Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 24

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 24

Toán

 Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

-Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

-HS yêu thích môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC THÊ
TUẦN 24
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán
 Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
-Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
-HS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ : 2-3'
- 2HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật, đơn vị đo thể tích.
3.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 2 : Thực hành : 28-30'
Bài 1: Củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hinh lập phương.
Bài 1: HS đọc đề, làm bài
DT một mặt của HLP :
2,5 x 2,5 = 6,25 (m2)
DT toàn phần của HLP :
6,25 x 4 = 25 (m2)
Thể tích của HLP :
2,5 x 2,5 x 2.5 = 15,625 (m2)
Bài 2 (cột 1): 
Bài 2 (cột 1): 
HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật, tự giải bài toán.
4. Củng cố dặn dò : 1-2'
- Xem trước bài Luyện tập chung.
Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê – ĐÊ
I.MỤC TIÊU:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê -đê xưa; kể được mọt đến 2 luật của nước ta ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- H biết yêu chuộng công lí.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ, tranh ảnh về sinh hoạt của người Tây Nguyên, bảng phụ viết câu văn luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ: Chú đi tuần.
Gọi 2 – 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: Luật tục xưa của người Ê-đê.
Hoạt động 1: Luyện đọc
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn.
Giáo viên chia bài thành đoạn ngắn để luyện đọc.
  Đoạn 1 : Về các hình phạt.
  Đoạn 2 : Về các tang chứng.
  Đoạn 3 : Về các tội trạng.
  Đoạn 4 : Tội ăn cắp.
  Đoạn 5 : Tội dẫn đường cho địch.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó, lầm lẫn do phát âm địa phương.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ chú giải.
Giáo viên đọc chậm rãi, rành mạch, trang nghiêm, diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận câu hỏi:
	  Người xưa đặt luật để làm gì?
Giáo viên chốt: Em hãy kể những việc người Ê-đê coi là có tội.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
	  Tìm dẫn chứng trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
Giáo viên chốt lại: Người Ê-đê có quan niệm rạch ròi về tội trạng, quy định hình phạt công bằng để giữ cuộc sống thanh bình cho buôn làng.
	  Ngày nay việc xét xử dựa trên quy định nào?
Gợi ý những tội chưa có trong luật tục.
Giáo viên chia thành nhóm phát giấy khổ to cho nhóm trả lời câu hỏi.
Kể tên 1 số luật mà em biết?
Giáo viên kết luận, treo bảng phụ viết tên 1 số luật.
Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
4. Củng cố dặn dò;
Yêu cầu học sinh thảo luận tìm nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Dặn HS:Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Hộp thư mật”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
1 học sinh khá, giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn.
Học sinh luyện đọc.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Cả lớp đọc thầm, đại diện nhóm trình bày:
  Người xưa đặt luật tục để mọi người tuân theo.
  Tội ăn cắp. Tội chỉ đường cho giặc.
Học sinh chia nhóm, thảo luận.
a) Người Ê-đê quy định hình phạt công bằng:
	- Chuyện nhỏ xử nhẹ
	- Chuyện lớn xử nặng
  Người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
b) Về tang chứng: phải có 4 – 5 người nghe, thấy sự việc.
c) Tội trạng phân thành loại.
Học sinh phát biểu: Việc xét xử dựa vào luật.
Học sinh nêu: trốn thuế, đánh bạc, vi phạm, giao thông 
Cả lớp trao đổi: Cần thay luật tục cũ bằng bộ luật.
Học sinh thảo luận rồi viết nhanh lên giấy.
Dán kết quả lên bảng lớp.
Đại diện nhóm đọc kết quả: Bộ luật dân sự, luật báo chí 
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Cả nhóm đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm đôi trao đổi, thảo luận tìm nội dung chính. Chẳng hạn: Bài văn cho thấy : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa.
. Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2).
I.MỤC TIÊU:
 - Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* GDTGĐĐHCM (Liên hệ) : GD HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương BH.
* GDBVMT (Liên hệ) : GD HS : Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
TTCC 1,2,3 của NX 7 : Cả lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh về đất nước, con người VN.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
HĐ1: H.dẫn làm BT1/ SGK.
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: H.dẫn đóng vai. (BT3)
GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch- giới thiệu với khách du lịch về 1 trong những chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, con người VN...
GV nhận xét, khen các nhóm gt tốt.
HĐ3: H.dẫn triển lãm nhỏ.(BT4)
GV yêu cầu HS trưng bày tranh theo nhóm.
GV nhận xét tranh vẽ của HS.
4. Củng cố dặn dò:
-Dặn HS thực hành theo nd bài học.
-Nhận xét tiết học.
3 HS đọc Ghi nhớ ở tiết 1.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhón trình bày về 1 mốc thời gian hoặc 1 địa danh.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
-Đại diện từng nhóm lên đóng vai. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Các nhóm trưng bày tranh vẽ.
-Cả lớp xem tranh và trao đổi về nd tranh.
-HS hát, đọc thơ về chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
-HS nêu các mốc thời gian và địa danh liên quan đến những sự kiện của đất nước ta.
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán
 Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
-Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
-Biết tính thể tích một HLP trong mối quan hệ với thể tích của một HLP khác.
-Rèn tính cẩn thận kiên trì cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ : 2-3'
3.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 2 : Thực hành : 29-31'
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm.
Bài 1: 
Bài 1: HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung .
a) Cho HS yêu cầu của bài tập rồi tự HS làm bài theo gợi ý của SGK. 
17,5% = 10% + 5% + 2,5%
10% của 240 là 24
5% của 240 là 12
2,5% của 240 là 6
Vậy: 17,5% của 240 là 42.
b) Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
35% = 30% + 5%
10% của 520 là 52 30% của 520 là 156
 5% của 520 là 26
Vậy: 35% của 520 là 182.
Bài 2: Cho HS tự nêu bài tập rồi làm bài và chữa bài. 
Bài 2: 
Bài giải:
a) Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là . Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của hình lập phương lớn và thể tích của hình lập phương bé là:
3 : 2 = 1,5
1,5 = 150%
b) Thể tích của hình lập phương lớn là:
64 x = 96 (cm3)
Đáp số: a) 150%; b) 96cm3
4. Củng cố dặn dò : 1-2'
- Nhắc lại công thức tính diện tích của các hình đã học.
Kĩ thuật
LẮP XE BEN (3 tiết)
I. MỤC TIÊU :
 HS cần phải:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
 - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 -Rèn luyện tính cẩn thận khi tháo lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 4-5'
3. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1'
 - 2 HS trả lời
HĐ 2 :Quan sát, nhận xét mẫu : 4-5'
 - GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận.
- HS quan sát xe ben đã lắp sẵn.
- HS quan sát toàn bộ và từng bộ phận.
+ Để lắp được xe ben, theo em cần lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
- Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin).
HĐ 3 : HD thao tác kĩ thuật : 16-18'
Hướng dẫn chọn các chi tiết
- GV nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- 2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
Lắp từng bộ phận
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ ( H.2 -SGK)
- HS quan sát H2 để trả lời câu hỏi.
- Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào?
- 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
- 1 HS trả lời và chọn các chi tiết.
- 1 HS khác lên lắp khung sàn xe.
- GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: 
Lắp ca bin và các thanh đỡ (H.3- SGK)
- HS chú ý theo dõi.
+ Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2, em phải chọn thêm chi tiết nào?
- HS trả lời.
Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4-SGK)
- GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. Trong khi lắp, GV lưu ý HS biết vị trí, số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe.
- HS quan sát hình.
Lắp trục bánh xe trước (H.5a - SGK)
- 1 HS lên lắp trục bánh xe trước.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
Lắp ca bin ( H. 5b – SGK)
- 2 HS lên lắp, các HS khác quan sát và bổ sung các bước lắp của bạn.
Lắp ráp xe ben ( H.1 –SGK)
- GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. 
Chú ý: * Bước lắp ca bin:
 + Lắp 2 tấm bên của chữ U vào 2 bên tấm nhỏ.
 + Lắp tấm mặt ca bin vào 2 tấm bên của chữ U.
 + Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
* Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS chú ý theo dõi.
- Các bước tiến hành như các bài trên.
- Các bước lắp khác, HS trả lời câu hỏi SGK và HS lên lắp 1-2 bước.
- 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
- HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
* Dặn dò: 1-2' : HS mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp được ở cuối tiết 2.
TIẾT 2&3
HĐ 4 : HS thực hành lắp xe ben
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
- HS chọn chi tiết
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ.
- Trong quá trình HS thực hành ... i bài tập có các câu cần điền cặp quan hệ từ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : 4-5'
- Kiểm tra 2 HS
- Nhận xét, cho điểm
- Làm lại BT3 tiết trước
3. Bài mới : 
HĐ 1.Giới thiệu bài: 1'
- Nêu MĐYC của tiết học.
- HS lắng nghe
HĐ 2: Phần nhận xét : 12-13'
HD HS làm BT1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1 
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm lại cả 2 câu ghép, phân tích cấu tạo, xác định vế câu, tìm bộ phận C - V 
- 2HS lên bảng phân tích cấu tạo câu.
-Lớp nhận xét
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
HDHS làm BT2:
1 HS đọc yêu cầu BT2, lớp đọc thầm
HS làm bài theo nhóm 2 
Làm bài + trình bày
- Cho HS làm bài + trình bày 
* Ý a.Các từ vừa, đã, đâu ,đấy, trong 2 câu ghép trên dùng để nối vế câu1 với vế câu 2 
* Ý b. Nếu lược bỏ các từ vừa, đã, đâu, đấy, thì:
+QH giữa các vế câu không còn chặt chẽ.
+Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh. ( câu b )
- Lớp nhận xét 
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
* Nói thêm : 
+Các từ vừa, đã, đâu, đấy, nằm trong bộ phận vị ngữ, không phải QHT
+ Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế
trong câu ghép thì phải dùng cả 2 từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy.
HĐ 3 : Ghi nhớ : 1-2'
- HS đọc lại phần Ghi nhớ 
- HS nhắc lại
HĐ 3:Luyện tập : 12-13'
- Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu BT1 , lớp đọc thầm
- Cho GV giao việc
- Cho HS làm bài 
- Dán bảng 2 tờ phiếu	
- HS lắng nghe 
- HS làm bài vào vở bài tập
- 2HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
 Bài 2:
(Cách tiến hành tương tự BT1) 
a. Mưa càng to, gió càng mạnh.
b.Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c.Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh càng làm núi cao lên bấy nhiêu.
4.Củng cố, dặn dò :1-2'
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Nhắc lại phần ghi nhớ.
Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
-Thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày trước lớp.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC; 
- Tranh vẽ (hoặc ảnh chụp) một số vật dụng.
- Bút dạ + giấy khổ to cho HS làm bài.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Ổn định tỏ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : 4-5'
- Kiểm 2 HS
- Nhận xét + cho điểm 
- 2HS đọc đoạn văn viết lại ở tiết trước
3.Bài mới
HĐ 1.Giới thiệu bài: 1'
- Nêu MĐYC của tiết học
- HS lắng nghe
HĐ 2: HD HS làm BT1: 10-12'
- HDHS chọn đề bài
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS 
- Cho HS lập dàn ý + phát giấy cho 5 HS
- Cho HS trình bày kết quả
- Nhận xét + bổ sung hoàn chỉnh 
- HS đọc 5 đề trong SGK
- HS nói đề bài đã chọn
 - HS đọc gợi ý trong SGK
- HS trình bày
- HS tự sửa bài của mình 
HĐ 3: HD HS làm BT2: 14-16'
- Cho HS đọc, GV giao việc	
-1 HS đọc yêu cầu của BT2 và gợi ý
Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn của mình trong nhóm 4.
HS khác lắng nghe.
- Nhận xét + khen những HS làm tốt
- Đại diện các nhóm thi trình bày trước lớp. 
 - Lớp nhận xét
4.Củng cố, dặn dò :1-2'
- Nhận xét tiết học 
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại
- Nhắc lại các bước của 1 dàn ý bài văn tả đồ vật
Khoa học
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
 I. MỤC TIÊU :
-Nêu một số quy tắc cơ bản sử dụng điện an toàn, tiết kiệm điện.
-Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
-Phải cẩn thận trong khi sử dụng điện.Biết tiết kiệm điện. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Chuẩn bị theo nhóm:
 + Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ,đồ chơi,...pin ( một số pin tiểu và pin trung ).
 + Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
 - Chuẩn bị chung: Cầu chì.- Hình trang 98, 99 SGK. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 4-5'
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 1'
HĐ 2 : Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật : 10-12'
- 2 HS trình bày
* GV cho HS thảo luận theo nhóm.
* HS hoạt động theo nhóm 
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật ( sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác? 
* Từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
* GV bổ sung: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật ; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vậtvào ổ điện ( dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện,...( vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện, vừa có thể bị điện giật).
HĐ 3 : Thực hành : 6-7'
* GV cho HS hoạt động cá nhân.
 Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12 V cho dụng cụ dùng điện có số vôn quy định là 6 V ?
* 1 HS đọc thông tin trang 99
- Nếu nguồn điện có số vôn lớn hơn số vôn quy định của dụng cụ dùng điện thì có thể làm hỏng dụng cụ đó. 
Vai trò của cầu chì, của công tơ điện ?
- Vai trò của cầu chì: Để phòng tránh, người ta mắc thêm vào mạch điện một cầu chì. Khi dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
 Vai trò công tơ điện: Để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó, người ta tính được số tiền điện phải trả.
* GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện ( có ghi số vôn).
* GV cho HS quan sát cầu chì và giới thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện, tìm xem có chổ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
* HS quan sát & lắng nghe.
HĐ 4 : Thảo luận về việc tiết kiệm điện : 8'
* HS hoạt động theo cặp.
- Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện..
* HS thảo luận theo cặp & trình bày trước lớp.
* Liên hệ: Cho HS tự liên hệ việc sử dụng điện ở nhà ( GV dặn HS tìm hiểu trước ).
- Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
- Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện . Theo bạn thì việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lí hay còn có lúc lãng phí, không cần thiết ? Có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở gia đình bạn.
	HS có thể sử dụng bảng sau để trình bày 
Dụng cụ 
máy móc sử dụng điện
 Đánh giá của bạn
Bằng chứng (nếu đánh giá của bạn là 2 hoặc 3)
Bạn có thể làm gì đẻ tiết kiệm, tránh lãng phí 
1. Việc sử dụng hợp lí không gây lãng phí
2.Thỉnh thoảng còn sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí 
3. Thường xuyên sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí
Máy bơm nước
 x
Không dùng nước bừa bãi 
Đèn ở bàn học
 x
Hay quên tắt đèn khi học xong 
Tắt đèn khi không sử dụng nữa
Quạt điện
 x
Đôi khi còn quên tắt quạt khi không sử dụng nữa
Tắt quạt khi không sử dụng nữa
4. Củng cố, dặn dò: 1-2' 
 -Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
 -Về nhà tìm hiểu các nội dung trênvà trình bày vào tiết Ôn tập.
 Nhận xét tiết học
Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khaí quát đặc điểm châu Á, châu Âu về : diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
 -Nghiêm túc trong học tập
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu ( nếu có).
 - Bản đồ Tự nhiên Thế giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:1-2'
3 Bài ôn tập:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1'
- 2 HS nhắc lại các bài địa lí đã học
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ 2 : ( làm việc cả lớp) : 9-10'
- GV treo Bản đồ Tự nhiên Thế giới
* Một số HS lên bảng:
+ Chỉ và mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Á, châu Âu trên bản đồ.
+ Chỉ một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên bản đồ.
- GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HĐ 3 : Tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng : 12-14'
- GV HD cách chơi
- HS ghi kết quả vào bảng con
- GV ghi đáp án lên bảng: 
Tiêu chí
Châu Á
Châu Âu
D tích
Ý b
Ý a
K hậu
Ý c
Ý d
Đ hình
Ý e
Ý g
D cư
Ý i
Ý h
K tế
Ý k
Ý l
Tiến hành chơi:
- Khi nghe GV đọc câu hỏi, ví dụ về DT có 2 ý:
+ Ý 1: Rộng 10 triệu km2.
+ Ý 2: Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục.
- Nhóm nào rung chuông trước sẽ được trả lời. Ví dụ, ý 1 là DT của châu Âu, ý 2 là DT của châu Á. 
- Nhóm nào trả lời đúng được 1 điểm. 
- Nếu nhóm nào trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm và quyền trả lời sẽ thuộc về nhóm rung chuông thứ hai,...
- Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi trong SGK.
* GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
 4 .Củng cố, dặn dò: 1-2'
- Nhận xét tiết học
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá, nhận xét các hoạt động tuần 23 của lớp.
- Lên kế hoạch tuần 24.
- Giáo dục ý thức tự giác và tinh thần tập thể cao của cả lớp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 23
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần.
- Báo cáo tình hình học tập trong lớp, sinh hoạt khác.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần: 
- Nề nếp duy trì và thực hiện tốt.
* Về học tập: 
- HS có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Nhiều em đạt điểm 10 như các em : Liên,Huy, Nguyễn- Cường.
* Các hoạt động khác: 
- Đọc truyện thư viện được duy trì thường xuyên, TD giữa giờ tốt, nghiêm túc.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Các trò chơi dân gian được chơi đều đặn vào các giờ ra chơi.
2.Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 24
- Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp.
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Trồng thêm cây xanh vào vườn trường.
- Tích cực tham gia giải toán qua mạng.
3) Sinh hoạt theo chủ điểm:Yêu quý mẹ và cô giáo.
* Tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ nói về mẹ và cô giáo.
-Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 8- 3.
- HS các tổ thi đua biểu diễn văn nghệ.
4) Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài vở thứ hai đi học.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp.
- Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm 10 kính dâng lên mẹ và cô.
- Giải toán qua mạng vào các giờ ra chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi t15.doc