Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 14 (buổi 2)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 14 (buổi 2)

LUYỆN TIẾNG VIỆT

ĐỌC HIỂU BÀI: CỞU BÉ NHÂN HẬU

I. MỤC TIÊU:

 - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS thông qua luyện đọc truyện “Cởu bé nhân hậu” và trả lời các câu hỏi trong bài tập 2 trang 99-100 sách Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5phút)

 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

Hoạt động 2: Luyện đọc. (15phút)

 - Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.

 - GV hướng dẫn đọc.

 - HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, cả lớp theo dõi. GV chú ý sửa lỗi phát âm , cách ngắt giọng cho HS

 - HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: Cha-li Xim-xơn, Luân Đôn, in-tơ-nét, 24-1-2010

 - HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - 1HS đọc cả bài.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 14 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Luyện tiếng việt
đọc hiểu bài: Cởu bé nhân hậu
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS thông qua luyện đọc truyện “Cởu bé nhân hậu” và trả lời các câu hỏi trong bài tập 2 trang 99-100 sách Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5phút)
 	 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Luyện đọc. (15phút)
 	- Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.
 	- GV hướng dẫn đọc. 
 	- Hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, cả lớp theo dõi. GV chú ý sửa lỗi phát âm , cách ngắt giọng cho HS 
 	- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: Cha-li Xim-xơn, Luân Đôn, in-tơ-nét, 24-1-2010
 	- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 	- 1HS đọc cả bài.
 	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (15 phút)
BT2. - Cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp trả lời : 
 	+ Cậu bé 7 tuổi Cha-li đã quyên góp được bao nhiêu tiền để giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất ở Ha-i-ti ?
 	+ Cha-li đã quyên góp tiền bằng cách nào ?
 	+ Vì sao mới 7 tuổi Cha-li đã có việc làm đầy ý nghĩa như vậy?
	+ Theo em, vì sao cậu bé huy động được nhiều tiền như vậy ?
 HS thảo luận trả lời tiếp các câu e,g,h,i và nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
HS trả lời – cả lớp và GV nhận xét, chốt ý
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị bài tập đọc cho tiết sau.
LuyệnToán
 Luyện tập chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về: 
 	- Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 	- Vận dụng tìm để tìm x. Giải toán.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (5 phút)	
- HS nhắc lại cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30 phút)
 * GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán trang 97-98.
	BT1. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính .
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét.
	BT2. Đặt tính rồi tính.
	- HS nêu yêu cầu, cách làm.	
 - Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
	- Gọi HS nêu kết quả, chữa bài. 
BT3. Tìm x:
- Một số HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
a. 	b. 100 
 x = 30,16 : 10 x= 326,27 : 100
 x = 3,016 x= 3,2627
BT4. - 1HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi. HS phân tích và tóm tắt bài toán.
- Một số HS nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu 
- GV chấm, chửa bài: Giải
Trung bình mỗi tấm vải dài là: 177,5 : 5 = 35,5 (m)
Đáp số: 35,5 m
	BT5. HS làm bài rồi nêu kết quả chữa bài.
 Đáp số: C- 0,04
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	 Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. 
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày 
KNS: Kĩ năng tư duy phê phán: biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- 2HS nêu phần ghi nhớ của bài Kính già yêu trẻ.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin trang 22 SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS thảo luận để chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận:
Bà Nguyễn Thị Định, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh đều là những phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao và kinh tế.
- Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
- Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- Hiện nay, phụ nữ Việt Nam được đối xử như thế nào?
(HS trình bày ý kiến, bổ sung).
- 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Làm BT1 trong SGK.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày ý kiến- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: 
 + Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là a), b).
 + Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là các ý c), d).
Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ (BT2, trong SGK).
- GV nêu yêu cầu của BT2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến - HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước.
- Yêu cầu một số HS giải thích lí do.
- GV nhận xét, kết luận: + Tán thành với các ý kiến a), d).
 + Không tán thành với các ý kiến b), c), d) vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.
3. Cũng cố dặn dò: (5 phút)
 - HS nhắc lại nội dung bài học.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS: 
+ Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến.
+ Sưu tầm các câu chuyện, bài hát nói về phụ nữ nói cung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
 Thứ năm, ngày 01 tháng 12 năm 2011
Luyện tiếng việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu:
 - Nêu được những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn thông qua đọc đoạn “Chị Hà” và trả lời các câu hỏi trong bài trang 101-102.
 - Luyện viết đoạn vă tả ngoại hình của em bé thông qua làm bài tập 2 trang 102 sách Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5phút)
 	 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30phút)
BT1- Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.
 - Cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp trả lời : 
 	+ Nội dung đoạn văn là gì ?
 	+ Những đặc điểm ngoại hình nào của chị Hà được tả lặp đi lặp lại ?
 	+ Đặc điểm ngoại hình nào của chị Hà gây ấn tượng mạnh với tác giả ?
 Gọi HS trình bày, cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý.
BT2: Luyện viết đoạn văn tả ngoại hình. 
 - HS nêu yêu cầu bài tạp và đọc phần gợi ý.
 - GV nhắc HS lưu ý đọc lại câu chuyện, quan xát những tấm ảnh chụp để viết.
 Các đặc điểm ngoại hình như: Dáng người, mái tóc, khuôn mặt, nước da, ...Chú ý thể hiện tình cảm, sự khâm phục của em với Cha-li.
 - HS thực hành làm bài tập. Gv theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS đọc bài, GV chấm, nhận xét.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 - GV nhắc HS lưu ý một số điều khi viết đoạn văn tả ngoại hình. Nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà tiếp tục luyện tập, chuẩn bị bài tập đọc cho tiết sau.
Luỵện Toán
 Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên 
mà thương tìm được là một số thập phân
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về: 
- Thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Giải bài toán liên quan đến phép chia số thập phân. Tính nhẩm.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (5 phút)	
 - HS nhắc lại các bước chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30 phút)
 * GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán.
BT1. HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính.
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét. 
BT2. HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính.
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét.
BT3. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm.
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét. Khắc sâu cách nhẩm tính nhân một số với 10, 100 cũng chính bằng chia cho 0,1; 0,01.
 a. 32 x 10 = 320 b. 825 : 100 = 8,25
 c. 32 : 0,1 = 320 c. 825 x 0,01 = 8,25
BT4. - 1HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi. HS phân tích và tóm tắt bài toán.
- HS nhắc lai về tỉ lệ bản đồ. Một số HS nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu 
- GV chấm, chửa bài: Giải
Có số chai nước mắm là: 36 : 0,75 = 48 (chai)
Đáp số: 48 chai
BT5. - 1HS đọc yêu cầu phần đố vui.
 - Một số HS nêu cách làm.
 - HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu 
 - GV chấm, chửa bài.
 B1. Tính vỏ hộp cân nặng: 1 : 5 = 0,2 (kg)
 B2. Tính một hộp đường đầy chứa số đường: 1 – 0,2 = 0,8(kg)
 B3. Tính số hộp đường chia được là: 8 : 0,8 = 10 (hộp) 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	 Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau 
Hoạt động tập thể
Vệ sinh cá nhân: vệ sinh răNG MIệNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu vì sao phải giữ vệ sinh răng miệng?
- HS biết thực hành chải răng đúng cách, biết thực hiện các việc làm khác để giữ vệ sinh răng miệng.
II. Chuẩn bị: 
 GV: Mô hình răng, bàn chải; HS: Bàn chải, kem đánh răng, nước.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (5 phút)
 GVphổ biến nội dung của tiết học. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1. Thảo luận: 
Răng có ích lợi gì cho mỗi chúng ta? 
Vì sao phải giữ vệ sinh răng miệng?
Chúng ta giữ vệ sinh răng miệng bằng cách nào?
 HS trả lời, GV nhận xét, rút ra kết luận.
Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS chải răng đúng cách.
 HS nêu cách chải răng thường ngày của mình ở nhà.
 GV nhận xét, HD HS cách chải răng đúng và làm mẫu trên mô hình.
Hoạt động 3. HS thực hành chải răng. 
 GV theo dõi giúp đỡ, hướng dẫn thêm để tất cả các em đều thực hiện đúng.
 Hỏi thêm: Ngoài việc chải răng đúng cách, để có hàm răng chắc khỏe, chúng ta còn phải thực hiện những điều gì?
 HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.
3. Cũng cố, dặn dò: (5 phút)
 HS nhắc lại cách giữ vệ sinh răng miệng.
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 5 buoi chieu sanh Thuc hanh.doc