Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 12 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 12 (chuẩn)

TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000

I. Mục tiờu:

- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000 .

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( BT 1,2)

II.Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ và giấy khổ to

III. Lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: 5ph

- Gọi hai HS lên bảng làm bài luyện tập thêm ở tiết học trước

- GV nhận xét và cho điểm

2. Giới thiệu bài : 2ph

GV nêu: Trong tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em: Biết vận dụng được qui tắc nhân nhẩm một số với 10,100,1000. Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 12 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần mười hai
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Toán: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
I. Mục tiờu: 
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000.
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( BT 1,2)
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ và giấy khổ to 
III. Lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: 5ph
- Gọi hai HS lên bảng làm bài luyện tập thêm ở tiết học trước
- GV nhận xét và cho điểm
2. Giới thiệu bài : 2ph
GV nêu: Trong tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em: Biết vận dụng được qui tắc nhân nhẩm một số với 10,100,1000. Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân
3. Hướng dẫn nhân nhẩm : 15ph
a. Ví dụ 1: GV nêu ví dụ ; Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10.
- HS đặt tính và tính 
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- Vậy ta có : 27,867 x 10 = 278,670
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10:
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,670. 
- Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,670.
- Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 27,867 x 10 mà không thực hiện phép tính ?( Dịch chuyển dấu phẩy của chx số 7 sang chữ số 8 )
Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
( Dịch chuyển dấu phẩy của phần nguyên sang bên phải 1 chữ số)
Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ: Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100
- GV nhận xét phần đặt tính và kêt quả tính của HS.
Vậy 53,286 x 100 = ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100 
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 53,286 x 100 = 5328,6.
- Suy nghĩ để tìm cách viết53,286 thành 5328,6.
- Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 53,286 x 100 mà không thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
c, Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào ?
- Số 10 có mấy chữ số 0 ? 
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào ?
- Số 100 có mấy chữ số 0 ? 
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000. 
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
- GV yêu cầu HS học thuộc quy tắc như SGV
4. Thực hành: 
Bài 1:6p – 8p 
- HS nêu yêu cầu 
– HS làm bài rồi nêu kết quả và nêu miệng cách tính nhân một số thập phân với 10,100,1000 
Bài 2: 12p
- GV yêu cầu hs đọc đề bài 
- HS khá, giỏi tự làm 
GV gợi ý cho hs yếu: Một mét bằng bao nhiêu cm? ( 1m = 100 cm) 
Vậy muốn đổi 12,6m = cm ta lấy số đó nhân với 100; Làm tương tự khi chuyển các số đo còn lại 
- HS tự đổi vở kiểm tra cho nhau 
- GV chữa bài 
5. Củng cố dặn dò: 3ph
- GV yêu cầu HS nhắc lại qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000
- GV nhận xét giờ học 
- HD học sinh làm bài ở nhà: Làm các bài luyện thêm ở sgv 
Luyệntiếng việt: Luyện tập về đại từ xưng hô
I. Mục tiờu: 
- Đại từ xưng hô
- Biết cách sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong lời nói, giao tiếp hằng ngày. 
II. Lên lớp 
1. Giới thiệu bài : 3ph
- GV nói rõ mục tiêu của giờ học
- HS xác định nhiệm vụ 
2. Củng cố kiến thức cơ bản: 10ph
- GV yêu cầu hs nêu những từ như thế nào gọi là đại từ xưng hô ( Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: Tôi, mày, nó, chúng mày
Khi sử dụng chúng ta lưu ý những gì? ( Chọn từ cho lịch sự thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới ) 
- HS nêu 
- Cả lớp và cô giáo bổ sung đánh giá 
3. Luyện tập thực hành: 20ph
Bài 1: HS tự lựa chọn giao tiếp theo các vai sau: 
a, Với thầy cô
b, Với ông bà
c,Với bạn ở xa về 
- HS khá. Giỏi tự làm
GV gợi ý cho HS yếu: Các em phải tự đặt mình vào ăn cảnh cụ thể để lựa chọn cho phù hợp 
- HS trình bày 
- HS khác, bổ sung đánh giá
- HS làm bài
- GV thu chấm 
Bài 2: Viết một đoạn văn nói về chủ đề tình bạn trong đó sử dụng ít nhất 5 đại từ xưng hô 
Lưu ý cho hs yếu: Cần viết đúng cấu tạo đoạn văn, theo đúng trọng tâm của đề bài và nhớ sử dụng từ thay thế đối với bạn bè xưng hô tình cảm, trong sáng, gần gũi. 
- Chữa bài: Hình thức cấu tạo của một đoạn văn: Cách dùng từ đặt câu,ý lỗi về chính tả, ngữ pháp
4. Tổng kết dặn dò: 2ph 
- Những em chưa xong tiếp tục hoàn thành bài vào buổi tối
- GV nhận xét giờ học
- Hướng dẫn cho hs chuẩn bị tiết học sau
Buổi chiều:
 Tập đọc : Mùa thảo quả
I. Mục tiờu: 
- Đọc diễn cảm toàn bài nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả
(Trả lời được các câu hỏi ở sgk)
- HS khá, giỏi: Nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
 II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
- Tranh minh hoạ trang 113 
III Lên lớp:
1. Bài cũ: 3ph
- GV cho HS quan sát và nêu nội dung tranh ở sgk: Miêu tả cảnh mọi người thu hoạch thảo quả 
- GV nhận xét- đánh giá rồi ghi mục bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
* HĐ1: Luyện đọc :10ph
- Hướng dẫn giọng đọc: Cần đọc đúng: quyến, lặng lẽ, mạnh mẽ; Đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả
- GV đọc mẫu bài văn.
- Phân đoạn: - HS đọc bài theo trình tự :
+ HS 1: Thảo quả trên rừng...nếp áo, nếp khăn.
+ HS 2 : Thảo quả trên rừng....lẫn chiếm không gian.
+ HS 3 : Sự sống cứ tiếp tục...nhấp nháy vui mắt.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).
 Lựơt 1: Hướng dẫn HS đọc tiếng khó: quyến, lặng lẽ, mạnh mẽ ...; sửa lỗi giọng đọc. 
Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ:
- HS đọc phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một HS khá(giỏi) đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi đọc thầm bằng mắt.
- GV đọc mẫu bài văn.
* HĐ2: Tìm hiểu bài: 10ph
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 SGK
H: Đoạn văn này muốn nói lên điều gì?
- HS khá giỏi rút ý chính, HS trung bình, yếu nhắc lại
Hỏi thêm cho hs khá, giỏi: Cách dùng từ đặt câu ở đoạn này có gì đáng chú ý? (Từ hương, thơm được lặp đi, lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi thơm đặc biệt ; Cá từ: lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả 
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2,3 SGK
 H: Đoạn văn này muốn nói lên điều gì?
- HS khá gỏi rút ý chính, HS trung bình, yếu nhắc lại
Tiểu kết: Tác giả đã sử dụng biện pháp lặp từ ,liệt kê, miêu tả, so sánh cho chúng ta thấy được sự phát triển rất nhanh và vẻ đẹp của rừng thảo quả khi quả chín 
- HS đọc thầm đoạn còn lại trả lời câu hỏi 4 SGK
 H: Đoạn văn này muốn nói lên điều gì?
- HS khá giỏi rút ý chính, HS trung bình, yếu nhắc lại
Tiểu kết: Bằng biện pháp nghệ thuật miêu tả tác giả đã cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. 	 
* HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:10ph
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 
-Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn.
 	+ GV đọc mẫu
 	+ HS đọc theo cặp
 -Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp:HS khá, giỏi đọc 
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố- Dặn dò: 5ph
- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Luyện toán: Luyện tập cộng trừ số thập phân.
I. Mục tiờu: 
- Tiếp tục củng cố về cách tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất, giải bài toán với số thập phân
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ và giấy khổ to 
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài : 2ph
- GV nêu mục tiêu của giờ học – HS xác định nhệm vụ
4 Luyện tập thực hành: 30ph
Bài 1: HS nhắc lại qui tắc cộng, trừ hai số thập phân 
- HS nêu kết quả sau đó nhận xét 
Bài 2: GV yêu cầu hs đọc đề bài ở bảng phụ: 
Đặt tính rồi tính:
5,75 + 123,456 64,456 – 10,87 564,456 – 104,65
64,456 + 100,12 15,75 - 100 564,456 +100
- HS khá, giỏi làm cả bốn cột- HS yếu: Chỉ làm hai cột sau đó ôn lại qui tắc 
- HS tự đổi vở kiểm tra cho nhau 
- GV chữa bài 
Bài 3: GV ghi yêu cầu lên bảng 
Bài toán: Một cửa hàng bán gạo. Ngày đầu bán được 345,5 kg; ngày thứ hai bán được hơn ngày đầu 54,5 kg; ngày thứ ba bán ít hơn hai ngày đầu 100 kg. Hỏi ngày thứ ba của hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo?
-HS khá giỏi tự làm 
- GV gợi ý cho HS yếu: Muốn biết ngày thứ ba của hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo chúng ta phải biết điều gì? ( Phải biết số gạo đã bán được hai ngày đầu rồi trừ đi100) Như vậy ta cần biết số gạo bán được ngày đầu và số gạo bán được ngày thứ hai. Số gạo ngày đầu biết chưa? ( Đã biết 345,5kg).Số gạo ngày thứ hai biết chưa? Muốn biết ta dựa vào đâu? Ngày thứ hai bằng số gạo ngày đầu cộng 54,5kg) 
- GV thu chấm và chữa bài ở bảng.
5 . Củng cố dặn dò: 3ph
-GV yêu cầu hs nhắc lại nội dung vừa củng cố 
- HS nhắc lại các kiến thức vừa học 
- GV nhận xét giờ học 
Đạo đức: Kính già, yêu trẻ ( tiết1)
I. Mục tiêu:
- Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già và yêu thương, nhường nhịn trẻ nhỏ.
- Nêu được những hành vi việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người giá, thương yêu em nhỏ
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, thương yêu nhường nhịn em nhỏ
- HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng, lễ phép với người già, thương yêu nhường nhịn em nhỏ
II. Đồ dùng dạy học.
- Đồ dùng để sắm vai HĐ1
- Phiếu bài tập HĐ3
- Bảng phụ HĐ2
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: 7p 
Sắm vai xử lý tình huống :
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
- GV đưa tình huống: “ Sau một đêm mưa, đường trơn như bôi mỡ. Tan học, Lan, Hương và Hoa phải men theo bờ cỏ, lần lượt từng bước để khỏi trược chân ngã. Chợt một cụ già và một em nhỏ từ phía trước đi tới. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn.”
H: Em sẽ làm gì nếu đang ở trong nhóm các bạn HS đó?
- GV yêu cầu HS thảo luận và sắm vai giải quyết tình huống.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm
 Hoạt động 2: 10-12p 
Tìm hiểu truyện : Sau đêm mưa 
- GV tổ chức HS làm việc cả lớp.
- GV đọc truyện
- GV tổ chức nhóm bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?( Các bạn nhỏ trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé, bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã)
2. Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn? (Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và ... 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung,
- Yêu cầu HS tự làm bài tập- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao
b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một làng xa.
c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
d) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như ngườii làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyễn rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi.
Hướng dẫn: Chia lớp thành 2 nhóm. HS của từng nhóm tiếp nối lên bảng đặt câu. Sau thời gian cho phép. GV tổng kết các câu đặt trước. Nhóm thắng cuộc là nhóm đặt được câu đúng.
- Tuyên dương, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò:2p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quan hệ từ, cặp quan hệ từ đã đùng và ý nghĩa của chúng.
LuyệnTiếng Việt: ôn tập về từ loại 
I. Mục tiêu:
- Hiểu: Các khái niệm về từ loại đã học 
- Biết cách vận dụng để làm một bài kiểm tra 
II. Lên lớp 
A.Củng cố kiến thức cơ bản : 10ph 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về một số từ loại: Tính từ , danh từ, động từ 
- HS nêu 
- GV bổ sung, đánh giá.
+ Tính từ: Là thực từ có ý nghĩa tính chất như là đặc trưng trực tiếp của sự vật, hiện tượng. Kết hợp được về phía trước: rất, cực kỳ,hơi,khí; Kết hợp về phía sau: lắm, quá, cực kỳ. 
+ Danh từ: Là thực từ có ý nghĩa thực thể kết hợp được với các từ chỉ định: Những,các, này, nọ và thường làm chủ ngữ trong câu 
Lưu ý: Nếu danh từ làm vị ngữ thường đứng sau động từ là
+ Động từ: Là thực từ có ý nghĩa quá trình và trạng thái tĩnh .Kết hợp được về phía trước:hãy đừng,chớ; Về phía sau: và,rồi xong; Thường trực tiếp làm vị ngữ trong câu 
B. Làm bài : 20ph 
- GV ghi đề bài ở bảng( HS trung bình và yếu chỉ làm 2 câu đầu) 
 Câu 1: Xác định từ loại của các từ sau:
Niềm vui; vui chơi; vui tươi; tình yêu; yêu thương; đáng yêu; dễ thương; tình thương 
Câu 2: Tìm đại từ trong ví dụ sau ; Nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng đại từ ở ví dụ b
a. Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng. 
b. Má thét lớn: “ tụi bay đồ chó “! Cướp nước tao cắt cổ dân tao; Tao già không sức cầm dao; Giết bay có các con tao trăm vùng.
Câu 3: Hãy phân các từ sau thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: Gắn bó, khó khăn,bạn bè, san sẻ, ngoan ngoãn, hư hỏng, vui vẻ, chăm chỉ, bạn học, thật thà
- GV chấm và chữa bài.
C. Tổng kết dặn dò: 5ph
- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn lại
- GV nhận xét buổi học . 
 Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS biết nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính (BT1,2)
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ:4p
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài:2p
- GV giới thiệu bài : Trong giờ học toán này chúng ta cùng luyện tập về nhân một số thập phân với một số thập phân. Nhận biết và áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân .
2.2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1: 13p
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a; yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng
a
b
c
(a x b ) x c
a x ( b x c )
2,5
3,1
0,6
( 2,5 x 3,1 ) x 0,6 = 4,65
2,5 x ( 3,1 x 0,6 ) = 4,65
1,6
4
2,5
( 1,6 x 4 ) x 2,5 = 16
1,6 x ( 4 x 2,5 ) = 16
4.8
2,5
1,3
( 4,8 x 2,5 ) x 1,3 = 15,6 
 4,8 x (2,5 x 1,3 )= 15,6
- GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
b)Gv yêu cầu HS đọc đề bài phần b
4 HS lên bảng làm bài.
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x ( 0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84 = ( 0,25 x 40 ) x 9,84
 = 10 x 9,84 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x( 1,25 x 80 )
 = 7,38 x 100 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x ( 5 x 0,4 )
 = 34,3 x 2 = 68.6
-1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
Hỏi thêm cho HS khá, giỏi: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
- GV nhận xét cho điểm HS
Bài 2: 12p GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài.
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) ( 28,7 + 34,5 ) x 2,4
= 63,2 x 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 28,7 + 82,8 = 111,5
-HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
3. Củng cố dặn dò: 2p
- HS nhắc lại kiến thức vừa ôn tâp
- Gv nhận xét giờ học.
- Gv hướng dẫn tiết học sau.
Tập làm văn : Luyện tập tả người
 ( Quan sát và lựa chọn chi tiết )
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoai hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu Bà tôi và Người thợ rèn.
II. đồ dùng dạy – học:
- Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ:3p
- Thu, chấm dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình của 3 HS
- Hỏi: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người
- Nhận xét học sinh học bài ở nhà.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài:2p
- GV nêu: Bài học hôm nay giúp các em biết cách chọn lọc những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng của một người để viết được bài văn tả người hay, chân thực, sinh động.
2.2. Tìm hiểu ví dụ:24p 
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn: đọc kĩ bài văn, dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bài, sau đó viết vào giấy. Lưu ý có thể diễn lại bằng lời của mình. 
–(4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng làm việc. 1 nhóm làm bài vào giấy khổ to)
- Gọi nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng , đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có một bài làm hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc lại phiếu đã hoàn thành
Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:
+ Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
+ Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
 - Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả? Giảng: tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động. Khắc hoạ rõ nét hình ảnh người bà của tác giả trong tâm trí người đọc. Người đọc cũng thấy được tình yêu của cháu đối với bà.
Bài 2: GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài 1.
Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
- Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
- Quai những nhát búa hăm hở (khiến cho con cá lửa vùng vẫy, quằn quặt, giãy lên đành đạch, vây bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục)
- Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi.
- Lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa chuang chuang vừa nói rõ: "Này.....này.....này...."
 (khiến con cá lửa phải chịu thua, nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng)
- Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục, con cá sắt chìm nghỉm xuống đáy chậu, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng)
- Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới. 
- GV hỏi thêm HS khá giỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
 Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
GV kết luận: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt hặn với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn, dài dòng.
3. Củng cố - dặn dò:3p - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học tập cách miêu tả của bài văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp 
Luyện toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :3ph 
Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em: Luyện tập về nhân một số thập phân với một số thập phân. Nhận biết và áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân .
2. Hướng dẫn luyên tập:25p
Bài2: trang 60
- GV ghi đề bài lên bảng rồi yêu cầu HS tự làm.
1000ha = 10 km2
125ha = 1,25 km2
12,5ha = 0,125 km2
3,2ha = 0,032 km2
- GVyêu cầu 3 em khá,giỏi giải thích cách làm
 Bài3: Trang 61
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
-1HS lên bảng làm bài; HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV gợi ý cho HS yếu: Bài toán đã cho biết gì? Cần tìm gi? Muốn tìm được sau hai giờ rưỡi người đó đi được bao nhiêu ta làm thế nào?
- GV lưu ý : hai giờ rưỡi chính là 2 giờ và 0,5 giờ. 
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là:
12,5 x 2,5 = 31,25 ( km )
Đáp số: 31,25 km
3.Củng cố dặn dò: 3ph
- HS nhắc lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01..
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò và chuẩn bị cho giờ sau
Sinh hoạt: NHận xét tuần 12
 I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 12.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 13.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo:5p
	2. Lớp trưởng sinh hoạt:15p
	3. GV chủ nhiệm nhận xét:10p
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng trong học tập và các hoạt động văn nghệ. nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà; Một số HS còn nghỉ học không lý do.
- Về nề nếp, đạo đức: đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy : Dung, V Bảo
Vệ sinh : 
+ Lớp học sạch sẽ gọn gàng. Song việc chăm sóc bồn hoa chưa thật chu đáo; 
+ Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau; 
+ Nhiều em còn chưa nạp khoản đóng góp nào.
4. Phương hướng: Phát huy ưu điểm; Khắc phục tồn tại. Chú ý luyện tập để thi đạt giải các cuộc thi

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12_3.doc