Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 1 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 1 (chuẩn kiến thức)

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I/ MỤC TIÊU : GIÚP HS

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằnghọc sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 

doc 159 trang Người đăng hang30 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 1 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I/ Mục tiêu : Giúp HS
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằnghọc sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ.
III/ các Hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của trò
A. Mở đầu:
- Giáo viên nêu một số điểm cần lưu ý về tập đọc lớp 5, củng cố nề nếp học tập của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- G giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em – Giới thiệu bài tập đọc và treo tranh minh hoạ
2. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
G chia 2 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp.
- Lần 1: Đọc + sửa phát âm.
- Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ
+ Đ1: - VN dân chủ cộng hoà
- Bao nhiêu cuộc.thường.
+Đ2: - 80 năm giời nô lệ.
- Cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết.
- Các cường quốc năm châu.
- Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá
- Y/c Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 Hs đọc cả bài
- G đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
* TK: Bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên sau khi nước ta giành độc lập
Nội dung chính đoạn 1:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2, 3 .
- Sau Cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
* TK: Lời khuyên, niềm hy vọng của Bác vào thiếu nhi Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước
- Nội dung của bài là gì?
4. Đọc diễn cảm và HTL:
? Khi đọc toàn bài ta phải đọc như thế nào?
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn 1,2 nêu giọng đọc từng đoạn
- Hs đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gọi hs thi đọc trước lớp
- Nx, sửa sai.
- Hs nhẩm học thuộc lòng: Từ: “Sau 80”
- Gọi hs đọc thuộc lòng, Nx và cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung bài, liên hệ thực tế.
- Nx tiết học, dặn dò về nhà 
- HS lắng nghe.
- HS nghe và quan sát tranh
- 1 Hs đọc.
- Hs nối tiếp nhau đọc đoạn.
Đ1: Từ đầuem nghĩ sao.
Đ2: Phần còn lại
- Đọc, nhận xét đánh giá bạn đọc
- Đọc theo cặp.
- 1 hs đọc bài
- ngày khai trường đầu tiên
- bắt đầu hưởng một nền giáo dụcVN
ý1: Ngày khai giảng đầu tiên củađất nước ta.
- Xây dựng lại cơ đồtrên toàn cầu.
- Học sinh phải cố gắng, siêng năng, năm châu
ý2: Bác Hồ khuyên HS phải cố gắng học tập...
- Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, tin tưởng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới
- Thân ái, thiết tha, tin tưởng, hy vọng
- Đ1: Thân ái, trìu mến.
- Đ2: Thiết tha tin tưởng
Sau 80 nămxây dựng lạitrông mong / chờ đợi...tươi đẹphay khôngsánh vai...phần
- 3 hs thi đọc.
- 3 Hs đọc thuộc lòng và nhận xét
- HTL bài và chuẩn bị bài sau
Toán:
ôn tập: khái niệm về phân số
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số.
- Ôn tập về các viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa cắt vẽ như trong sách giáo khoa.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu sơ lược chương trình toán 5.
2. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- G hướng dẫn học sinh quan sát từng tấm bài rồi y/c hs nêu tên gọi phân số, viết phân số và đọc phân số.
- Cho hs quan sát tấm bìa, nêu:
- Một băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần?
- Y/c hs lên bảng viết và đọc phân số.
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
, , , được gọi là gì?
? Phân số gồm những phần nào? Cách đọc? Cách viết?
3. Ôn tập các viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
G yêu cầu học sinh viết 1 : 3; 4 : 10; 9:2 dưới dạng phân số.
1 : 3 có thương là bao nhiêu?
- Rút ra ghi nhớ 1 trong sách giáo khoa
- Hướng dẫn tương tự với các chú ý 2, 3, 4, trong SGK.
4. Thực hành:
- Y/c học sinh đọc theo cặp.
- Gọi học sinh đọc trước lớp các phân số và nêu tử số và mẫu số của từng phân số- Nx, chữa.
- Củng cố khái niệm phân số, đọc phân số.
- Hs tự làm, chữa bài.
- Củng cố chú ý 1.
- Hs tự làm, chữa bài.
- Củng cố chú ý 2.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả và giải thích.
5. Củng cố dặn dò:
Tóm nội dung – Chuẩn bị bài sau
Học sinh lắng nghe
- Viết Đọc: hai phần ba
- Hs là tương tự
- Là các phân số
- Phân số có tử số và mẫu số
- 1 hs viết, lớp viết bảng.
- 1 chia cho 3 có thương là 
Bài 1( 4- sgk)
; ; ;; 
, 5 là tử số, 7 là mẫu số,.
Bài 2 ( 4 – sgk )
3 : 5 = 75 : 100 = 
Bài 3 ( 4 – sgk )
32 = 105 = 
Bài 4 ( 4 – sgk )
a, 1 = b, 0 = 
Đạo đức:
Em là học sinh lớp 5
I/ mục tiêu.
Sau bài học này học sinh biết:
- Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đạt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, ren luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
II/ Tài liệu phương tiện.
- Các bài hát về chủ đề trường em.
- Mi – crô không dây để học sinh chơi trò chơi “ Phóng viên”.
III/ Hoạt đông dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của trò
Khởi động: Y/c hs hát tập thể bài “ Em yêu trường em”.
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
*MT: Hs thấy được vị thế mới của học sinh lớp 5, vui và tự hào.
*CTH: 
- Y/c hs quan sát từng tranh ảnh trong sách giáo khoan
- Tranh vẽ gì?
- Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
- Học sinh lớp 5 có gì khác với học sinh khối lớp khác?
- Theo em chúng ta cần là gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
* KL: Năm nay các em lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trườnggương mẫu về mọi mặt.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1- SGK
* MT: Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
* CTH: - G nêu y/c bài tập 1, yêu cầu học sinh thảo luận bài tập theo cặp.
- Gọi vài nhóm lên trình bày.
- Nx và kết luận.
Các điểm a.b.c.d.e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta phải thực hiện. 
Hoạt động 3: Tự liên hệ( Bài tập 2- SGK)
* MT: Giúp học sinh nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để là học sinh lớp 5.
* CTH: 
- G nêu y/c học sinh liên hệ
- Y/c hs thảo luận theo cặp
- Gọi một số học sinh tự liên hệ trước lớp.
* KL: Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình thực hiện tốt, khắc phục những mặt còn thiếu sót để là học sinh lớp 5.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Phóng viên”.
*MT: Củng cố lại nội dung bài học.
* CTH: Tổ chức cho học sinh thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn học sinh khác về một số nội dung của bài học.
- G theo dõi, nhận xét, kết luận:
Các em cần cố gắng học giỏi.phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu,
Rút ra ghi nhớ, gọi học sinh nhắc lại.
Hoạt động tiếp nối:- GV hướng dẫn học sinh thực hành.
- Nx giờ học.
- Dặn dò về nhà.
- Cả lớp hát.
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
- Hs trả lời với từng tranh.
- Hs nói cảm nghĩ của mình.
- Là học sinh lớn nhất trường, phải gương mẫu cho các em dưới noi theo.
- Chăm học, tự giác trong công việc hằng ngày và trong học tập.
- Trao đổi theo cặp.
- 3 nhóm trình bày.
- Nx bổ sung.
- Trao đổi theo cặp.
- 3 học sinh liên hệ.
- Ví dụ:
? Theo bạn học sinh lớp 5 cần phảI làm gì?
? Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?
Hát, đọc một bài thơ về chủ để “Trường học”?
- 2 Hs nhắc lại
Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010
Toán:
Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
- áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy dồng mẫu số các phân số.
II/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của trò
Thứ 4 ngày 25 tháng 8 năm 2010.
Tập đọc:
Quang cảnh làng 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh là bài 2,3 ( SKG )
- Nx, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập tính chất cơ bản của phân số.
* Ví dụ 1: G viết VD1 lên bảng và yếu cầu học sinh tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Nx bảng – gọi một số học sinh dưới lớp đọc bài của mình.
- Khi nhân cả tử số và mẫu của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác không thì ta được gì?
3. ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
* Rút gọn phân số:
- Thế nào là rút gọn phân số?
G ghi phân số lên bảng, gọi học sinh làm.
- Nx chữa.
- Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì ?
- Y/c 2 hs đọc lại cách rút gọn của 2 bạn trình bày trên bảng, cho biết cách nào nhanh hơn ? 
* KL: Có nhiều cách rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm đướcos lớn nhất mà tử số và mẫu số đều chia hết cho số đó.
* Quy đồng mẫu số các phân số:
VD1: ? Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số? 
- Gọi học sinh lên làm và Nx
VD2: Hướng dẫn tương tự ví dụ 1.
- Cách quy đồng mãu số ở 2 ví dụ trên có gì khác nhau?
*KL: Nên chọn MSC là số lớn nhất cùng chia hết cho các mẫu số.
4. Thực hành:
- Hs nêu y/c, làm cá nhân, Nx chữa.
- Củng cố cách rút gọn phân số.
- Hs nêu y/c, làm cá nhân, chữa.
Y/c hs giải thích lại phần b, C2 cách quy đồng mẫu số các phân số.
- Hs nêu yêu cầu, làm vở.
- Một hs lên bảng làm bài.
- Nx, Y/c hs giải thích tại sao chúng bằng nhau.
5. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung bài: Rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, tính chất của phân số.
- Nx tiết học, dăn dò về nhà.
hs làm bài
- 1 hs lên làm, lớp làm nháp.
= = 
- .ta được 1 phân số bằng với phân số đã cho
Tìm một phân số = với phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn.
2 hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
= = = = 
hoặc = 
- Phải rút gọn cho đến phân số tối giản.
- Cách 2 nhanh hơn.
*= = ; = = 
Vì 10: 2 = 5, ta chọn MSC là 10, ta có
= = , giữ nguyên 
- VD1: MSC là tính mẫu của 2 phân số.
- VD2: MSC chính là một trong 2 mẫu số của phân số.
Bài 1 ( 6 – sgk )
= = ; = = 
= = 
Bài 2 ( 6- sgk )
a, và ; = = ; = =
b,và ; = = ; giữ nguyên 
Chính tả ( nghe viết ):
Việt Nam thân yêu
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng, trinh bày đúng bài chính tả: Việt Nam thân yêu.
- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh,.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III/các Hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của trò
A.Mở đầu:
- G nêu một số đặc điểm cần chú ý về yêu cầu của chính tả.
B. Bài mới:
1. Gới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- G đọc bài chính tả.
- Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?
- Nêu cách trình bày đoạn thơ ?
- Hướng dẫn  ... t hợp vệ sinh ( theo giới)
Nêu đực những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sưc khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học 
Các hình minh hoạ trang 18, 19 SGK
Phiếu học tập (Theo cặp)
Một số quần áo lót phù hợp và không phù hợp với lứa tuổi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 7
- 4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
+ Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên ?
+ Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn trưởng thành ?
+ Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn tuổi già ?
+ Biết được đặc điểm của con người ở từng giai đoạn có ích lợi gì ?
- Nhận xét, cho điểm từng HS
- Giới thiệu bài :
+ Hỏi : Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ? Hằng ngày, ai giúp em lựa chọn quần áo và làm vệ sinh cá nhân ?
- GV nêu : Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người. Nó đánh dấu một bước trưởng thành của con người. Sức khoẻ, thể chất và tinh thần ở giai đoạn này đặc biệt quan trọng. Các em phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ và thể chất của mình ở giai đoạn này ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
2-3 HS nêu câu trả lời trước lớp
Hoạt động 1 : Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể 
ở tuổi dậy thì
- G V hỏi :
+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ?
- Tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ nêu một việc. Ví dụ :
+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần áo lót
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục...
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- GV nêu: ở tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển. ở nữ giới có hiện tượng kinh nguyệt, ở nam giới bắt đầu có hiện tượng xuất tinh. Trong thời gian này, chúng ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Các em cùng làm phiếu học tập để tìm hiểu vấn đề này 
- Lắng nghe.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm (Lưu ý phát đúng phiếu học tập cho HS nam và HS nữ) và yêu cầu các em tự đọc, tự hoàn thành các bài tập trong phiếu 
-GV đi hướng dẫn và giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV đánh dấu vào phiếu to, dán lên bảng và hướng dẫn thêm cho HS về cách vệ sinh bộ phận sinh dục. 
- Nhận phiếu và làm bài.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Trò chơi: Cùng mua sắm
- Giới thiệu: chúng ta ai cũng phải sử dụng đồ lót, khi còn bé chúng ta được người lớn lựa chọn cho. Đến tuổi dậy thì, các em có thể tự lựa chọn đồ lót. Chúng ta cùng đi xem và chọn đồ lót cho hợp lí.
- Chia lớp thành 4 nhóm( 2 nhóm nam, 2 nhóm nữ)
- GV cho tất cả đồ lót của từng giới vào rổ, sau đó cho HS đi mua sắm trong 5 phút.
- Gọi cácnhóm kiểm tra sản phẩm mình lựa chọn.
+ Hỏi: Tại sao em lại cho rằng đồ lót này phù hợp?
+ Như thế nào là một chiếc quần lót tốt?
+ Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót?
+ Nữ giới cần chú ý điều gì khi mua và sử dụng áo lót? 
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS biết lựa chọn đồ lót tốt và có kiến thức về mua và sử dụng đồ lót.
- Lắng nghe
- Chia nhóm cùng giới.
- Thảo luận, lựa chọn đồ lót phù hợp.
- Giới thiệu các sản phẩm mình đã lựa chọn.
+ Bộ đồ lót này bằng chất côtton, mềm mại , vừa với cơ thể.
+ Quần lót vừa với cơ thể, chất liệu mềm, thấm ẩm...
+ Khi sử dụng quần lót phải chú ý đến kích cỡ, chất liệu và thay giặt hằng ngày.
+ áo lót phải ấn , thoáng khí, thấm ẩm...
Kết luận: Đồ lót rất quan trọng với mỗi người, nếu đồ lót không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Khi mặc đồ lót chúng ta cầnn lưu ý thay giặt hằng ngày.
Hoạt động 3:
Những việc nên làm và không nên làm 
để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
- Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm.
- Nhóm hoàn thành phiếu sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung ý kiến. Cả lớp thống nhất việc nên làm và việc không nên làm như sau:
Nên
Không nên
- ăn uống đủ chất
- ăn nhiều rau, hoa quả
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
- Vui chơi, giải trí phù hợp
- Đọc truyện, xem phim phù hợp với lứa tuổi.
- Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi.
- ăn kiêng khem quá. 
- Xem phim, đọc truyện không lành mạnh.
- Hút thuốc lá.
- Tiêm chích ma tuý.
- Lười vận động.
- Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet...
Hoạt động kết thúc
- Đưa ra câu hỏi để HS trao đổi và trả lời.
+ Khi có kinh nguyệt nữ giới cần lưu ý điều gì ?
+ Nam giới cần làm gì để giúp đỡ nữ giới trong những ngày có kinh nguyệt ?
Kết luận : Tuổi dậy thì rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Do vậy, các em cần có những việc làm vệ sinh, cách ăn uống, vui chơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cả về vật chất lẫn tinh thần.
2 HS cùng giới trao đổi thảo luận
+ Nữ giới cần lưu ý:
Không mang vác nặng, ngâm mình trong nước
ăn uống, ngủ điều độ
Dùng và thay băng vệ sinh hằng ngày.
Nếu đau bụng phải nói cho người lớn biết.
 + Nam giới cần lưu ý để giúp đỡ nữ giớinhững công việc nặng nhọc, thông cảm vui chơi cùng nữ giới.
Sinh hoạt:
đội hình đội ngũ - trò chơi: “ mèo đuổi chuột”
I/ Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc động tác đúng kĩ thuật, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu chơi đúng luật, giữ kỉ luật tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện.
- Xoay các khớp, cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông.
* Trò chơi tự chọn
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
3. Phần kết thúc:
- Cho học sinh chạy đều thành một vòng tròn lớn. Sau đó khép thành một vòng tròn nhỏ rồi đứng lại, quay mặt vào tâm.
- Tập động tác thả lỏng.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
10 - 12 phút
7 - 8 phút
4 - 6 phút
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
- Lần 1-2 G điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- G nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
Đội hình vòng tròn.
Lịch sử:
Bài 4: xã hội việt nam
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ xx
I. mục tiêu
	Sau bài học HS nêu được:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hậu quả chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội.
ii. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh họa trong SGk.
- Phiếu học tập cho HS.
- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
iii. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu trả lời các câu hỏi vè nội dung bài cũ, sau đó nhận xét cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK và hỏi: Các hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- GV giới thiệu: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta. Chính việc này đã dẫn đến sự biến đổi kinh tế và xã hội đất nước ta. Vậy cụ thể sự biến đổi này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
-3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885?
+ Thuật lại diễn biến của cuộc phản công này.
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó?
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã có ô tô, tàu hỏa. Thành thị theo kiểu châu âu đã ra đời nhưng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là nông dân thì vẫn vô cùng cực khổ.
Hoạt động 1
Những thay đổi của nên kinh tế Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng đọc sách , quan sát các hình minh họa để trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nêng kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào mới?
+ Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?
- GV gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- Kết luận: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội nước ta thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 2
Những thay đổi trong xã hội Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân
- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào?
+ Nêu những nét chính về đới sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS .
- Kết luận: Trước đây xã hội Việt Nam chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức Thành thị phát triển và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở.
Củng cố – dặn dò
- GV yêu cầu HS lập bảng so sánh tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và sau khi thực dâ Pháp xâm lược nước ta.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 15CKTKN Thuy.doc