4 
3 giờ 30 phút 16 giờ 92 phút 
 = 17 giờ 2 phút
12 phút 25 giây 
x 5
60 phút 100 giây
=1 giờ 1 phút 40 giây
-HS khác nhận xét
-HS đọc đề, nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là :
1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây
 Đáp số : 4 phút 15 giây
-HS khác nhận xét.
-HS theo dõi.
Ngày soạn : 9/3/2009
Ngày dạy : 10/3/2009
Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009
CHÍNH TẢ
Nghe-viết : Lịch sử ngày Quốc tế Lao động
Ôn tập về quy tắc viết hoa
Viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Mục đích - Yêu cầu : 
-Nghe viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày Quốc tề Lao động.
-Ôn tập quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài, làm đúng các BT.
II.Đồ dùng dạy học.
-Giâý khổ to viết quy tắc, viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
-Bút dạ và 2 phiếu khổ to.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ : 
-GV gọi một vài HS lên bảng kiểm tra viết các tên : Sác-lơ, Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ, 
-Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Hướng dẫn nghe viết.
MT : HS hiểu được nội dung bài, nắm được cách viết, viết đúng chính tả bài viết.
-GV đọc bài chính tả một lượt.
H: Bài chính tả nói điều gì?
-Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban -ti-mo
-GV đọc cho HS viết chính tả.
-GV đọc lại toàn bài chính tả.
HĐ 2 : Chấm-Chữa lỗi.
MT : Đánh giá được kết quả viết bài của HS.
-GV chấm 5-7 bài.
-GV nhận xét, sửa những lỗi sai cơ bản.
HĐ 3 : Luyện tập.
MT : Ôn tập quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài, làm đúng các BT.
Bài 2 :
-Cho HS đọc yêu cầu và bài tác giả bài “Quốc tế ca”.
-GV giao việc.
-Đọc thầm lại bài văn.
-Tìm các tên riêng trong bài văn (dùng bút chì gạch trong SGK).
-Nêu cách viết các tên riêng đó.
-Cho HS làm bài. GV phát bút dạ và phiế ... .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. GV ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS để có bảng thống kê hoàn chỉnh.
-GV tổ chức cho HS chia sẻ các thông tin, tranh ảnh mình sưu tầm được về đất nước Ai Cập.
-GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương các em HS có ý thức tốt, sưu tầm thêm được nhiều tran ảnh, nội dung về đất nước Ai Cập để bổ trợ cho bài.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-GV tổng kết tiết học.
-Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rừng rậm A- ma-dôn.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS tự làm việc theo yêu cầu. Sau đó mỗi nhiệm vụ có 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung..
-Năm 2004 số dân châu Phi là 664 triệu người, chưa bằng 1/5 số dân châu Á.
-Người châu Phi có nước da đen, tóc xoăn, 
-Bức ảnh cho thấy cuộc sống có nhiều khó khăn, người lớn và trẻ em trông đều buồn bã, vất vả.
-Chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và các thung lũng sông, còn các vùng hoang mạc hầu như không có người ở.
-HS theo dõi.
-HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp, trao đổi và ghi câu trả lời của nhóm mình vào 1 tờ giấy.
-Đáp án: 
a)Sai. b) Đúng. c)Đúng.
-1 HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, cả lớp thống nhất đáp án như trên.
-3 HS lần lượt phát biểu ý kiến về 3 ý trong bài tập, HS khác theo dõi và bổ sung ýkiến.
-Nói kinh tế châu Phi là nền kinh tế phát triển là sai vì hầu hết các nước châu Phi đang có nền kinh tế chậm phát triển..
-HS chỉ và nêu tên các nước: Ai cập, cộng hoà Nam Phi, An-Giê-ri.
-HS trả lời theo kinh ghiệm của bản thân.
-Các nước ở châu Phi có khí hậu quá khắc nghiệt.
-Hầu hết các nước này đều là thuộc địa của các đế quốc..
-Nghe.
-HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành bảng thống kê.
-HS nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ khi có khó khăn.
-Mỗi nhóm báo cáo về 1 yếu tố HS các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-Một số HS trình bày các kết quả sưu tầm của mình trước lớp.
-HS theo dõi.
Đạo đức
Em yêu hoà bình (Tiết 1)
I. Mục tiêu : 
-HS hiểu giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm trong tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-Biết quý trong và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tra phi nghĩa.
-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức, lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh.
-Tranh ảnh về những tổn thất và hậu quả do chiến tranh để lại.
-Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : 
-Em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ?
-Nêu phần ghi nhớ ?
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Tìm hiểu các thông tin trong SGK và tranh ảnh.
MT : Biết được tôi ác của chiến tranh, hiểu được giá trị của hoà bình.
-GV treo tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở những vùng bị chiến tranh.
H.Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh ?
H.Những hậu quả của chiến tranh để lại là gì ?
H.Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em đến trường theo em chúng ta cần làm gì ?
-KL : Chiến tranh đã gây ra bao đau thương và mất mát, nhiều người vô tội bị chết, ... chiến tranh là tội ác. Vì vậy mỗi chúng ta cần cùng nắm tay nhau, cùng bảo vệ hoà bình.
HĐ 2 : Hành động nào đúng.
MT : Biết việc cụ thể, thể hiện lòng yêu hoà bình.
-GV giới thiệu : Lòng yêu hoà bình được thể hiện qua từng hành động và những việc làm hằng ngày của mỗi người. Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem trong lớp mình bạn nào làm việc đúng thể hiện lòng yêu hoà bình.
-Phát phiếu cho HS.
Em hãy khoanh tròn trước ý trả lời đúng
Việc làm nào thể hiện lòng yêu hoà bình :
a)Thích chơi và cổ vũ cho các trò chơi bạo lực.
b)Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
c)Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
d)Thích trở thành người chiến thắng dù có phải sử dụng bạo lực.
e)Biết phê phán những hành động vũ lực.
g)Thích dùng bạo lực với người khác.
h)Hay đe doạ, doạ dẫm người khác.
i)Biết kiềm chế, trao đổi hoà nhã với mọi người.
 (Đáp án : b, c, e, i.)
-KL : Ngay trong những hành động nhỏ trong cuộc sống, các em cần phải biết giữ thái độ hoà nhã, đoàn kết. Đó là đức tính tốt. Như thế các em mới xây dựng được tình yêu hoà bình.
HĐ 3 : Làm bài tập số 3.
-Cho HS làm bài theo cặp
- Cho HS trình bày.
H.Em đã tham gia vào hoạt động nào trong những hoạt động vì hoà bình đó ?
H.Em có thể tham gia vào hoạt động nào ?
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Sưu tầm bài hát, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của trẻ em VN và thế giới. Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
-HS lên bảng trả lời.
-HS quan sát, chia là 4 nhóm thảo luận.
-Cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh sống khổ cực 
-Chiến tra đã để lại hậu quả lớn về người và của cải :
+Cướp đi nhiều sinh mạng 
+Thành phố,  bị phá huỷ.
-Cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Lên án, phê phán chiến tranh phi nghĩa  
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-HS theo dõi.
-HS làm bài.
-HS trình bày.
-HS làm bài tập theo cặp.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
Toán
Tiết 130 : Vận tốc
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
-Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
-Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học.
-Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy, xe đạp.
-Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ in đậm và công thức tính vận tốc SGK trang 139.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : 
 Bây giờ là 15 giờ 40 phút. Hỏi sau bao lâu thì kim giờ và kim phút tạo với nhau thành một đường thẳng ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Giới thiệu khái niệm vận tốc.
MT : Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
-GV nêu bài toán 1 (ghi sẵn). 
-Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm thế nào ?
-GV vẽ lại sơ đồ bài toán lên bảng. (Trong cả 4 giờ ô tô đi được 170km, vậy trung bình số ki-lô-mét đi được trong 1 giờ chính là một phần tư của quãng đường 170km nên ta thực hiện 170 : 4
-Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
-170km là gì trong hành trình của ô tô ?
-4 giờ là gì ?
-42,5km/giờ là gì ?
-Trong bài toán trên để tìm vận tốc của ô tô chúng ta làm như thế nào ?
-Gọi quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, em hãy dựa vào cách tính vận tốc trong bài toán trên để lập công thức tính vận tốc ?
-GV nhận xét, cho HS nêu quy tắc tính vận tốc.
Bài toán 2 : (Cho HS thực hiện tương tự trên)
HĐ 2 : Luyện tập.
MT : Vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt các bài tập.
Bài 1 :
-Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài.
-GV nhận xét, sửa.
Bài 2 :
-Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài.
-GV nhận xét, sửa.
Bài 3 :
-Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài.
-GV nhận xét, sửa.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Nhắc lại quy tắc tính vận tốc.
-HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng thực hiện.
-Nghe.
-HS đọc.
-Ta thực hiện phép chia 170 : 4
-HS theo dõi. 1 HS lkên bảng làm, cả lớp làm vở nháp.
-42,5km
-Là quãng đường ô tô đi được.
-Là thời gian ô tô đi hết 170km.
-Là vận tốc của ô tô.
-Chúng ta lấy quãng đường của ô tô đi được (170km) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó(4 giờ).
V = s : t
-HS dựa vào công thức để nêu quy tắc.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Vận tốc của người đi xe máy đó là :
105 : 3 = 35(km/giờ)
 Đáp số : 35km/giờ
-HS khác nhận xét.
-HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Vận tốc của máy bay là :
1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
 Đáp số : 720km/giờ
-HS khác nhận xét.
-HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là :
400 : 80 = 5 (m/giây)
 Đáp số : 5m/giây.
-HS khác nhận xét.
-HS nhắc lại.
-HS theo dõi.
SINH HOẠT LỚP 
	- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
	- Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ.
	- Các thành viên có ý kiến.
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hạnh kiểm : 
	- Duy trì tốt mọi nề nếp. Không còn hiện tượng đi trễ.
	- Việc thực hiện giữ vệ sinh lớp học tương đối tốt.
	- Tham gia tốt các buổi sinh hoạt.
- Một số học sinh thái độ trong lớp chưa nghiêm túc, còn nói chuyện nhiều.
Học tập : 
	- Đa số có tinh thần thi đua học tập , chăm chỉ học tập.
	- Tuy nhiên vẫn còn một số em tiếp thu bài châm.
	- Một số em đã có cố gắng.
Hoạt động khác :
	+ Tham gia tốt các hoạt động của trường.
	+ Thực hiện thể dục giữa giờ tương đối nghiêm túc.
Kế hoạch hoạt động tuần 27 :
-Thực hiện chương trình tuần 27.
-Duy trì phụ đạo HS yếu.
-Duy trì tốt nề nếp học tập của HS .
-Tăng cường kiểm tra nhắc nhở những HS chưa chăm học.
-Ôn tập tốt để chuẩn bị KTĐK giữa kì II hai môn Tiếng Việt -Toán.
-Duy trì tốt đôi bạn cùng học. Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 Ý kiến của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26(1).doc