Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Tiết 2: TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:

- Mối quan hệ giữa: 1 và ; và ; và

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

- Giải các bài toán có liên quan đến trung bình cộng.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ 2: Ngày soạn: 15/10/2009
Sáng Ngày giảng: 19/10/2009
Tiết 2: TOÁN	
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Mối quan hệ giữa: 1 và ; và; và 
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải các bài toán có liên quan đến trung bình cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
Tiến hành kiểm tra trong quá trình làm bài tập
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập và chữa các bài tập đã làm
- Bài 1:
+ GV gợi ý cho HS nhận xét được: Muốn biết số này gấp số kia bao nhiêu lần ta làm thế nào? (lấy số này chia cho số kia )
+ Cho 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét và chữa bài.
- Bài 2: Tìm x
+ Dựa vào yêu cầu của từng câu (a, b, c, d ) GV hỏi và HS nêu cách làm
Chẳng hạn: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào bảng
+ GV nhận xét và chữa bài 
- Bài 3:
GV hỏi HS trả lời
+ Muốn tìm trung bình cộng của 2 số ta làm thế nào ?
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ GV nhận xét và chữa bài 
- Bài 4: (dành cho HS khá, giỏi)
+ Cho HS đọc và tóm tắt đề
+ Phân tích đề và nêu cách giải bài toán
+ GV gợi ý cho HS nhận xét:
 Tìm 1m vải trước đây
 Tìm 1m vải hiện nay
 Tìm số m vải 
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ GV nhận xét và chữa bài 
C. Củng cố, dặn dò:
Học thuộc cách tìm thành phần chưa biết trong các phép tính
(số hạng, thừa số, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia )
- Nhận xét tiết học:
- HS nhận xét: 
1 : = = 10 ( lần )
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét bài làm.
- HS làm vào bảng con
- 1 HS đọc nội dung bài tập
- HS giải vào vở
Trung bình mỗi vòi nước chảy được là:
 (phần bể)
 Đáp số: phần bể
- HS trả lời
- HS làm vào vở nháp. 
Trước đây mua 1m vải thì phải trả số tiền là: 60000 : 5 = 12000 (đồng)
Hiện nay mua 1 m vải thì hết số tiền là: 12000 – 2000 = 10000 (đồng)
Với 60000 đồng thì hiện nay mua được số m vải là:
 60000 : 10000 = 6 (m)
 Đáp số: 6m
Tiết 3 TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng các từ : A- ri- ôn, Xi- xin, dong buồm, boong tàu. 
 - Đọc trôi chảy và bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc. Tranh ảnh về cá heo
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài : Tác phẩm ... và trả lời câu hỏi 
- Nhà văn Đức Si-le được ông cụ đánh giá như thế nào ? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm: con người với thiên nhiên (SGK)
- Qua bài học hôm nay các em sẽ hiểu nhiều về loài vật. 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Phân đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... đất liền.
+ Đoạn 2: Nhưng ... ông lại 
+ Đoạn 3: Hai hôm ... A-ri-ôn
+ Đoạn 4: Sau câu ... hết
- Đọc tiếp nối lần 1
+ Hướng dẫn đọc đúng các từ khó: A- ri- ôn, Xi- xin, dong buồm, boong tàu 
- Đọc tiếp nối lần 2 
- Đọc nối tiếp lần 3
- Đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi:
+ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
+ Điều kì lạ gì xảy ra khi A-ri-ôn cất tiếng hát?
+ Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
+ Ngoài câu chuyện này, em còn biết câu chuyện nào về cá heo?
c) Đọc diễn cảm:
- Luyện đọc đoạn 1, 2
C. Củng cố, dặn dò : 
- Qua bài đọc, em thấy cá heo là loài cá thế nào?
- Nội dung : Cá heo thông minh có tình cảm gắn bó với con người.
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện 
- Đọc bài mới: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp
- Học sinh đọc
- 4 học sinh đọc nối tiếp
- 1 học sinh đọc phần chú giải
- 4 HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp. Cả lớp đọc thầm. Trả lời 
... thủy thủ đòi giết ông
... đàn cá heo bơi đến thưởng thức tiếng hát...
... biết thưởng thức tiếng hát, biết cứu người...
... thủy thủ tham lam, độc ác
... cá heo thông minh, tốt bụng
- 2-4 học sinh đọc 
- HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Luyện đọc đoạn 1, 2 theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- Nhắc lại nội dung 
Tiết 4: KHOA HỌC 
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người 
II. Đồ dùng dạy - học:
 -Thông tin và hình trang 28,29 SGK
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
- Chúng ta nên làm gì để đề phòng bệnh sốt rét?
B. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: Bài học hôm nay sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết và cách phòng tránh căn bệnh sốt xuất huyết
HĐ1: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
-Yêu cầu hs đọc kĩ thông tin trang 28 SGK, sau đó làm bài tập
Đáp án: 1b, 2b, 3a, 4b, 5b
Yêu cầu thảo luận thêm câu hỏi: Theo bạn sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Vì sao
Kết luận: Mục bạn cần biết trang 29 SGK đoạn 1, đoạn 2
HĐ2: Cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết
Quan sát thảo luận
Giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đói với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Gợi ý giúp hs giải thích thêm
Yêu cầu thảo luận câu hỏi
Nêu những việc làm để đề phòng bệnh sốt xuất huyết
Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt trừ muỗi và bọ gậy?
Kết luận: mục bạn cần biết trang 29 SGK
C. Củng cố dặn dò:
 Dặn dò tiết sau: Phòng bệnh viêm não
- Nhận xét tiết học
-3 hs trả lời
- Làm việc cá nhân
- Đọc để chọn đáp án đúng
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét bổ sung
- Thảo luận nêu ý kiến.
- Góp ý bổ sung
- Hs đọc
- Quan sát h2,3,4 trang 29 SGK.
- Chỉ và nói nội dung của từng hình
-Giải thích tác dụng của việc làm.
Thứ ba: Ngày soạn: 15/10/2009
Sáng Ngày giảng: 20/10/2009
Tiết 1: THỂ DỤC
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI " TRAO GẬY"
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc).
 - Thực hiện đúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
 - Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Trò chơi “Trao tín gậy”: Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Sân trường
 - 1 Còi, 3 tín gậy, kẻ sân cho học sinh
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu chấn chỉnh đội ngũ.
- HS khởi động: xoay các khớp cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn 200-250m
- Tròi chơi: Chim bay, cò bay
Phần cơ bản : 
a. Đội hình, đội ngũ:
- Ôn cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra ngoài. Tập hợp hàng ngang, hàng dọc, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, đằng sau.
- Lần 1 GV điều khiển lớp. Chia tổ tập luyện. GV quan sát nhân xét sữa chữa.
- Tập hợp lớp cho các tổ thi đua
b. Trò chơi "Trao tín gậy"
- Chơi trò chơi "Chuyền đồ vật"
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi, cho lớp chơi thử, chơi chính thức 2,3 lần
- GV quan sát nhận xét, biểu dương
Phần kết thúc:
- HS đi vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng
- GV hệ thống bài học 
- Nhận xét, đánh giá
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện 
- HS chơi 
- HS chơi 
- HS thực hiện 
- HS chú ý lắng nghe
Tiết 2: TOÁN
KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
II. Đồ dùng:
 - GV kẽ sẵn 2 bảng như sgk ( kẻ vào bảng phụ )
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Bài cũ:
- Gọi một số HS nêu ví dụ về số tự nhiên, phân số, hỗn số.
2. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Dạy bài mới:
* HĐ 1: a) Giới thiệu khái niệm về số thập phân.
- Treo bảng 1 với các số đo được ghi như sgk.
- Cho HS nêu độ dài của từng đoạn thẳng được ghi theo từng hàng.
- Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các số đo m, dm, cm, mm.
- Gợi ý để HS có thể viết các số đo dưới dạng phân số thập phân có đơn vị đo là m. Chẳng hạn: 1dm = m
- Cũng viết tương tự với các số đo sau.
- Cho HS nhận xét các phân số có gì đặc biệt.
- Từ phân số thập phân GV hướng dẫn cho HS chuyển về số thập phân: 
1 dm = m = 0,1 m
- Cũng hướng dẫn tương tự với các trường hợp còn lại.
- Đọc : 0,1 ; 0,01; 0,001
- Từ số thập phân cho HS chuyển về phân số thập phân.
- KL: 0,1 ; 0,01 ; 0,001 là số thập phân.
* HĐ 2: 
- GV treo bảng 2 và cũng hướng dẫn thực hiện như bảng 1 (cho HS làm miệng, GV ghi bảng )
- KL: ; ; được viết thành 0,5 ; 0,07 ; 0,009 cũng là số thập phân.
* HĐ 3: Thực hành đọc và viết số thập phân.
- Bài 1: 
Cho HS nhìn vào số liệu ghi trên tia số và đọc.
Chẳng hạn: Một phần mười; không phẩy một.
- Bài 2:
+ Gv hướng dẫn mẫu
+ Cho HS làm bài vào vở theo mẫu 
+ Nhận xét chấm chữa bài
C. Củng cố, dặn dò:
Hướng dẫn HS làm bài tập số 3 trang 35
- Nhận xét tiết học
- HS nêu, cả lớp nhận xét
- HS đọc độ dài từng đoạn thẳng
- HS nêu mối quan hệ: 
 1m = 10 dm
 1 dm = m
- HS nhận xét đều là phân số thập phân 
- HS quan sát GV làm
- Cho vài HS đọc các số thập phân ở SGK
- HS chuyển (VD:0,1 = )
- HS trả lời băng miệng, cả lớp nhận xét
- HS nhận xét viết, đọc
- HS đọc, cả lớp nhận xét
- HS quan sát 
- Đại diện 2 dãy lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở, cả lớp nhận xét
Tiết 3: CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
 - Nghe và viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiên được 2 trong 3 ý (a, b, c) của BT3.
 II Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết: lừa, sữa, tưởng, mướn và nêu quy tắc đánh dấu thanh. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích , yêu cầu tiết học 
2. Hướng dẫn viết:
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn viết từ khó: quen thuộc, ngân lên, mái xuồng, giã bàng, lảnh lót, giấc ngủ
- Đọc cho học sinh viết
- Đọc toàn bài
- Chấm vở 1 số em
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2:
- Gợi ý: các tiếng cùng 1 vần
Bài tập 3:
- Gợi ý điền các vần : iên, ui, ia
- Nhận xét 
C. Củng cố, dặn dò : 
 - Nhận xé ...  tín gậy"
- Chơi trò chơi "Chuyền đồ vật"
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi, cho lớp chơi thử, chơi chính thức 2,3 lần
- GV quan sát nhận xét, biểu dương
3. Phần kết thúc:
- HS đi vòng tròn lớn, vữa đi vừa làm động tác thả lỏng
- GV hệ thống bài học 
- Nhận xét, đánh giá
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện 
- HS chơi 
- HS tập hợp – Lớp trưởng điều khiển – Cả lớp thực hiện.
- HS tập hợp theo tổ - Tổ trưởng điều khiển.
- Lớp trưởng điều khiển – Lần lượt từng tổ thực hiện.
- HS chơi 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
- HS chú ý lắng nghe
Tiết 2: TOÁN
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nhận biết tên các hàng của số thập phân ( dạng đơn giản thường gặp 
 - Biết cách đọc, viết số thập phân, chuyển đổi số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
II. Đồ dùng:
 - GV kẽ sẵn bảng như trong sgk 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gọi 1 HS nhắc lại cấu tạo của số thập phân
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng; cách đọc, viết số thập phân.
- GV treo bảng phụ và ghi VD: 375,406
- Cho HS nêu phần nguyên, phần thập phân và chỉ ra các hàng trong từng phần. Chẳng hạn:
+ Phần nguyên gồm các hàng đơn vị, chục, trăm
+Phần thập phân gồm các hàng: Phần mười, Phần trăm, Phần nghìn
- Tương tự GV ghi VD 2: 1307,095 và cho HS nêu các hàng của số thập phân
- Cho HS nêu mối quan hệ của các hàng liền kề nhau - Thảo luận theo nhóm 2
1 chục = .... đơn vị 
1 đơn vị = ...chục ( chục )
1 trăm = ...chục 
1 chục = ...trăm ( trăm )
- GV KL Mỗi đơn vị của 1 hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp liền kề sau nó hoặc bằng ( tức 0,1 ) đơn vị của hàng cao hơn liền kề trước .
- GV nêu VD: 375,406
+ Cho HS nêu giá trị của các chữ số trong từng phần. 
Chẳng hạn: Phần nguyên: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị
 Phần thập phân: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn
+ Cho HS đọc số và nêu cách đọc
+ Cho HS nêu cách viết số thập phân
- GV nêu VD: 0,1985 và cho HS nêu giá trị các chữ số trong từng phần, đọc và nêu cách đọc, cách viết
- KL: Cách đọc ,viết số thập phân ( theo sgk )
* HĐ 2: Thực hành
- Bài 1: Cho HS làm và trả lời bằng miệng
- Bài 2: (a,b) Cho HS làm vào vở và chữa
C. Củng cố, dặn dò:
Nêu cách đọc, viết số thập phân
- Nhận xét tiết học
- Vài HS nhắc lại
- HS quan sát 
- HS nêu phần nguyên, phần thập phân và các hàng của nó
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm, nêu kết quả, nhận xét bổ sung
- Vài HS nhắc lại kết luận
- HS chỉ ra giá trị của các chữ số trong từng hàng
- HS đọc số và nêu cách đọc
- Nêu cách viết các số thập phân
- HS nêu cấu tạo, đọc, viết số thập phân
- Vài HS nhắc lại
- GV gọi HS trả lời
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp bổ sung và chữa
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp bổ sung và chữa
- Vài HS nhắc lại cách đọc, viết số thập phân
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Học sinh xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1).
 - Hiểu được liên hệ về nội dung giữa các câu trong 1 đoạn , biết cách viết câu mở đoạn.(BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Ảnh minh hoạ Vịnh Hạ Long
 - Phiếu học tập
III Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh trình bày dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:	
Nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1:
- Chốt:
a) Mở bài: câu mở đầu..
Thân bài: 3 đoạn tiếp theo.
+ Kết bài: Câu cuối.
b) Đoạn 1: Tả sự kì vĩ....
Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng....
Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt hấp dẫn.......
c) ..Mở đầu mỗi đoạn, có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn.
 Bài tập 2:
+ Nhấn mạnh: để chọn đúng câu mở đoạn, cần xem những câu cho sẵn nêu được ý bao trùm cả đoạn.
- GV chốt lại:
+ Điền vào đoạn 1 (câu b) vì câu này nêu được cả 2 ý của đoạn.
+ Điền vào đoạn 2 (câu c)
Bài 3: Hướng dẫn, gợi ý: Khi viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn không, có phù hợp với câu tiếp theo trong đoạn hay không. 
C. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau: Viết một đoạn văn tả cảnh sông nước....
- Nhận xét tiết học
- 1 học sinh trình bày.
- 1 học sinh đọc to.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi SGK.
- Nêu yêu cầu.
- Đọc thầm nội dung.
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- Học sinh viết vào vở.
- Đọc bài làm.
- Nhận xét.
- Nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn.
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3. 
 - Biết đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. 
II Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi bài tập 1
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
 Kiểm tra vở
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu từ nhiều nghĩa là động từ.... 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- Nhận xét.
* GV chốt lại:
+ Bé chạy lon ton trên sân: Sự di chuyển nhanh bằng chân.
+ Tàu chạy băng băng trên đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
+ Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy móc.
+ Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
Bài tập 2:
-Nêu vấn đề: từ chạy có nhiều nghĩa. Nét nghĩa nào chung.
- Nhận xét
* GV chốt lại: Dòng b (Sự vận động nhanh) nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy
Bài tập 3:
Nhận xét
* GV chốt lại: Từ ăn trong câu c được với nghĩa gốc (ăn cơm)
Bài tập 4:
- Hướng dẫn , gợi ý: Chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ đi và từ đứng không đặt câu với các nghĩa khác. 
- Chấm vở 1 số em.
* VD:
+ Nghĩa 1: Ông em đi rất chậm.
+ Nghĩa 2: Mẹ nhắc Nam đi tất vào cho ấm chân.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Một số em nộp vở.
- 1 học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- 2 học sinh làm bảng phụ.
- Cả lớp làm nháp.
- HS trình bày.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Thảo luận nhóm đôi
- HS phát biểu ý kiến – nhận xét.
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét.
- Học sinh làm vào vở.
- Vài học sinh đọc bài làm.
- Nhận xét.
********************
Thứ sáu Ngày soạn: 19/10/2009
Sáng Ngày giảng: 23/10/2009
Tiết 1:	 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Biết cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
 - Biết cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gọi HS nêu cách đọc, viết số thập phân 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Tổ chức cho HS lần lượt làm từng bài tập rồi chữa các bài tập đó
- Bài 1:
Chuyển số thập phân thành hỗn số:
+ GV làm mẫu :VD = 16
+ Cho HS nhận xét cách làm. Chẳng hạn:
 . Lấy tử chia cho mẫu thương tìm được là phần nguyên kèm theo phần phân số có tử là số dư còn mẫu số là số chia
+ Từ hỗn số chuyển sang số thập phân, Gv làm mẫu cho HS quan sát. Chẳng hạn: 16 = 16,2
+ Các bài còn lại cho HS làm và chữa
- Bài 2: (3 ps thứ 2,3,4)
+ Hướng dẫn cho HS tiến hành các bước như bài 1, song bước chuyển về hỗn số thì làm nháp, chỉ viết số thập phân là kết quả cuối cùng. Chẳng hạn: = 4,5
+ Nhận xét, chấm và chữa bài
- Bài 3:
+ GV hướng dẫn mẫu cho HS quan sát
+ GV gợi ý để HS chuyển số thập phân thành hỗn số
+ Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo. Chẳng hạn:
 2,1m = 2m = 2m 1dm = 21dm
+ Cho HS lần lượt làm các bài còn lại, GV nhận xét, chấm chữa bài
- Bài 4 (dành cho HS khá, giỏi)
+ HS làm bài cá nhân
+ HS trình bày. Chẳng hạn:
 = = 0,6 ; = = 0,60 
C. Củng cố dặn dò:
Nhắc lại cách đọc, viết số thập phân
- Nhận xét tiết học:
- Một số HS nêu
- HS chú ý theo dõi
- HS quan sát
- HS nhận xét cách làm
- HS nhắc lại cách làm
- 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung
- 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung
- HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV.
- 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung
- Vài HS nhắc lại cách đọc, viết số thập phân.
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Biết chuyển 1 phần của dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Dàn ý bài văn của học sinh 
 - Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước 
III Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
Gọi học sinh nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn văn và bài văn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
- GV ghi đề bài lên bảng: Dựa vào dàn ý em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
 - Kiểm tra dàn ý của học sinh .
+ Nhấn mạnh: Phần thân bài có nhiều đoạn, nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết. Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Nhận xét, chấm điểm một số bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết tiếp bài (nếu HS nào viết chưa xong).
- Tiết học sau: Luyện tập tả cảnh ở địa phương.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh nêu.
- HS chú ý lắng nghe
- 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc gợi ý .cả lớp đọc thầm.
- Học sinh viết đoạn văn.
- Đọc nối tiếp bài làm.
Tiết 3 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
1. Yêu cầu: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuần. 
 - Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
 a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
 - Chấn chỉnh một số nền nếp của lớp. 
 - Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến. 
 b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
 * Ưu điểm:
 - Một số em có cố gắng trong học tập: (Em Tân, Cao Kì, Sáng, ...) 
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài như: (em Hà, Phu, Quý, Quy, Cẩm Nhung,..
 - Thực hiện tốt các nề nếp
 * Nhược điểm:
 - Đang còn nói chuyện riêng trong lớp: em Tân, Hưng, Ánh,
 - Một số em còn thiếu đồ dùng học tập như: em Sáng, Nam,
 3. Kế hoạch tuần tới: 
 - Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
 - Cán sự lớp tiếp tục hoạt động nghiêm túc. 
 - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Sinh hoạt văn nghệ: Hát bài: Em yêu hoà bình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7CKTKN.doc