Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Tiết 1

CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

 I/ Mục tiêu:

 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức .

 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được

 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 31

 II/Chuẩn bị:

 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 31
 II/Chuẩn bị:
 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
20’
1’
14’
A/ Chào cờ:
B/ Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Lớp trưởng nhận xét chung quá trình lớp tham gia dự tiết chào cờ .
+ Xếp hàng tập trung ( nhanh khẩn trương hay còn chậm)
+ Sự chăm chú lắng nghe ( có bạn nào còn ồn , mất trật tự )
+ Ăn mặc đồng phục
2/ Sinh hoạt tập thể:
- Cho HS chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê
3/ Tổng kết:
Cả lớp hát
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
- HS chơi
- HS lắng nghe
___________________________
Tiết 2
Tập đọc: 
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng :-Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.
 -Kiến thức :Hiểu các từ ngữ trong bài , diễn biến của truyện .Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm , muốn làm việc lớn , đóng góp công sức cho các mạng .
-Thái độ :Kính yêu bà Nguyễn Thị Định .
	II.Đồ dùng dạy học :-Tranh ảnh minh hoạ bài học, bảng phụ.
III.Kĩ thuật dạy học: KT “ trình bày 1 phút”
VI. Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
31’
3’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nộidung bài .
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Công việc đầu tiên
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc : Gọi 1 HS đọc bài
-Nêu cách chia đoạn ?
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 :
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
- Ý 1?
* Đoạn 2 : 
-Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
-Chị Út nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?
( Tranh )
- Ý 2?
* Đoạn 3:
- Vì sao Út muốn được thoát li ?
- Ý 3?
- Nêu nội dung?( KT” trình bày 1 phút”)
c/ Đọc diễn cảm :
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS thi đọc theo lối phân vai.
3- Củng cố , dặn dò :
-Nêu nội dung? 
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần 
- Chuẩn bị tiết sau :"Bầm ơi ".
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
- 1HS
-3 đoạn : +Đoạn 1 : Từdầu đến thấy gì .
+Đoạn 2 : Tiếp theo đến chạy rầm rầm
+Đoạn 3: Còn lại .
 -HS đọc thành tiếng nối tiếp 3lượt- kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài, giải nghĩa từ chú giải 
-HS luyện đọc theo cặp – 3 HS đọc, lớp NX
- HS lắng nghe.
- Rải truyền đơn
-Ý 1: Anh Ba giao cho Út công việc rải truyền đơn.
-Bồn chồn,thấp thỏm ngủ không yên , nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
-Ba giờ sáng , chị giả đi bán cá, tay bê rổ cá , truyền đơn giắt lưng quần . Chị rảo bước truyền đơn từ từ rơi xuóng đất . Gần tới chợ thì vừa hết , trời cũng vừa sáng tỏ .
- Ý 2:Tâm trạng và cách rải truyền đơn của Uùt.
- Vì Út yêu nước,ham hoạt động muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng 
- Ý 3:Kết quả việc làm của Uùt và nguyện vọng của chị.
-HS nêu
-HS đọc từng đoạn nối tiếp, lớp nhận xét cách đọc diễn cảm toàn bài.
- 1HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn và đọc, lớp nhận xét cách đọc.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-3HS thi
- 2nhóm thi
-HS nêu.
-HS lắng nghe .
 * Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................
____________________
Tiết 3
Toán 
PHÉP TRỪ
I– Mục tiêu :
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số , tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
 II- Đồ dùng dạy học :Bảng phụ
III- Kĩ thuật dạy học:KT” 
VI- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
30’
3’
1’
A/ Ổn định lớp : 
B/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS không thực hiện phép tính, nêu dự đoán kết quả:
a/ x + 8,75 = 8,75
b/ 3/4 + x = 3/4
C/ Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Phép trừ 
2- Hoạt động : 
a) Oân tập phép trừ và các tính chất của phép trừ 
GV viết phép tính a - b = c.
Y/c HS nêu các thành phần của phép tính
H: a - b còn được gọi là gì?
GV viết bảng: a - a = 
 a – 0 = .
- Y/c HS điền vào chỗ chấm.
- Gọi vài HS phát biểu bằng lời tính chất trên.( KT “ trình bày 1 phút”)
b) Thực hành- Luyện tập
* Bài 1:- Gọi 1 HS đọc đề bài.
a) Cho HS nhắc lại cách cộng và trừ STN
Cho HS thảo luận, tìm hiểu cách làm
 5746
 - 1962
 3784 
Gọi 1 HS tính rồi thử lại:
 3784
 +1962
 5746
+ Gọi 1 HS lên bảng làm bài còn lại, HS dưới lớp làm vào vở.
+ HS khác nhận xét,.
+ GV xác nhận kết quả
 * Bài 2:- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV viết đề bài lên bảng.
- Y/c HS xác định các thành phần chưa biết trong phép các tính và tìm các thành phần.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài . 
- Chữa bài:
+ Gọi Hs nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa 
* Bài 3:- HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
HS làm bài vào vở.
+ Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
3- Củng cố :
- Gọi HS nêu các tính chất của phép trừ .
- Nêu cách cộng hai phân số , số thập phân.
4- Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- Hát 
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
 a số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu. 
 a + b cũng gọi là hiệu.
 a - a = 0
 a - 0 = a
- Một số bất kì trừ đi chính nó bằng 0.
- Một số bất kì trừ đi 0 bằng chính nó .
- Tính rồi thử lại theo mẫu. 
- HS nhắc lại
- Thực hiện trừ sau đó thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.
b) Đối với phép trừ hai phân số, thực hiện các bước tương tự như phép cộng số tự nhiên
c)Trừ đối với STP. Tương tự.
- HS theo dõi. 
- 1HS.
- HS thực hiện.
- HS nối tiếp nêu.
a) Số hạng chưa biết.
b) Số bị trừ.
a) x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,28
b) x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x + 2,9
- HS chữa bài.
- HS đọc.
- Đất trồng lúa: 540,8 ha
Đất trồng hoa: ít hơn đất trồng lúa 385,5 ha.
Hỏi tổng diện tích đất trồng lúa và trồng hoa.
- HS làm bài .
 Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
 540,8 -385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa là:
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha.
- HS nêu.
- HS nghe.
* Rút kinh nghiệm: 
___________________________
Thứ ba , ngày 5 tháng 4 năm 2011
Tiết 1
Chính tả 
 Nghe - viết : TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
( Từ Aùo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời )
LUYỆN TẬP VIẾT HOA
I / Mục đích yêu cầu :
1-Nghe – viết đúng , trình bày đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam .
2-Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương , danh hiệu , giải thưởng và kỉ niệm chương .
II / Đồ dùng dạy học : 04 tờ giấy khổ to viết tên các huân chương , danh hiệu , giải thưởng và kỉ niệm chương, 03 phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 2.
III / Kĩ thuật dạy học: KT” trình bày 1 phút”
VI / Hoạt động dạy và học 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
22’
10’
2’
A / Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ : 
 - 2 HS lên bảng viết : in-te-nét; Oát-xtrây-li-a; Nghị viện Thanh niên.
C / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : 
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-Goị 1HS đọc đoạn văn trong bài “Tà áo dàiViệt Nam “ .
-Nội dung bài chính tả là gì ? ( KT “ trình bày 1 phút”)
- Nhận xét các hiện tượng chinh tả trong bài?
-Hướng dẫn HS viết đúng những từ HS dễ viết sai 
-GV đọc bài chính tả cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm một số bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả 
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :-1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- Nhắc lại cách viết các danh hiệu, trên?
-GV dán từ phiếu viết các cụm từ in nghiêng .
-GV cho HS làm việc cá nhân .
-GV phát 03 phiếu cho 03 HS làm bài tập .
-GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
* Bài tập 3:-GV nêu yêu cầu bài tập 3.
-GV cho HS đọc lại các tên danh hiệu , giải thưởng , huy chương và kỉ niệm chương được in trong bài .
-GV dán 4 từ giấy khổ to, cho các nhóm thi tiếp sức.
- GV nhận xét , tuyên dương nhóm sửa đúng , nhanh 
4 / Củng cố dặn dò :
 Nhận xét tiết học , nhớ quy tắc viết tên các danh hiệu , giải thưởng , huy chương và kỉ niệm chương. Chuẩn bị bài sau nhớ - viết : Bầm ơi 
- 2 HS lên bảng viết 
-HS nghe.
-1HS đọc
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-Đặc điểm của 2 loại áo dài cổ truyềncủa phụ nữ Việt Nam .Từ những năm 30 của TK 20, chiếc áo dài áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời .
- HS nhận xét
-HS viết 
-HS viết bài chính tả.
-HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu , cả lớp đọc thầm SGK .
-1 HS 
- 1HS đọc
-HS làm bài vào vở .
-3 HS làm bài tập trên ... ïc tiêu :
Giúp Hs củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
 Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
30’
3’
1’
A/ Ổn định lớp : 
B/ Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2HS lên bảng: 34,67x 345,000
 23,5+4,356 x 1,4
C/ Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Phép chia
2- Hoạt động : 
HĐ1: Oân tập phép chia và các tính chất của phép chia .
a) Trong phép chia hết.
-GV viết phép tính a : b = c.
-Y/c HS nêu các thành phần của phép tính
-HS thảo luận nhóm, tìm các tính chất của phép nhân.
-Gọi đại diện các nhóm lên nêu kết quả thảo luận.
Trong phép chia có dư.
- GV viết phép tính a : b = c (dư r).
-Y/c HS nêu các thành phần của phép tính
-GV viết bảng (như SGK tr.163).
-Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?
-Treo bảng tổng kết lên bảng. Gọi vài HS nhắc lại.
HĐ 2: Thực hành- Luyện tập
* Bài 1:-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV ghi 2 phép tính:5832 : 24; 5837 : 24
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện chia, HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi 2HS nêu cách thử lại.
-Cho HS tự làm bài vào vở.
-Gọi HS nối tiếp đọc bài làm.
* Bài 2:
- HS tự làm bài vào vở và thử lại.
* Bài 3:- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Gọi HS nhắc lại cách tinh nhẩm.
HS tự làm bài vào vở.
-Gọi HS nối tiếp đọc làm bài.
HS làm bài vào vở..
-Gọi HS nối tiếp đọc làm bài.
-Muốn chia một số cho 0,25 ; cho 0,5 ta làm thế nào ?
* Bài 4:-Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.( Có thể cho HS thảo luận cặp )
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
3- Củng cố :
- Gọi HS nêu các tính chất của phép chia .
- Nêu cách chia nhẩm một số với 0,25 ; 0,5 ?
4- Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- Hát 
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
 a là số bị chia; b là số chia.
- c, (a : b) gọi là thương .
- HS thực hiện.
- Chia một số cho 1: a : 1 = a
- Chia một số cho chính nó: a : a = 1
- Phép chia có số bị chia bằng 0:
 0 : a = 0 ( a khác 0) 
a là số bị chia; b là số chia.
 c, (a : b) gọi là thương , r là số dư.
- Số dư bé hơn số chia (r < b)
 r = a – c x b
- 1HS
- Tính rồi thử lại theo mẫu .
- 2 HS thực hiện tính chia.
- HS nêu.
a) 8192 : 32 = 256
Thử lại: 256 x 32 = 8192
15 335 : 42 = 365 dư 5
Thử lại: 365 x 42 + 5 = 15 335
b) Tương tự phần a)
- HS tự giải.
- Tính nhẩm.
-1HS
25 x10 = 250
48 : 0,01 = 4800
48 x 100 = 4800
95 : 0,1 = 950
72 : 0,01 = 7200
- HS làm bài.
b)11: 0,25 = 44; 11 x 4 = 44
32: 0,5 64 ; 32 x 2 = 64
75 : 0,5 = 150 ; 125 : 0,25 = 150
-Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2.
-1HS
 - HS làm bài. 
* Kết quả:
a/ 55/33 
b/ 10 
- HS chữa bài.
- HS nêu.
-HS lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm: 
____________________________
Tiết 3
Địa lý:
ĐỊA LÍ HUYỆN PHÙ CÁT
 I/ Mục tiêu : Giúp HS :
 -Nắm được vị trí địa lí , địa hình của Phù Cát là một huyện thuộc tỉnh Bình Định , một trong những tỉnh duyên hải miền trung .
 II/ Đồ dùng dạy học :Bản đồ tự nhiên của huyện Phù Cát 
 III/ Kĩ thuật dạy học: KT “ chúng em biết 3”
 VI/ Lên lớp :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1’
29’
2’
A/ Bài cũ :
- Nêu tên và tìm 4 đại dương trên Bản đồ tự nhiên Thế giới 
- Mô tả từng đại dương theo trình tự : vị trí địa lí , diện tích và độ sâu
- Đại dương nào có diện tích lớn nhất , độ sâu sâu nhất ?
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu : Địa lí huyện Phù Cát
2/ HDHS tìm hiểu bài:
a) HĐ1: Thảo luận nhóm
-Nêu vị trí địa lí , giới hạn của huyện Phù Cát ?( Phía bắc , nam , đông , tây giáp những huyện nào ?)
- Địa hình của huyện Phù Cát như thế nào ?
- Diện tích của huyện nhà là bao nhiêu ?
- Toàn huyện có bao nhiêu thôn , khu phố ? bao nhiêu xã , thị trấn 
b) HĐ 2: Làm việc cả lớp
- Gọi các nhóm lần lượt trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nêu câu hỏi rút bài học
- Về ghi nhớ các kiến thức địa lí của huyện nhà. 
-3HS lần lượt trả lời 
* Các nhóm thảo luận
-Phù Cát là một huyện thuộc tỉnh Bình Định , một trong những tỉnh duyên hải miền trung , cách Hà Nội 1125km , cách Thành phố Hồ Chí Minh 750 km , Vị trí địa lí : Phía Bắc giáp Phù Mỹ , Tây giáp Tây Sơn và Vĩnh Thạnh , Nam giáp An Nhơn và Tuy Phước , Đông hướng biển đông 
 - Phù Cát trước đây là huyện Phù Ly, thuộc phủ Hoài Nhơn , Thừa Tuyên Quảng Nam . Đến năm 1832 huyện Phù Ly chia thành huyện Phù Cát và Phù Mỹ , lấy sông La Tinh làm ranh giới , tên Phù Cát có từ đó 
- Miền biển , đồng bằng và trung du miền núi 
- Diện tích toàn huyện là 672,47 km2 .
- Toàn huyện có 116 thôn và khu phố , 17 xã và 1thị trấn đó là :
Cát Hanh , Cát Tài , Cát Minh , Cát Khánh , Cát Thành , Cát Hải , Cát Tiến , Cát Chánh , Cát Thắng , Cát Hưng , Cát Nhơn , Cát Tường , Cát Trinh , Cát Tân , Cát Hiệp , Cát Lâm , Cát Sơn và thị trấn Ngô Mây .
- Đại diện nhóm trình bày.
-HS rút bài học
- HS lắng nghe.
*Rút kinh nghiệm:
________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 31
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu 
vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận rakhuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 32
 II/Chuẩn bị:
 -Các tổ trưởng tổng kết sổ theo dõi .
 - Lớp trưởng tổng kết chung .
 -GV lên kế hoạch tuần 32
 III/ Lên lớp
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
20’
14’ 
A/ Ổn định :.
B/ Tiến hành sinh hoạt :
1/ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi hoạt động của tổ mình về các mặt : Học tập , nề nếp ,tác phong , nội quy ,quy định của trường , lớp .
2/ Lớp trưởng nhận xét chung về các hoạt động trên 
 - Học tập:
 +Giờ giấc (đi học muộn , xếp hàng , ra vào lớp ...) 
 +Sự chuẩn bị bài : ( học bài , làm bài tập về nhà , xem bài mới . )
 +Im lặng nghe giảng , có phát biểu bài ...
- Nề nếp : 
 +Vệ sinh trường lớp 
 +Thể dục ( Khẩn trương tập hợp hay không ,tập đúng động tác hay không ...)
 +Tác phong đạo đức ( ăn măc đồng phục ,nói năng ... )
3/ Ý kiến cá nhân :
4/ Bình bầu cá nhân tiến bộ trong tuần 
5/ GV phổ biến một số công viêc trong tuần 32
 - Nhắc HS thực hiện tốt an toàn giao thông.
Không ăn sáng ở lớp , trường . không vẽ bậy
Không ăn quà ở trường, để phòng “ dịch tả “.
Trực nhật , đổ rác đúng nơi quy định.
- Nhắc nhở thêm một số nề nếp của lớp.
 - Oân thi cuối HKII
C/ Sinh hoạt văn nghệ : 
-Cả lớp hát
-3 tổ trưởng lần lượt báo cáo .
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
-HS phát biểu ý kiến 
-HS chú ý lắng nghe để thực hiện . 
Tiết 1
Đạo đức
Bài :BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( Tiết 2 )
I-Mục tiêu
HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên
Nhận biết được những việc làm đúng về tài nguyên thiên nhiên
HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
II-Chuẩn bị đồ dùng:
III-Các hoạt động dạy học:
Tg 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’
3’
1’
28’
2’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS làm BT 3 SGK
C/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( t2 
2- HDHS thực hành:
a) HĐ 1:Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( Bài tập2 SGK )
* Mục tiêu : HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước .
* Cách tiến hành :
-GV cho HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết ( có thể kèm theo tranh , ảnh minh hoạ )
-Cho cả lớp nhận xét , bổ sung .
-GV kết luận 
b) HĐ 2: Làm bài tập 4 SGK .
* Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
* Cách tiến hành : 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập .
-Cho đại diện từng nhóm lên trình bày .
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung .
-Kết luận 
c) HĐ 3:Làm bài tập 5 SGK .
* Mục tiêu : HS biết đưa ra các giải pháp , ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành :
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm :Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như tiết kiệm điện, nước , chất đốt , giấy viết 
-Cho đại diện từng nhóm lên trình bày .
-Cho các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến .
-Kết luận 
3- HĐ nối tiếp : Về nhà thực hiện những điều đã học .
- 2HS làm
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
-HS làm việc cá nhân .
-Lớp nhận xét , bổ sung .
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều .Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm , hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
-HS thảo luận nhóm 6.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung .
+ a,d,e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
+b,c,d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
+Con người còn biết cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đêû phục vụ cho cuộc sống , không làm tổn hại đến thiên nhiên .
-HS thảo luận nhóm đôi .
-Đại diện từng nhóm lên trình bày 
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình
-HS lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm ...
_______________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc