Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 31 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 31 (chi tiết)

Tập đọc

Tiết 61: Công việc đầu tiên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: truyền đơn, lính mã tà, thoát li,.

- Hiểu nội dung bài: Bài văn kể về lòng nhiệt thành của bà Nguyễn Thị Định. Bà là 1 phụ nữ yêu nước, dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

2. Kỹ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật.

3. Thái độ: Tích cực học tập

II. CHUẨN BỊ:

 Tranh minh họa SGK, bảng phụ.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 31 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31:
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tập đọc 
Tiết 61: Công việc đầu tiên
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: truyền đơn, lính mã tà, thoát li,...
- Hiểu nội dung bài: Bài văn kể về lòng nhiệt thành của bà Nguyễn Thị Định. Bà là 1 phụ nữ yêu nước, dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
2. Kỹ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ:
	Tranh minh họa SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Người thiếu niên trong tranh chính là bà Nguyễn Thị Định. Bà sinh năm 1920 mất năm 1992. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Theo trích đoạn hồi kí của bà, chúng ta hiểu được công việc đầu tiên của bà nhé!
3.3. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Hướng dẫn HS đọc bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu toàn bài, cách đọc như sau:
Hoạt động của trò
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- HS: Tranh vẽ một thiếu niên vừa cắp rổ cá vừa rải những mảnh giấy nhỏ trên đường trong lúc tờ mờ sáng.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
- Bài chia 3 đoạn
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Một hôm...không biết giấy gì.
+ HS 2: Nhận công việc...chạy rầm rầm.
+ HS 3: Về đến nhà...nghe anh!
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Nhận biết giọng đọc toàn bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 2 vòng).
- 2 HS đọc toàn bài trước lớp.
- Theo dõi.
+ Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, diễn tả đúng tâm trạng bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng. Lời anh Ba: ân cần khi nhắc nhở Út, mừng rỡ khi khen ngợi Út. Lời Út: mừng rỡ khi lần đầu được giao việc, thiết tha bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
* Tìm hiểu bài
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là công việc gì?
+ Tâm trạng của chị út như thế nào khi lần đầu tiên nhận công việc này?
+ Những chi tiết nào cho em biết điều đó?
+ Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
+ Vì sao chị út muốn được thoát li?
+ Nội dung chính của bài văn là gì?
3.4. Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn: Anh lấy từ mái nhà...không biết giấy gì
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm HS.
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là đi rải truyền đơn.
+ Chị út hồi hộp, bồn chồn.
+ Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, đêm ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì chị út rất yêu nước, ham hoạt động, chị muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
* Nội dung: Bài văn kể về lòng nhiệt thành của bà Nguyễn Thị Định. Bà là 1 phụ nữ yêu nước, dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
+ Theo dõi, đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 151: Phép trừ
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép trừ các số tự nhiên, số thập phân, phân số.
2. Kỹ năng: Thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số. Vận dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài toán có lời văn.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Bảng phụ 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng (mỗi em làm 1 ý).
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ
- Viết lên bảng công thức của phép trừ
a – b = c
- Yêu cầu HS.
+ Hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu?
+ Một số trừ đi 0 thì bằng mấy?
- Nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học về phép trừ.
c. Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không chúng ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS cách làm bài: Đặt tính trừ rồi thử lại bằng phép cộng.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS lần lượt lên bảng chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu thành phần của x và cách tìm thành phần đó.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt ý đúng.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán.
+ Nêu diện tích đất trồng lúa của xã đó?
+ Muốn tính diện tích đất trồng hoa ta làm như thế nào?
+ Làm thế nào để tính được tổng diện tích đất trồng lúa và hoa của xã đó?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
- Thu vở của 1 bàn để chấm.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động của trò
* Tính giá trị của các biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
a) + + + + + 
 = ( + ) + ( + ) + ( + ) 
 = + + = 1 + 3 + 2 = 6
b)34,67+13,92+43,65+56,35+73,33+86,08
 = (34,67 + 73,33) + (13,92 + 86,08) + 
( 43,65 + 56,35) = 108 + 100 + 100 = 308
- HS đọc phép tính.
- Làm theo yêu cầu của GV.
+ a – b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a – b cũng là hiệu.
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả bằng 0.
+ Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó.
Bài 1(159):
- Tính rồi thử lại (theo mẫu).
a) thử lại : 
 thử lại : 
b) - = thử lại: + = 
 - = - = thử lại: + = 
1 - = - = thử lại: + = = 1
c) thử lại: 
 thử lại: 
Bài 2(159):
- Tìm x: 
a) x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b) x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35 
 x = 2,9
Bài 3(160):
- 2 HS đọc
- Tóm tắt và làm bài theo yêu cầu của GV.
Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa của xã đó là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Chính tả (nghe – viết)
Tà áo dài Việt Nam
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn: Áo dài phụ nữ...chiếc áo dài tân thời trong bài Tà áo dài Việt nam. 
- Luyện viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương.
2. Kỹ năng: Viết hoa đúng tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương.
3. Thái độ: Tích cực học tập, rèn chữ viết đẹp.
II) Chuẩn bị:
	- Bảng phụ kẻ sẵn:
a) Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao.
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng
c) Danh hiệu dành cho các cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm
- Giải nhất
- Danh hiệu cao quý nhất.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất.
- Giải nhì
- Giải ba
- Danh hiệu cao quý
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. HS cả lớp viết vào vở tên các Huân chương có trong tiết chính tả trước. 
- Nhận xét chữ viết của HS.
+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe – viết chính tả
* Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần viết.
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
- Đọc cho HS viết bài.
* Soát lỗi, chấm bài
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Thu và chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Bài tập yêu cầu em làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi nhận xét theo yêu cầu của bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng, ghi bảng phụ.
Hoạt động của trò
- Đọc và viết theo yêu cầu:
Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
+ Đoạn văn tả đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt nam.
- Tìm và luyện viết: ghép, khuy, buông, XX...
- Nghe và viết chính tả.
- Dùng bút chì soát lỗi.
Bài 2(128):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Bài tập yêu cầu:
+ Điền tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp.
+ Viết hoa các tên ấy cho đúng.
- 1 HS làm vào bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS làm vào bảng phụ báo cáo, HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
* Đáp án:
a) - Giải nhất: Huy chương Vàng
 - Giải nhì: Huy chương Bạc
 - Giải ba: Huy chương Đồng
b) - Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
 - Danh hiệu cao quý : Nghệ sĩ Ưu tú
c) - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
 - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Em hãy đọc các tên danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương được in nghiêng trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3(128):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ 1 HS đọc: Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam, Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghi ... hia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II) Chuẩn bị:
	Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng (mỗi em làm 1 ý)
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS ôn tập về phép chia
* Trường hợp chia hết
- Viết lên bảng phép chia a : b = c và yêu cầu HS đọc phép chia.
+ Phép tính trên được gọi là phép tính gì? Hãy nêu các thành phần của phép tính?
+ Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp: số chia là 1; số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0; số bị chia là 0.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Trường hợp chia có dư
- Viết lên bảng phép chia a : b = c (dư r)
 yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép chia có dư.
+ Trong phép chia có dư, số dư phải như thế nào so với số chia?
- GV nhận xét, kết luận.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gắn bảng phụ viết sẵn 2 phép tính mẫu lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ Muốn chia một phân số cho một phân số ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài, sau đó nêu cách làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Muốn chia một số cho 0,5 ta còn có thể làm như thế nào?
+ Muốn chia một số cho 0,25 ta còn có thể làm như thế nào?
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu các nhóm làm bài vào nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- Gọi HS làm vào bảng phụ gắn bài lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động của trò
* Tìm :
a) : 34 = 6,75 b) : 7,5 = 3,7 + 4,1 
 = 6,75 34 : 7,5 = 7,8
 = 229,5 = 7,8 7,5
 = 58,5
- HS đọc.
+ Phép tính trên là phép tính chia, có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thương (c).
+ Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó:
a : 1 = a
+ Mọi số khác 0 chia cho chính nó bằng 1
a : a = 1 (a khác 0)
+ Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0
0 : b = 0 (b khác 0)
- 1 HS đọc.
+ Phép tính trên có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thương (c), số dư (r).
+ Trong phép chia có dư, số dư phải bé hơn số chia.
Bài 1(163):
- Tính rồi thử lại (theo mẫu):
- HS quan sát phân tích phép tính mẫu.
- Muốn kiểm tra một phép tính chia có đúng hay không ta làm như sau:
+ Nếu là phép chia hết thì lấy thương nhân với số chia, được tích là số bị chia thì phép chia đúng, nếu khác là phép chia sai.
+ Nếu là phép chia có dư thì lấy tích của thương và số chia cộng với số dư. Được kết quả là số bị chia thì phép chia đúng, nếu khác là phép chia sai.
a) 
Thử lại: 256 32 = 8192
 365 42 + 5 = 15335
b) 
Thử lại: 21,7 3,5 = 75,95
 4,5 21,7 = 97,65
Bài 2(164): Tính:
- 1 HS đọc.
a) : = = = 
b) : = = = 
Bài 3(164): Tính nhẩm:
- 1 HS đọc.
a) 25 : 0,1 = 250 b) 11 : 0,25 = 44
 25 10 = 250 11 4 = 44
 48 : 0,01 = 4800 32 : 0,5 = 64
 48 100 = 4800 32 2 = 64
 95 : 0,1 = 950 75 : 0,5 = 150
 72 : 0,01 = 7200 125 : 0,25 = 500 
+ Muốn chia một số cho 0,5 ta còn có thể nhân số đó với 2.
+ Muốn chia một số cho 0,25 ta còn có thể nhân số đó với 4.
Bài 4(164):
- Tính bằng hai cách:
a) 
Cách 1:
 : + : = + 
 = + = = 
Cách 2:
 : + : = ( + ) : 
 = : = 1 : = 
b) Cách 1:
(6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
Cách 2:
(6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75
 = 8,32 + 1,68 = 10
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tập làm văn
 Ôn tập về tả cảnh
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh.
2. Kỹ năng: - Lập và trình bày dàn ý của bài văn tả cảnh.
	- Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý rõ ràng, tự nhiên.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Vở bài tập.
	- Giáo viên: Bảng phụ để học sinh lập dàn ý
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã học trong học kì I.
- Nhận xét bài làm của HS, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
+ Em chọn cảnh nào để lập dàn ý?
- Yêu cầu HS tự làm bài, gợi ý HS cách làm bài:
Hoạt động của trò
- 2 HS đứng tại chỗ đọc bài làm của mình.
Bài 1(134):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 HS giới thiệu về cảnh mình chọn.
- Làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm vào bảng phụ.
+ Nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh rất quen thuộc với mình.
+ Bám sát gợi ý trong SGK để lập dàn ý.
+ Lập dàn ý ngắn gọn bằng các cụm từ, gạch đầu dòng.
+ Cảnh vật quan sát bao giờ cũng có con người, thiên nhiên xung quanh nên cần chú ý miêu tả xen kẽ để cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác...
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
	* Ví dụ: Dàn ý bài văn tả cảnh
1) Buổi chiều trong công viên
- Mở bài: Chiều chủ nhật, em đi tập thể dục với ông trong công viên.
- Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật:
	+ Nắng thu vàng nhạt rải trên mặt đất.
	+ Gió thổi nhè nhẹ, mang theo hơi lạnh của mặt nước.
	+ Cây cối soi bóng hai bên lối đi.
	+ Đài phun nước giữa công viên.
	+ Mặt hồ sôi động với những chiếc thuyền đạp nước đang hoạt động hết công suất.
	+ Ở đây rất đông mọi người tập thể dục.
	+ Tiếng trẻ em nô đùa.
	+ Các cụ già thong thả đi bộ.
	+ Mấy anh thanh niên đá bóng, đá cầu lông.
	+ Tiếng nhạc vang lên từ những khu vui chơi.
- Kết bài: Em rất thích đi tập thể dục trong công viên vào buổi chiều, không khí ở đây rất mát mẻ và trong lành.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm. Gợi ý HS: Trình bày theo dàn ý đã lập, tránh cầm dàn ý đọc. Với những chi tiết đã quan sát em diễn đạt thành câu cho trọn vẹn, người nghe dễ hiểu.
- Ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+ Bài văn có đủ bố cục không?
+ Các phần có mối liên kết không?
+ Các chi tiết, đặc điểm của cảnh đã được sắp xếp hợp lí chưa?
+ Đó có phải là những cảnh tiêu biểu chưa?
+ Trình bày có lưu loát, rõ ràng không?
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn trình bày theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt.
Bài 2(134):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS ngồi cạnh nhau cùng trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 đến 5 HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả cảnh để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
Sinh hoạt: 
Kiểm điểm nền nếp 
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần.
	- Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại.
	- Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động.
II. Nội dung:
 1. Nhận xét chung:
 a, Hạnh kiểm:
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (Mai Anh, Quỳnh, Hoàng Trang, Dung, Dũng, Nam...)
- Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các chỉ thị nghị định.
- Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ.
- Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác.
- Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt.
 b, Học tập:
- Học bài và làm bài tập đầy đủ. ( Anh Dũng, Quỳnh, Nam, Phương Anh,...)
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ( Việt, Đào, Anh Dũng, Dung, Nam ...)
- Tồn tại: Còn một số em nhận thức chậm ( Mạnh Dũng, Hiếu, Tiến Anh, Huyền Trang...).
 c, Các công việc khác:
- Thực hiện tốt Luật ATGT, phòng chống dịch cúm A/H1N1.
- Duy trì tốt vệ sinh chuyên.
- Tham gia ngoại khóa: Tham quan tìm hiểu Di tích Lịch sử địa phương.
- Cử 2 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.
- Đón Đoàn kiểm tra công tác Đội.
 2. Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt.
- Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
Địa lí
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu:
	Giúp HS:
- Hiểu được vị trí địa lí, lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh Tuyên Quang.
- Hiểu rõ điều kiện tự nhiên của tỉnh, và sự phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang.
- Thêm yêu và tự hào về quê hương mình.
B. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu tên và tìm 4 đại dương trên bảng đồ thế giới?
+ Mô tả Thái Bình Dương theo vị trí địa lí, diện tích và dộ sâu trung bình?
+ Hãy nêu một số đặc điểm của các đại dương?
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
* Vị trí địa lí và lãnh thổ
* Hoạt động 1 (cá nhân)
- GV treo bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang.
- GV yêu cầu HS nêu số dân và diện tích của tỉnh.
+ Tuyên Quang có vị trí địa lí như thế nào?
+ Tuyên Quang giáp với những tỉnh nào?
+ Tuyên Quang gồm những huyện, thị nào?
- GV nhận xét, kết luận.
* Điều kiện tự nhiên
* Hoạt động 2 (nhóm 2)
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
+ Nêu đặc điểm địa hình Tuyên Quang.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát.
- Tuyên Quang là một tỉnh miển núi phía Bắc: với diện tích 5820 km2, số dân (năm 2003) là 709 395 người.
+ Vị trí địa lí: Từ 21029’ đến 22042’ độ vĩ Bắc và 104050’ đến 105036’ độ kinh Đông.
+ Tuyên Quang giáp với những tỉnh: phía Bắc giáp Hà Giang, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Đông giáp Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên, phía Tây giáp Yên Bái.
+ Tuyên Quang có 6 huyện: Lâm Bình,Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dưong; Thành phố Tuyên Quang gồm 7 phường 4 xã.
- HS thảo luận cặp đôi.
+ Địa hình: đồi núi chiếm 73,2%. Vùng đồi núi phái Bắc bao gồm: Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, phía bắc huyện Yên Sơn, độ cao 200 – 600m.
+ Vùng núi giữa tỉnh: phía nam Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang, phía bắc Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500m.
+ Vùng đồi núi phía nam: phía Nam Sơn Dương, khí hậu trung du.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh vị trí lãnh thổ và địa hình tỉnh Tuyên Quang.
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
 --------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 31.doc