Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 15 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 15 (chi tiết)

Luyện Tiếng Việt

LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI

 I. MỤC TIÊU

- Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức về danh từ ,động từ , tính từ , quan hệ từ .

 - Biết sử dụng những kiến thức đã có để đặt câu.

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1: Củng cố kiến thức.

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

- Những từ như thế nào được gọi là danh từ ? Thế nào là danh từ chung ? Cho ví dụ. Thế nào là danh từ riêng ? Cho ví dụ.

- Thế nào là động từ ? Nêu ví dụ.

- Tương tự cho HS nhắc lại khái niệm về tính từ và quan hệ từ.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 15 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Tiết1
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập về từ loại
 I. Mục tiêu 
- Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức về danh từ ,động từ , tính từ , quan hệ từ .
 - Biết sử dụng những kiến thức đã có để đặt câu.
 II. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Củng cố kiến thức.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Những từ như thế nào được gọi là danh từ ? Thế nào là danh từ chung ? Cho ví dụ. Thế nào là danh từ riêng ? Cho ví dụ.
- Thế nào là động từ ? Nêu ví dụ.
- Tương tự cho HS nhắc lại khái niệm về tính từ và quan hệ từ.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
- Gv ghi bài tập lên bảng
 Bài 1: Tìm danh từ , động từ , tính từ trong các câu sau :
 Nắng rạng trên nông trường . Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao . Đó đây , những mái ngói của nhà hội trường , nhà ăn , nhà máy nghiền cói ,  nở nụ cười tươi đỏ .
 Bài 2: Đặt câu :
 a, - Một câu có từ “của” là danh từ .
 - Một câu có từ “của’ là quan hệ từ .
 b, - Một câu có từ “hay” là tính từ .
 - Một câu có từ “hay” là quan hệ từ .
- HS làm bài tập vào vở .
- GV theo dõi giúp đỡ thêm cho những em yếu .
HĐ3: Chấm chữa bài
- Gọi một số HS trình bày bài 
- Hướng dẫn HS nhận xét ,GV chốt lời giải đúng
 Bài 1: 
 - Danh từ: nắng, nông trường, màu xanh, lúa mực, đám cói , mái ngói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nụ cười.
- HS tự nêu các động từ và tính từ.
Bài 2: Gọi HS nêu miệng các câu vừa đặt – GV nêu một câu có từ của là danh từ để HS tham khảo : Người làm nên của, của chẳng làm nên người. 
 - GV nhận xét chung giờ học .
----------***----------
Tiết 2 Tin học.
( GV chuyên trách dạy)
Tiết 3: Thể dục
Ôn luyện bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1: Phần mở đầu.
- Tập hợp lớp thành 3 hàng ngang , giới thiệu nội dung và yêu cầu luyện tập
- Cho HS khởi động.
- Cho vài HS nhắc lại tên 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
 * Ôn bài thể dục phát triển chung: 4-5 lần, mỗi lần 2x8 nhịp. Phương pháp tương tự như tiết trước.
 - GV ôn cho cả lớp. 
 - Các tổ tự ôn do tổ trưởng điều khiển – GV theo dõi và sửa sai .
 - Tổ chức cho các tổ thi đua : 3-4 phút – GV nhận xét.
HĐ3: Tổng kết 
- Cho HS thả lỏng hoặc hát một bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
----------***----------
Tiết 4: HDTH.
 Thực hành kể chuyện 
I. Mục tiêu:
- HS kể lại câu chuyện Pa- xtơ và em bé và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
III. Hướng dẫn thực hành.
HĐ1: Giới thiệu nội dung, yêu cầu thực hành.
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành.
a.- HS kể chuyện theo cặp.
- HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b. KC theo nhóm 4 ( chia lớp thành 8 nhóm).
c. KC trước lớp.
Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Vì sao Pa- xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép? Câu chuyện muốn nói điều gì?
d. Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
HĐ3: Tổng kết.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện đó cho người thân.
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009.
Tiết 1: 
Luyện Toán.
Luyện : các phép tính với số thập phân.
I- Mục tiêu: - Giúp HS luyện kĩ năng thực hành các phép nhân, chia với số thập phân.
II- Hoạt động dạy và học:
HĐ1. Củng cố kiến thức :
 - Gọi HS nhắc lại các quy tắc: 
 + Chia số tự nhiên cho số thập phân.
 + Chia số thập phân cho số thập phân.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 42 : 2,4 ; b) 9 : 1,6 ; c) 4,48 : 1,4 ; d) 0,92 : 1,6 .
- HS vận dụng quy tắc rồi tự làm vào vở.
Bài 2: Tìm y : 
 a) y x 1,8 = 72 ; b) y x 0,43 = 1,19 x 1,02 
Bài 3: Một ô tô chạy trong 2,5 giờ được 120km. Hỏi với mức chạy như thế trong 3,5 giờ ô tô chạy được bao nhiêu ki-lô-mét ?
Hướng dẫn : 2,5 giờ : 120km 
 3,5 giờ : ? km
 - Có thể giải bài toán bằng phương pháp nào ? ( rút về đơn vị ).
Bài 4 ( dành cho HSKG ): Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 ( 7,5 x 18,3 + 26,4 x 13,8 ) x ( 47 x 11 - 4700 x 0,1 - 47 ).
- Cho HS tự làm, sau đó chữa bài: 
 ( 7,5 x 18,3 + 26,4 x 13,8 ) x ( 47 x 11 - 4700 x 0,1 - 47 ).
= ( 7,5 x 18,3 + 26,4 x 13,8 ) x ( 47 x 11 - 47 x 10 x 0,1 - 47 )
= ( 7,5 x 18,3 + 26,4 x 13,8 ) x 47 x ( 11 - 10 -1)
= ( 7,5 x 18,3 + 26,4 x 13,8 ) x ( 47 x 0 ) 
= ( 7,5 x 18,3 + 26,4 x 13,8 ) x 0 
= 0 
HĐ3 : Chấm, chữa bài.
- Chấm bài , nhận xét chung , chỉ ra chỗ HS đã làm sai , chữa bài:
Bài 1: Gọi 4 em lên bảng làm , củng cố kiến thức về chia một số tự nhiên cho một số thập phân và chia một số thập phân cho một số thập phân.
Bài 2: HS nêu kết quả.
Bài 3: Chữa bài trên bảng:
 Trong một giờ ô tô đó chạy được: 
 120 : 2,5 = 48 (km)
 Với mức chạy như thế trong 3,5 giờ ô tô đó chạy được:
 48 x 3,5 = 168 (km).
 Đáp số : 168 km.
Nhận xét, đánh giá tiết học.
----------***----------
Tiết 2: 
Khoa học
thuỷ tinh
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết:
Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. Đồ dùng dạy - học
Hình trang 60, 61 SGK.
III. Hoạt động dạy - học
Bài cũ: - Em hãy nêu các tính chất của xi măng .
 - Chúng ta cần bảo quản xi măng như thế nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài mới:
HĐ1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
HS quan sát hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để thảo luận. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
+ GV kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng dòn dễ vỡ. chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, ly, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng 
HĐ2: Thực hành xử lý thông tin:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình và chữa bài. 
- Đáp án:
+ Tính chất của thuỷ tinh: trong suốt, cứng nhưng dòn dễ vỡ, không gỉ, không cháy, không hút ẩm và không bị axit ăn mòn.
+ Tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao: rất trong, chịu đựoc nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm
+ Cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh: trong khi sử dụng hoặc lau, rửa cần phải nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh.
- Kết luận: Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thuỷ tinh chất lượng cao được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong phòng thí nghiệm, y tế, những dụng cụ quang học chất lượng cao. 
HĐ3: Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những em học tốt.
----------***----------
Tiết 3
HĐNG:
Tìm hiểu những con người anh hùng của quê hương, đất nước
I. Mục đích , yêu cầu
 - Giúp HS có được những kiến thức về các danh nhân của quê hương đất nước,
 - Qua đó giúp các em hiểu thêm về truyền thống quê hương, tự hào về quê hương mình
II. Các hoạt động - dạy học
 1. GV nêu mục đích ,yêu cầu tiết học
 2. Giới thiệu các anh hùng của quê hương 
 - HS làm việc theo nhóm : 
 + Kể cho nhau nghe về những anh hùng của quê hương Hà Tĩnh qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước .
 + Đại diện các nhóm thi kể 
 + Bình luận xếp theo thứ tự các nhóm kể đúng ,kể hay ,thể hiện được nhiều hiểu biết về các tấm gương hi sinh anh dũng của người con Hà tĩnh.
 3. GV tổng kết ý kiến của cả lớp , cho HS biết thêm một số thông tin về anh hùng Phan Đình Giót.
 4.Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009
Tiết 1	
Luyện tiếng Việt
Luyện mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
I - Mục tiêu: HS luyện tập mở rộng vốn từ về chủ đề hạnh phúc. 
II – Hoạt động dạy và học:
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Gọi HS trả lời các câu hỏi: 
 + Em hiểu hạnh phúc có nghĩa như thế nào?
 + Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Ghép các tiếng sau vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo nên các từ ghép:
lợi, đức, vô, hạnh, hậu, lộc, làm, chúc, hồng.
- HS tự làm bài, nêu các từ đã ghép được. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: các từ ghép: hạnh phúc, chúc phúc, hồng phúc, phúc lợi, phúc đức, vô phúc, phúc hậu, phúc lộc, làm phúc.
Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A.
 A	B
Phúc hậu	điều tốt lành để lại cho con cháu.
Phúc đức	có lòng thương người, hay làm điều tốt cho người khác.
Phúc lộc:	gia đình yên ấm, tiền của dồi dào.
HS làm bài, sau đó GV có thể hỏi :
 + Phúc hậu có nghĩa như thế nào?
 + Em hiểu như thế nào là phúc đức. 
Bài 3: Đặt 2 câu với từ hạnh phúc :
HS đặt câu – nêu miệng trước lớp – cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung (nếu cần) – GV đánh giá ,kết luận.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá tiết học.
----------***----------
Tiết 2 	 Tin học
(GV chuyên trách dạy)
----------***----------
Tiết 3 	 Tiếng Anh
(GV chuyên trách dạy)
----------***----------
Tiết 4 Kĩ thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được ích lợi của việc nuôi gà.
- Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương .
II. Đồ dùng :
 - Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà .
 - Phiếu học tập , phiếu đánh giá kết quả học tập .
III- Hoạt động dạy học: 
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn bài mới:
 HĐ 1:Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà:
- Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà.
- HS điền nội dung thảo luận vào phiếu, GV hướng dẫn HS cách điền vào phiếu học tập , thời gian 15 phút .
- Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả, HS khác theo dõi bổ sung 
- GV bổ sung và nêu lại lợi ích của việc nuôi gà.
HĐ 2:Đánh giá kết quả học tập.
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của học sinh .
- HS làm bài tập .
- GV nêu đáp án đánh giá.
- HS báo cáo kết quả làm bài tập .
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3 .Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập, kết quả học bài của HS.
 - Dăn HS chuẩn bị cho tiết học sau : sưa tầm một số giống gà được nuôi ở địa phương em.
Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009.
Tiết 1: 
Tiếng Anh.
( GV chuyên trách dạy )
----------***----------
Tiết 2: Tin học.
( GV chuyên trách dạy )
----------***----------
Tiết 3: Khoa học
 cao su
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết:
 - Nhận biết một số tính chất của cao su.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy - học
 Hình trang 62, 63 SGK.
III. Hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: - Em hãy nêu các tính chất và công dụng của thuỷ tinh.
 - Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HĐ1: Thực hành:
* Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: Các nhóm làm thựuc hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
+ GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi. 
HĐ2: Thảo luận:
- Bước 1: Làm việc cá nhân: HS đọc nội dung trong mục bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp: GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi: 
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào? 
+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì? 
+ Cao su được sử dụng để làm gì? 
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su? 
Kết luận: Có hai loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. 
Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh; cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước; tan trong một số chất lỏng khác.
Cao su sử dụng làm săm lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao, hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Không để các hoá chất dính vào cao su. 
HĐ3: Nhận xét, dặn dò : HS nhắc lại nội dung chính của giờ học.
 GV nhận xét giờ học. 
----------***----------
Thứ 6 ngày 4 tháng 12 năm 2009.
Họp hội đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 5 B.doc