Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

Tập đọc:

LÒNG DÂN

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. (Hs khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật)

- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài: cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, láng

- Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Đặng Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009.
Tập đọc:
Lòng dân
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. (Hs khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật) 
- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài: cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, láng
- Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu’’ và trả lời một số câu hỏi về nội dung trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bng 
- HS lắng nghe.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
- Đây là vở kịch cần GV đọc mẫu, định hướng cho HS cách đọc để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Gv đọc mẫu, chia đoạn và hướng dẫn Hs luyện đọc
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa sai
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải thích một số từ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng.
+ Lần 3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 5 Hs đọc diễn cảm dưới hình thức phân vai
- Nhận xét.
HS chú ý lắng nghe.
+ Đoạn 1: Anh chị kia!.. Thằng nầy là con.
+ Đoạn 2 : Chồng chị à ?...Rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3 : Trời ơi!... đùm bọc lấy nhau.
2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Trong thời gian nào?
- Câu chuyện xảy ra trong một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ ý 1 của vở kịch cho em biết điều gì?
- Chú bị địch rượt bắt trong khi đi làm nhiệm vụ.
* ý1: Chú cán bộ các mạng bị địch rượt bắt 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- Dì vội dưa cho chú một chiếc áo để thay và mời chú ngồi xuống chõng để ăn cơm... không nhận ra.
+ Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào?
+ Hãy nêu ý 2. 
- Dì Năm là người dũng cảm mưu trí.
* ý2: Dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa địch.
+ Nội dung chính của đoạn kịch cho chúng ta biết điều gì?
 * Đại ý: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
2.4 Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm
+ Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật
+ Người dẫn chuyện: Đọc lời mở đầu bằng giọng kể, giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược
+ Giọng dì Năm: tự nhiên, khi than vãn, lúc nghẹn ngào.
+ Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc.
 - Yêu cầu Hs luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức Hs thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của Gv.
3. Củng cố- Dặn dò:
+ Qua vở kịch hôm nay em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
- 2- 3 HS nối tiếp trả lời.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố chuyển hỗn số thành phân số.
	- Kỹ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số.
	- Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: - Bài tập 2, 3/b
	3. Bài mới:	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Chữa bài và hỏi học sinh: Em hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số ?
Cho HS làm bài
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh trả lời
- Học sinh làm bài ra nháp.
- Trình bày bài bằng miệng.
Bài 2: So sánh các hỗn số.
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- Gv viết lên bảng yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm các so sánh hai hỗn số trên.
Mẫu: 
 Mà 
- Gv nhận xét, cho điểm.
-1 học sinh đọc đề toán.
- Học sinh trao đổi để tìm các so sánh.
* Chuyển cả hai hỗn số thành phân số rồi so sánh.
* So sánh từng phần của hỗn số.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bài 3: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- Gọi học sinh đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài:
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Muốn cộng trừ hai phân số khác mẫu (cùng mẫu ) ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
-1 học sinh đọc .
- Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ củng cố lại kiến thức.
- Về nhà làm bài tập 3/c,d.
Khoa học:
 cần làm gì để cả mẹ và bé đều khoẻ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. 
- Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ mang thai.
II. Đồ dùng dạy học 
- Hình minh hoạ trang 12, 13 - SGK 
- Giấy khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động khởi động 
* Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.
+ Nhận xét và cho điểm từng HS
* GV giới thiệu bài
- 3 HS lên bảng trả lời
+ Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào?
+ Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh?
+ Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi ?
Hoạt động 1: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Các em cùng quan sát hình minh hoạ trang 12- SGK và dựa vào các hiểu biết của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm
- Gọi đại diện các nhóm trình bày những việc mà nhóm vừa tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi .
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
 - Các nhóm khác bổ sung
 Nên
- Ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm: Tôm, cá, thịt lợn, thịt gà, ốc, cua,...
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
- Ăn dầu thực vật, vừng, lạc.
- Ăn đủ chất bột đường, gạo, mì, ngô.
- Đi khám thai định kì.
- Vận động vừa phải.
- Luôn tạo không khí, tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- GV tuyên dương các nhóm làm việc tích cực.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 12
 Không nên
- Cáu gắt
- Hút thuốc lá
- Ăn kiêng quá mức
- Uống rượu, cà phê
- Sử dụng ma tuý và các chất kích thích.
- Ăn quá cay, quá mặn.
- Làm việc quá nặng.
- Tiếp xúc trực tiếp với phân bón, thuốc trừ sâu, các hoá chất độc hại.
- Uống thuốc
- 2 HS đọc trước lớp c bừa bãi
Hoạt động 2 : Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng thảo luận để trả lời câu hỏi :
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai ?
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3 : Trò chơi: Đóng vai
- Chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai diễn và diễn trong nhóm
+ Tình huống1: Em đang trên đường đênd trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Lan cùng xóm đi cùng đường. Cô Lan đang mang bầu lại phải xách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó?
+ Tình huống 2: Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau buổi học, ai cũng mệt mỏi. Xe buýt lại quá chật, bỗng có một phụ nữ mang thai bước lên xe, chị đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn.
- GV gợi ý cho HS đóng vai theo chủ đề 
- Gọi các nhóm lên trình bày trước lớp 
- Nhận xét và khen ngợi các nhóm.
- Hoạt động trong nhóm. Đọc tình huống, tìm cách giải quyết, chọn bạn đóng vai, diễn thử, nhận xét, sửa chữa cho nhau.
- 4 nhóm cử đại diện lên trình diễn.
* Hoạt động kết thúc
+ Phụ nữ cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh ?
+ Tại sao nói rằng : Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người ?
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.
Đạo đức:
 Có trách nhiệm về việc làm của mình
I. Mục tiêu
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận lỗi và sữa chữa
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngời khác
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu “ Chuyện của bạn Đức”
+ GV gọi 2 HS đọc “ Chuyện của bạn Đức ” trang 6 SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
1. Đức đã gây ra chuyện gì?
2. Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?
3. Sau khi gây ra chuyện Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai?
4. Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
5. Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy?
- GV gọi các nhóm lên trả lời trớc lớp.
- Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- HS thực hiện
Đáp án:
1. Đức đã đá quả bóng vào một bà đang gánh đồ.
2. Đức đã vô tình gây ra chuyện đó.
3. Sau khi gây ra chuyện Hợp đã ù té chạy mất. Còn Đức luồn theo rặng tre chạy vội về nhà. Việc làm đó của hai bạn là sai.
4. Khi về đến nhà Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ.
5. Theo em, hai bạn nên chạy ra xin lỗi và giúp bà Doan thu dọn đồ. Vì khi chúng ta là gì đó sai chúng ta nên có trách nhiệm đối với việc làm của mình.
- HS trình bày trớc lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 : Thế nào là người có trách nhiệm?
+ Hãy nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm và những biểu hiện của những người sống vô trách nhiệm.
+ Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu:
- Em không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó?
- Em không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình?
+ GV cho nhóm trưởng từng nhóm lên trình bày kết quả bài tập 1 
+ GV đưa ra kết quả đúng.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- HS chia thành nhóm nhỏ ( 5 HS 1 nhóm ), cùng trao đổi để trả lời.
* Những biểu hiện của người sống có trách nhiệm:
- Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
- Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
- Khi làm việc gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Làm việc hỏng thì xin làm lại cho tốt
- Không làm theo những việc xấu.
* Những biểu hiện của những ngời sống vô trách nhiệm:
- Thấy việc dễ thì làm, việc khó thì từ chối.
- Thích thì làm, không thích thì bỏ.
- Việc tốt thì nhận công của mình còn thất bại thì đổ lỗi cho ngời khác.
- Chỉ nói nhưng không làm
HS: Nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm: chúng ta sẽ gây hậu quả tai hại cho bản thân, cho gia đình và những người xung quanh. Chúng  ...  yêu cầu bài 2.
2 HS trả lời
Nhóm 1: Nhóm 2:
Nhóm 3: Nhóm 4:
- Đọc yêu cầu bài 3.
HS trả lời
1m 75cm = 1m + m = m.
8m 8cm = 8m + m = m.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ. Dặn học sinh làm bài về nhà 
Luyện từ và câu:
luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3). (HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Từ điển HS, vở bài tập TV5
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ bắt đầu bằng tiếng “đồng”
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
- 3 HS lên bảng thực hiện
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi bảng
- HS lắng nghe, nhắc lại.
2.2 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1(SGK)
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp 
- Y/c HS lên bảng làm bài 
H: Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩ chung là gì?
 - Gọi HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Bài 2 (SGK)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giải thích từ “cội” trong câu tục 
- 1 HS đọc thành tiếng 
 - HS cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong SGK làm vào vở bài tập.
Thứ tự các từ cần điền vào các ô
1 - đeo
4 - khiêng
2 - xách
5 - cặp
3 - vác
+ Mang một vật nào đó đến nơi khác.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập trước lớp.
ngữ “lá rụng về cội”.
- Yc HS làm việc trong nhóm theo hướng dẫn sau: 
+ Đọc kỹ từng câu tục ngữ.
+ Xác định nghĩa của từng câu.
+ Xác định nghĩa chung của các câu.
+ Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng với từng câu tục ngữ đó.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- NX, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đặt câu với các câu tục ngữ. 
- NX, khen ngợi HS biết sử dụng những câu tục ngữ trong khi nói.
- Mỗi nhóm 4 HS
- HS làm việc nhóm theo yêu cầu
- 1 nhóm nêu nghĩa chung của 3 câu tục ngữ: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên
- Tiếp nối nhau đặt câu.
Bài 3 (SGK)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yc HS đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”.
+ Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. Khổ thơ đó có những mầu sắc và sự vật nào?
- Yc HS tự viết đoạn văn.
-Yc HS trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, chữa từng đoạn văn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nx, ghi điểm cho từng HS viết đạt yc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 8 HS tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Cả lớp viết vào vở.
- 3 - 5 HS tiếp nối nhau đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống hoá bài
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.
	Thể dục
đội hình đội ngũ- trò chơi: “đua ngựa”
I. Mục tiêu:
	- Củng cố nâng cao kĩ thuật đội hình đội ngũ:
	- Biết trò chơi “Đua ngựa”
II. đồ dùng dạy học
	- Sân bãi.
	- 1 còi, 4 con ngựa, 4 lá cờ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra: Sân bãi, dụng cụ.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 - Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài.
- Khởi động.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên tập một vài động tác bài.
- Nhận xét, cho điểm.
2 - Phần cơ bản:
2.1. Đội hình đội ngũ.
- Ôn tập: hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái.
- Giáo viên cho lớp tập 1 lượt.
- Giáo viên khen gợi, tuyên dương tổ tập tốt.
2.2. Trò chơi:
- Phổ biến luật chơi:
3 - Phần kết thúc:
- Thả lỏng:
- Nhận xét. Dặn về tập luyện.
- Nêu mục tiêu bài dạy.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai.
- Chia lớp tập theo (tổ trưởng điều khiển)
- Trình diễn giữa các tổ.
“Đua ngựa”
- Cả lớp cùng chơi.
- Hít thở sâu.
	Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2009.
Tập làm văn:
Luyện tập tả cảnh
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh.
- Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài tả quang cảnh sau cơn mưa cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn.
- Viết được đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa một cách chân thực, tự nhiên dựa vào dàn ý đã lập.
II, Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to, bút dạ, học sinh chuẩn bị kĩ dàn ý bài văn tả cơn mưa 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh viết sẵn.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếư:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A, Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 5 em học sinh mang vở lên chấm điểm dàn ý bài văn tả cơn mưa.
Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh.
B, Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?.
- Xác định nội dung chính của mỗi đoạn?.
Nhận xét ghi bảng.
- Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, quan sát giúp đỡ.
- Gọi học sinh đọc đoạn viết của mình, cho điểm bài viết tốt.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Em chọn đoạn văn nào để viết?.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét sửa sai cho điểm 
3, Củng cố dặn dò:
- Em học tập được gì qua bài học này?.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò.
- 5 em học sinh thực hiên.
- 2- 3 em nối tiếp nhau đọc.
- Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Học sinh thảo luận theo cặp trả lời.
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- Học sinh trả lời:
+ Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa.
+ Đoạn 2: Thêm chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo...
+ Đoạn 3: Viết thêm câu văn miêu tả hoạt động của con người trên đường phố...
- Học sinh làm bài.
- 4 – 6 học sinh.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Trả lời.
- Học sinh tự viết bài
- 5 – 7 em
- 2 học sinh nêu.
Toán
ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách giải toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”)
	- Rèn kĩ năng giải toán thành thạo.
II. Đồ dùng dạy học:
	Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	3. Bài mới:	a, Giới thiệu bài.
	b, Giải bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn cách giải toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu hs đọc:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và giải bài toán.
 Tổng 2 số là 121
 Tỉ số 2 số là 
 Tìm hai số đó.
- GV yêu cầu:
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ của bài toán?
+ Vì sao để tính số bé, em lại thực hiện 121 : 11 x 5?
+ Hãy nêu các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Nhận xét ý kiến của học sinh 
Bài toán 2: Hiệu 2 số: 192
 Tỉ 2 số: 
 Tìm 2 số đó?
Sơ đồ:
Kết luận:
+ Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Làm cá nhân.
- Giáo viên gợi ý.
Bài 2:
Bài 3: Làm vở bài tập + vở.
- Giáo viên hướng dẫn.
60 m
Ta có sơ đồ: 
- 1 học sinh đọc.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Học sinh nêu cách tính và ghi bảng.
- Học sinh đọc đề bài và vẽ sơ đồ.
Sơ đồ:
121
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11 (phần)
Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
Số lớn là: 121 – 55 = 66
 Đáp số: 55 và 66
Bài giải
Hai số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
 Số bé là: (192 : 2) x 3 = 288
Số lớn là: 288 +192 = 480
Đáp số: Số lớn: 480
 Số bé: 288
- Ta lấy 212 : 11 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ thì số bé có 5 phần như thế nên khi tính được gí trị của một phần ta nhân tiếp với 5.
- Dựa và tỉ số của hai số ta có thể vẽ được sơ đồ.
- Vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị một phần.
- Tìm các số.
 - 2 học sinh nhắc lại cách tính.
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tóm tắt sơ đồ bài, trình bày bài giải trên bảng.
- Học sinh đọc yêu cầu và vẽ sơ đồ " trình bày trên bảng.
Giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 - 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắm loại I là:
12 : 2 x 3 = 18 (lít)
Số lít nước mắm loại II là:
18 - 12 = 6 (lít)
 Đáp số: 18 lít và 6 lít.
- Làm tương tự bài 2.
Giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
120 : 2 = 60 (m)
Tổng số phần bằng nhau:
 5 + 7 = 12 (phần)
Chiều rộng: 60 : 12 x 5 = 25 (m)
Chiều dài: 60 – 25 = 35 (m) 
Diện tích vườn: 35 x 25 = 875 (m2)
Diện tích lối đi là: 875 x 25 = 35 (m2)
 Đáp số: a) 35 x 25m.
 b) 35 m2.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:	- Học bài và làm bài tập trong vở bài tập.
Khoa học:
 Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I. Mục tiêu :
 - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 - Nêu được một số thay đổi về sin học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ 1,2,3 trang 14, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động khởi động
 * Kiểm tra bài cũ :
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 5
- Nhận xét, cho điểm từng HS
* GV giới thiệu bài 
- 3 HS lần lượt tả lời các câu hỏi :
+ Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khoẻ mạnh ?
+ Tại sao lại nói rằng : Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người ?
+ Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ ?
Hoạt động 1: Sưu tầm và giới thiệu tranh ảnh
 - Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS.
- Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp. 
Gợi ý: Đây là ai? ảnh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào? 
- Nhận xét, khen ngợi những HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng.
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
 - GV giới thiệu: Để tìm hiểu các giai đoạn lúc mới sinh đến tuổi dậy thì chúng ta cùng chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng?”
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ.
- 5-7 HS tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp
- HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy và nộp cho GV
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết tên lứa tuổi ứng với mỗi tranh và ô thông tin vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất và đúng là nhóm thắng cuộc.
- GV cho HS báo cáo kết quả trò chơi trước lớp.
- GV nêu đáp án đúng, tuyên đương nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.
- GV nhắc HS không nhìn SGK, nói tóm tắt những ý chính theo sự ghi nhớ
- Nhóm làm nhanh nhất trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ xung ý kiến.
- 3 HS lần lượt trình bày kết quả trước lớp.
Nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3(1).doc