Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường tiểu học Hải Dương

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường tiểu học Hải Dương

Tiết 1;2: Thực hành toán : Ôn luyện tổng hợp

I.Mục tiêu.

- HS nắm vững kiến thức toán đã học , chuẩn bị kiểm tra giữa kì II

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng:

- Hệ thống bài tập.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường tiểu học Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 Ngày soạn : 18 / 3 / 2012
 Ngày giảng: 19 / 3 / 2012 (dạy bù)
Tiết 1;2: Thực hành toán : Ôn luyện tổng hợp
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững kiến thức toán đã học , chuẩn bị kiểm tra giữa kì II
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
2. Đặt tính rồi tính:
a) 5,668 + 31,3 ; b) 205,71 – 68,56
c) 31,3 x 2,7 ; d) 21,35 : 7
Bài tập 2: 
2giờ 16ph
 Nối phép tính với kết quả đúng:
 2 giờ 43phút +3 giờ 26ph
6, 9 giờ
3giờ 32phút –1giờ 16ph 
6 giờ 9 ph
2,8 giờ x 4 
11, 2 giờ
34,5 giờ : 5 
Bài tập3: Một ô tô chở khách đi từ A với vận tốc 32,5 km/giờ, bắt đầu đi lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 14 giờ 45 phút. Biết dọc đường có nghỉ 15 phút. Tính đoạn đường xe ô tô đã đi?
Bài tập4: 
Một cái hộp làm bằng tôn (không có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm và chiều cao 15 cm . Tính diện tích tôn dùng để làm cái hộp đó (không tính mép hàn).
Bài tập5:
Lúc 8 giờ xe tải có vận tốc 42 km/giờ bắt đầu đi từ TP.HCM đến Gò Công. Đến 9 giờ 24 phút thì xe bị hỏng. Hỏi chỗ hỏng cách Gò Công bao xa, biết TP.HCM cách Gò Công 62 km?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Kết quả:
a) 36,968 ; b) 137,15
c) 84,51 ; d) 3,05
Đáp án:
 2 giờ 43 phút + 3 giờ 26 ph 
2giờ 16ph
34,5 giờ : 5 
6 giờ 9 ph
2,8 giờ x 4 
3giờ 32phút –1giờ 16ph 
6, 9 giờ
11, 2 giờ
Lời giải: 
 Thời gian để ô tô đi trên quãng đường là :
 14giờ 45ph – 6giờ 30ph = 8 giờ 15 phút
 Thời gian ô tô thực đi trên quãng đường :
 8 giờ 15 phút -15 phút = 8 giờ
 Quãng đường ô tto dã đi dược là :
 32,5 x 8 = 260 ( km )
 Đáp số : 260 km 
Lời giải: 
Chu vi đáy của cái hộp là 
 (30 + 20) x 2 = 100 (cm) 
Diện tích xung quanh của cái hộp 
x 15 = 1500 (cm2) 
Diện tích đáy của cái hộp là: 
30 x 20 = 600 (cm2) 
Diện tích tôn dùng để làm cái hộp là: 
+ 600 = 2100 (cm2) 
 Đáp số: 2100 cm2 
Lời giải: 
Thời gian xe tải đã đi được là :
9giờ 24phút – 8 giờ = 1 giờ 24 phút
 Quãng đường xe tải đã đi được là :
 Đổi 1 giờ 24 phút = 1,4 giờ
42 km/giờ x 1,4 = ( km )
Đoạn đường từ chỗ xe hỏng đến TPHCM:
62 - 58,8 = 3,2 ( km )
 Đáp số : 3,2 km
- HS chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn : 18 / 3 / 2012
 Ngày giảng: 20/ 3 / 2012 ( dạy bù)
Tiết 1;2: Thực hành toán : Ôn luyện tổng hợp
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững kiến thức toán đã học , chuẩn bị kiểm tra giữa kì II
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
 Đặt tính rồi tính:
a.10 giờ 34 phút + 8 giờ 18 phút
b.7 năm 9 tháng – 4 năm 11 tháng
c. 5 ngày 7 giờ 3
d.4 giờ 24 phút : 3
Bài tập 2: 
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a.3năm6tháng=..tháng;3,5ngày=..giờ
b.2giờ30phút=..phút;2,4 giờ=phút
c.5phút15giây=..giây;3,25 ph=..giây
Bài tập3: 
 Xe máy khởi hành từ A lúc 5 giờ 45 phút và đi đến B lúc 7 giờ với vận tốc 32 km/giờ. Tính quãng đường AB ?
Bài tập4: Hai thành phố A và B cách nhau 135 km. Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B bao nhiêu kilômét?
Bài tập5:
 Lúc 9 giờ 40 phút, một người đi xe đạp có vận tốc 9 km/giờ đi từ A đến B. Biết A cách B 10,8km. Hỏi người ấy đến B lúc mấy giờ ?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Kết quả:
a.18 giờ 52 phút ; 2 năm 10 tháng
c.15 ngày 21 giờ ; d.1 giờ 28 phút
Đáp án:
a.42 tháng ; 84 giờ
b.150 phút ; 144 phút
c.315 giây ; 195 giây
Lời giải: 
Thời gian xe máy đã đi hết là :
7 giờ - 5 giờ 45 phút = 1 giờ 15 phút
Đổi : 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Quãng đường AB dài là :
32 km/giờ x 1,25 = 40 ( km )
 Đáp số : 40 km 
Lời giải: 
Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Sau 2,5 giờ xe máy đã đi được QĐ:
42 km/giờ x 2,5 = 105 ( km )
Vậy xe máy còn cách TP B là :
135 – 105 = 30 ( km )
 Đáp số : 30 km 
Lời giải: 
Thời gian người ấy đi từ A đến B là :
10,8 : 9 = 1,2 giờ 
Đổi 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút 
Vậy người ấy sẽ đến B lúc :
9giờ 40phút + 1giờ 12phút =10giờ52phút
 Đáp số : 10giờ52phút
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thực hành Tiếng việt : Ôn luyện TLV ( Viết đoạn văn hội thoại)
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Cho tình huống sau : Em vào hiệu sách để mua sách và một số đồ dùng học tập. Hãy viết một đoạn văn hội thoại cho tình huống đó.
Bài tập 2 : Tối chủ nhật, gia đình em sum họp đầm ấm, vui vẻ. Em hãy tả buổi sum họp đó bằng một đoạn văn hội thoại.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
- Lan: Cô cho cháu mua cuốn sách Tiếng Việt 5, tập 2.
- Nhân viên: Sách của cháu đây.
- Lan: Cháu mua thêm một cái thước kẻ và một cái bút chì nữa ạ!
- Nhân viên: Thước kẻ, bút chì của cháu đây.
- Lan: Cháu gửi tiền ạ! Cháu cảm ơn cô!
Ví dụ:
 Tối ấy sau khi ăn cơm xong, cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Bố hỏi em:
- Dạo này con học hành như thế nào? Lấy vở ra đây bố xem nào? 
 Em chạy vào bàn học lấy vở cho bố xem. Xem xong bố khen:
- Con gái bố viết đẹp quá! Con phải cố gắng lên nhé! Rồi bố quay sang em Tuấn và bảo :
- Còn Tuấn, con được mấy điểm 10?
Tuấn nhanh nhảu đáp:
- Thưa bố! Con được năm điểm 10 cơ đấy bố ạ.
- Con trai bố giỏi quá!
 Bố nói :
- Hai chị em con học cho thật giỏi vào. Cuối năm cả hai đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho các con một chuyến di chơi xa. Các con có đồng ý với bố không?
 Cả hai chị em cùng reo lên:
- Có ạ!
Mẹ nhìn ba bố con rồi cùng cười. Em thấy mẹ rất vui, em sẽ cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng. Một buổi tối thật là thú vị.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Thể dục : Bài 53: Môn thể thao tự chọn
 Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu :
- Học tâng cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia vào chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm – Phương tiện:
 - Địa điểm: sân trường, vệ sinh sạch sẽ, an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: 1 còi, kẻ sân, 4 mốc, 4 bóng.
III. Nội dung – Phương pháp lên lớp:
Nội dung – Yêu cầu
Định lượng
Phương pháp – Tổ chức
I. Phần mở đầu:
1.Nhận lớp:
- Tập trung, ổn định tc, bc sĩ số.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu .
- Kiểm tra sức khoẻ học sinh.
2.Khởi động:
- Đi theo vòng tròn vỗ tay hát.
- Xoay các khớp cổ chân- cổ tay, vai, hông, đầu gối.
- Trò chơi “Kết bạn”
II. Phần cơ bản:
1. Đá cầu:
a. Học tâng cầu bằng mu bàn chân:
- TTCB: đứng trên chân trước, chân đá cầu để sau, trọng lượng cơ thể dồn lên chân trước. Tay cầu cầm bằng ngón trỏ và ngón giữa, cùng chân đá. 
- Động tác: Tung cầu lên cao 0,5m. Khi cầu rơi xuống thì dùng mu bàn chân để tâng cầu
+ Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu
b. Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân:
- TTCB: đứng trên chân trước, chân đá cầu để sau. Tay cùng chân đá cầu cầm bằng ngón trỏ và ngón giữa.
- Động tác: khi có lệnh HS có cầu tung cầu cho bạn đứng đối diện. Những HS đón cầu, đỡ cầu bằng mu bàn chân.
2. Trò chơi: “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
- Khi có lệnh 2 em ở đầu hàng chuyền bóng bằng 2 tay trước ngực và bắt bóng. Khi đến vạch gh thì quay lại và chuyền và bắt bóng. Đến vạch xp thì chuyền bóng cho người thứ 2. Và về cuối hàng. Cứ như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm quy thì thắng cuộc.
III. Phần kết thúc:
- Thả lỏng hồi tĩnh:
- Chạy chậm thả lỏng tích cực
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học
-. Bài về nhà, xuống lớp:
2’
5 - 7’
2 x 8
 18’
5 - 6’
4 - 6’
- CS tập trung, điểm số, báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến ngắn gọn.
*************
*************
*************
*************
- GV điều khiển lớp khởi động
- GV thị phạm, phân tích động tác
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
- Chia tổ tập luyện
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV thị phạm, phân tích động tác
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
Chia tổ tập luyện
**** ****
**** **** 
**** ****
**** ****
- GV nêu tên, nhắc cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi thử, chơi thật.
2m
*****
*****
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện.
- Nhận xét, nhắc nhở HS
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
 Ngày soạn : 21 / 3 / 2012
 Ngày giảng: 22/ 3 / 2012 
Tiết 1;2: Thực hành toán : Ôn luyện chung
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
 Trên quãng đường dài 7,5 km, một người chạy với vận tốc 10 km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó?
Bài tập 2: 
 Một ca nô đi với vận tốc 24 km/giờ. Hỏi sau bao nhiêu phút ca nô đi được quãng đường dài 9 km ( Vận tốc dòng nước không đáng kể)
Bài tập3: 
 Một người đi xe đạp đi một quãng đường dài 18,3 km hết 1,5 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy thì người đó đi quãng đường dài 30,5 km hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập4: 
 Một vận động viên đi xe đạp trong 30 phút đi được 20 km. Với vận tốc đó, sau 1 giờ 15 phút người đó đi được bao nhiêu km?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Thời gian chạy của người đó là:
 7,5 : 10 = 0,75 (giờ)
 = 45 phút.
 Đáp số: 45 phút.
Lời giải: 
Đổi: 1 giờ = 60 phút.
 Quãng đường ca nô đi trong 1 phút là: 
 24 : 60 = 0,4 (km)
 Thời gian ca nô đi được quãng đường dài 9 km là: 9 : 0,4 = 22,5 (phút) 
 = 22 phút 30 giây.
 Đáp số: 22 phút 30 giây.
Lời giải: 
 Vận tốc của người đi xe đạp là:
 18,3 : 1,5 = 12,2 (km/giờ)
 Thời gian để người đó đi quãng đường dài 30,5 km là:
 30,5 : 12,2 = 2,5 (giờ)
 = 2 giờ 30 phút.
 Đáp số: 2 giờ 30 phút.
Lời giải: 
Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.
 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ.
Vận tốc của người đó là:
 20 : 0,5 = 40 (km)
Sau 1 giờ 15 phút người đó đi được số km là:
 40 1,25 = 50 (km)
 Đáp số: 50 km.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thực hành Tiếng việt : Ôn luyện LT&C ( luyện về câu )
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về phân môn luyện từ và câu giữa học kì hai.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
 Đặt 3 câu ghép không có từ nối?
Bài tập2:
 Đặt 3 câu ghép dùng quan hệ từ.
Bài tập 3 : 
Đặt 3 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
Bài tập 4 : Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau :
 a/ Tuy trời mưa to nhưng ...
 b/ Nếu bạn không chép bài thì ...
 c/ ...nên bố em rất buồn.
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
Câu 1 : Gió thổi, mây bay
Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng.
Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh.
Ví dụ:
Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước.
Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi.
Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ.
 Ví dụ:
Câu 1 : Trời vừa hửng sáng, bố em đã đi làm.
Câu 2 : Mặt trời chưa lặn, gà đã lên chuồng.
Câu 3 : Tiếng trống vừa vang lên, các bạn đã có mặt đầy đủ.
Ví dụ:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan đi học vẫn đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo sẽ phê bình đấy.
c/ Vì em lười học nên bố em rất buồn.
- HS chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn : 21 / 3 / 2012
 Ngày giảng: 23/ 3 / 2012 
Tiết 1;2: Thực hành toán : Ôn luyện chung về số đo thời gian
 I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
 Bác Hà đi xe máy từ quê ra phố với vận tốc 40 km/giờ và đến thành phố sau 3 giờ. Hỏi nếu bác đi bằng ô tô với vận tốc 50 km/giờ thì sau bao lâu ra tới thành phố?
Bài tập 2: 
 Một người đi xe đạp với quãng đường dài 36,6 km hết 3 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy, người đó đi quãng đường dài 61 km hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập3: Một người đi bộ được 14,8 km trong 3 giờ 20 phút. Tính vận tốc của người đó bằng m /phút?
Bài tập4:
 Một xe máy đi một đoạn đường dài 250 m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó, xe máy đi quãng đường dài 117 km hết bao nhiêu thời gian?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Quãng đường từ quê ra thành phố dài là:
 40 3 = 120 (km)
Thời gian bác đi bằng ô tô hết là:
 120 : 50 = 2,4 (giờ)
 = 2 giờ 24 phút.
 Đáp số: 2 giờ 24 phút
Lời giải: 
Vận tốc của người đi xe đạp là:
 36,6 : 3 = 12,2 (km/giờ)
 Thời gian để đi hết quãng đường dài 61 km là: 61 : 12,2 = 5 (giờ) 
 Đáp số: 5 giờ.
Lời giải: 
 Đổi: 14, 8 km = 14 800 m
 3 giờ 20 phút = 200 phút.
 Vận tốc của người đó là:
 14800 : 200 = 74 (m/phút)
 Đáp số: 74 m/phút.
Lời giải: 
Đổi: 117 km = 117000m
117000 m gấp 250 m số lần là:
 117000 : 250 = 468 (lần)
Thời gian ô tô đi hết là:
 20 468 = 9360 (giây) = 156 phút 
 = 2,6 giờ = 2 giờ 36 phút. 
 Đáp số: 2 giờ 36 phút. 
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 : Thực hành tiếng việt : Ôn luyện TLV ( tả cây cối )
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Đề bài: Em hãy tả một cây cổ thụ.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên trình bày bài 
- GV cho HS nhận xét.
- GV chấm một số bài, đánh giá và cho điểm.
- GV đọc bài văn mẫu.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài.
- HS lần lượt lên trình bày bài 
- HS lắng nghe.
Ví dụ:
 Đầu làng em có một cây đa rất to. Nó đích thị là một cây cổ thụ vì bà em bảo nó có từ hàng trăm năm nay rồi.
 Cây đa sinh sống ngay trên một khoảng đất rộng. Cây đa này to lắm. Chúng em thường xuyên đo nó bằng nắm tay nhau đứng vòng quanh. Lần nào cũng vậy, phải năm, sáu bạn nắm tay nhau mới hết một vòng quanh gốc đa. Thân đa đã già lắm rồi, lớp vỏ cây đã mốc trắng lên. Đoạn lưng chừng cây có một cái hốc khá to và sâu. Lũ chim thường về làm tổ ở đây.
 Từ gốc cây đa tỏa ra những cái rễ khổng lồ tạo cho cây đa có một thế rất vững chắc. Nó giống như một cái kiềng có nhiều chân chứ không phải chỉ ba chân. Những cái rễ nổi hẳn một nửa lên trên mặt đất. Đó là chỗ ngồi nghỉ chân lí tưởng của người qua đường. Cái rễ to phía bụi tre lại có một đoạn cong hẳn lên. Bọn trẻ chăn trâu chúng em lại khoét cho sâu thêm một chút. Thế là vừa có chỗ để buộc thừng trâu, vừa có thêm chỗ để chơi đánh trận giả.
 Thân và rễ đa thì có vẻ già cỗi nhưng ngọn đa thì vẫn còn sung sức lắm. Những đốt mới vẫn tiếp tục phát triển thành tán của cây đa vẫn ngày một rộng hơn. Lá đa vừa to vừa dầy, có màu xanh thẫm. Chúng em thường hái lá đa làm trâu lá chơi đùa với nhau. Ngọn đa là nhà của một gia đình sáo sậu.
 Cây đa là hình ảnh không thể thiếu của làng quê em.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Thể dục : Bài 54: Môn thể thao tự chọn
 Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu :
- Học phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi “Chạy đổi chõ vỗ tay nhau”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia vào chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm – Phương tiện:
 - Địa điểm: sân trường, vệ sinh sạch sẽ, an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: 1 còi, kẻ sân, 4 mốc, 4 bóng.
III. Nội dung – Phương pháp lên lớp:
Nội dung – Yêu cầu
Định lượng
Phương pháp – Tổ chức
I. Phần mở đầu:
1.Nhận lớp:
- Tập trung, ổn định tc, bc sĩ số.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu .
- Kiểm tra sức khoẻ học sinh.
2.Khởi động:
- Đi theo vòng tròn vỗ tay hát.
- Xoay các khớp cổ chân- cổ tay, vai, hông, đầu gối.
- Trò chơi “Kết bạn”
II. Phần cơ bản:
1. Đá cầu:
a. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân:
- TTCB: đứng trên chân trước, chân đá cầu để sau, trọng lượng cơ thể dồn lên chân trước. Tay cầu cầm bằng ngón trỏ và ngón giữa, cùng chân đá. 
- Động tác: Tung cầu lên cao 0,5m. Khi cầu rơi xuống thì dùng mu bàn chân để tâng cầu.
+ Di chuyển theo cầu để tâng cầu.
b. Học phát cầu bằng mu bàn chân:
- TTCB: đứng trên chân trước, chân đá cầu để sau, trọng lượng cơ thể dồn lên chân trước. Tay cầu cầm bằng ngón trỏ và ngón giữa, cùng chân đá. - Động tác: Tung cầu lên cao 0,5m cách người 1 bàn chân. Khi cầu rơi xuống thì dùng mu bàn chân đá cầu về phía trước bạn đối diện.
2. Trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
II. Phần kết thúc:
- Thả lỏng hồi tĩnh:
- Chạy chậm thả lỏng tích cực
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học
- Bài về nhà, xuống lớp:
2’
 5 - 7’
2 x 8
 18 - 20’
2 - 3L
5 - 6’
- CS tập trung, điểm số, báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến ngắn gọn.
*************
*************
*************
*************
- GV điều khiển lớp khởi động
- Gọi 1 HS lên thực hiện
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
GV thị phạm, phân tích động tác
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
Chia tổ tập luyện
**** ****
**** **** 
**** ****
**** ****
- GV nêu tên, nhắc cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi thử, chơi thật.
 ********
*******
********&& 
 ********
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện.
- Nhận xét, nhắc nhở HS
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
4 - 6’

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 27 B2.doc