Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 33 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 33 (chuẩn)

TIẾT 1 : TOÁN

TIẾT 161: ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH ,

THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I/ MỤC TIÊU:

- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình

 II/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK, mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 33 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 
Thứ hai ngày 18 tháng 04 năm 2011
TIẾT 1 : TOÁN 
TIẾT 161: ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH ,
THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình 
 II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK, mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy tắc công thức tính diện tích hình thang ?
Nêu cách tính chiều cao, tổng 2 đáy của hình thang 
Giải bài tập 4 
Gv nhận xét, ghi điểm 
B/Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình 
b)Hướng dẫn HS ôn tập: 
-GV treo mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
-Cho HS nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích 
-Cho HS nhắc lại 
-Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV hướng dẫn HS tính diện tích quét vôi 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
 Bài 2: -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Hãy nêu cách tính thể tích cái hộp 
-Nêu cách tính toàn phần của hình lập phương ?
-Cho HS giải 
-Gv nhận xét 
Bài 3:-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Muốn tính thời gian bơm đầy bể nước cần biết gì ?
-Tính thời gian để bơm đầy bể bằng cách nào ?
-Cho HS làm bài vào vở 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
C/Củng cố, dăn dò : Nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương . Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập 
HS nêu và làm bài tập 
-HS nêu 
-HS nhắc lại 
-HS đọc yêu cầu bài tập 
-HS thảo luận tìm cách tính 
Giải:
Diện tích xung quanh phòng học:
(6 + 4,5 ) x 2 x 4 = 84(m2 )
Diện tích trần nhà:
6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi:
84 + 27 - 8,5 = 102,5 ( m2)
Lớp nhận xét 
-HS đọc 
-HS trả lời 
Giải :
a/ Thể tích cái hộp hình lập phương:
10 x 10 x 10 = 1000( cm3)
b/ Diện tích giấy màu cần dán chính là diện tích toàn phần của hình lập phương. Vậy diện tích giấy màu cần dùng:
10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
-HS nhận xét 
-HS đọc 
-HS trả lời theo gợi ý của GV 
Giải :
Thể tích bể nước là:
2 x 1,5 x1 = 3 ( m3)
Thời gian để vòi chảy đầy bể là 
3 :0,5 = 6 (giờ )
HS nhận xét 
TIẾT 3 : TẬP ĐỌC 
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 
I.Mục tiêu:
Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh minh hoạ bài học.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:
-Kiểm tra 2HS.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểuvề luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
 ØChia đoạn theo 4 điều luật :15, 16, 17 , 21.
-Luyện đọc các tiếng khó: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc
-Gv đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
GV Hướng dẫn HS đọc.
 ØĐiều 15,16 , 17:
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?
Giải nghĩa từ :quyền.
+ Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
ØĐiều 21:
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục thực hiện ?
-GV đọc mẫu toàn bài.
c/Luyện đọc lại:
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm như mục I
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Điều 21: 
“ Trẻ em có bổn phận sau đây :
. Vừa sức mình .” Chú ý đọc rõ ràng rành mạch từng khoản mục, ngắt hơi đúng các dấu câu; nhấn giọng: yêu quý, kính trọng, lễ phép, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, chăm chỉ, giữ gìn, rèn luyện, thực hiện, tôn trọng, bảo vệ, yêu, giúp đỡ”
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần và thực hiện luật.
-Chuẩn bị tiết sau :Sang năm con lên bảy.
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời câu hỏi. 
-HS lắng nghe.
-1HS đọc toàn bài.
-HS đọc thành tiếng nối tiếp.
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS lắng nghe.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
-HS đọc lướt từng điều luật để trả lời.
+ Điều 15,16 , 17:
Điều 15:
 1/ Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
 2/ Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu 
Điều 16: 
 1/ Trẻ em có quyền được học tập.
 2/ Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe 
Điều 16: Quyền học tập của trẻ em 
Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em 
-1HS đọc lướt + câu hỏi.
-HS đọc 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp.
-HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em , quy định bổn phần của trẻ em đối với gia đình và xã hội .biết liên hệ nhũng điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phần của trẻ em.
-HS lắng nghe.
TIẾT 4: KHOA HỌC
Bài 65 :TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết: 
 Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
 Nêu tác hại của việc phá rừng.
 Giáo dục HS biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Hình minh hoạ trang 134,135 SGK. 
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá & tác hại của việc phá rừng. SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A/ Kiểm tra bài cũ : 
“ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”
 -Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
 -Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?
 - Nhận xét, ghi điểm 
B/ Bài mới : 
1) Giới thiệu bài :
“ Tác động của con người đến môi trường rừng” 
 Hoạt động : 
a) Họat động 1:- Quan sát và thảo luận.
 Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV cho các nhóm quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời các câu hỏi:
+Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
 +Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi nhận xét
 Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường ,
 b) Họat động 2 :Thảo luận.
 Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc phá rừng .
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi: 
Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn 
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 -GV theo dõi nhận xét
 Kết luận: Hậu quả của việc phá rừng:
 Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
 Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
 Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
C/Củng cố, dặn dò: 
 : HS trình bày các thông tin, tranh ảnh đã sưu tầm về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
 - Nhận xét tiết học.
 - Bài sau : “Tác động của con người đến môi trường đất” 
- HS trả lời, lớp nhận xét 
- HS nghe.
-HS quan sát 134,135 SGK và thảo luận trả lời câu hỏi:
Hình 1 : Con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, cây ăn quả ,cây công nghiệp 
Hình 2 : Con người phá rừng để lấy chất đốt 
Hình 3 : Phá rừng để lấy gỗ xây nhà, đóng đồ đạc.
+Đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi,đốt than lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng
 +Ngoài nguyên nhân rừng bị tàn phá do chính con người khai thác, rừng bị tàn phá do những vụ cháy rừng, thiên tai 
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ..
HS nghe
-HS quan sát các hình 5, 6,trang 135 SGK, và tham khảo các thông tin sưu tầm để trả lời
-Đại diện từng nhóm trình bày bình kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
-HS trình bày, lớp nhận xét 
Thứ ba ngày 19 tháng 04 năm 2011
TIẾT 1 : TOÁN 
TIẾT 162 : LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU :
Qua bài học: HS nhớ công thức qui tắc tính thể tích, diện tích một số hình đã học.
	Rèn kĩ năng tính thể tích và diện tích một hình đã học 
 II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A/Kiểm tra bài cũ:
-Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. 
GV nhận xét ghi điểm 
B/Bài mới :
1)Giới thiệu bài:Luyện tập 
2)Hướng dẫn HS làm bài tập 
FBài tập 1: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Yêu cầu HS nêu yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm của từng trường hợp 
Cho HS làm vào vở 
Gv nhận xét, sửa chữa 
Nêu cách tính 
FBài 2: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Nêu cách tính chiều cao của hình hộp chữ nhật ?
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 3: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
HS thảo luận nhóm ba tìm cách tính 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 Cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương gấp lên 4 lần.
 C/Củng cố, dăn dò : 
Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần,thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương ?
Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập chung 
Nhận xét 
-HS nêu.
HS nêu 
HS giải 
Hình lập phương
(1)
(2)
Cạnh 
12cm
3,5 cm
Sxq
576cm2
49 cm2
Stp
864 cm2
73,5 cm2
Thể tích 
1728 cm3
42,875 cm3
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
Chiều cao 
5cm
0,6 cm
Chiều dài 
8 cm
1,2cm
Chiều rộng 
6cm
0,5cm
Sxq
140 cm2
2,04 cm2
Stp
236 cm2
3,24 cm2
Thể tích
240 cm3
0,36 cm3
Lớp nhận xét 
HS đọc 
HS nêu và giải bài toán
Diện tích mặt đáy bể nước là : 
1,5 x 0,8 = 1,2 ( m2)
Chiều cao của bể là :
1,8 : 1,2 = 1,5 ( m)
Lớp nhận xét 
HS nêu 
Thảo luận nhóm ba
Giải 
Cạnh khối gỗ:
 10:2 = 5 (cm)
Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương 
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
Diện tích toàn phần khối gỗ hình lập phương 
 5 x 5 x 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn phần khối gỗ số lần :
 600 : 150 = 4 ( lần )
Lớp nhận xét nêu cách giải khác
HS nêu 
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM 
I.MỤC TIÊU:- HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn tích cực.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bút dạ + giấy khổ to để các nhóm làm BT 2, 3 + băng dính.-4 tờ g ... t con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi du câu sử dụng đất ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi và nhận xét.
 GV yêu cầu HS liên hệ thực tế. 
 Kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người năng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông.
 b) Họat động 2 :.Thảo luận.
 Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV cho nhóm thảo luận các câu hỏi Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?
Nêu tác hại của rác thải đôi với môi trường đất?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi nhận xét.
Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp & suy thoái:
 Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ , Những việc làm đó khiến cho môi trường đấ, nước bị ô nhiễm.
 Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
 4/ Củng cố, dặn dò: :HS đọc mục Bạn cần biết trang 137 SGK.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau “ Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”
- Nhớ ôn bài thật nhằm chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm đạt kết quả tốt nhất.
- HS trả lời.
Thảo luận và quan sát các hình 1,2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi.
- H1 và 2 cho thấy : Trên cùng một địa điểm, trước kia con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đđồng ruộng hai bên bờ sông đã sử dụng để làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây câu được bắc qua sông.
- Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng nôi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- HS liên hệ thực tế trả lời.
Các nhóm thảo luận các câu hỏi và trả lời.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học  làm cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Đại diên từng nhóm trình bày kết quả Các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc.
Thứ sáu ngày 22 tháng 04 năm 2011
TIẾT 1 : TOÁN 
TIẾT 165: LUYỆN TÂP 
 I/ MỤC TIÊU:
	Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức giải một số dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số, tổng và tỉ số, bài toán liên quan rút về đơn vị, bài toán tỉ số phần trăm 
 II/ CHUẨN BỊ:Bảng phụ 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Ổn định tổ chức:
A/Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cách giải bài toán rút về đơn vị ?
-HS làm bài tập 3
-GV nhận xét ghi điểm 
B/Bài mới :
1)Giới thiệu bài: Luyện tập 
2)Hướng dẫn HS làm bài tập 
FBài 1:
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
GV vẽ hình lên bảng như SGK 
Cho HS nêu các bước giải dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số :
( Bước 1 vẽ sơ đồ - Bước 2 : Tìm hiệu số phần và tìm giá trị một phần – Bước 3 Tìm số bé số lớn )
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Nam | | | | 35 HS 
 Nữ | | | | |
 Cho hS nêu cách giải dạng toán 
GV nhận xét và xác nhận cách giải khác 
FBài 3: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập Hãy xác định dạng toán 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 4: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Cho hS quan sát biểu đồ, nêu cách giải 
Hãy nêu cách tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần tăm của số đó ?( Lấy giá trị của tỉ số phần trăm nhân với 100 và chia cho số chỉ phần trăm; hoặc lấy số đó chia cho số chỉ chỉ phần trăm rồi nhân với 100) 
Gv nhận xét, sửa chữa 
C/Củng cố,dăn dò: Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu tỉ số, tổng và tỉ số ?
Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị: Luyện tập 
Nhận xét 
-HS hát.
-HS nêu và giải bài toán 3
HS đọc và quan sát hình vẽ 
HS thảo luận nêu cách giải 
Giải :
Diện tích hình tam giác BEC là:
 13,6 :( 3-2 ) x 2 =27,2 (cm2)
Diện tứ giác ABED là:
 27,2 +13,6 =40,8 ( cm2)
Diện tích tứ giác ABCD là:
 27,2 +40, 8 = 68 ( cm2)
HS nhận xét và nêu cách giả khác 
HS nêu cách giải và giải:
Số HS nam trong lớp có là:
35 : ( 3 + 4 ) x 3 =15 (HS )
Số HS nữ trong lớp có là:
35 – 15 = 20 ( HS )
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam:
20 -15 = 5 ( HS )
HS nhận xét và nêu cách giải khác 
HS đọc đề toán và xác định dạng toán : Bài toán tương quan tỉ lệ ( thuận ) và cách giải rút về đơn vị 
Giải :Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số xăng là 
12 : 100 x 75 = 9 ( l )
HS nhận xét 
HS đọc đề toán và nêu cách giải 
Giải:
Tỉ số phần trăm HS khá của trường là:
100% -25%- 15% = 60 %
Số HS toàn trường là:
120 x 100 x 60 = 200 ( HS )
Số HS giỏi:
 200 x 25 :100 = 50 ( HS )
Số HS trung bình:
200 x 15 :100 = 30 ( HS )
HS nhận xét 
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU: Dấu ngoặc kép 
I.Mục tiêu:-HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng.
	- Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng.
II.Đồ dùng dạy học:-Bút dạ + giấy khổ to ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, giấy để HS làm bài tập
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:
- Tìm các từ đồng nghĩa với từ “ trẻ em” ?
- Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em? 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng. Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng.
2.Hướng dẫn HS ôn tập :
 FBài 1:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT 1.
-Mời HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. Gv dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ.
-Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dâu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp . Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng .
 Em nghĩ:"Phải nói ngay..thầy biết”(dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ nhân vật )
Ngồi đối diện  , ra vẻ người lớn : “ Thưa thầy ,  ở trường này”.( dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật )
FBài 2:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT2.
-Nhắc Hs chú ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các emlà đọc kĩ và phát hiện để làm bài.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng :
“ Người giàu có nhất” ; “ gia tài” 
FBài 3:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT3.
-Nhắc HS: viết đoạn văn đúng yêu cầu, dùng dấu ngoặc kép đúng : Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ, dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
-Gv phát bút dạ và phiếu cho HS.
-Nhận xét, chấm điểm cho HS.
C. Củng cố, dặn dò:
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
.Chuẩn bị :Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận.
-2 HS làm lại bài 4 tiết trước.
-Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung BT1.
-Nhắc lại tác dụng trên bảng 
+ dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
+ dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
-HS lắng nghe và điền đúng.
-Lên bảng dán phiếu và trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc nội dung Bt2 .
-Nhăùc lại tác dụng trên bảng.
-HS lắng nghe và điền đúng.
-Lên bảng dán phiếu và trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc nội dung BT3.
-HS theo dõi.
-Suy nghĩ và viết vào vở, HS làm phiếu lên bảng dán phiếu, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép.
-Lớp nhận xét.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
TIẾT 4 : TẬP LÀM VĂN
TẢ NGƯỜI( Kiểm tra viết)
 I / MỤCTIÊU:+ Thực hành viết bài văn tả người 
+ Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS đã tự chọn, có đủ 3 phần 
+ Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng từ miêu tả hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với người đó. Diễn đạt tốt mạch lạc.
 +HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc. 
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Dàn ý cho đề văn của HS 
III / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
B/Bài mới:
1 )Giới thiệu bài:
 Trong tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập 1 dàn ý và trình bày miệng của bài văn tả người theo dàn ý. Trong tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
2 ) Hướng dẫn làm bài:
-Cho HS đọc 3 đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả người. 
-GV nhắc HS: 
+ Đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước, các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập, tuy nhiên nếu muốn các em vẫn có thể thay đổi và chọn các đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa ( nếu cần ), sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 
GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV, chú ý cách dùng dùng từ đặt câu, một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước.
Học sinh làm bài:
-GV cho HS làm bài.
-GV thu bài làm HS.
C / Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét tiết kiểm tra.
-Tiết sau trả bài văn tả cảnh đã viết.
-HS đọc đề bài và gợi ý.
-HS lắng nghe.
-HS chú ý.
-HS làm việc các nhân 
-HS nộp bài kiểm tra.
-HS lắng nghe.
TIẾT 5 : SINH HOẠT 
KỸ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT1)
I/MỤC TIÊU:
	HS phải:
	-Lắp được mô hình đã chọn
	-Tự hào về mô hình đã lắp được
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK
	-Bộ lắp ghép mô hình kỷ thuật
III/CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học
2/Bài mới:
a)Hoạt động1: HS chọn mô hình lắp ghép
-GV cho các nhân hoặc nhóm HS tự chọn 1 mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
b)Một số mẫu:
-Lắp máy bừa.
-Lắp băng chuyền
3/Đánh giá: 
-Cá nhân hoặc nhóm tự đánh giá sản phẩm thực hành theo các yêu cầu sau:
+Lắp được mô hình tự chọn đúng thời gian quy định.
+Lắp đúng quy trình kỷ thật
+Mô hình được lắp chắc chắn, không xộc xệch.
4/Củng cố – dặn dò:
-HS nhắc lại những mẫu đã lắp 
-Chuẩn bị tiết tiếp theo.
-HS tự chọn mô hình lắp ghép trong SGK
-HS nghiên cứu kỹ mô hình lắp ghép
-HS đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 33 CKTKN.doc