Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 1

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 1

Khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số

Bài 1: a) Đọc các phân số sau: , , , ,

 b) Viết các phân số sau: - Một trăm linh bảy phần một trăm: . .

- Sáu mươi bảy phần chín mươi ba: . - Tám trăm phần tám trăm linh bảy: .

Bài 2: Viết một phân số tối giản:

a) Tử số và mẫu số đều có hai chữ số, đọc phân số đó:

b) Tử số và mẫu số đều bé hơn 10, đọc phân đó: .

c) Lớn hơn 1, rồi đọc phân số đó: .

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số
Bài 1: a) Đọc các phân số sau: , , , , 
 b) Viết các phân số sau: - Một trăm linh bảy phần một trăm:....
- Sáu mươi bảy phần chín mươi ba:. - Tám trăm phần tám trăm linh bảy:.
Bài 2: Viết một phân số tối giản:
a) Tử số và mẫu số đều có hai chữ số, đọc phân số đó:
b) Tử số và mẫu số đều bé hơn 10, đọc phân đó:..
c) Lớn hơn 1, rồi đọc phân số đó:.
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào mỗi vạch của tia số: 
 0 1 2 3 
 0 1 	 2	3
Bài 4: Rút gọn phân số , , , , , , , , 
Bài 5: Quy đồng mẫu số các cặp phân số sau một cách hợp lý nhất:
 và và và và 
Bài 6: Quy đồng tử số các cặp phân số sau một cách hợp lý nhất:
 và và và và 
Bài 7: Tìm số biết: : = 4 : 9
Bài 8: Viết mỗi phân số sau thành phân số có mẫu số là 100: , , 
Bài 9: Rút gọn: , , 
Bài 10: Trong một buổi cắm trại, số nhi đồng tham gia bằng số thiếu niên. Khi đồng diễn thể dục chỉ có 150 bạn thiếu niên tham gia, thì số nhi đồng bằng số thiếu niên còn lại. Hỏi trong buổi cắm trại đó có bao nhiêu em thiếu niên ? Bao nhiêu em nhi đồng ?
Bài 11: Không quy đồng, hãy so sánh mỗi cặp phân số sau:
 và ; và ; và ; và ; và ; và ; và ; và 
Bài 12: Không quy đồng, hãy so sánh rồi xếp các phân số sau theo thứ tự bé dần:
a) , , b) , , 
Bài 13: Hiệu hai số là 3. Nếu tăng số lớn lên 10 lần và giữ nguyên số bé thì hiệu là 111. Tìm hai số đó ?
Bài 14: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 321 = 231 = 2006 = b) 1 = = = = 
c) 0 = = = = 
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Bài 1:Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
 a) Ôi Tổ Quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi!
 (Tố Hữu)
 b) Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
 Hai tay xây dựng một sơn hà.
 c) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió
 Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông 
 (Hồ Chí Minh)
Bài 2: Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
 Chết, hi sinh, tàu hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, qui tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau điền vào chỗ trống:
 ( bé bỏng, nhỏ con, bé con, nhỏ nhắn)
a)Còn.................gì nữa mà nũng nịu. b)................lại đây chú bảo.
c)Thân hình................. d) Người ..................nhưng rất khoẻ.
Bài 4: Hãy xếp các từ dưới đây thành nhóm đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của mỗi nhóm:
a) bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình.
b) đi, xấu, nhảy, trẻ em, tồi tệ, trẻ con, chạy, trẻ thơ, xấu xa.
Bài 5: Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong từng dãy sau đây:
a) chăm chỉ, siêng, chăm, siêng năng, chăm sóc, hay lam hay làm.
b) đoàn kết, chung sức, hợp lực, gắn bó, chung lòng, ngoan ngoãn, muôn người như một.
Bài 6: Chọn từ đồng nghĩa trong ngoặc điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
(chết, hi sinh, mất, thiệt mạng, ra đi)
a) Bác Hồ để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào ta.
b) Anh Kim Đồng đã ..trong khi làm nhiệm vụ.
c) Trận lũ vừa qua đã làm 15 người .
d) Mẹ của Tí .lúc Tí còn rất bé.
đ) Đứa em duy nhất của Tí thì ..vì bệnh đậu mùa.
Bài 7: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau cho hoàn chỉnh:
 “ở một cái đầm rộng ngay sát bên đường xe lửa đang có một ...(tụi, đám, bọn) kéo lưới. Cái lưới uốn thành một đường cánh cung rộng,.(bồng bềnh, dập dềnh, gập ghềnh) trên mặt nước, hai đầu đã(chạy, vắt, vướng) đến con đường bờ đầm. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới (kề, áp, chạm) vào bờ, mỗi bên bốn người đàn ông.(đi, nhảy trèo) lên mặt đất vừa .(thủng thẳng, thong thả, từ tốn) kéo lưới, vừa tiến lại .(sát, gần, kề) nhau. Khoảng mặt nước bị..(quây vòng, bao vây, bủa vây) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá ..(trắng muốt, trắng xoá, trắng nõn) nhảy.(tót, vạt, tít) lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh .(tòm, tõm, tùm).”
Bài 8: Tìm từ đồng nghĩa với từ: cho, ném, giúp đỡ, kết quả.
Tuần 2
I- Môn toán:
Bài 1: Cho các phân số 
Viết thành phân số thập phân những phân số nào có thể viết được (theo mẫu: = = )
Bài 2: Viết các phân số sau thành phân số thập phân: 
Bài 3: a) Viết dưới mỗi vạch của tia số một phân số thập phân thích hợp:
 0 	1
b) Viết hỗn số thích hợp vào mỗi vạch của tia số:
 0 1 2 3 
 1 
Bài 4: a) Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân và sắp xếp các phân số đó theo thứ tự tăng dần: 
b) Điền các số thích hợp để được các phân số thập phân 
Bài 5: a) Tìm phân số , biết: b) Tìm phân số , biết: 
Bài 6: Cho a , b . Tìm phân số nhỏ nhất và lớn nhất ?
Bài 7: So sánh phân số với 1: 
Bài 8: Anh công nhân phải làm 84 sản phẩm trong 3 ngày. Ngày thứ nhất anh làm được số sản phẩm đó, ngày thứ hai anh làm được số sản phẩm bằng số sản phẩm làm trong ngày thứ nhất. Hỏi:
a) Mỗi ngày anh làm được bao nhiêu sản phẩm ? b) Ngày thứ ba anh còn phải làm bao nhiêu sản phẩm ?
Bài 9: Một lớp học có 40 học sinh, trong đó có số học sinh giỏi Vẽ, số học sinh giỏi Tiếng Việt, số học sinh giỏi Toán. Tính số học sinh giỏi Vẽ, giỏi Tiếng Việt, giỏi Toán của lớp đó ?
Bài 10: Tính giá trị của biểu thức:
 + x - : x : 
4 + 2 - 1 5 x 2 : 2 x 3 4 x 
Bài 11: Tìm phân số sao cho: x - = + x = : : = 2
Bài 12: Tìm x: x + 1 = 2 5 - x = 3 x x 2 = 3 3 : x = 4 x x 2 + x x = 1
Bài 13: Viết mỗi phân số sau thành tổng các phân số khác nhau có tử số là 1: ; ; ; 
Bài 14: Một của hàng ngày đầu bán được 12kg đường. Ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu là 1kg nhưng ít hơn ngày thứ ba là 2 kg đường. Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu kg đường?
Bài 15: Ba người thợ làm chung nhau một công việc thì sau 3 giờ sẽ xong. Nếu một mình người thứ nhất làm phải mất 
8 giờ mới xong. Một mình người thứ hai làm phải mất 12 giờ mới xong. Hỏi một mình người thứ ba làm thì hết mấy giờ mới xong ?
Bài 16: Một của hàng nhận về một số mét vải. Lần thứ nhất bán số mét vải, lần thứ hai bán bằng lần thứ nhất, sau hai lần bán số vải còn lại 84 mét. Hỏi cửa hàng nhận về bao nhiêu mét vải ?
II- Tiếng Việt:
Bài 1: Gạch bỏ từ không đồng nghĩa với các từ còn lại:
a) Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi, nước nhà, non sông, nước non.
b) Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở.
Bài 2: Chọn (ở bài tập 1) từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
..ta giàu đẹp, như cha ông ta thường nói chúng ta cógấm vóc. Lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam dù có đi tận chân trời góc bể xa..vẫn luôn hướng về.....
thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc.
Bài 3: Giải nghĩa các từ có tiếng “quốc” sau: quốc ca, quốc kì, quốc ngữ, quốc sách.
Bài 4: Thay thế những từ được gạch chân bằng các từ đồng nghĩa để nghĩa của câu không thay đổi:
a) Lớp em có ba bạn nam và bốn bạn nữ được đi thi học sinh giỏi.
b) Các bác sĩ ở đây luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân.
c) Bà em rất cưng các cháu.
d) Hàng tháng, chúng tôi vẫn đi xe đò về quê thăm ba má.
Bài 5: Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
a) Cuộc sống lao động trên công trường thật tấp nập, nhộn nhịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Mùa khô vẫn là mùa thi công của những công trường nên không khí càng sôi động.
b) Khi đi xa đây, đã có rất nhiều người phải nhớ, phải lưu luyến những ngày sống đầy ý nghĩa, nhớ như trai gái nhớ những ngày hội làng, lưu luyến như học sinh xa ngôi trường cũ
Bài 6: Xếp các từ đã cho sau đây thành nhóm đồng nghĩa:
Làng quê, thị thành, núi rừng, thành phố, rừng núi, nông thôn, núi non, thôn quê, thành thị.
Bài 7: Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa và nói rõ mỗi nhóm từ dùng để tả gì:
a) ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát. (Dùng để tả....)
b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi. (Dùng để tả......)
c) long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. (Dùng để tả..)
Bài 8: Chon những từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau cho thích hợp:
Lòng thương người của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ Tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng  (quảng đại, rộng lớn, bao la) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ.
 Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ Tịch đã ..(thương xót, đau sót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, mà Người đã ra đi (học hỏi, học hành, học tập) kinh nghiệm cách mạng để “về giúp đồng bào”. Hồ Chủ Tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự.
(say mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
 Nguyện vọng đó suốt đời(chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ Tịch.
Bài 9: Viết một đoạn văn ngắn về cảnh đẹp của non sông đất nước, trong đó có sử dụng ít nhất 3 trong số các từ cho sẵn:
(tươi đẹp, gấm vóc, giàu đẹp, trù phú, giàu có, thẳng cánh cò bay, mênh mông bát ngát, trải gấm thêu hoa).
Bài 10: Viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng ở trường em.
Tuần 3
I- Môn toán:
Bài 1: Tìm x là số tự nhiên biết: a) + < x < 1 + b) - < x < 2 - 
Bài 2: Viết số đo thời gian (theo mẫu): 2 giờ 30 phút = 2 giờ + giờ = 2 giờ 
3 giờ 15 phút 4 phút 30 giây 4 m 7 dm 2 m 27 cm 6 m 6 cm 3 kg 315 g 
Bài 3: Tìm x biết: a) x + x x + = 1 b) x x - = 1 c) x : + = 1
Bài 4: Viết mỗi phân số sau thành tổng của hai phân số tối giản: ; ; ; 
Bài 5: Một đội công nhân đặt một đoạn đường ống nước trong ba ngày. Ngày thứ nhất đặt được đoạn. Ngày thứ hai đặt gấp 1 lần đoạn ngày thứ nhất đặt được. Ngày thứ ba còn phải đặt 32 mét thì xong. Hỏi đoạn đường đặt ống nước cần đặt dài bao ngiêu mét ?
Bài 6: Một cửa hàng nhận về một số tạ gạo. Lần thứ nhất bán số gạo, lần thứ hai bán bằng lần thứ nhất bán, lần thứ ba bán 18 tạ thì vừa hết số gạo . Hỏi cửa hàng nhận về bao nhiêu tạ gạo ?
Bài 7: Lớp 5A có 29 học sinh, lớp 5B có 32 học sinh. Biết số học sinh nữ ở hai lớp bằng nhau, số học sinh nam của lớp 5A chỉ bằngsố học sinh nam của lớp 5B.Tính xem mỗi lớp có bao nhiêu học sinh nam,bao nhiêu học sinh nữ?
Bài 8: Hai thùng có tất cả 120 lít dầu, Nếu đổ 10 lít dầu từ thùng I sang thùng II thì lúc đó số dầu ở thùng I bằng số dầu ở thùng II. Hỏi  ...  so với 2 cái bánh thì gấp số lần là: 4 : 2 = 2 (lần)
Nếu xếp mỗi đĩa 4 cái bánh thì xếp được số đĩa bánh là: 20 : 2 = 10 (đĩa)
Bài 11: (Rút về đơn vị) 
Nếu có 1 người ăn thì số thực phẩm đó đủ ăn trong số ngày là: 150 x 8 = 1 200 (ngày)
Số thực phẩm đó đủ ăn trong 5 ngày thì có số người ăn là: 1 200 : 5 = 240 (người)
Số người mới đến thêm là: 240 – 150 = 90 (người)
Bài 12: Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình đó là: 1500 000 x 4 = 6 000 000 (đồng)
Nếu gia đình đó có thêm 1 con nữa thì thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi người là: 
6 000 000 : 5 = 1 200 000 (đồng)
Nếu gia đình đó có thêm 1 con nữa thì thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi người giảm là: 
1 500 000 – 1 200 000 = 300 000 (đồng) 
Bài 13: (Rút về đơn vị) Nếu 1 người ăn thì số gạo đó đủ ăn trong số ngày là: 12 x 15 = 180 (ngày)
Có thêm 3 người nữa đến ăn thì số gạo đó chỉ đủ ăn trong số ngày là: 180 : (15 + 3) = 10 (ngày)
Bài 14: (Rút về đơn vị) May 1 ngày, mỗi ngày 10 giờ được: 5 : 2 = (cái áo)
May 1 ngày, mỗi ngày 1 giờ được: : 10 = (cái áo)
May 3 ngày, mỗi ngày 1 giờ được: x 3 = (cái áo)
May 3 ngày, mỗi ngày 8 giờ được: x 8 = 6 (cái áo)
Bài 15: (Rút về đơn vị) 
Nếu 1 người làm trong 5 ngày thì đào được số mét mương là: 50 : 5 = 10 (m)
Nếu 1 người làm trong 1 ngày thì đào được số mét mương là: 10 : 5 = 2 (m)
Nếu 8 người làm trong 1 ngày thì đào được số mét mương là: 2 x 8 = 16 (m)
Nếu 8 người làm trong 4 ngày thì đào được số mét mương là: 16 x 4 = 64 (m)
Bài 16: (Rút về đơn vị) 1 người làm trong 5 ngày được được số sản phẩm là: 45 : 3 = 15 (sản phẩm)
1 người làm trong 1 ngày được số sản phẩm là: 15 : 5 = 3 (sản phẩm)
7 người làm trong 1 ngày được số sản phẩm là: 3 x 7 = 21 (sản phẩm)
7 người làm trong 4 ngày được số sản phẩm là: 21 x 4 = 84 (sản phẩm)
Bài 17: (Rút về đơn vị) 1 người làm trong 3 giờ được số sản phẩm là: 30 : 5 = 6 (sản phẩm)
1 người làm trong 1 giờ được số sản phẩm là: 6 : 3 = 2 (sản phẩm)
Tính cả số người đến thêm thì nhóm đó có số người là: 5 + 3 = 8 (người)
8 người làm trong 1 giờ được số sản phẩm là: 2 x 8 = 16 (sản phẩm)
8 người làm được 48 sản phẩm trong số giờ là: 48 : 16 = 3 (giờ)
Bài 18: (Rút về đơn vị) 1 người làm trong 3 ngày được số sản phẩm là: 144 : 12 = 12 (sản phẩm)
1 người làm trong 1 ngày được số sản phẩm là: 12 : 3 = 4 (sản phẩm)
1 người làm trong 2 ngày được số sản phẩm là: 4 x 2 = 8 (sản phẩm)
Muốn làm được 120 sản phẩm trong 2 ngày thì cần có số người là:120 : 8 = 15 (người)
Bài 19: (Rút về đơn vị) 1 người thợ trong 4 giờ quét vôi trên tường được: 120 : 6 = 20 (m2)
1 người thợ trong 1 giờ quét vôi trên tường được: 20 : 4 = 5 (m2)
8 người thợ trong 1 giờ quét vôi trên tường được: 5 x 8 = 40 (m2)
8 người thợ quét 200 m2 cần số thời gian là: 200 : 40 = 5 (giờ)
Bài 20: (Rút về đơn vị) Trong 1 ngày người thứ nhất làm được công việc.
Trong 1 ngày người thứ hai làm được công việc.
Trong 1 ngày cả hai người làm được: + = (công việc)
Nếu 2 người cùng làm công việc đó thì sẽ hoàn thành công việc trong số ngày là: 1 : = 2 (ngày)
Bài 21: (Rút về đơn vị) 2 vòi nước chảy được đầy bể nước trong thời gian là: 3 x 2 = 6 (giờ)
1 vòi nước chảy được đầy bể nước trong thời gian là: 6 x 2 = 12 (giờ)
6 vòi nước chảy được đầy bể nước trong thời gian là: 12 : 6 = 2 (giờ) 
II- Tiếng Việt:
Bài 1: Hãy viết tiếp vào chỗ .. để có nhận xét đúng: a) Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
b) Dùng từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự kiện, hoạt động, trạng thái, tính chất đối ngược nhau.
Bài 2: Gạch dưới những từ trái nghĩa trong các câu sau:
a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay b) - Lá lành đùm lá rách.
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm. - Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
 .. - Chết đứng còn hơn sống quỳ.
 Đời ta gương vỡ lại lành - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa. Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. 
 (Tố Hữu)
Bài 3: Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để có câu thành ngữ, tục ngữ:
Đi ngược về xuôi. Sáng nắng chiều mưa. Kẻ đi người ở. Đất thấp trời cao. Chân cứng đá mềm. Nói trước quên sau. 
Bài 4: a) Ghi lại 3 từ trái nghĩa với từ ngọt: mặn, nhạt, xẵng
 b) Đặt 3 câu, mỗi câu có từ ngọt và từ trái nghĩa vừa tìm được.
Bài 5: Ghi lại từ trái nghĩa với các từ sau:
thật thà > < độc ác
Bài 6: Điền từ trái nghĩa với mỗi từ cho sẵn dưới đây để tạo thành một cặp từ trái nghĩa:
a) rộng/ hẹp to/ nhỏ lớn/ bé cao/ thấp sâu/nông dày/mỏng
b) trên/dưới trước/ sau trong/ ngoài phải/ trái ngang/ dọc gần/ xa
c) mạnh/ yếu đúng/sai nặng/ nhẹ căng/ chùng thẳng/ cong tròn/ méo
d) nhiều/ít đủ/thiếu đông/ vắng rậm/ thưa sáng/ tối trắng/ đen
e) đậm/ nhạt sáng sủa/ tối tăm lành/ dữ thuận lợi/ khó khăn thiện/ ác
Bài 7: Viết tiếp vế câu thích hợp có chứa từ trái nghĩa với từ được gạch chân dưới:
a) Món quà tặng nhỏ bé nhưng ý nghĩa thật to lớn.
b) Lúc gian khổ họ luôn ở bên nhau, lúc vui sướng họ luôn có nhau.
c) Mới đầu thì chúng tôi cứ tưởng ngọn núi ở gần, nhưng thật ra nó ở rất xa.
Bài 8: Tìm 5 từ ghép có 2 tiếng có nghĩa trái ngược nhau và đặt câu với mỗi từ đó ? to nhỏ, gần xa, trắng đen, tốt xấu, lớn bé 
Bài 9: Tìm và ghi lại từ trái nghĩa với từ tươi:
a) củi: củi tươi > < bữa ăn đạm bạc
e) khuôn mặt: khuôn mặt tươi > < cân non; cân đuối; cân mát
Bài 10: Ghi lại các từ trái nghĩa với các nghĩa khác nhau của từ lành và mở dưới đây:
a) lành- vị thuốc lành > < tiếng dữ đồn xa.
b) mở: mở cửa >< khép màn; 
mở mồm >< nhắm mắt
Bài 11: Viết đoạn văn nói về đức tính của một bạn học sinh, trong đó có sử dụng những từ trái nghĩa. Gạch dưới những từ trái nghĩa em đã sử dụng.
Tuần 5
I- Môn toán:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a)150m = ...dm 370m = dam 27dm = .....cm 
25cm = ....mm 60dam = .....hm 90hm = .....km
b)4dm 5m = ...............m 60hm 15m = ..........m 9m 14cm = ...cm
7m 7dm = dm 9m 9cm = ..cm 4km 5m = ...m
c)2km 300m = ..m 2km 30m = ...m 2km 3m = ..m
145dm = .m.dm 245hm = km.hm 87dam = .hm...dam
105dm = .m.dm 808m = ..hm.m 15dam = .hm...dam
1230mm = ..m .mm	 123cm = mcm 12dm = m.....dm
Bài 2: Viết tên đơn vị thích hợp vào chỗ chấm:
a) 12dam = 120.... 34hm = 3400. 56km = 56000...
b) 7800mm = 7m 8.. 365cm = 3m 650... 2060cm = 20 6...
Bài 3: Viết theo mẫu: Mẫu: 400m = km = km
5dm = .m..m 25cm = ..m .....m 125mm = .m....m
Bài 4: Một bồn hoa hình tam giác. Tổng số đo cạnh thứ nhất và cạnh thứ hai là 2m. Tổng số đo cạnh thứ hai và cạnh thứ ba là m. Tổng số đo cạnh thứ ba và cạnh thứ nhất là 3m. Tính số đo mỗi cạnh của bồn hoa ?
Bài 5: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán số sách có trong kho, ngày thứ hai bán số sách còn lại sau ngày thứ nhất bán. Sau hai ngày bán số sách còn lại 900 cuốn. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu cuốn sách ?
Bài 6: Đem nước mắm đựng đầy trong một số can 10 lít rót đầy vào các can nhỏ 2 lít thì số can 10lít ít hơn số can 2 lít là 12 can. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít nước mắm ?
Bài 7: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 kg 235 g = ...............g 2kg 46 g = ..............g 53kg 8g = .................g
2 tấn 300 kg = ............kg 1 tấn 80 kg = ...............kg 108 tấn 5 kg = ...............kg 
Bài 8: Viết tên đơn vị vào chỗ chấm:
23 yến = 230 ............. 37 tạ = 3700 ............ 450 tấn = 4500 ................
4600 kg = 4 ......... 6........... 5700 kg = 5 ..... 70 .. 3950 kg = 39 ... 50 ......
Bài 9: Viết thành phân số thập phân rồi rút gọn thành phân số tối giản: Mẫu: 80g =kg =kg
100kg = ...........tấntấn 40kg = ........tấntấn
 25kg = .......tấntấn 125kg = ....tấntấn
Bài 10: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) (267kg + 158kg) x 12 = ...kg= .tấnkg
 b) (40293kg – 10203kg) : 15 = kg =tấn kg
 c) (132kg x 54) : 36 = ..kg = ..tạ .kg
 d) (3888kg :12) x 25 = .kg = ..tấntạ
Bài 11: Điền mỗi tên đơn vị có trong ngoặc vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp (tấn, tạ, yến, kg)
1 con chó cân nặng: 2. 1 con gà cân nặng: 2.
 1 con bò cân nặng: 2. 1 con voi cân nặng: 2.
Bài 12: Một cửa hàng có 2 tấn 700 kg gạo, trong đó số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Hỏi cửa hàng đó có bao nhiêu tạ gạo mỗi loại ?
Bài 13: Có hai kho thóc. Số thóc ở kho B ít hơn số thóc ở kho A là 100 tấn. Nếu người ta nhập thêm 160 tấn thóc vào kho A và nhập thêm 20 tấn thóc vào kho B thì số thóc ở kho A sẽ gấp 3 lần kho B. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tấn thóc ?
II- Tiếng Việt:
Bài 1:Nối mỗi từ đồng âm “canh” trong các câu sau với nghĩa của nó ở bên phải:
a) Đêm năm canh, ngày sáu khắc.
1) Món ăn nước, thường nấu bằng rau với thịt, tôm, cá.
b) Anh ấy đi canh rừng.
2) Đơn vị tính thời gian về đêm ngày xưa, khoảng một phần năm của đêm.
c) Hơi đâu mà kén cá chọn canh.
3) Luôn để ý đề phòng bất trắc.
Bài 2: Phân loại các từ ngữ (cho trong ngoặc) trong bài “Bài ca về trái đất” thành 2 nhóm:Nhóm nói về chiến tranh và nhóm nói về hoà bình
(Trời xanh, tiếng chim gù thương mến, cánh chim vờn sóng biển, gió đẫm hương thơm, nắng tô thêm sắc, khói hình nấm, bom H, bom A, tiếng hát vui, bình yên, tiếng cười ran.)
Bài 3: Tìm hiểu nghĩa và phân biệt từ loại các từ in nghiêng trong các câu sau:
a) ánh nắng chiếu qua cửa sổ, chiếu rộng khắp mặt chiếu.
b) Ngồi vào bàn để bàn công việc.
Bài 4: Dựa vào nghĩa của từ “hoà”, chia các từ sau thành hai nhóm, nêu nghĩa của từ “hoà” trong mỗi nhóm:
hoà lẫn, hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận
Bài 5:Nêu nghĩa của từ “đông” trong mỗi câu sau:
a) Của không ngon nhà đông con cũng hết. (.)
b) Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi. ()
c) Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy. (.)
d) Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa. (...)
Bài 6: Đặt câu để từ hay được sử dụng với các nghĩa sau:
a) giỏi (thú vị) b) biết c) hoặc d) thường xuyên
Bài 7: 
a/ Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy ( có thể thêm một vài từ).
- Mời các anh chị ngồi vào bàn. - Đem cá về kho.
b/ Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây( Có thể thêm một vài từ):
- Đầu gối đầu gối. - Vôi tôi tôi tôi.
Bài 8: Viết lại đoạn thơ sau khi đã điền dấu thanh thích hợp, đúng vị trí cho các tiếng in đậm:
 Con chuôn chuôn bay mãi Chờ đại bàng về ăn
 Dươi vòm trời lá xanh Cây giưa bạn bè cây
 Góc vươn mua hoa khế Buôn vui như ngươi đấy.
 (Vũ Đình Minh)
Bài 9: Viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về ước mơ “hoà bình cho thế giới”.
-đông là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.
-đông là trạng thái chất lỏng chuyển sang dạng chất rắn.
-đông là từ chỉ số lượng nhiều.
-đông chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai luyen buoi 2 cho doi tuong hoc sinh gioi lop 5.doc