Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 10

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 10

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT1)

I- Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoan văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 trong SGK.

- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II- Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.

- Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng ND bài tập.

III- Các hoạt động dạy- học:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ND học tập của tuần 10; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2- Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)

- Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)

- GV ghi điểm.

 

doc 209 trang Người đăng hang30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT1)
Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoan văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 trong SGK.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.
Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng ND bài tập.
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu ND học tập của tuần 10; giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
3- 	Hướng dẫn HS làm BT 2:
-	1HS đọc yêu cầu đề bài.
GV phát phiếu cho HS các nhóm làm việc.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, / GV giữ lại trên bảng bài làm đúng. / 1-2 HS đọc bài làm trên bảng. (SGV trang 202)
4- Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tiết sau tiếp tục KT.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
Biết:
Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
Giải toán liên quan đến: “Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”
Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	 Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS tự làm bài vào vở / Chữa bài, cho HS đọc lại số thập phân đã viết đúng.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 4:
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở, 1 HS giấy khổ lớn / Chữa bài (Khuyến khích HS làm 2 cách: PP tỷ số & PP rút về đơn vị; KQ: 540 000 đồng)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị tiết sau KT.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 2)
Mục đích, yêu cầu: 
- Mức độ, yêu cầu kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe- viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.
Các hoạt động dạy- học:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Nghe - viết chính tả:
Hướng dẫn HS nghe-viết:
GV đọc bài chính tả.(đọc cả mục chú giải)
Bài chính tả thể hiện điều gì của tác giả? (Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng & giữ gìn nguồn nước.)
HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai chính tả: sông Đà, sông Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ.
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi, viết chữa những lỗi sai bên lề trang vở.
GV nhận xét chung.
Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học.
-	Dặn HS tiết sau tiếp tục KT. 
Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an tàon khi tham gia giao thông đường bộ.
Đồ dùng & PPdạy - học:
Thông tin & hình trang 40 - 41 SGK.
Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
PP đàm thoại, thuyết trình...
III-Các hoạt động dạy - học:
1-	 Hoạt động 1: Quan sát & thảo luận
Mục tiêu: 
HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật GTĐB của những người tham gia giao thông trong hình (TGGT).
HS nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo cặp: 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, phát hiện và chỉ cho nhau biết những việc làm vi phạm của người TGGT trong từng hình; đồng thời tự đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
Đại diện 1 số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định 1 bạn của cặp khác trả lời.
Kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra TNGT đường bộ là do lỗi của người TGGT không chấp hành đúng luật GTĐB.VD:
Người đi bộ không đi đúng phần đường quy định;
Đi xe đạp hàng 3
2-	Hoạt động 2: Quan sát & thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được 1 số biện pháp ATGT.
Cách tiến hành:
2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK, phát hiện những việc cần làm đối với người TGGT được thể hiện qua hình.
1 số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp. 
GV nêu tiếp câu hỏi cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+	Em hãy nêu 1 số biện pháp ATGT.
HS phát biểu ý kiến. / Nhận xét.
GV ghi lại các ý kiến lên bảng, tóm tắt, kết luận chung.
Thứ ba, ngày 3 tháng 11 năm 2009
Thể dục
ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH - TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
MỤC TIÊU: 
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi
II-NỘI DUNG &PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2phút)
Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, có thẻ GV chạy trước dẫn đường.(1 phút)
-	Đứng thành 3- 4 hàng ngang hoặc vòng tròn sau đó GV hoặc cán sự điều khiển cho cả lớp thực hiện khởi động các khớp (2-3phút)
* 	Chơi trò “đứng ngồi theo hiệu lệnh”(2-3phút)
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
- 	Ôn tập 3 động tác vươn thở, tay và chân: 1- 2 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	Lần đầu, GV làm mẫu và hô nhịp. Nhưng lần sau, cán sự vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho cả lớp tập, GV sửa sai cho HS, nhịp vào nhiều cho HS tập sai thì GV ra hiệu cho cán sự ngưng hô nhịp để sửa rồi mới cho HS tập tiếp.
Học động tác vặn mình: 3- 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
+	GV nêu động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để cho HS tập theo( GV đứng cùng chiều với HS ). Những lần tập đầu, GV cần hô chậm từng nhịp sao cho HS tập tương đối tốt mới chuyển sang tập nhịp khác. GV nhắc HS ở nhịp 1, 3 chân bước chân rộng hơn hoặc bằng vai, căng ngực, hai tay thẳng, ngẩng đầu, ở nhịp 2, 6 khi quay 90o thân thẳng, bàn tay ngửa. Khi quay thân cần phối hợp giữa thân và tay sao cho khi quay thân xong tay vẫn ở tư thế dang ngang.
-	Ôn 4 động tác thể dục đã học: 3- 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	Cả lớp thực hiện theo sự điều khiển của GV hoặc cán sự hoặc chia nhóm để HS tự ôn luyện, rồi báo cáo kết quả ằng cách từng tổ trình diễn, GV và những HS khác nhận xét, đánh giá.
-	Chơi trò chơi: “ Ai nhanh và khéo hơn”: 4- 5 phút.
3-	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS chơi trò chơi hoặc tập một số động tác để thả lỏng:2 phút 
	-	GV cùng HS hệ thống bài
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập. 
Giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung, ghi lại cách chơi của trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn”
Toán
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
(Kiểm tra theo đề chung của trường)
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 3)
Mục đích, yêu cầu: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học( BT2).
Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu của TV5-T1.
Các hoạt động dạy- học:
1- 	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-	Kiểm tra tập đọc và HTL – BT1: ( 7-10 em)
-	Từng HS bắt thăm chuẩn bị trước 1-2 phút, GV gọi đọc bài & trả lời câu hỏi bài đọc. (Những em chưa đạt yêu cầu, sẽ KT lại vào buổi sau)
-	GV ghi điểm.
Hướng dẫn HS làm BT2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV ghi lên bảng tên 4 bài văn & giúp HS hiểu rõ về yêu cầu của BT.(Lưu ý: Giải thích vì sao em thích chi tiết đó.)
HS làm việc cá nhân: làm bài vào giấy nháp. 
Gọi vài HS trình bày miệng bài làm. / Nhận xét, tuyên dương
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm, các nhóm chuẩn bị trang phục để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân (tiết 5);tiết sau tiếp tục KT.
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 4)
Mục đích, yêu cầu: 
- Lập được bảng từ ngữ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học ( BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
Đồ dùng dạy học:
-	Bút dạ & 1 số tờ giấy khổ to kẽ sẵn bảng từ ngữ ở BT1, BT2.
Các hoạt động dạy- học:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn giải bài tập:
Bài1:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT./ Gọi HS làm mẫu.
HS làm việc theo nhóm: thảo luận, trao đổi để điền vào bảng. 
Đại diện nhóm trình bày / Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT.
HS làm việc theo nhóm: thảo luận, trao đổi để điền vào bảng. 
Đại diện nhóm trình bày / Nhận xét, bổ sung./ GV giữ lại 1 bài làm tốt nhất.
Vài HS đọc lại kết quả.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS các nhóm chuẩn bị trang phục để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân (tiết 5); tiết sau tiếp tục KT tập đọc & HTL.
Chiều thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố về viết số đo độ dài, số đo khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
Rèn kĩ năng chuyển đổi số đo & giải toán có lời văn.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 57 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
Cả lớp làm BT vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT4 trang 57 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi điền nhanh giữa các nhóm).
Bài 3: (BT4 trang 58 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi khoanh tròn nhanh giữa 2 đội).
Bài 4: (BT5 trang 58 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài 
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt(Ôn)
 LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục đích, yêu cầu:
Củng cố luyện tập về từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Làm bài tập:
Bài ôn:
+	Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví ... ùng làm nổi bật ý đó.
+	Đoạn văn phải có hình ảnh.Chú ý áp dụng biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động.
+	Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc của người viết
HS viết đoạn văn vào vở. GV thu chấm 5-7 bài, gọi vài HS đọc bài viết / Nhận xét, ghi điểm.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
Địa lí
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Mục tiêu: 
-Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu.
+ Ngành du lịc nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điẻm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, nha Trang, Vũng Tàu...
- HS khá, giỏi: + Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
 + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội...; các dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
Đồ dùng & PPdạy - học:
Bản đồ Hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại & về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch).
PP quan sát, sử dụng bản đồ...
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
1-	Ngành thương mại:
Hoạt động 1: (cá nhân)
HS dựa vào SGK chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:
+	Thương mại gồm những hoạt động nào?
+	Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+	Nêu vai trò của ngành thương mại.
+	Kể tên một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
*	Kết luận:
Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa, bao gồm:
+	Nội thương: buôn bán trong nước.
+	Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội & TP. HCM.
Vai trò của thương mại: cầu nối giữa SX với tiêu dùng.
Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ,), hàng công nghiệp nhẹ & CN thực phẩm (giày dép, quần áo, bánh kẹo,), hàng thủ CN (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu,), nông sản (gạo, sản phẩm cây CN, hoa quả,), thủy sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp,).
Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,nhiên liệu.
2-	Ngành du lịch:
Hoạt động 2: (nhóm)
HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết để:
+	Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+	Vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+	Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
*	Kết luận:
Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TP. HCM, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
+	Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của Huế. (Nếu còn thời gian)
	Củng cố, dặn dò:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Đạo đức:
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T1)
I-Mục tiêu: 
	- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong hoạt động của trường, lớp.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hơpự tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáovà mọi người trong công việc , của lớp, của trường, của ga đình, của cộng đồng.
- Biết được thế nào là hợp tác với mọi người xung quanh.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II-Đồ dùng & PP dạy - học:
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 (T2)
PP thảo luận nhóm, đóng vai...
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống trang 25- SGK.
Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Quan sát 2 tranh trang 25 & thảo luận theo các câu hỏi được nêu dưới tranh.
Các nhóm HS độc lập làm việc.
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Các bạn tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là 1 biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
2-	Hoạt động 2: Làm BT1-SGK:
Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thảo luận để làm BT1.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung hay nêu ý kiến khác.
GV kết luận: Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, hợp tác với nhau trong công việc chung,; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi,
3-	Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2-SGK):
Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu BT 2 & hướng dẫn HS bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
GV lần lượt đưa ra từng ý kiến. / HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (theo quy ước).
GV mời 1 số HS giải thích lí do, cả lớp lắng nghe bổ sung (nếu cần).
GV kết luận:
+	Tán thành với các ý kiến: a, d.
+	Không tán thành với các ý kiến: b, c.
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
	Hoạt động tiếp nối:
HS thực hành ND trong SGK trang 27.
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(T2)
Mục tiêu: 
- Nêu vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiên sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Biết cham sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II-Đồ dùng dạy - học:
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát truyện nói về phụ nữ Việt Nam.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Xử lí tình huống BT 3- SGK.
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của BT 3.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV kết luận:
+	Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc & khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
+	Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
2-	Hoạt động 2: Làm BT 4 – SGK:
Mục tiêu: HS biết những ngày & những tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ & bình đẳng giới trong XH.
Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: 
+	Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+	Ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+	Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ.
3-	Hoạt động 3: Ca ngợi người Phụ nữ Việt Nam (BT 5 – SGK).
Mục tiêu: HS củng cố bài học.
Cách tiến hành:
HS các nhóm thi trình bày các bài hát, múa, đọc thơ (hoặc đóng vai phỏng vấn) về chủ đề Phụ nữ.
Lớp & GV bình chọn nhóm thắng cuộc.
	Củng cố, dặn dò:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Chiều thứ sáu,ngày 11 tháng 12 năm 2009
Toán (Ôn)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
-	Củng cố về phép chia STP, tỉ số phần trăm.
-	Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính trên số thập phân & giải toán có lời văn.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 89 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT4 trang 89 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / 2 HS làm bảng / Chữa bài.
Bài 3: (BT2 trang 90 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm trên bảng / Chữa bài.
 Bài 4: (BT3 trang 88 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 5: (BT4 trang 91 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài bài vào vở / Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng việt ( Ôn)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục tiêu:
- Giúp HS nắm vưng kiến thức về vốn từ: Hạnh phúc; từ đó HS thực hành viết được đoạn văn về chủ đề đã học.
II- Hướng dẫn ôn tập:
a/ Kiểm tra bài cũ:
Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
B/ Bài tập:
Bài 1: Theo em trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc. Đánh dấu nhân (x) vào câu mà em cho là đúng nhất.
a/ Giàu có b/ Con cái học giỏi
c/ Mọi người sống hoà thuận. d/ Bố mẹ có chức vụ cao 
 Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề hạnh phúc.
- HS tự làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc bài viết của mình trước lớp, lớp sửa chữa, bổ sung.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua:
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học nghiêm túc, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt.
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Duy trì và đẩy mạnh các phong trào học tập “Đôi bạn cùng học”, “Ngàn hoa điểm 10”,
Tổ chức lao động vệ sinh trường lớp vào chiều thứ tư.
Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 26/3
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 giao an tuan 101112131415.doc