Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 7 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 7 (chuẩn)

Tiết 2: Tập đọc:

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục đích- yêu cầu:

- HS biết đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả gợi cảm; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, sau các cụm từ.

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Giáo dục HS có tình cảm với những con vật có ích.

* HSKG’: Trả lời được câu hỏi 4.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần lễ 7 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7:
 Ngày soạn: 29/09/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2012 
(Buổi sáng)
Tiết 1: HĐTT: 
Tập trung toàn trường
Tiết 2: Tập đọc:
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS biết đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả gợi cảm; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, sau các cụm từ.
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục HS có tình cảm với những con vật có ích.
* HSKG’: Trả lời được câu hỏi 4.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
- HTDH: lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc và TLCH’ bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
- GV nhận xét- cho điểm.
- 2 HS.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm.
- Giới thiệu bài và ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*) Luyện đọc: 
- 1 HS khá đọc toàn bài.
+ Bài được chia làm mấy đoạn ?
- Chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ... trở về đất liền. 
+ Đoạn 2: tiếp ... sai giam ông lại.
+ Đoạn 3: tiếp ... A-ri-ôn.
+ Đoạn 4: còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc đúng và tìm hiểu nghĩa một số từ trong phần chú giải.
- 4 HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Đọc- sửa đọc sai.
+ Lần 2, 3: Đọc kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó (phần chú giải).
*) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1- TLCH’:
+ Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn ?
+ Vì sao ông phải nhảy xuống biển ?
- Ông đạt giải nhất trong cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin và được tặng nhiều tặng vật quý. Trên đường trở về bọn thuỷ thủ nổi lòng tham đòi cướp hết tặng vật. Ông xin được hát và nhảy xuống biển.
- Vì bọn thuỷ thủ đòi giết ông, ông không muốn chết trong tay chúng. 
-> GV nhận xét- chốt ý.
=> Ý 1: Nghệ sĩ A-ri-ôn gặp nạn.
- HS đọc thầm đoạn 2- TLCH’:
+ Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
- khi A-ri-ôn cất tiếng hát đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Khi ông nhảy xuống biển chúng đã cứu ông và đưa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu.
+ Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu đáng quý ở điểm nào ?
- Cá heo rất đáng yêu, đáng quý vì chúng thông minh, có tình có nghĩa, biết thưởng thức tiếng hát của con người, biết cứu người bị nạn. Cá heo là bạn của con người. 
-> GV nhận xét- chốt ý. 
=> Ý 2: Sự thông minh và tình cảm của cá heo với con người. 
- HS đọc thầm đoạn 3, 4- TLCH’:
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ? (HSKG’)
- Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng lòng dạ tham lam, độc ác, không biết quý trọng tài năng; Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa, biết thưởng thức âm nhạc, biết cứu người bị nạn.
+ Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì ?
- Những đồng tiền đó thể hiện tình cảm của con người dành cho loài cá thông minh.
-> GV nhận xét- chốt ý. 
=> Ý 3: Tình cảm của con người với loài cá thông minh. 
=> Chốt nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
*) Luyện đọc diễn cảm:
- Giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng to vừa đủ nghe, chậm rãi, rõ ràng; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
- 4 HS đọc nối tiếp- nêu giọng đọc của từng đoạn.
+ Đoạn 1: hai câu đầu đọc chậm, những câu sau đọc nhanh dần
+ Đoạn 2: Đọc với giọng sảng khoái, thán phục
+ Đoạn 3, 4: Đọc rõ ràng, chậm rãi
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm kĩ đoạn 3:
+ GV đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc: đọc to, rõ ràng, nhấn giọng ở những từ ngữ: nhầm, vang lên, bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức, cứu, trở về, nhanh hơn, không tin.
- 2 HS đọc lại.
+ HS luyện đọc nhóm bàn.
+ Thi đọc.
- Đại diện nhóm.
- Lớp theo dõi- nhận xét.
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò: 
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
+ Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về loài cá heo thông minh ?
=> Ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
- cá heo biểu diễn xiếc nhào lộn; cá heo bơi rất giỏi; cá heo cứu các chú bộ đội; cá heo dẫn đường cho tàu tránh bão; ...
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 3: Thể dục: 
(GV chuyên dạy)
Tiết 4: Toán: (Tiết 31)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
HS biết: Mối quan hệ giữa: 1 và ; và ; và ; Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số; Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
- Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có lời văn
- Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học khi làm toán
* HSKG’: Làm bài tập 4.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ  
- HS: Nháp, bảng con
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 32. (Vở)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS: 
a) 1 : = 1 = 10 (lần)
Vậy 1 gấp 10 lần .
- HS theo dõi- nắm cách làm bài.
- HS làm bài- đọc kết quả.
b) : = = 10 (lần)
Vậy gấp 10 lần .
c) : = = 10 (lần)
Vậy gấp 10 lần .
- Nhận xét.
Bài 2/ Tr. 32. (Bảng lớp- nháp) 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng, thừa số, số bị trừ, số bị chia.
- HS nối tiếp nhắc lại.
a) x + = 
x = - 
x = - 
x = 
b) x - = 
x = + 
x = + 
 x = 
c) x = 
x = : 
x = 
x = 
d) x : = 14
x = 14 
 x = 2
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 3/ Tr. 32. (Bảng lớp- vở)
- 2 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán- xác định dạng toán
- Dạng toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng.
- nhiều HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng- lớp làm vở.
Bài giải:
Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là:
 : 2 = (bể)
Đáp số: bể.
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 4/ Tr. 32. (HSKG’)
- HS tự đọc đề và làm bài.
Bài giải:
Giá 1 mét vải trước khi giảm giá là:
60 000 : 5 = 12 000 (đồng)
Giá 1 mét vải sau khi giảm giá là: 
12 000 - 2000 = 10 000 (đồng)
Số mét vải có thể mua được là:
60 000 : 10 000 = 6 (m)
Đáp số: 6 mét vải
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
(Buổi chiều)
Tiết 1: Kĩ thuật: 
	(GV chuyên dạy)
Tiết 2: Đạo đức: 
(GV dạy chuyên)
Tiết 3: Tiếng Việt (ôn): 
LUYỆN VIẾT BÀI: VỊNH HẠ LONG
I. Mục tiêu:
- HS nghe- viết đúng, chính xác đoạn văn từ “Cái đẹp  như dải lụa xanh” trong bài “Vịnh Hạ Long”- SGK trang 70
- Rèn kĩ năng viết đúng, rèn chữ viết đẹp cho HS
- HS có ý thức viết chữ nắn nót, cẩn thận
II. Chuẩn bị:
- GV: nội dung luyện viết 
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Hướng dẫn viết:
- GV đọc đoạn văn/SGK trang 70
- HS nghe
- Yêu cầu HS nêu những tiếng, từ em cho là khó viết 
- HS nêu
- GV đọc từng từ cho HS viết
- HS viết bảng lớp- bảng con
- Nhận xét- sửa sai cho HS
2. Viết bài:
- GV đọc cho HS viết
- HS nghe - viết bài
- Đọc lại bài
- HS soát lỗi
3. Chấm- chữa lỗi:
- GV chấm bài
- Nhận xét- chữa lỗi HS thường mắc
4. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà luyện viết lại một đoạn trong bài
	 Ngày soạn: 30/09/2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Khoa học:
(GV dạy chuyên)
Tiết 2: Toán: (Tiết 32)
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản.
- Rèn kĩ năng đọc, viết số thập phân
- Giáo dục HS tính cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
* HSKG’: làm được bài tập 3.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: bảng con, nháp
III. Phương pháp:
- Luyện tập- thực hành
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- 2 HS lên bảng- lớp nháp.
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giảng bài mới:
* HĐ1: Tìm hiểu ví dụ.
Ví dụ 1: (Bảng phụ)
- HS đọc- trả lời:
- GV chỉ lần lượt từng dòng, hỏi:
+ Đọc và cho biết có mấy mét ? mấy đề-xi-mét ?
- có 0 m và 1 dm
+ Có 0 mét 1 đề-xi-mét tức là có 1 đề-xi-mét, 1 đề-xi-mét bằng bao nhiêu mét ?
- 1 dm = m.
- GV viết và giới thiệu: 1 đề-xi-mét hay mét ta viết thành 0,1 mét
- HS nghe và nhắc lại:
1 dm = m = 0,1 m
+ Đọc và cho biết có mấy mét ? mấy đề-xi-mét ? mấy xăng-ti-mét?
- có 0 m; 0 dm và 1 cm.
+ Có 0 mét 0 đề-xi-mét 1 xăng-ti-mét tức là có 1 xăng-ti-mét, 1 xăng-ti-mét bằng bao nhiêu mét ?
- 1 cm = m.
- GV viết và giới thiệu: 1 xăng-ti-mét hay mét ta viết thành 0,01mét
- HS nghe và nhắc lại
1cm = m = 0,01m
+ Đọc và cho biết có mấy mét ? mấy đề-xi-mét ? mấy xăng-ti-mét ? mấy mi-li-mét ?
- có 0m ; 0dm ; 0cm và 1mm.
+ Có 0 mét 0 đề-xi-mét 0 xăng-ti-mét 1 mi-li-mét tức là có 1 mi-li-mét, 1 mi-li-mét bằng bao nhiêu mét?
- 1mm = m.
- GV viết và giới thiệu: 1 mi-li-mét hay mét ta viết thành 0,001 mét
- HS nghe và nhắc lại
1mm = m = 0,001m
+ Các phân số thập phân ; ; được viết thành các số nào ?
- Các phân số thập phân ; ; được viết thành các số: 0,1; 0,01; 0,001.
- Nhận xét- chốt ý kiến.
- HS nghe- nhắc lại.
- Hướng dẫn HS đọc từng số thập phân.
- HS nghe- nối tiếp nhau đọc:
+ 0,1 đọc là không phẩy một; 0,1 = 
+ 0,01 đọc là không phẩy không một; 
0,01 = 
+ 0,001 đọc là không phẩy không không một; 0,001 = 
-> Các số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân.
- HS nghe- nhắc lại.
Ví dụ 2: (Bảng phụ)
- HS đọc.
- GV hướng dẫn tương tự ví dụ 1
+ 5 dm = m = 0,5 m
+ 7 cm = m = 0,07 m
+ 9 mm = m = 0,009 m.
* Các phân số thập phân ; ; được viết thành các số: 0,5; 0,07; 0,009.
* Đọc:
+ 0,5 đọc là không phẩy năm; 0,5 = 
+ 0,07 đọc là không phẩy không bảy; 
0,07 = 
+ 0,009 đọc là không phẩy không không chín; 0,009 = 
-> Các số 0,5; 0,07; 0,009 gọi là số thập phân.
- HS nghe - nhắc lại.
* HĐ2: Luyện tập: 
 Bài 1/ Tr. 34. (Miệng) 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ vẽ tia số.
- HS đọc thầm.
- Gọi đọc trước lớp: phần a.
+ Đọc các phân số thập phân ?
- ; ; ; ;;;;;.
+ Đọc các số thập phân ?
+ Mỗi phân số thập phân trên bằng số thập phân nào ?
- 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,8; 0,9.
- = 0,1; = 0,2; = 0,3 
 = 0,4; = 0,5; = 0,6
 = 0,7; = 0,8; = 0,9
- Phần b: Hướng dẫn HS đọc và nêu tương tự phần a. 
;; ; ;;;;;.
 0,01; 0,02; 0,03; 0,04; 0,05; 0,06; 0,07; 0,08; 0,09.
 = 0,01; = 0,02 ... yện: 
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. Mục đích- yêu cầu:
- Dựa vào tranh minh hoạ (SGK) HS kể được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện; Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện
- Giáo dục HS yêu quý các cây thuốc nam
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ
- HS: Xem trước tranh minh hoạ truyện
- HTDH: lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Kể chuyện, gợi mở- vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS kể chuyện thể hiện tình hữu nghị giữa nước ta với các nước khác ...
- 2 HS.
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giáo viên kể chuyện: 
- HS quan sát tranh- đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
* HĐ1: Kể lần 1 (toàn bộ câu chuyện).
- Giọng kể thong thả, chậm rãi.
+ Ghi tên một số cây thuốc quý trong câu chuyện ?
- sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Tuệ Tĩnh và các học trò của ông.
- GV ghi tên các nhân vật lên bảng.
* HĐ2: Kể lần 2 (theo tranh).
- GV lần lượt đưa các tranh lên bảng- kể chuyện kết hợp chỉ tranh. 
- Giải thích các từ ngữ: Trưởng tràng, dược sơn.
- HS nghe- quan sát tranh.
+ Trưởng tràng: người đứng đầu nhóm học trò
+ Dược sơn: núi thuốc
- Gợi ý cho HS nêu nội dung từng tranh
- HS nối tiếp nêu
* HĐ3: Kể lần 3.
- GV kể vắn tắt các ý chính của câu chuyện.
- HS nghe- nhớ các tình tiết quan trọng.
c. Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc các yêu cầu 1, 2, 3.
- 3 HS đọc nối tiếp.
*) Kể trong nhóm:
- GV theo dõi- gợi ý các câu hỏi để HS cùng trao đổi:
+ Câu chuyện kể về ai ?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?
+ Vì sao câu chuyện có tên là “Cây cỏ nước Nam” ?
- Gợi ý câu trả lời: 
- Câu chuyện kể về danh y Tuệ Tĩnh.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý thiên nhiên, yêu từng lá cây, ngọn cỏ ...
- Vì có hàng trăm, hàng nghìn phương thuốc được làm ra từ cây cỏ nước Nam
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm.
- HS kể nhóm bàn- trao đổi với bạn về nội dung- ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi- giúp đỡ.
*) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- 3-> 4 HS thi kể.
- Lớp nhận xét- đặt câu hỏi cho bạn và bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất, ... 
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 4: Thể dục:
(GV chuyên dạy)
(Buổi chiều)
(Đ/c Nguyễn Đình Tiệp dạy)
 	 Ngày soạn: 03/10/2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2012
(Buổi sáng)
Tiết 1: Toán: (Tiết 35)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số; Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- Rèn kĩ năng chuyển phân số thập phân thành hỗn số và chuyển phân số thập phân thành số thập phân
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài
* HSKG’: hoàn thiện bài tập 2, làm được bài tập 4.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. 
- HS: nháp
III. Phương pháp:
- Luyện tập- thực hành
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 38. (Bảng lớp- bảng con)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn mẫu: a) = 
+ Cách chuyển: 
162
10
062
16
002
• Lấy tử số chia cho mẫu số.
• Thương tìm được là phần nguyên; phần phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.
- HS theo dõi nắm cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
- 3 HS lên bảng- lớp làm bảng con.
 = 
 = 
 = 
- Hướng dẫn phần b tương tự:
Mẫu: b) = 16,2
- 3 HS lên bảng- lớp làm bảng con.
 = 73,4
 = 56,08
 = 6,05
- Nhận xét.
Bài 2/ Tr. 39. (Phiếu bài tập)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm phiếu bài tập- trình bày (3 HS làm phiếu to)
 = 83,4 
- Tám mươi ba phẩy tư.
 = 19,54 
- Mười chín phẩy năm mươi tư.
 = 2,167
- Hai phẩy một trăm sáu mươi bảy.
 = 0,2020 
- Không phẩy hai trăm linh hai.
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 3/ Tr. 39. (Bảng lớp- vở)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn mẫu: 2,1m = 21dm
(2,1m = m = 2m 1dm = 21dm)
- HS theo dõi- nắm cách làm bài.
- 3 HS lên bảng- lớp làm vở
8,3m = 830cm ; 5,27m = 527cm
3,15m = 315cm
- Chữa bài.
Bài 4/ Tr. 39. (HSKG’)
- HS tự đọc yêu cầu và làm bài.
a) = = 
b) = 0,6 ; = 0,60
c) Có thể viết thành các số thập phân: 0,6 ; 0,60 ; 0,600 ; 0,6000 ; ...
- Nhận xét
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả 
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ 
- HS: Xem trước bài
- HTDH: Lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng 
- HS theo dõi.
b. Luyện tập: 
* Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước.
- HS nối tiếp đọc đề.
- Yêu cầu HS xác định trọng tâm của bài.
- Viết đoạn văn tả cảnh sông nước theo dàn ý đã lập.
- Gọi HS đọc gợi ý các việc cần làm
- 2 HS đọc.
+ Vậy để viết bài theo đúng yêu cầu chúng ta cần làm những công việc gì ?
+ Xác định đối tượng miêu tả: đặc điểm nào hoặc bộ phận nào của cảnh.
+ Xác định trình tự miêu tả theo trình tự không gian (sáng, trưa, chiều, tối, ...), thời gian (từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, ...) hoặc theo cảm nhận của từng giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, ...) 
+ Tìm những chi tiết nổi bật, những liên tưởng sẽ trình bày trong đoạn văn
+ Tìm cách thể hiện tình cảm, cảm xúc
+ Xác định câu mở đầu và câu kết đoạn.
- Gọi HS đọc lại bài văn “Vịnh Hạ Long”
- 3 HS nối tiếp đọc.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn
- 1 HS viết vào phiếu to.
- Lớp viết bài vào vở bài tập.
- GV theo dõi- hướng dẫn thêm.
- Gọi trình bày
- HS dán phiếu trình bày bài.
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét- sửa chữa câu văn cho HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài
- 3 đến 4 em đọc
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 3: Âm nhạc:
(GV chuyên dạy)
Tiết 4: Địa lí:
(GV dạy chuyên)
(Buổi chiều)
Tiết 1: Tiếng Việt (ôn):
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Luyện tập, củng cố cho HS về từ nhiều nghĩa
- Rèn kĩ năng sử dụng từ nhiều nghĩa khi nói và viết
- Giáo dục HS mạnh dạn trong giao tiếp
II. Chuẩn bị:
- GV: Bài tập- gợi ý- kết quả
- HS: Vở ôn Tiếng Việt
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
VI. Các hoạt động dạy- học:
Bài 1. Tìm và nêu các từ nhiều nghĩa trong đoạn thơ sau:
- GV viết đoạn thơ
- HS nối tiếp nhau đọc
- Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là từ nhiều nghĩa 
- HS nối tiếp nhắc lại
- HS nêu miệng kết quả
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía
... Chân bàn chân tủ
Chẳng bước bao giờ
... Lạ cho giọt nước
Lại biết ăn chân
... Sóng lúa lại bơi
Ngay trên ruộng cạn
Lạ cho ống muống
Ôm lấy bấc đèn
Quyển sách ta xem
Mọc ra cái gáy
Quả đồi lớn vậy
Sinh ở cây gì
... Cối xay rất điệu
Mặc áo hẳn hoi
... Chiếc đũa rất nhộn
Lại có hai đầu
- Nhận xét
Bài 2. Trong những câu nào, các từ đi, chạy mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển ?
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng- lớp làm vở: Gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc và hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển
- Nhận xét- chữa bài
- HS làm bài- đọc kết quả
a) Đi:
- Nó chạy còn tôi đi. 
- Anh đi ô tô, tôi đi xe đạp.
- Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
- Em bé đã đến tuổi đi học.
- Anh đi con mã, tôi đi con xe.
b) Chạy:
- Cầu thủ chạy lên đón bóng.
- Tàu chạy trên đường ray.
- Cái đồng hồ này chạy chậm quá.
- Con đường mới mở chạy qua bản tôi.
Bài 3. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi, hãy đặt một câu:
- HS đọc yêu cầu
a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi
- Mũi cô ấy thẳng và cao
b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật
- Em ngồi trước mũi thuyền
- Nhận xét- sửa câu cho HS
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau
Tiết 2: Mĩ thuật:
(GV chuyên dạy)
Tiết 3: HĐTT:
NHẬN XÉT TUẦN 7
I. Mục tiêu:
- Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần.
- Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cho tuần sau.
II. Nội dung:
1. Nhận xét- đánh giá:
a) Tổ trưởng các tổ nhận xét hoạt động của tổ.
b) Lớp trưởng nhận xét chung
c) Các thành viên trong lớp góp ý kiến bổ sung
d) GVCN nhận xét đánh giá:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Đa số các em đi học đầy đủ, đúng giờ, tự giác trong học tập
- Trong lớp tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Trong tuần một số em đã có ý thức vươn lên trong học tập, có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động của lớp cũng như của trường đề ra.
- Tham gia thể dục, múa hát tập thể đầy đủ, nhanh nhẹn, tập tương đối đều.
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ, tự giác.
- Vệ sinh cá nhân tương đối gọn gàng, sạch sẽ.
- Tích cực tham gia lao động, bảo vệ môi trường xung quanh trường 
- Tuyên dương: Mủa, Dê, Dính, Sớ 
* Hạn chế:
- Còn một số bạn lười học, không có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong mọi hoạt động, ...
- Phê bình: Sùng Minh, Danh 
2. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Duy trì và phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập tốt, đi học đầy đủ, đúng giờ; tự giác, tích cực trong giờ học, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Tăng cường công tác vệ sinh khu vực lớp được phân công, chăm sóc bồn hoa của lớp
- Hưởng ứng các phong trào thi đua do trường và đội phát động.
III. Hoạt động tập thể: “Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường; các thầy cô giáo trong trường”
- Yêu cầu HS nêu những điều tìm hiểu được về truyền thống nhà trường và các thầy cô giáo trong trường
- HS nêu
- GV giới thiệu về truyền thống của nhà trường
- HS nghe
+ Trong trường có tất cả bao nhiêu thầy, cô giáo ?
- 24 thầy- cô giáo
+ Hãy kể tên các thầy cô giáo ?
- HS kể
+ Cô Hiệu trưởng tên là gì ?
- Cô Hiệu trưởng là cô Bùi Thị Thuỷ
+ Cô Hiệu phó tên là gì ?
- Cô Hiệu phó là cô Đỗ Thanh Duyên
+ Thầy, cô nào đã từng dạy em từ lớp 1 cho đến giờ ?
- HS nêu
+ Em cần làm gì để đền đáp công ơn dạy dỗ của các thầy cô ?
- chăm chỉ học tập, vâng lời các thầy các cô, đoàn kết với bạn bè, ...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 Thanh Lai Chau.doc