Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy số 7

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy số 7

LỊCH SỬ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

I. Mục tiêu:-Biết Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3 - 2 - 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng.

+ Biết lý do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.

+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

- Nhớ ngày thành lập Đảng và biết ơn lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

II.Chuẩn bị:

- Bản đồ châu Á

- Phiếu học tập cho HS .

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU. LỚP 5 -- TUẦN 7
 ( Từ ngày 26 - 30 / 9 /2011)
Thứ - ngày
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Bài dạy
2 
26 - 9
1
Lịch sử
7
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
2
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
3
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
4
Thể dục
13
Đội hình đội ngũ. Trò chơi Trao tín gậy
5 
29 - 10
1
Tập làm văn
13
Luyện tập tả cảnh
2
Ôn toán
Ôn tập
3
Ôn toán
Ôn tập
4
Ôn KSĐ
Ôn tập Lịch sử
6
 30 - 9
1
Tập làm văn
14
Luyện tập tả cảnh
2
Kể chuyện
7
Cây cỏ nước Nam
3
Ôn Tiếng Việt
Luyện viết Bài 7 
4
SHTT
7
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011
LỊCH SỬ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. Mục tiêu:-Biết Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3 - 2 - 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
+ Biết lý do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
- Nhớ ngày thành lập Đảng và biết ơn lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
II.Chuẩn bị:
- Bản đồ châu Á
- Phiếu học tập cho HS .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2.Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài mới:1’
HĐ2:Làm việc theo nhóm:8-10’
 HS trả lời 
- HS đọc SGK
- HS làm việc theo cặp, nêu ý kiến:
-Cuối năm 1929 ở nước ta có những tổ chức cộng sản nào?
 +Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào.
+ Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mạng Việt Nam?
+ Nếu để lâu, sẽ làm lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt được thắng lợi.
 + Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
+ Ai có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành 1 tổ chức duy nhất? Vì sao? 
-
GV nhận xét, kết luận: SGV 
HĐ 3:Làm việc theo nhóm:8-10’
+ Để tăng thêm sức mạnh của cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đầy đủ uy tín mới làm được. 
+ Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc mới làm được điều này vì người là 1 chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế và được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ.
- 3 HS lần lượt nêu ý kiến, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận trao đổi và rút ra những nét chính về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam rồi ghi vào phiếu:
+ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
+ Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930, tại Hồng Kông. 
+ Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?
+ Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc. 
+ Nêu kết quả của hội nghị
+ Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. 
- Treo bản đồ châu Á
- Đại diện nhóm HS trình bày, chỉ bản đồ Hồng Kông
HĐ 4:Làm việc cá nhân:5-6’
 +Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
+ Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho cách mạng Việt Nam có người lãmh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn
 +Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào? 
+Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.
- GV kết luận: ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Từ đó cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.
- HS nhắc lại
3. Củng cố –dặn dò:2’
- GV yêu cầu HS liên hệ: kể việc gia đình, địa phương em làm gì để kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930.
- 3 HS nêu trước lớp. 
- GV nhận xét tiết học
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP
I. Mục tiêu: - Củng cố luyện tập về văn tả cảnh
- Củng cố về cách viết bài văn tả cảnh: mạch lach, biết dùng những từ ngữ hình ảnh sinh động để tả lại đêm rằm trung thu ở quê em.
II. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Đề bài: Không gì vui bằng đêm trung thu rước đèn họp bạn, em hãy tả lại cảnh vui chơi ấy tại nơi em ở.
Dàn ý
Mở bài : Giới thiệu đêm rằm trung thu ở quê em
 Thân bài :- Không khí chuẩn bị cho đêm rằm : đèn lồng, đèn ông sao, trống.....
 - Hoạt động của các em bé....
 - Bầu trời, quang cảnh lúc đó...
 - Những hoạt động diễn ra trong đêm trung thu......
 Kết bài : Cảm nghĩ của em trong đêm trung thu.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Gọi HS đọc đề – xác định yêu cầu đề bài
GV hướng dẫn HS lập dàn ý
-Yêu cầu HS viết thành bài văn hoàn chỉnh
- Nhắc HS chú ý về cách diễn đạt, về chính tả.
-HS viết bài văn dựa vào dàn ý.
- GV thu bài chấm- nhận xét
 -Đọc những bài văn hay cho HS học tập.
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Tiếng Việt: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC-NHÂN DÂN
I.Mục đích yêu cầu:
-HS biết tìm được những từ thuộc chủ dè Tổ quốc-Nhân dân để điền vào bài tập.-Biết phân các từ đã cho thành các nhóm theo chủ đề.-Biết đặt câu với thành ngữ cho trước.
-GD học sinh có tình cảm với quê hương đất nước.
II.Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
-Hãy kể một số từ ngữ thuộc chủ đề Tổ quốc.
Một số từ thuộc chủ đề Nhân dân.
2.Bài mới:
*Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền và chỗ trống:quốc dân, quốc hiệu, quốc âm, quốc lộ, quốc sách.
a.....số 1 chạy từ Bắc vào Nam.
b.Hỡi....đồng bào.
c.Tiết kiệm phải là một .......
d. Thơ....... của Nguyễn Trãi.
e.......nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt.
Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nghĩa với các từ trong nhóm:
a. Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b.Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ xở, nơi chôn rau cắt rốn.
Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Đặt câu với thành ngữ sau: Quê hương bản quán
Nhận xét, ghi bảng
Bài 4: Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a.thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt ,nhà nông, lão nông, nông dân,
b.thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c.giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn ,nhà báo.
Bài 5:Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu sau:
a.thợ + x ( M : thợ điện, thợ mộc)
b.x + viên( M:Giáo viên)
c.nhà + x (M: nhà văn)
d.x + sĩ ( M: bác sĩ)
Chấm, chữa bài
Bài 6: Đặt câu với mỗi từ sau: lành nghề, khéo tay
4.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học
Đọc đề và thảo luận theo cặp
Báo cáo kết quả
a. Quốc lộ số 1 chạy từ Bắc vào Nam.
b.Hỡi quốc dân đồng bào.
c.Tiết kiệm phải là một quốc sách.
d. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi.
e.Quốc hiệu nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt.
Đọc đề, làm việc cá nhân, báo cáo kết quả:
a, tổ tiên
b, quê mùa
Nối tiếp nhau nêu miệng câu mình đặt
Trao đổi nhóm tìm từ
Báo cáo kết quả
Làm bài vào vở
THỂ DỤC: Bài 13: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI: TRAO TÍN GẬY.
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc)
- Thực hiện đúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Trao tín gậy”
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi: Tự chọn.
-Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên, 100- 200m.
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Quay phải quay trái, đi đều: Điều khiển cả lớp tập 1-2 lần 
-Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ và cá nhân.
2)Trò chơi vận động:
Trò chơi: Trao tín gậy.
 Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
-Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử.
Cả lớp thi đua chơi.
-Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc.
C.Phần kết thúc.
Hát và vỗ tay theo nhịp.
-Cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.
1-2’
2-3’
10-12’
3-4’
7-8’
6-8’
2-3lần
1-2’
1-2’
1-2’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
 ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
Thứ Năm, ngày 27 tháng 9 năm 2011 
 TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, làm rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
- Yêu mến cảnh đẹp sông nước, thể hiện cảm xúc của người tả cảnh.
II. Chuẩn bị:
- Một số bài văn, đoạn văn, câu văn hay tả cảnh sông nước.
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.	
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 3-4’
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:1’ 
Hoạt động 2: Luyên tập: 28-29’ 
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. 
- HS đọc đề. 
- GV lưu ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã ghi trên bảng.
Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nêu yêu cầu của đề.
- Chú ý HS: 
­Chọn phần nào trong dàn ý.
­Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn.
­Miêu tả theo trình tự nào?
­Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật, thú vị sẽ trình bày trong đoạn.
­Xác định nội dung câu mở đầu và câu kết.
b) Cho HS viết đoạn văn. 
-HS làm bài cá nhân. Mỗi em viết đoạn văn vào nháp.
- HS trình bày bài làm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khen những HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn đã sửa hoàn chỉnh vào vở.
- Chuẩn bị bài tiếp.
Toán: LUYỆN TẬP TÍNH DIỆN TÍCH CÁC HÌNH ĐÃ HỌC
I Mục tiêu: 
-Giúp HS ôn lại công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình bình hành.
- Vận dụng các quy tắc tính diện tích các hình vào các bài tập liên quan
- Giáo dục HS yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
 ... bên trong cơ thể) có thể gây chết người trong vòng từ 3-5 ngày.
- Đại diện nhóm báo cáo
HĐ 3 (7-8’): Những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Hãy nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết ?
-GV chốt ý
*HS hoạt động nhóm 4, thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và không nên làm đê phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.
-Không để nước đọng ở lâu trong chum, vại,
-Chúng ta phải có ý thức làm vệ sinh sạch sẽ nhà ở, môi trường xung quanh để muỗi vằn và bọ gậy không còn chỗ ẩn nấp. 
-Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
- Đại diện nhóm báo cáo
HĐ 4: (7-8)’Liên hệ thực tế
HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm gì để diệt muỗi và bọ gậy? (để phòng chống bệnh sốt xuất huyết?)
3. Củng cố, dặn dò: (5phút):
+ Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết?
- HS trả lời
Thứ Năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
TOÁN : HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I,Mục tiêu:	Biết:
- Tên các hàng của số thập phân 	
- Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
II. Chuẩn bị:
Kẻ sẵn một bảng phóng to bảng của SGK, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới: 
HĐ 1:Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2: Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng và cách đọc viết số thập phân :10-12’
- 2HS lên làm BT 1a, 2.
a) GV hướng dẫn HS quan sát bảng trong SGK và giúp HS tự nêu 
- Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn, ... 
- Phần thập phân của số thập phân gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn, ... 
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
b) GV hướng dẫn để HS tự nêu được cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi đọc số đó. 
Trong số thập phân 375,406: 
- Phần nguyên gồm có : 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị
Số thập phân 375,406 đọc là : ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu. 
c) Tương tự như phần b) đối với thập phân 0,1985. 
HĐ 3: Thực hành:17-19’ 
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
-Bài 1:HS tự làm bài rồi chữa bài.
 1942,54 đọc là : Một nghìn chín trăm bốn mươi hai phẩy năm mươi tư; số 1942,54 có phần nguyên là 1942, phần thập phân là ; trong số 1942,54, kể từ trái sang phải, 1 chỉ 1 nghìn, 9 chỉ 9 trăm, 4 chỉ 4 chục, 2 chỉ 2 đơn vị, 5 chỉ 5 phần mười, 4 chỉ 4 phần trăm.
Bài 2: Cho HS viết các số thập phân rỗi chữa bài. 
-Bài 2:HS viết các số thập phân rỗi chữa bài.
Kết quả là : 
a) 5,9 24,18 
3. Củng cố dặn dò : 1-2’ 
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS làm bài 2 ýc, d, e và bài 3
HS lắng nghe và ghi nhớ
 	 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1,BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3.
-Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4). 
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 4-5’ 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài;1’ 
Hoạt động 2: Làm bài tập:28-29’ 
a) Hướng dẫn HS làm BT 1. 
* HS đọc yêu cầu đề .
- Cho HS làm bài.
- 2 HS lên bảng.
-Cả lớp dùng viết chì nối câu ở cột A với nghĩa ở cột B.
Đáp án: 1-c; 2-b; 3-a.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2
* HS đọc yêu cầu đề .
- HS làm việc + trình bày kết quả.
- HS làm việc cá nhân.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại: Dòng b ( sự vận động nhanh)
c) Hướng dẫn HS làm BT 3. 
( Cách tiến hành như ở các BT trước)
- Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc.
d) Hướng dẫn HS làm BT 4. 
* HS đọc yêu cầu đề .
- Cho HS làm bài.
- HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS trình bày.
- Đại diện các nhóm lên dán phiếu đã làm lên bảng.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT 4. 
- Chuẩn bị bài tiếp.
KHOA HỌC : PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
 I. Mục tiêu: 
-Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
-Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
 II.Chuẩn bị: 
 - Tranh minh họa trang 30, 31 SGK
 - Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 30 SGK photo, cắt rời.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Bài cũ: 4-5’:
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:1’
*HĐ 2(6-7’): Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
GV tổ chức cho HS trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” trang 30.
GV đưa ra kết luận.
- 3 HS trả lời
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì?
- Lứa tuổi nào thường bị mắc bệnh viêm não nhiều nhất?
- Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
- Bệnh viêm não nguy hiểm ntn?
*Hoạt động 3: (8-9’): Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não.
+ Người trong hình minh họa đang làm gì?
HS làm việc cả lớp, cùng quan sát tranh minh họa trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi:
-Hình 1: Em bé có ngủ màn kể cả ban ngày.
-Hình 2: Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não.
-Hình 3: Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở.
-Hình 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở; quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi động nước, lấp vũng nước,...
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
+ Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
- GV kết luận: 
- Phòng chống được bệnh viêm não.
- Thực hiện đúng như các hình đã nêu ở trên.
Hoạt động:4 (8-9’): Thi tuyên truyền viêm phòng bệnh viêm não.
GV nêu tình huống: Bác sĩ Lâm là một Bác sĩ của Trung tâm y tế dự phòng huyện. Hôm nay Bác sĩ phải về xã A tuyên truyền cho bà con hiểu và biết cách phòng tránh bệnh viêm não. Nếu em là Bác sĩ Lâm, em sẽ nói gì với bà con xã A.
- GV khuyến khích HS dưới lớp đặt câu hỏi tình huống cho bạn.
3. Củng cố, dăn dò: (3-4’):
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học mục “Bạn cần biết” và ghi lại vào vở. Tìm hiểu về bệnh viêm gan A.
- HS thảo luận theo nhóm 4
- 1số em trình bày trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất
Thứ Sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2011
TOÁN : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Biết	
Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
Chuyển phân số thập phân thành số thõp phân 
II.Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1:Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2: Thực hành :28-30’ 
- 2HS lên làm BT 2a,b
Bài 1: GV HD HS thực hiện việc chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số thành một hỗn số. Chẳng hạn, để chuyển thành hỗ số, GV có thể HD dẫn HS làm theo hai bước: 
-Bài 1: HS thực hành chuyển các phân số thập phân trong bài 1 thành hỗn số (theo mẫu).
 = 16,2
Ÿ Lấy tử số chia cho mẫu số. 
Ÿ Thương tìm được làm phần nguyên ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. 
Yêu cầu HS làm bài
 16= 16,2 ; 73= 73,4 ; 
 56 = 56,08 ; 6= 6,05 ; ...
Bài 2: 
-Bài 2: HS làm 3 phân số theo thứ tự 2,3,4,
 = 4,5 ; = 83,4 ; = 19,54 ; 
Bài 3: GV hướng dẫn HS chuyển từ 
- Bài 3:
2,1m thành 21 dm (như trong SGK) rồi cho HS tự làm bài và chữa bài. 
5,27m = 527cm ; 8,3m = 830 cm ;
3,15m = 315cm
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
Dặn HS làm bài 4
HS lắng nghe và ghi nhớ.
 ĐỊA LÍ: ÔN TẬP
 I. Mục tiêu:
- Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
 II.Chuẩn bị:
- Bản đồ Địa lí tự nhên Việt Nam.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ 2: Làm việc cá nhân : 8-10’ 
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
 - GV sữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- 1 số HS lên bảng chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
HĐ3: Tổ chức trò chơi “Đối đáp nhanh” 9-10’
- GV chọn một số HS tham gia trò chơi. 
HS chia nhóm và chơi 
GV hướng dẫn HS cách chơi
 Em số 1 nói tên một dãy núi, một con sông hoặc một đồng bằng mà em đã được học; em số 2 lên chỉ trên bản đồ đối tượng địa lí đó. Nếu em này chỉ đúng thì được 2 điểm. 
GV nhận xét,đánh giá 
- HS nhận xét, đánh giá nhóm thắng cuộc.
 Hoạt động 4: ( làm việc theo nhóm)
- GV cho HS thảo luận câu 2 trong SGK.
- GV kẻ sẵn bảng thống kê ( như ở câu 2 trong SGK) lên bảng
- HS điền các kiến thức đúng vào bảng.
3. Củng cố, dặn dò:2-3’
 - Gọi HS nhắc lại một số nội dung chính của bài ôn tập.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT: TIẾT 7: NẤU CƠM (TIẾT 1)
I/ Mục tiêu :
- HS biết cách nấu cơm.
	- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
II/ Đồ dung dạy học : Gạo tẻ, xoong nấu cơm, rá, đũa
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
- Hỏi : Em hãy kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun ? 
- Hỏi : Em hãy nêu cách làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm ? 
* GV tóm tắt :
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong, nồi trên bếp ( gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun.)
* GV nêu cách thực hiện hoạt động 2. Cho HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập. 
- HS đọc nội dung phiếu học tập, GV hướng dẫn HS cách trả lời. 
- GV quan sát, uốn nắn.
* GV lưu ý cho HS một số điểm sau :
 + Khi đặt nồi cơm lên bếp phải đun to lửa, đều. Nhưng khi đã nước đã cạn thì phải giảm lửa thật nhỏ để cơm không bị cháy.
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
3. Củng cố, dặn dò : Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
Cả lớp.
HS đọc nội dung phần 1trong SGK và trả lời câu hỏi.
- ( Lấy gạo để nấu cơm, làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm.)
- ( Nhặt thóc, sạn. Vo gạo. Tráng sạch nồi nấu.)
- HS nhắc lại.
Cho HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập. 
- HS đọc nội dung phiếu học tập, GV hướng dẫn HS cách trả lời. 
- HS làm việc theo nhóm. Gọi đại diện các nhóm trình bày. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 7 2 BUOI 1112.doc