Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm (A-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đe-la), các số liệu thống kê (1/5; 9/10; 3/4 ). biết đọc giọng thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của Nen-xơn Man-đe-la và nhân dân Nam phi.
- Hiểu ý chính của bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam phi.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
Tuần 6 Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2007 Tập đọc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai I- Mục tiêu bài học - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm (A-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đe-la), các số liệu thống kê (1/5; 9/10; 3/4). biết đọc giọng thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của Nen-xơn Man-đe-la và nhân dân Nam phi. - Hiểu ý chính của bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam phi. II- Phương Tiện dạy học - Tranh minh hoạ bài trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS đọc bài Ê-mi-li, con 2. Dạy bài mới HĐ1. Giới thiệu bài đọc. HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Một HS khá giỏi đọc bài.GV giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ trong bài. -HS nối tiếp đọc 3 đoạn . -Hướng dẫn HS đọc các từ: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/5(một phần năm) - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV đọc diễn cảm bài văn giọng rõ ràng rành mạch, tốc độ khá nhanhđoạn cuối đọc với giọng cảm hứng ngợi ca. b. Tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS đọc thầm và đọc lướt. Tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài trong SGK. - Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ? - Người dân Nam phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? - Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? c. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn ba, nhấn mạnh các từ ngữ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí. - HS đọc diễn cảm . - HS thi đọc diễn cảm. IV- Củng cố - Tổng kết - Giáo viên nhận xét tiết học. - Khen HS đọc tốt. ___________________________ Chính tả ê-mi-li,con I- Mục tiêu bài học - Nhớ, viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê-mi-li, con - Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ưa/ươ. II- Phương Tiện dạy học Bài tập3 phóng to. III- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS chép các tiếng có nguyên âm đôi uô, ua (ví dụ: suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa) 2. Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả (nhớ- viết) - Một, hai HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4. Cả lớp đọc thầm. - HS nhớ lại hai khổ thơ đó rồi tự viết bài. HĐ3- Hướng dẫn làm BT Chính tả Bài tập 1: - HS viết vào vở hoặc vở bài tập những tiếng chứa ưa, ươ. - Hai HS viết lên bảng, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh. Bài tập 2: GV chú ý giúp tìm hiểu nghĩa các thành ngữ: IV- Củng cố - Tổng kết GV nhận xét tiết học. ___________________________ Toán luyện tập I- Mục tiêu bài học - Giúp HS củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. - Rèn kỷ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. II- Các hoạt động dạy học HĐ1. Giới thiệu và nêu yêu cầu giờ học. HĐ2. Luyện tập - HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 ở vở bài tập. + Bài tập 1: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: Mẫu: 3m2 65dm2 = 3m2 + m2 = 3 m2 + Bài tập 2: Điền dấu > ; <; = vào chổ chấm Ví dụ: 71dam2 25m2. 7.125m2. Yêu cầu HS giải thích cách làm. + Bài tập 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1m2 25cm2 = cm2 Số thích hợp để viết vào chổ chấm là: A. 125 B. 1.025 C. 12.500 D. 10.025 + Bài tập 4: HS đọc kỹ đề rồi giải bài toán. HĐ3: Chấm và chữa bài - Bài 1, 2 HS đọc kết quả - Bài 3, 4 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét. III- Củng cố - Tổng kết: - Giáo viên nhận xét tiết học - HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp. ___________________________ Buổi chiều: Luyện tiếng việt Luyện đề tả cảnh I- Mục tiêu bài học HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về kiểu bài tả cảnh để chuyển dàn ý thành bài văn miêu tả hoàn chỉnh. II- Các hoạt động dạy học: 1.Học theo lớp GV yêu cầu HS chọn một trong ba đề bài để viết thành một bài văn hoàn chỉnh: - Tả cơn mưa. - Tả ngôi trường của em. - Tả cảnh vườn cây (cánh đồng, đường phố, ) vào buổi sáng (trưa, chiều,) GV kiểm tra lại các dàn ý mà HS đã chuẩn bị ở các tiết trước, nhắc HS bổ sung đầy đủ cho dàn ý. Lưu ý HS không nên chọn đề bài hôm trước đã làm bài viết ở lớp. 2. Học cá nhân HS hoàn chỉnh dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu. Tổ chức thi chọn bài văn hay nhất Mỗi tổ cử 1HS có trình độ tương đương đọc bài văn của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bài văn hay nhất. GV kết luận. III- Củng cố - Tổng kết: Đọc cho HS nghe một số bài văn hay. ___________________________ Khoa học dùng thuốc an toàn I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS có khả năng: - Xác định khi nào nên dùng thuốc - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. II- Phương Tiện dạy học - Hình trang 24, 25 SGK - Có thể sưu tầm một số vỏ đựng thuốc. III- Các hoạt động dạy học HĐ1: Làm việc theo cặp * Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó. * Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo cặp, thảo luận câu hỏi: Bạn đã bao giờ dùng thuốc chưa và dùng trong trường hợp nào? - Bước 2: Gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời nhau trước lớp. HĐ2: Thực hành làm bài tập trong SGK Bước 1: Làm việc cá nhân (Bài tập trang 24). Bước 2: Chữa bài tập. Đáp án: 1-d; 2-c; 3-a; 4-b. Kết luận: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Khi mua thuốc cần đọc kỹ thông tin in trên vỏ đựng và bảng hướng dẫn kèm theo. HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” - Bước 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách chơi. - Bước 2: Tiến hành chơi Đáp án: câu 1: Thứ tự ưu tiên cung cấp vitamin cho cơ thể là: C; A; B. câu 2: Thứ tự ưu tiên phòng bệnh còi xương cho trẻ là: C; B; A. IV- Củng cố - Tổng kết - GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em học tốt. ___________________________ Luyện Toán Luyện tập các đơn vị đo diện tích I- Mục tiêu bài học - Củng cố cho HS về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. II- Các hoạt động dạy học 1. Củng cố lý thuyết HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. 2. Luyện tập - HS hoàn thành bài tập 1,3,4(T.28 SGK) - Bài luyện thêm: Một miếng đất hình chữ nhật chiều dài 120m, rộng 50m. Người ta ngăn thành hai phần hình chữ nhật theo một đường song song với chiều rộng ; phần lớn để trồng đậu ; phần bé để trồng cà. Biết diện tích trồng đậu lớn hơn diện tích trồng cà 1000m2. Tính chiều dài của mỗi phần. Gợi ý cho HS : - Tìm 2 số có tổng là 120 x 50 = 60009( m2 )và hiệu là 1000m2 , ta được diện tích từng phần ruộng - Đem diện tích chia cho chiều rộng(50m) 3. Chấm, chữa bài: Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. ___________________________________________________________________ Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2007 Thể dục Đội hình đội ngũ - trò chơi " chuyển đồ vật" I- Mục tiêu bài học - Ôn để củng cố nâng cao kỉ thuật động tác đội ngũ: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh đúng kỉ thuật và khẩu lệnh. - Trò chơi "Chuyển đồ vật" Yêu cầu chuyển đồ vật nhanh, đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II- Phương Tiện dạy học - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: 1 còi , 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III- Các hoạt động dạy học HĐ1: Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông. * Đứng tại chổ vỗ tay hát một bài. * Kiểm tra bài cũ. HĐ2: Phần cơ bản a. Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng. - GV điều khiển cả lớp tập. Chi tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS: 5-6 lần. Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi trình diễn, GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ. - Tập hợp cả lớp do cán sự lớp điều khiển để củng cố. b. Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật" - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cho cả lớp cùng chơi, GV quan sát nhận xét, xử lý các tình hướng xẩy ra và tổng kết trò chơi. IV- Củng cố - Tổng kết - Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ___________________________ Toán héc-ta I- Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Biết gọi tên ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta và mét vuông - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng để giải các bài toán có liên quan. II- Các hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta. - GV giới thiệu đơn vị héc-ta thường có thể dùng để đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng - Một héc-ta bằng một héc-tô-mét vuông. - Héc-ta viết tắt là ha. - Hướng dẫn HS phát hiện: 1ha = 10.000m2. HĐ2: Thực hành Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Rèn cách đổi đơn vị đo: a. Từ lớn đến bé: VD: 7ha = m2; ha = m2 b. Từ bé đến lớn: VD : 40.000m2 = ha. Bài 2: Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống: 54km2 80.000m2 Bài 3: HS đọc kỹ đề rồi giải bài toán. HĐ3: Chấm và chữa bài Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 3 bằng cách gọi một HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó. IV- Củng cố - Tổng kết GV nhận xét giờ học. ___________________________ Luyện từ và câu mở rộng vốn từ: hữu nghị-hợp tác I- Mục tiêu bài học - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác. - HS biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học. II- Phương Tiện dạy học: Từ điển HS III- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS nêu từ đồng âm là gì? Đặt câu với các từ đồng âm để phân biệt nghĩa của nó. 2. Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS làm việc theo cặp Lời giải: a. Hữu có nghĩa là bạn ... _________________ Tập làm văn luyện tập làm đơn I- Mục tiêu bài học Biết cách viết một lá đơn đúng quy định và trình bày đủ nguyện vọng trong đơn. II- Phương Tiện dạy học Vở bài tập; bảng lớp. III- Các hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - Bài tập 1: HS đọc bài Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng và trả lời lần lượt các câu hỏi: + Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người? + Chúng ta có thể làm gì đẻ giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? - Bài tập 2: + Lưu ý HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn. + HS viết đơn, tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét. + GV chấm điểm một số đơn, nhận xét về kỹ năng viết đơn của HS. IV- Củng cố - Tổng kết GV nhận xét tiết học; khen những HS viết đơn đúng thể thức; yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà viết lại hoàn thiện lá đơn. ___________________________ Toán luyện tập chung I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố về: - Các đơn vị đo diện tích đã học; cách tính diện tích các hình đã học. - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. II- Các hoạt động dạy học HĐ2: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài 1: Diện tích nền căn phòng là: 8 x 8 = 64 (m2) = 640.000 (cm2) Diện tích một mảnh gỗ là : 80 x 20 = 1.600 (cm2) Cần số mảnh gỗ để lát kín căn phòng đó là: 640.000 : 1.600 = 400 (mảnh) - Bài 2: Yêu cầu HS tự tìm hiểu bài toán rồi làm bài lần lượt theo các phần a, b. - Bài 3: Củng cố cho HS về tỉ lệ bản đồ. Tìm chiều dài, chiều rộng thật của sân; Tìm diện tích của mảnh đất. - Bài 4: HDẫn HS tính diện tích miếng bìa. Sau đó lựa chọn câu trả lời đúng trong các phương án A, B, C, D. (Kết quả : khoanh vào C) HĐ3: Chấm và chữa bài Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 2, 3, 4 bằng cách gọi ba HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó. III- Củng cố - Tổng kết GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những em học tốt. ___________________________ Luyện từ và câu dùng từ đồng âm để chơi chữ I- Mục tiêu bài học - Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ. - Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. II- Phương Tiện dạy học Bảng phụ viết hai cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi. III- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS làm bài tập 3,4 SGK. 2. Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học HĐ2: Phần nhận xét - HS đọc câu “ Hổ mang bò lên núi ”, trả lời 2 câu hỏi trong SGK. - GV chốt lại: Câu văn trên có thể hiểu theo hai cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra 2 cách hiểu HĐ3: Rút ra ghi nhớ - Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ trong SGK - Nhắc HS học thuộc ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập - Bài tập 1: HS làm việc theo cặp : tìm các từ đồng âm trong mỗi câu. GV: Dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hằng ngày tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa gây bất ngờ, thú vị cho người nghe. - Bài tập 2: HS có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm, cũng có thể đặt một câu chứa 2 từ đồng âm Khuyến khích HS đặt câu dùng từ đồng âm để chơi chữ. IV- Củng cố - Tổng kết - GV nhận xét tiết học. - HS nói lại tác dụng của cách dùng từ đồng âm để chơi chữ. ___________________________ Buổi chiều: Luyện Toán Luyện tập tuần 6 I- Mục tiêu bài học: Củng cố cho HS về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. II- Các hoạt động dạy học 1. Củng cố lý thuyết HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. 2. Luyện tập - HS hoàn thành bài tập 1,3,4(T.28 SGK) - Bài luyện thêm: Một miếng đất hình chữ nhật chiều dài 120m, rộng 50m. Người ta ngăn thành hai phần hình chữ nhật theo một đường song song với chiều rộng ; phần lớn để trồng đậu ; phần bé để trồng cà. Biết diện tích trồng đậu lớn hơn diện tích trồng cà 1000m2. Tính chiều dài của mỗi phần. Gợi ý cho HS : - Tìm 2 số có tổng là 120 x 50 = 60009( m2 )và hiệu là 1000m2 , ta được diện tích từng phần ruộng - Đem diện tích chia cho chiều rộng(50m) 3. Chấm, chữa bài: củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. ___________________________ Hướng dẫn thực hành Luyện viết bài 7 I- Mục tiêu bài học - HS viết đúng mẫu chữ nghiêng bài : Bàn tay mẹ ở vở luyện viết 5. - Chú ý viết chữ hoa B. II- Phương Tiện dạy học Vở luyện viết 5. III- Các hoạt động dạy học 1. Gv nêu y/c tiết luyện viết. 2. HD HS luyện viết. Cho HS đọc bài ; Bàn tay mẹ. HD HS viết hoa chữ B. HS viết bài - Gv theo dõi. Biểu điểm: - HS viết đúng mẫu chữ, đẹp: 10 điểm - HS viết đẹp nhưng sai lỗi chính tả : 1 lỗi trừ 0,3 điểm. - HS viết đúng nhưng chưa đúng mẫu chữ : 7 điểm. IV- Củng cố - Tổng kết: Nhận xét giờ học. ___________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Sinh hoạt đội sao ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2007 Tập làm văn luyện tập tả cảnh I- Mục tiêu bài học - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước. - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể. II- Phương Tiện dạy học Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước. III- Các hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập - Bài tập 1: HS làm việc theo cặp: + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? + Để tả đặc điểm đó , tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? +Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? +Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? (thị giác, xúc giác) +Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh. (giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.) - Bài tập 2: GV dạy theo qui trình đã hướng dẫn. HĐ3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học; khen những HS học tốt; yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. ___________________________ Toán luyện tập chung I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố về: - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải các bài toán có liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II- Các hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học HĐ2: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài 1:Ôn lại cách so sánh các phân số cùng MS, cùng TS, - Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài ( ôn các phép tính với phân số ) - Bài 3: HS đọc kỹ đề bài rồi giải bài toán đó. Diện tích trồng nhãn của xã đó là: 6 : = 10 (ha) = 100.000 (m2) - Bài 4: hs vẽ sơ đồ rồi giải bài toán. HĐ3: Chấm và chữa bài Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 3, 4 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó. III- Củng cố - Tổng kết GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những em học tốt. ___________________________ Khoa học phòng bệnh sốt rét I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS có khả năng: - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sôt rét. - Nêu tác nhân , đường lây truyền bệnh sốt rét. - Làm cho nhà ở, nơi ngủ không có muỗi. -Tự bảo vệ mình và người nhà bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II- Phương Tiện dạy học Hình trang 26, 27 SGK III- Các hoạt động dạy học HĐ1: Làm việc với SGK * Mục tiêu: HS nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sôt rét; Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: HS thảo luận các câu hỏi: + Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? + Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? + Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? - Bước 2: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hương dẫn trên. - Bước 3: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. HĐ2: Quan sát và thảo luận: - Bước 1: Thảo luận nhóm : + Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở đâu? + Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? + Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? - Bước 2: Thảo luận cả lớp. * Kết luận: HS đọc mục bạn cần biết trang 27 SGK. IV- Củng cố - Tổng kết - GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em học tốt. ___________________________ Đạo đức có chí thì nên (tiết2) I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS biết: - Trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua để vươn lên trong cuộc sống. - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. II- Các hoạt động dạy học HĐ1. Làm bài tập 3,SGK. * Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho lớp cùng nghe. * Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Bước 2: HS thảo luận nhóm về các tấm gương đã sưu tầm được. Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.GV có thể ghi tóm tắtlên bảng theo mẫu sau: Hoàn cảnh Những tấm gương Khó khăn của bản thân Khó khăn của gia đình Khó khăn khác Bước 4: GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ngay trong lớp mình, trường mình để có kế hoạch giúp đỡ bạn vượt khó. HĐ2: Tự liên hệ (bài tập 4 SGK). * Mục tiêu: HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và để đề ra cách vượt khó. * Cách tiến hành: - HS tự phân tích những khó khăn của bản thân mình. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. - GV kết luận: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều phải có ý chí để vượt lên. Sự cảm thông chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. III- Củng cố - Tổng kết - Nhận xét giờ học. - HS sưu tầm vài mẫu chuyện về người có chí thì nên. ___________________________
Tài liệu đính kèm: