Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 17 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 17 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

 - HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

 - Làm các bài tập: Bài 1(a); bài 2(a); bài 3.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, SGK

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 17 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai Ngày soạn: 26/12/2009
Sáng Ngày giảng:28/12/2009
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
	- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- Làm các bài tập: Bài 1(a); bài 2(a); bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Tiến hành kiểm tra trong quá trình HS làm bài tập
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
- Tổ chức cho HS làm lần lượt từng bài tập và chữa
 *Bài 1: Tính:
a) 216,72: 42
Cho HS nêu cách thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên, 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân, 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
- Cho HS làm vào vở và gọi 3 HS lên bảng chữa bài
- Cho HS nhận xét và nêu lại cách chia.
* Bài 2: Tính
a)(131,4 – 80,8) :2,3 + 21,84 
Cho HS nêu cách tính giá trị của biểu thức tính dấu ngoặc đơn
- Chia lớp thành 2 dãy, một dãy làm 1 bài
- Gọi đại diện của 2 dãy lên chữa bài
- Nhận xét bài làm và nêu lại cách làm
*Bài 3: 
Cho 1 HS đọc đề, tóm tắt, nêu cách làm
Chẳng hạn: 
 + Cuối năm 2001 dân số tăng thêm
 + Tỉ số % tăng thêm
 + Cuối 2002 số dân tăng thêm
 + Cuối năm 2002 dân số của phường
Gọi 1 HS chữa bài ở bảng
Cho 1 HS nhận xét
* Bài 4LDành cho HS khá, giỏi)
 - Cho HS thảo luận nhóm 4
 - Cho các nhóm báo cáo kết quả
 - Cho HS nhận xét và rút ra kết quả đúng
 70000 x 100 : 7 (câu 4e)
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu lại cách tìm một số biết một số phần trăm của nó
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS học tốt. dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS làm ở bảng con và chữa bài
- HS trả lời
- HS làm ở bảng con
a)(131,4 – 80,8) :2,3 + 21,84 
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
- Lớp nhận xét
- HS đọc đề, nêu tóm tắt và cách làm
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét và chữa bài
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Vài HS nhắc lại
- HS lắng nghe
Tiết 3 TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục tiêu: 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn.
	- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SG
- Tranh cây và quả thảo quả, nếu có 
III.Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cụ Ún làm nghề gì?
- Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a)Luyện đọc:
- Hướng dẫn đọc các từ ngữ: Bát Xát, ngoằn nghoèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan
- GV giảng từ: tập quán, canh tác
- GV đọc diễn cảm cả bài
 b)Tìm hiểu bài:
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
c)Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn1: nhấn giọng các từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn nghoèo, suốt một năm trời, xuyên đổi
 3.Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* Nội dung: Ca ngợi tinh thần giám nghĩ, giám làm của ông Lình đã thay đổi tập quán canh tác để làm giàu cho mình, làm thay dổi cuộc sống của cả thôn
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- 2 Hs khá đọc nối tiếp cả bài
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc luyện đọc từ
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc toàn bài
- HS trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc cả bài
- HS luyện đọc đoạn 1
- Thi đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
Tiết 4 KHOA HỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
I. Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về:
	- ĐẶc điểm giới tính.
	- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
	- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Hình trang 68 SGK - Phiếu học tập
III.Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên – tơ sợi nhân tạo?
GV nhận xét - đánh giá
B. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết củng cố những kiến thức cơ bản về những bài đã học
HĐ1: Làm việc với phiếu học tập
Câu 1: Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
Câu 2: Đọc yêu cầu của bài tập ở mục quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng sau:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1, Hình 2, Hình 3, Hình 4
HĐ2: Thực hành
Hoạt động theo nhóm:
Nhóm 1: Tính chất, công dụng của tre, sắt, hợp kim sắt, thuỷ tinh
Nhóm 2: Tính chất, công dụng của đồng, đá vôi, tơ sợi
Nhóm 3: Tính chất, công dụng của nhôm, gạch, ngói, chất dẻo
Nhóm 4: Tính chất, công dụng của mây, song, xi măng, cao su 
Mỗi nhóm điền vào bảng
HĐ3: Trò chơi đoán chữ
Tìm các chữ cái cho các ô trống dưới đây để khi ghép lại thành câu trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
1.Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì?
2. Em bé năm trong bụng mẹ được gọi là gì?
3.Giai đoạn cơ thể bắt đầu phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng và được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu của con gái và xuất tinh lần đầu của con trai được gọi là gì?
...
HĐ kết thúc:
-Tổng kết rút ra kết luận: Nêu đáp án
-Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau: Sự chuyển thể ...
-3 hs trả lời
-Từng HS làm bài tập và ghi lại kết quả vào phiếu
Cả lớp chữa bài
-Thực hành:
Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất và công dụng của 3 loại vật liệu. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu. Ghi chép lại. trình bày trước lớp góp ý bổ sung nhóm khác
- Tổ chức hướng dẫn luật chơi theo cách chơi của “Chiếc nón kì diệu”
- HS lắng nghe
Thứ ba Ngày soạn: 26/12/2009
Sáng Ngày giảng:29/12/2009
Tiết 1 THỂ DỤC:
TRÒ CHƠI "CHẠY TIẾT SỨC THEO VÒNG TRÒN"
I. Mục tiêu :
	- Thực hiện được động tác vòng phải, vòng trái.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện :
	- Sân trường
	- 1 cái còi
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Phần mở đầu :
- GV tập hợp HS , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS chạy chậm theo đội hình tự nhiên
HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên 200 - 250m => thành 1 vòng tròn.
- HS chơi trò chơi: "Lò cò tiếp sức"
- GV điều khiển lớp khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản :
- GV nêu tên trò chơi
- Phổ biến cách chơi
- Quy định chơi
- GV cho HS chơi thử 1,2 lần GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chơi thật.
- GV uốn nắn cho HS 
Lưu ý: Tổ chức cho HS chơi an toàn.
- GV tổng kết trò chơi
3. Phần kết thúc :
- HS thực hiện các động tác thả lỏng
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Dặn HS về nhà ôn các ĐT thể dục đã học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS chơi
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS chơi thử
- HS chơi thật
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- Làm các bài tập: Bài 1; bài 2; bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi HS chuyển hỗn số về số thập phân: 3 ; và 12 
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
* Tổ chức cho HS làm lần lượt từng bài tập và chữa
 Bài 1: Viết các hỗn số sau thành số thập phân:
+ GV gợi ý cho HS chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi sau đó chuyển về số thập phân
+ GV làm mẫu: 
+ Gọi 1 HS làm ở bảng
+ Nhận xét kết quả và nêu lại cách làm
Bài 2: Tìm x
a) x 100 = 1,643 + 7,357
b) 0,16: x = 2- 0,4 
+ Cho HS nêu cách tìm thừa số; số chia chưa biết
+ Cho HS làm vào vở
+ Gọi 2 HS chữa 2 bài
+ Cho HS nhận xét
 Bài 3: 
+ Cho HS đọc và tóm tắt đề
+ GV gợi ý để HS nhận xét được lượng nước trong hồ chiếm chiếm 100%
+ Cho HS nêu cách tìm số % của ngày 3
+ Gọi 1 HS làm ở bảng
+ Nhận xét và nêu cách làm ?
 Bài 4: Nếu không còn thời gian HS về nhà làm
+ Cho HS thảo luận nhóm 2
+ Cho HS nhận xét được mỗi đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số
+ Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
Học thuộc bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS làm ở bảng
- HS quan sát
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào bảng con, nhận xét bài làm
- HS nêu
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm
a) x 100 = 1,643 + 7,357
x 100 = 9
x= 9: 100
x= 0,09
b) 0,16: x = 2- 0,4
0,16: x = 1,6
x= 0,16:1,6 
x= 0,1 
- HS đọc đề, tóm tắt đề
- HS giải vào vở:
Lượng nước ngày thứ ba máy bơm hút được là:
100% - ( 35% + 40%) = 25%
 Đáp số: 25%
- Hs lắng nghe
Tiết 3 CHÍNH TẢ
NGHE-VIẾT: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. Mục tiêu: 
	- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1)
	- Làm được bài tập 2.
II. Đồ dùng dạy học:
-Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm BT2
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm những từ ngữ chứa tiếng: ra, da, gia
- Tìm những từ ngữ chứa tiếng: nây, dây,giây
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài chính tả
- Nội dung bài chính tả nói gì?
- Luyện HS viết các từ ngữ khó:Lý Sơn, Quảng Ngãi, suốt, khuya,bận rộn
- GV đọc bài chính tả
- GV đọc bài chính tả lần 2
- GV chấm 5-7 em
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*BT2a:
- GV cho HS nêu mục tiêu bài tập
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ 
- GV phát phiếu cho các nhóm
- GV theo dõi các nhóm
- GV ghi điểm
*BT2b:
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân
- Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên
- Thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau?
- GV chốt lại: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần hoàn toàn giống nhau hay gần giống nhau
- GV chấm 5 - 7 em, nhận xét
4.Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về viết lại các từ ngữ sai
- GV nhận xét tiết học. 
- GV tuyên dương những HS có thái độ học tốt
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
-2HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS luỵên viết từ khó
- HS viết
- HS tự soát lỗi rồi đổi vở theo  ... ện :
	- Sân trường
	- 1 cái còi
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Phần mở đầu :
- GV tập hợp HS , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS chạy chậm theo đội hình tự nhiên
HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên 200 - 250m => thành 1 vòng tròn.
- HS chơi trò chơi: "Lò cò tiếp sức"
- GV điều khiển lớp khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản :
- GV nêu tên trò chơi
- Phổ biến cách chơi
- Quy định chơi
- GV cho HS chơi thử 1,2 lần GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chơi thật.
- GV uốn nắn cho HS 
Lưu ý: Tổ chức cho HS chơi an toàn.
- GV tổng kết trò chơi
3. Phần kết thúc :
- HS thực hiện các động tác thả lỏng
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Dặn HS về nhà ôn các ĐT thể dục đã học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS chơi
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS chơi thử
- HS chơi thật
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Tiết 2 TOÁN
SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI 
ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu: 
	- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
	- Làm các bài tập: Bài 1(dòng 1,2); bài 2(dòng1,2); bài 3(a,b).
II. Đồ dùng:
- GV: Một máy tính bỏ túi 
- HS: Mỗi HS một máy tính bỏ túi 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gọi vài HS nhắc lại tác dụng của các nút ON/C; OFF trên máy tính - GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
* HĐ 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
- Cho HS nhắc lại cách tính theo quy tắc 
- GV cho HS lần lượt bấm các phím và nêu kết quả
Chẳng hạn: 7 : 40 = 0,175 = 17,5%
- GV hướng dẫn cách sử dụng máy để tính phần trăm 
 7; dấu : ; số 40 ; bấm phím % . trên máy sẽ hiện số 17,5 tức là 17,5%
* HĐ 2: Tính 43% của 56
- Cho HS nêu cách tính theo quy tắc
- Cho HS tính: 56 x 34 : 100 = 19.04
- GV hướng dẫn cho HS có thể thay 34 : 100 bằng 34%
Do đó ta bấm các phím 56 x 34% = 19,04
* HĐ 3: Tìm một số biết 65% củ nó bằng 78
- Cho HS nêu cách tính như đã học
- Cho HS bấm các phím: 78 : 65% = 120
 GV hướng dẫn HS bấm các phím: 78 : 65% = 120
* HĐ 4: Thực hành
- Bài 1: Cho HS thực hành trên máy tính theo nhóm 2
+ Cho HS làm mẫu 1 câu. 
Chẳng hạn: ( Tính tỉ số % của 2 số ) 311 : 612% =...
- Bài 2: Cho HS đổi 1 tạ thóc = 100 kg thóc
+ GV giải thích để HS hiểu được tỉ số % của gạo và thóc là 69%
+ GV gợi ý HS tìm 69% của 150; của 125; 110; 88
+ Cho HS nêu cách làm. Chẳng hạn: 150 x 69%
- Bài 3: GV gợi ý để HS nhận xét được yêu cầu của bài toán là tìm 0,6% của 30 000đ; 90 000đ 
+ Cho HS nêu cách làm. Chẳng hạn: 30 000 x 0,6% 
3. Củng cố, dặn dò:
Dùng máy tính để tính lại các phép tính như đã làm ở các bài tập. GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại cách tính
- HS thao tác trên máy
- HS lắng nghe
- HS nêu cách tính
- HS tính
- HS thao tác trên máy
- HS nêu cách tính
- HS thao tác trên máy
- HS thao tác trên máy theo nhóm và trả lời kết quả
- Hs đổi
- HS tính
- HS nêu cách làm, thực hành trên máy và trả lời kết quả
- HS lắng nghe
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
ÔN LUYỆN VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu: 
	- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1).
	- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thẻ thức, đủ nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Phiếu phôtô mẫu đơn của BT1
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS đọc lại biên bản vụ việc hôm trước đã học.
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
 1/Giới thiệu bài:
 2/Hướng dẫn HS làm bài tập:
*BT1:
- GV nêu yêu cầu.Lưu ý HS phải điền đủ, đúng và rõ ràng
- GV đưa bảng phụ và phiếu đã phôtô mẫu đơn cho HS
- GV theo dõi
- GV nhận xét chung
*BT2:
- GV tổ chức cho HS đọc nội dung bài tập 2
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm bài và trình bày
- GV nhận xét, khen những HS viết đúng đơn không có mẫu in sẵn
 3. Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiếm tra cuối học kỳ I
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS lần lượt đọc biên bản đã viết ở tiết trước
- HS đọc yêu cầu và mẫu đơn
- 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào phiếu
- Lớp nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ
- Một số HS đọc đơn viết của mình, cả lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu BT2
- HS làm bài
- 4 HS đọc lá đơn của mình viết
-Lớp nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe, thực hiện
Tiết 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ CÂU
I. Mục tiêu: 
	- Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
	- Phân loại được kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài tập 2.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung về các kiểu câu
- Một vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu kể
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ ở BT1
-Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài CÂY RƠM
GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*BT1:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 1
? Bài tập yêu cầu gì?
GV nhắc lại yêu cầu.
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ 
+ Các em tìm trong câu chuyện vui 4 câu: 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến
+ Nêu các dấu hiệu để nhận biết 1 kiểu câu
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng như ở SGV
*BT2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 và đọc mẫu chuyện 
- GV nhắc lại yêu cầu
- HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ 
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng như ở SGV
 3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS ôn tập để kiếm tra học kỳ I
- GV nhận xét tiết học
-HS trả lời
- HS đọc BT1
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm việc theo cặp
- 1 số HS phát biểu, lớp nhận xét
- HS đọc BT 2 và mẫu chuyện
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân
- 1 số em trình bày kết quả, lớp nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Thứ sáu Ngày soạn: 29/12/2009
Sáng Ngày giảng: 2/1/2010
Tiết 1 TOÁN
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: 
	- HS biết đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
	- HS biết phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
	- HS nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
	- Làm các bài tập: 1,2.
II. Đồ dùng:
- GV chuẩn bị các dạng hình tam giác như sgk, HS chuẩn bị Ê ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gọi vài HS nêu đặc điểm của hình tam giác: Số cạnh, số góc, số đỉnh
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Dạy bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ lên bảng tam giác ABC
- Cho HS chỉ ra các đỉnh, cạnh, góc của tam giác ABC
- GV chốt lại đặc điểm của tam giác
* HĐ 2: Giới thiệu ba dạng hình tam giác theo góc
- GV gắn 3 hình tam giác đã chuẩn bị lên bảng
- GV giới thiệu đặc điểm các hình tam giác:
+ Tam giác có 3 góc đều nhọn
+ Tam giác có 1 góc từ và 2 góc nhọn
+ Tam giác có 1 góc vuông ( tam giác vuông )
- GV vẽ tiếp dạng 3 hình tam giác vừa nêu trên và cho học sinh nhận dạng từng tam giác
* HĐ 3: Giới thiệu đáy và đường cao ( tương ứng )
- GV giới thiệu tam giác ABC có đáy BC, đỉnh A; từ A ta kẻ đoạn thẳng AH vuông góc với BC. Độ dài AH gọi là đường cao của tam giác ABC. Như vậy đường cao của tam giác là đường như thế nào ? ( đường hạ từ đỉnh vuông góc với cạnh đối diện )
- Cho HS dùng Ê ke để xác định các đường cao của tam giác ABC ( 3 đường cao )
* HĐ 4: Thực hành:
Cho HS lần lượt làm các bài tập rồi chữa
Bài 1: Cho HS viết tên 3 góc, 3 cạnh của mỗi HTG
 Bài 2: Cho HS chỉ ra được đường cao tương ứng với đáy vẽ trong mỗi hình
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
+ ở câu a, b GV cho HS đếm các ô vuông trong mỗi hình rồi so sánh diện tích
+ Câu c: GV hướng dẫn cho HS từ câu a, b ta suy ra kết quả
3. Củng cố dặn dò: 
Nhắc lại đặc điểm của hình tam giác, cách vẽ đường cao.
- GV nhận xét tiết học. tuyên dương những HS học tốt.
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS chỉ ra được theo yêu cầu của GV
- HS quan sát
- HS nhận dạng các hình theo hình vẽ của GV
- HS quan sát
- HS tự vẽ hình tam giác và 3 đường cao trên giấy nháp, 1 HS vẽ ở bảng
- HS viết và đọc kết quả
- HS đọc tên các đường cao và cạnh đáy tương ứng
- HS so sánh và trả lời kết quả
- HS so sánh và trả lời kết quả
- HS nhắc lại
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
I. Mục tiêu: 
	- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
	- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại được một đoạn văn cho đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết 4 đề bài (như tuần 16)
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. KTBC:
GV kiểm tra vở của HS - Nhận xét
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài .
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
b .GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp 
* Nhận xét về kết quả làm bài :
+ Ưu điểm :
+ Hạn chế 
*Thông báo số điểm cụ thể .
c. Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho HS 
-Hướng dẫn chữa lỗi chung 
-Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài
-Hướng dẫn học tập từng đoạn văn hay, bài văn hay 
GV đọc những bài văn hay, có sáng tạo 
d. Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học 
-2 HS
-HS lắng nghe 
-Vài HS lên bảng chữa, lớp chữa trên nháp 
-HS lắng nghe và nhận xét, chữa lỗi trong vở .
-HS tự viết lại những đoạn văn chưa đạt 
Tiết 3 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 SINH HOẠT LỚP
1. Yêu cầu: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuần. 
 - Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
 a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
 - Chấn chỉnh một số nền nếp của lớp. 
 - Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến. 
 b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
* Ưu điểm: Một số em có cố gắng trong học tập: (Em Tân, Cao Kì, Sáng, ...) 
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài như: (em Hà, Phu, Quý, Quy, Cẩm Nhung,..
 - Thực hiện tốt các nề nếp
 * Nhược điểm: Còn nói chuyện riêng trong lớp: em Tân, Hưng, Ánh,
3. Kế hoạch tuần tới: 
 - Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
 - Cán sự lớp tiếp tục hoạt động nghiêm túc. 
 - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Sinh hoạt văn nghệ: Hát bài: Những bông hoa, những bài ca.
*******************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 CKTKN.doc