Tập đọc:
Tiết 31: Thầy thuốc như mẹ hiền (153)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
3. Thái độ: Sống nhân hậu, yêu thương mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ (SGK).
TUẦN 16 Soạn: 10/12/2011 Giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011 Chào cờ: Nghe phương hướng tuần 16. Tập đọc: Tiết 31: Thầy thuốc như mẹ hiền (153) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. 3. Thái độ: Sống nhân hậu, yêu thương mọi người. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh minh hoạ (SGK). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Gọi 1HS khá đọc bài - Yêu cầu HS chia đoạn. - HD đọc: Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải. - Giải thích: Lãn Ông có nghĩa là ông lão lười. Đây chính là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý nói rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc bài. - Đọc mẫu - 2 học sinh - 1HS đọc bài - Bài chia 3 đoạn. - Lắng nghe - HS đọc theo trình tự: + HS 1: Hải Thượng Lãn Ông..cho thêm gạo, củi. + HS 2: Một lần khác...càng nghĩ càng hối hận. + HS 3: Là thầy thuốc..chẳng đổi phương. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Theo dõi. - 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn theo cặp. - Các cặp đọc bài trước lớp. - Lắng nghe. * Chú ý: Đọc với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. * Tìm hiểu bài - Chia HS thành nhóm 4, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc thầm và trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài của SGK. - Gọi 1 HS khá điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài. Sau đó theo dõi để hỏi thêm, giảng khi cần. - Câu hỏi tìm hiểu bài: + Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào? + Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? + Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? - Giảng: Hải Thượng Lãn Ông là một người thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người dân nghèo khổ, ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra mà chết do bàn tay thầy thuốc khác. Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm đối với nghề, đối với mọi người. Ông còn là một con người cao thượng và không màng danh lợi. + Vì sao nói Lãn Ông là con người không màng danh lợi? + Em hiểu nội dung 2 câu thơ cuối bài như thế nào? + Bài văn cho biết điều gì? - Gắn bảng phụ ghi nội dung bài lên bảng. - Kết luận: Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Tấm lòng của ông như mẹ hiền. Cả cuộc đời ông không màng danh lợi mà chỉ chăm làm việc nghĩa. Với ông, công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể thay đổi. Khí phách và nhân cách cao thượng của ông được muôn đời nhắc đến. 3.3. Đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS chọn đoạn đọc diễn cảm (đoạn 1). + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS - HS tìm hiểu bài theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển hoạt động. -1 HS khá điều khiển lớp hoạt động. - Trả lời: + Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. + Những chi tiết: Lãn Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nhà thì nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa khỏi bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi. + Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận. - Lắng nghe. + Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối. + 2 câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi + Bài văn cho em hiểu rõ về tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. - 2 HS nhắc lại nội dung của bài. HS cả lớp ghi vào vở. - Lắng nghe. - Đọc và tìm cách đọc hay. + Theo dõi GV đọc mẫu, dùng chì gạch trong SGK + 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - 3 HS thi đọc diễn cảm. 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố bài, liên hệ giáo dục học sinh sống nhân hậu, yêu thương mọi người. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh luyện đọc lại bài. Anh: (Đ/C Thu soạn giảng). Toán: Tiết 76: Luyện tập (76) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố về cách tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm: +) Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch +) Tiền vốn, tiền lãi, số phần trăm tiền lãi. 2. Kỹ năng: Thực hiện được các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: - Học sinh: Bảng con - Giáo viên: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 học sinh làm ý: b, c của BT2 (Tr.75) - 1 học sinh nêu cách tính tỉ số % của hai số. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn học sinh làm BT - Nêu yêu cầu BT1 - Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính mẫu (như SGK). Giáo viên lưu ý với học sinh, khi thực hiện phép tính với các tỉ số phần trăm phải hiểu là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng. - Yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính còn lại vào bảng con. - Nhận xét, chốt kết quả đúng sau mỗi lần giơ bảng. - Gọi HS nêu bài toán và yêu cầu. - Giúp học sinh hiểu các khái niệm: Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức kế hoạch. - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở, 1HS làm vào bảng phụ. - Gọi HS trình bày bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. (Thực hiện cùng bài 2) - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. - Cho HS làm xong nhanh bài 2 làm bài 3 vào nháp. - Gọi 1 HS đọc bài giải. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. - 2 học sinh Bài 1(76): Tính (theo mẫu) - Lắng nghe - Thực hiện theo hướng dẫn - Làm bài vào bảng con 27,5% + 38% = 65,5% 30% - 16% = 14% 14,2% x 4 = 56,8% 216% : 8 = 27% Bài 2(76): - 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu yêu cầu. - Làm bài, chữa bài Bài giải a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9, thôn Hoà An đã thực hiện được là: 18 : 20 = 0,9 0,9 = 90% b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được là: 23,5 : 20 = 1,175 1,175 = 117,5% Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là: 117,5% - 100% = 17,5% Đáp số: a) Đạt 90% b) Thực hiện 117,5% Vượt 17,5% *Bài 3(76): - 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu yêu cầu - Làm bài. Bài giải a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là: 52500 : 42000 = 1,25 1,25 = 125% b) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125%, nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó số phần trăm tiền lãi là: 125% - 100% = 25% Đáp số: a) 125% b) 25% 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh xem lại các bài tập. Đạo đức: Tiết 16: Hợp tác với những người xung quanh (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa và nắm được cách thức hợp tác với những người xung quanh. 2. Kỹ năng: Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. 3. Thái độ: Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: - Học sinh: Tranh trong SGK. - Giáo viên: Tranh trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ôn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao cần phải tôn trọng phụ nữ? - Nêu một số hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ? 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống (SGK – Tr25) - Chia lớp thành các nhóm 2, quan sát hai tranh ở SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi ở dưới tranh. - Gọi các nhóm trình bày. - Kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. * Hoạt động 2: Làm BT1 (SGK) - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm 2 làm bài. - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả. - Kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau, bàn bạc, phối hợp với nhau trong công việc chung. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT2 – SGK) - Lần lượt nêu các ý kiến của BT2, gọi học sinh bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành đối với từng ý kiến, giải thích lí do. - Kết luận +) Tán thành với các ý kiến: a,d. +) Không tán thành với các ý kiến: b,c. - Yêu cầu học sinh đọc mục: Ghi nhớ * Hoạt động tiếp nối: Dặn học sinh thực hành theo nội dung ở SGK Tr-27. - 2 học sinh - Quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2HS nêu. - Thảo luận nhóm 2 làm bài. - Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, ghi nhớ - Bày tỏ thái độ: Tán thành thì giơ tay và ngược lại. - Một số HS giải thích lí do. - Lắng nghe, ghi nhớ - Đọc mục: Ghi nhớ - Thực hành Soạn: 11/12/2011 Giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011 Toán: Tiết 77: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết tìm một số phần trăm của một số. 2. Kỹ năng: Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh làm 2 ý c,d của BT1 (Tr.76). - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm: * Ví dụ: Hướng dẫn tính 52,5% của 800: - GV nêu bài toán ví dụ: Một trường Tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó. + Em hiểu câu "số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường" như thế nào? + Cả trường có bao nhiêu học sinh? - GV ghi lên bảng: 100% : 800 học sinh 1% : học sinh? 52,5% : ... ai số 37 và 42. + Muốn biết anh Ba làm được bao nhiêu phần trăm số sản phẩm của tổ thì ta làm như thế nào? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng và cho điểm HS. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. - Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số. + Muốn tìm 30% của 97 ta làm như thế nào? + Muốn biết cửa hàng đó đã lãi bao nhiêu tiền thì ta phải làm như thế nào? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài . - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng và cho điểm HS. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. - Mời 1 HS đọc đề bài. - GV cho HS nhắc lại cách tính một số biết một số phần trăm của nó. + Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72. + Muốn biết trước khi bán cửa hàng đó có bao nhiêu tấn gạo thì ta phải làm như thế nào? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng. - GV thu vở của một số bàn để chấm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng và cho điểm HS. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra . Hoạt động của trò - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài ra nháp. Bài giải: Số tiền người đó thu được là: 152 000 100 : 20 = 760 000 (đồng) Đáp số: 760 000 đồng. - HS nghe. Bài 1 (79): - 1HS nêu. - HS nêu: Tính thương của 37 : 42 sau đó nhân thương với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải số đó. + Ta phải tính tỉ số phần trăm giữa sản phẩm anh Ba làm được và tổng số sản phẩm của cả tổ. - HS làm theo yêu cầu của GV. Bài giải: *a) Tỉ số phần trăm của 37 và 42 là: 37 : 42 = 0,8809 0,8809 = 88,09% b) Tỉ số phần trăm giữa số sản phẩm anh Ba làm được và tổng số sản phẩm của cả tổ là: 126 : 1200 = 0,105 0,105 = 10,5% Đáp số: a, 88,09% b, 10,5% - HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 2 (79): - 1HS nêu. - Một số HS nêu trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. + Ta lấy 97 nhân với 30 rồi chia cho 100 hoặc lấy 97 chia cho 100 rồi nhân với 30. + Ta lấy 6 000 000 nhân với 15 rồi chia cho 100 hoặc lấy 6 000 000 chia cho 100 rồi nhân với 15. - HS làm theo yêu cầu của GV. Bài giải: *a) 30% của 97 là: 97 30 : 100 = 29,1 b) Số tiền lãi của cửa hàng là: 6 000 000 : 100 15 = 900 000 (đồng) Đáp số: a, 29,1 b, 900 000 đồng. - HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 3 (79): - 1HS đọc. - Một số HS nêu trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. + Lấy 72 nhân với 100 rồi chia cho 30 hoặc lấy 72 chia cho 30 rồi nhân với 100. + Ta lấy 420 nhân với 100 rồi chia cho 10,5 hoặc lấy 420 chia cho 10,5 rồi nhân với 100. - HS làm theo yêu cầu của GV. Bài giải: a) Số đó là: 72 100 : 30 = 240 *b) Số gạo của của cửa hàng trước khi bán là: 420 100 : 10,5 = 4000 (kg) 4000 kg = 4 tấn. Đáp số: a, 240 b, 4 tấn. - HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. Thể dục: (Thầy Nin soạn giảng) Tập làm văn: Tiết 32: Làm biên bản một vụ việc I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân biệt được sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc. - Biết làm biên bản một vụ việc. 2. Kỹ năng: Lập được biên bản về việc cụ Ún trốn viện. 3. Thái độ: Trung thực khi lập biên bản. II. CHUẨN BỊ: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: 1 bảng phụ để Học sinh lập biên bản. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một em bé. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn làm bài tập: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài. - Yêu cầu HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS. Hoạt động của trò - 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Bài 1(161): Đọc bài văn và trả lời câu hỏi(SGK). - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh. Sự giống nhau Sự khác nhau - Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng. - Phần mở đầu: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. - Phần chính: cùng có ghi: + Thời gian + Địa điểm + Thành phần có mặt + Nội dung sự việc. - Phần kết: cùng có ghi: + Ghi tên + Chữ kí của người có trách nhiệm - Biên bản cuộc họp có: Báo cáo, phát biểu. - Biên bản về một vụ việc có: Lời khai của những người có mặt. - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, gợi ý HS dựa vào Biên bản về việc mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột và phần gợi ý trong SGK để làm bài. - Gọi HS làm ra bảng phụ dán lên bảng, HS và GV nhận xét, bổ sung ý kiến. - Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình - Nhận xét, cho điểm HS làm đạt yêu cầu. - Ví dụ về biên bản: Bài 2(163): Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện ( Bài: Thầy cúng đi bệnh viện.) Dựa theo mẫu biên bản ở BT1, hãy lập một biên bản về vụ việc này. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS báo cáo biên bản của mình. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phúc Sơn, ngày 17 tháng 12 năm 2010 BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN VIỆN Hôm nay, vào hồi 7 giờ sáng ngày 16 tháng 12 năm 2011 chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lò Văn Ún trốn viện. Các bác sĩ và y tá trực ca đêm ngày 15 tháng 12 năm 2011: + Bác sĩ: Nguyễn Minh Đức - Trưởng ca trực + BS: Nguyễn Hoàng Long + Y tá: Lò Thu Hồng Hai bệnh nhân nằm cùng phòng 205 với bệnh nhân Lò Văn Ún: Sùng A Chính, Nông Văn Thành. Sau đây là toàn bộ sự việc: 1. Bệnh nhân: Lò Văn Ún; 70 tuổi đang nằm chờ mổ sỏi thận. 2. Lời khai của bác sĩ Đức: Vào lúc 22 giờ đêm ngày 15 tháng 12 năm 2011, tôi đến phòng 205 để khám bệnh cho bệnh nhân lần cuối thì phát hiện cụ Ún không có trong phòng. Anh Chính và anh Thành nói là cụ Ún đi vệ sinh từ lúc khoảng 16 giờ chưa thấy về. 3. Lời khai của y tá Hồng: Tôi tiêm cho cụ Ún lúc 15 giờ 30 phút. Cụ vẫn bình thường nhưng tâm lý hơi lo sợ. 4. Lời khai của bệnh nhân cùng phòng: Lúc 16 giờ chúng tôi thấy cụ bảo đi vệ sinh. Không thấy cụ về chúng tôi cứ nghĩ cụ đi dạo đâu đó nên đi ngủ. 5. Lúc 22 giờ 30 phút, các bác sĩ, y tá kiểm tra tủ đồ đạc của cụ Ún thì thấy trống không. Tìm hết trong khuôn viên bệnh viện mà không thấy cụ. Chúng tôi dự đoán cụ Ún lần đầu đi bệnh viện, rất sợ phải mổ nên đã trốn viện về nhà. Đề nghị lãnh đạo viện có biện pháp khẩn cấp tìm cụ Ún, đưa cụ về bệnh viện để mổ sỏi thận. Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đại diện bác sĩ, y tá Đại diện các bệnh nhân cùng phòng Nguyễn Minh Đức Sùng A Chính 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại biên bản. 5. Dặn dò: Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật: (Thầy Quang soạn giảng) Khoa học: Tiết 32: Tơ sợi I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết một số loại tơ sợi và đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi 2. Kỹ năng: - Kể tên một số loại tơ sợi - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. 3. Thái độ: Tích cực học tập II. CHUẨN BỊ: - Học sinh: 1 số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo, diêm - Giáo viên: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trũ 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Chất dẻo có tính chất gì? - Nêu công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Nội dung * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Chia nhóm 2, yêu cầu học sinh quan sát hình ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi ở SGK – Tr66. - Kết luận: +) Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay +) Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông +) Hình 3: Liên quan đến việc làm ra tơ tằm - Hỏi: Các loại sợi trên có nguồn gốc từ đâu? (Có nguồn gốc từ thực vật và động vật) - Giảng: +) Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật và từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên +) Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo. * Hoạt động 2: Thực hành - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục: Thực hành Tr-67 - Nhận xét, kết luận: +) Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro +) Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại * Hoạt động 3: Làm việc cả nhóm - Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và bằng kiến thức thực tế để nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi - Nhận xét, kết luận +) Tơ sợi tự nhiên (sợi bông, tơ tằm) Sợi bông: Có thể rất mỏng, nhẹ cũng có thể rất dày. Quần áo bằng sợi bông thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. - Tơ tằm: vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và thoáng mát khi trời lạnh và mát khi trời nóng. +) Tơ sợi nhân tạo (sợi ni lông): vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu. 4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài - 2 học sinh - Quan sát, thảo luận và trả lời các câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày; lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe, ghi nhớ - Làm thực hành theo nhóm - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành - Lắng nghe - Đọc thông tin, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe - Về học bài Sinh hoạt: Kiểm điểm nền nếp I. MỤC TIÊU: - Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại. - Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động. II. NỘI DUNG: 1. Nhận xét chung: a, Hạnh kiểm: - Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ - Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các qui định của trường. - Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ. - Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác. - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt. b, Học tập: - Học bài và làm bài tập đầy đủ. - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số em nhận thức chậm c, Các công việc khác: - Thực hiện tốt Luật ATGT. - Duy trì tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. 2. Phương hướng: - Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt. - Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Tập nghi thức. - Tổ chức ôn luyện chuẩn bị thi cuối HKI.
Tài liệu đính kèm: