Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 17

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 17

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

II. Chuẩn bị: Gv +Phấn màu, bảng phụ, phiếu bài tập

III. Các hoạt động:

1. Ổn định : Nề nếp.

2. Bài cũ:

Học sinh làm bài : Tìm 30% của 97, Tìm một số biết 30% của nó là 72

Giáo viên nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Luyện tập

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ ngày tháng 12 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị: Gv +Phấn màu, bảng phụ, phiếu bài tập
III. Các hoạt động:
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: 
Học sinh làm bài : Tìm 30% của 97, Tìm một số biết 30% của nó là 72
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành.
* Bài 1: Tính:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách chia: STP cho STN; STN cho STP; STP cho STP
-Yêu cầu học sinh cá nhân lên bảng làm, lớp làm vào vở. Đáp án: 
a, 216,72 : 42 = 5,16 
Bài 2: Tính
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
 Giáo viên chốt lại cách tính giá trị biểu thức.
(131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 56,68
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.
Bài 3: -Yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt đề, phân tích đề, tìm cách giải.GV theo dõi và sửa bài.
Bài giải :
Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 ( người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số: a 1,6% ; b 16129 người
4. Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
5.Dặn dò: Chuẩn bị: “Luyện tập chung”. Nhận xét tiết học 
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề 3 – Phân tích đề – Tóm tắt 
Học sinh làm bài 1 HS lên bảng làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
-Học sinh làm bài cá nhận.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu :
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Chuẩn bị: -GV: Tranh SGK. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định : : HS hát 
2. Bài cũ: (5’)
 H. Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún trốn viện bỏ về nhà ?
 H. Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ?
 Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3.Bài mới : 32’- Giới thiệu bài, ghi đề bài. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc :12’
- GV hướng dẫn đọc.
- GV chia đoạn ( đoạn) 
- GV cùng HS tìm từ khó : 
- GV cùng HS giải nghĩa từ .
- Luyện đọc theo nhóm 
- GV đọc bài lần 1.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. 10’
Gọi HS đọc đoạn 1 : Từ đầu đến trồng lúa.
H-Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
- Gv chốt ý 1: Ông Lìn thay đổi tập quán làm lúa nương.
-Học sinh đọc đoạn 2: Từ con nước .như trước nữa.
H-Nhờ có mương nước mà tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
Ý 2: Cuộc sống của thôn Phìn Ngan đã thay đổi nhờ có mương nước .
-Học sinh đọc đoạn 3:Phần còn lại.
H. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
H-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn thoát cảnh đói nghèo .
Ý 3: Cách giữ rừng, bảo vệ dòng nước của ông Lìn.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 8’
- GV HD đọc từng đoạn.
- GV sửa và HD.
- GV HD đọc một đoạn.
- GV đọc mẫu
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
Nội dung : Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
4: Củng cố. -Gọi HS đọc toàn bài, nêu nội dung chính của bài.
5. Dặn dò: : Đọc lại bài, trả lời câu hỏi. Chuẩn bị bài : “Ca dao về lao động sản xuất”.
 Nhận xét tiết học.
-1 học sinh đọc bài
- HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc theo nhóm, báo cáo
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-Trả lời câu hỏi.
- ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con .
- Họ trồng lúa nước; không làm nương , không phá rừng, cả thôn không còn hộ đói .
- Ông hướng dẫn bà con trồng cây
- Muốn sống có hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm 
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc.
- HS nhận xét bạn đọc
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn ..
KHOA HỌC (Tiết 33) 	
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Hình vẽ trong SGK trang 68
- 	HS: 	SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2. Bài cũ: Tơ sợi
- Nêu tính chất và công dụng của sợi bông ?
- Tơ tằm có tính chất gì ?
- Nêu tính chất và công dụng của tơ sợi nhân tạo ?
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	
 Ôn tập và kiểm tra HKI.
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
 Bước 1: Làm việc cá nhân. 
Từng học sinh làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập theo mẫu sau:
1. Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu ?
2. Đọc yêu cầu ở mục Quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng.
 Bước 2: Chữa bài tập.
Giáo viên gọi lần lượt một số học sinh lên chữa bài.
Hoạt động 2: Thực hành
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu.
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp y, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: “Hái hoa dân chủ” 
(4 nhóm).
Mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi theo nội dung bài học và trả lời.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Ôn tập (tt).
Nhận xét tiết học .
- HS làm bài tập và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu.
- Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu. 
- HS đọc yêu cầu, quan sát hình và điền nội dung phù hợp vào các cột ở bảng.
Nhóm 1: Làm bài tập về tính chất, công dụng của tre, sắt, thủy tinh.
Nhóm 2: Đá vôi, tơ sợi.
Nhóm 3: Nhôm , gạch, ngói, chất dẻo.
Nhóm 4: Mây, song, xi măng, cao su.
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ(Nghe viết)
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON.
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe – viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
-Làm được BT2.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động:
1-Ổn định: Nề nếp.
2- Bài cũ: Hai học sinh lên bảng viết: Giàn giáo, xây dở, huơ huơ, che chở, vữa nồng.
3.Bài mới: : Giới thiệu bài, ghi đề bài. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết. 15’
Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả.
Yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết, HD viết các từ khó.
Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh sửa bài.
Giáo viên chấm chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập. 
Bài 2 a: Ghép hình của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tao:
 Con ra tiền tuyến xa xôi.
 Yêu bầm yêu nước , cả đôi mẹ hiền.
Giáo viên nhận xét, khen nhóm đạt yêu cầu.
Hoạt động cá nhân.
1, 2 Học sinh đọc bài chính tả – Nêu nội dung.
Học sinh nêu cách trình bày (chú ý chỗ xuống dòng).
Học sinh viết bài.
Học sinh đổi vở để sửa bài.
Hoạt động nhóm.
_Làm vào phiếu học tập.
-Đại diện nhóm lên bảng làm.
-Lớp nhận xét sửa sai.
Tiếng
Vần.
âm đệm.
âm chính
âm cuối.
2 b; Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên.
=> GV chốt: Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
(Trong thơ lục bát tiếng thứ 6 của dòng 6 bát vần với tiếng thứ 6 dòng 8)
-Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
LUYỆN. TẬP ĐỌC
ÔN TẬP 
I/ YÊU CẦU:
- HS hệ thống các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17; đọc đúng, diễn cảm.
- Hiểu được nội dung của bài, thuộc ý nghĩa.
- GDHS biết bảo vệ môi trường, biết làm một số việc để đem lại niềm vui cho người khác.
II/ĐỒ DÙNG:
- Bút chì để gạch chân các từ cần nhấn giọng.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Hướng dẫn HS đọc theo nhóm.
-Theo dõi giúp HS đọc đúng, hay,lưu ý cách đọc.
2/ Củng cố nội dung:
- Hướng dẫn HS củng cố lại các câu hỏi ở SGK.
3/ Củng cố:
- GDHS qua từng bài.
- Học thuộc ý nghĩa.
- Qua các chủ đề đã học em đã làm tốt được những việc làm nào? Việc nào em chưa thực hiện được ? Vì sao?
- Dặn về nhà luyện đọc tốt để chuẩn bị thi kì 1
 - Học sinh tìm giọng đọc của các bài.
 - Tìm các từ cần nhấn giọng.
HS đọc theo nhóm 4.
- Thi đọc diễn cảm.
 - Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi ở SGK.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đọc nhẩm thuộc ý nghĩa.
Kiểm tra ý nghĩa của từng bài.
Thứ ngày tháng 12 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm 
II. Chuẩn bị: Gv +Phấn màu, bảng phụ.
 III. Các hoạt động:
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành.
* Bài 1: Chuyển hỗn số thành phân số TP:
Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
Giáo viên theo dõi– sửa chữa cho học sinh.
 4; 3 ; 2
1 
=>Lưu ý: Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
-Cách 2: Thực hiện chia tử số phần phân số cho mẫu số.
Bài 2: Tìm x.
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
 Giáo viên chốt lại dạng bài tìm thành phần chưa biết của phép tính.
a) x x 100 = 1,643 +7,357 b) x = 0,1
 x x 100 = 9 
 x = 9 : 100 
 x = 0,09 
 Bài 3: -Yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt đề, phân tích đề, tìm cách giải.GV theo dõi và sửa bài.
Bài giải :
Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
35% + 40% = 75% ( lương nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy hút được là:
100% - 75 % = 25 % (lượng nước trong hồ)
Đáp số : 25% lượng nước trong hồ.
4. Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
5.Dặn dò: Chuẩn bị: “Giới thiệu máy tính bỏ túi”. Nhận xét tiết học .
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
-Học sinh nêu cách chuyển.
-Lớp nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài Đ/ S.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề 3 – Phân tích ... - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả sau đó GV ghi ý chính lên bảng để HS theo dõi.
- GV kết luận: 
a, Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b, Bạn Hà có thể bàn với bố mẹvề việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 5, sau đó trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- GV đưa ra trên bảng bảng tổng hợp. 
- GV nhận xét về những dự kiến của HS.
* Hoạt động 4: Thực hành kỹ năng làm việc hợp tác
- Yêu cầu HS trả lời: Trong khi làm việc hợp tác nhóm chúng ta nên nói với nhau như thế nào?
+ Nếu khi hợp tác, em không đồng ý với ý kiến của bạn, em nên nói như thế nào với bạn?
+ Trước khi trình bày ý kiến, em nên nói gì?
+ Khi bạn trình bày ý kiến, em nên làm gì?
- GV ghi lại các câu trả lời đúng trên bảng để HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng hợp tác nhóm để thảo luận theo nội dung: Thế nào là làm việc hợp tác với nhau?
- YC HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV NX cách làm việc của các nhóm và NX câu trả lời của HS.
3, Củng cố- dặn dò:( 4 phút)
- GV tổng kết bài. GV nhận xét giờ học.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
- Các nhóm HS làm việc với các tình huống đưa ra.
- 1 học sinh đọc tình huống, sau đó đại diện các nhóm trả lời.
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm trao đổi để xử lý tình huống và ghi vào trả lời của mỗi nhóm.
- Đại diện 1 nhóm trình bày mệng, các nhóm khác theo dõi góp ý, nhận xét
- Lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lần lượt đưa ra các câu trả lời để GV ghi ý kiến trên bảng. Sau đó HS nx, góp ý kiến.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Nên nói lịch sự, nhẹ nhàng, tôn trọng bạn.
- Nói nhẹ nhàng, dùng từ ngữ hợp lý.
- ý kiến của mình là...
- Phải lắng nghe,...
- HS làm việc theo nhóm.
- đại diện nhóm nhắc lại.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ ngày tháng năm 2011
TOÁN
HÌNH TAM GIÁC
I.Mục tiêu: 
Biết:
- Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Chuẩn bị: GV: +Các dạnh hình tam giác, ê ke 
III. Các hoạt động:
1.Ổn định : Nề nếp.
 2. Bài cũ: Tính : 2,55: 0,5 ; 5,1 – 0,39 ; 32 x y = 156-12 
3.Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác :15’
a) giới thiệu đặc điểm của hình tam giác :
Gv vẽ hình tam giác ABC lên bảng 
- Yêu cầu HS nêu: hình tam giác có mấy cạnh, mấy góc mấy đỉnh ? Viết tên các cạnh, các góc các đỉnh đó ra nháp 
Gv nhận xét chốt ý : 
Hình tam giác ABC có 3 cạnh : cạnh AB, cạnh BC, và cạnh CA .3 đỉnh : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C và có 3 góc : góc A, góc B, góc C.
b) Giới thiệu 3 dạng hình tam giác :
Gv vẽ 3 hình tam giác như SGK lên bảng .
Yêu cầu HS sử dụng ê ke xác định các góc của hình tam giác .
Gv nhận xét và chốt :
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và 2 góc nhọn ( tam giác vuông )
- Gv vẽ một số hình tam giác khác , gọi HS lên xác định các góc và nêu nhận xét .c) Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác :
B C
 H
Cho Hs xác định đáy của hình tam giác .
H.Đoạn thẳng kẻ từ góc A vuông góc với cạnh đáy gọi là gì ?
- Gv nhận xét và chốt : Đoạn thẳng AH gọi là chiều cao của hình tam giác .
Hoạt động 2: Luyện tập .15’
Bài 1:Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài .
Viết tên 3 cạnh và 3 góc của mỗi hình tam giác .
Bài 2: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
4.Củng cố. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm của hình tam giác.
5.Dặn dò: Xem ại bài . Chuẩn bị bài : Diện tích hình tam giác . Nhận xét tiết học .
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Hs làm việc cá nhân sau đó lần lượt một số em nêu, lóp nhận xét bổ sung thêm .
- HS nhắc lại các cạnh, góc, đỉnh của hình tam giác .
- 1 HS lên bảng xác định góc, Lớp xác định góc của các hình trong SGK và nêu nhận xét.
Học sinh nhắc lại .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
Học sinh trả lới .
Học sinh nhắc lại .
Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu 
- HS viết vào nháp , 1 em lên bảng, lớp nhận xét, sửa bài .
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu 
- HS làm bài cá nhân , 1 em lên bảng, lớp nhận xét, sửa bài .
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu 
-HS thảo luận theo nhóm 2 làm bài.
- Đại diện một số nhóm lên bảng trình bày, lớp nhận xét, sửa bài 
- HS nhắc lại đặc điểm của hình tam giác .
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
I.Mục đích yêu cầu:
Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lộc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
-Nhân biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II.Đồ dùng dạy học :
-Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả người ; một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu ,ý cần chữa chung trước lớp .
- GV chấm bài : bảng thống kê lỗi sai.
III.Các hoạt động dạy và học :
1 .Kiểm tra bài cũ : Nêu cách trình bày một bài văn tả người ? 
2 .Dạy bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa 1 số lỗi điển hình. : (15’ )
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- GV sử dụng bảng đã viết sẵn đề bài và một số lỗi điển hình để:
-Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
+ Nhìn chung đa số các em nắm được yêu cầu của đề bài, tả đúng theo yêu cầu của bài có một số em làm tốt biết dùng từ có hình ảnh, so sánh thể hiện được tính cách của người mà các em tả :. Song bên cạnh cũng còn một bạn bài làm còn sơ sài, dùng từ chưa đúng, chấm câu chưa đúng, diễn đạt còn sơ sài : 
 -Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt .
Lỗi chính tả: thẳn thán, đuôi mắt, hàm rang, tráng tinh, 
Lỗi dùng từ : Thân hình khỏe, đôi mắt trắng nâu, đôi mắt đen như hòn bi .
Lỗi diễn đạt: Mẹ em có thân hình khỏe. Mẹ em tóc dài. Mẹ em có hàm răng trắng tinh .
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu( nếu sai.)
Hoạt động 2:Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài ( 20’)
GV trả bài cho HS và hướng dẫn cho các em chữa lỗi trong bài theo trình tự sau:
-Sửa lỗi trong bài:
-Học tập những đoạn văn hay ,bài văn hay 
+GV đọc 1 số đoạn văn hay , bài viết hay.
-Viết một đoạn văn trong bài làm
4.Củng cố , dặn dò:
Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để nhận đánh giá tốt hơn. Ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
- HS đọc lại đề bài .
+HS cả lớp trao đổi về lỗi sai, nêu cách sửa trên bảng .
+HS đọc lại bài làm của mình và tự chữa lỗi
+HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc chữa lỗi 
+HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay , cái đúng của đoạn văn , bài văn.
+Mỗi HS tư ïchọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn
+Một số HS trình bày đoạn văn viết lại
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE HOẶC ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
I. Mục tiêu: 
-Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động
II. Chuẩn bị: 
+ Học sinh sưu tầm những mẫu chuyện về những người đã biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :. Nề nếp
2. Bài cũ: 
-2 học sinh lần lượt kể về một buổi sinh hoạt đầm ấm của gia đình.”.
Giáo viên nhận xét – cho điểm 
3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề bài. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề. .
•- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích.
• Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
– Có thể là chuyện: Chuỗi ngọc lam, Nhà ảo thuật, Phần thưởng.
Hoạt động 2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể. 
Giáo viên chốt lại:
 Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
 Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
 Kết thúc: Nêu kết quả của câu chuyện. 
Nhận xét về nhân vật.
Hoạt động 3: Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. 15’
- Nhận xét, cho điểm.
® Giáo dục: Tinh thần thương người như thể thương thân.
Hoạt động 4: Củng cố. 3
Nhận xét – Tuyên dương.
5-Dặn dò: Chuẩn bị: Ôn tập
 Nhận xét tiết học.
- 1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh phân tích đề bài – Xác định dạng kể.
-Học sinh lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2 (lập dàn ý cho câu chuyện) – Cả lớp đọc thầm.
- ọc sinh lập dàn ý.
Học sinh lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em chọn.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Đọc gợi ý 3, 4.
Học sinh lần lượt kể chuyện.
Lớp nhận xét.
- Nhóm đôi trao đổi nội dung câu chuyện.
Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 Lắng nghe, thực hiện.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 17
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 16:
1. GV cho lớp trưởng lên nhận xét tình hình chung của lớp trong tuần .
1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 16:
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
-Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng, biết kiểm tra, dò bài lẫn nhau thường xuyên.
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị tốt như: . Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở như 
* Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ.
2-Kế hoạch tuần 17:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Thi đua học tốt giành nhiều Sao chiến công .
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường.
3. Cho học sinh tập kể chuyện và rèn chữ viết đẹp.
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 17 LOP 5.doc