Chính tả ( Tiết 16 )
Về ngôi nhà đang xây
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được bài tập 2 ( a , b ); tìm được những tiếng thích hợp để hòn chỉnh mẩu chuyện .
*GD BVMT: Giáo dục HS tình cảm đối với môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
Chính tả ( Tiết 16 ) Về ngôi nhà đang xây I. Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây. - Làm được bài tập 2 ( a , b ); tìm được những tiếng thích hợp để hòn chỉnh mẩu chuyện . *GD BVMT: Giáo dục HS tình cảm đối với môi trường xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Đọc cho HS viết những từ ngữ còn sai nhiều ở tiết trước. 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. b/ Hướng dẫn HS nghe viết: - GV đọc đoạn viết - Nội dung của đoạn nói lên điều gì? - Luyện viết từ khó: - Nhắc HS cách trình bày đoạn thơ tự do. - Tổ chức chấm chữa. c/ Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài 2a: Đọc yêu cầu đề. - Tổ chức trò chơi Đội nào nhiều nhất. - Chia lớp thành 3 đội để HS tìm và viết các từ chứa tiếng trong bảng. *Bài 3 b: HS đọc yêu cầu đề. - HS làm bài cá nhân: điền vào chỗ chấm tiếng bắt đầu bằng r/gi/v/d. - GV treo bảng phụ và tổ chức chấm chữa. - Chấm chữa chốt ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Đối nhanh đáp giỏi. - GV nêu thể lệ trò chơi; nội dung trò chơi là bài tập 2c. - Chấm chọn đội thắng cuộc. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Người mẹ của 51 đứa con - HS viết bảng con. - Vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây. - Viết bảng con: bê tông, hươ, sẫm biếc vôi vữa, nồng hăng. - HS viết bài. 2) a/ - rẻ mạt/ hạt dẻ/ giẻ lau - rây bụi/ dây dừa/ giây phút b/ - vàng vọt/ dễ dàng. - vào nhà/ dạt dào. - sóng vỗ/ dỗ em. 3/ HS làm bài cá nhân vào vở BT. rồi, vẽ, rồi , vẽ, rồi ,dị. - HS tham gia trò chơi. Luyện từ và câu ( Tiết 31 ) Tổng kết vốn từ I. Mục đích, yêu cầu: - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Tìm được từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm. *GD BVMT: Giáo dục HS tính cách nhân hậu, siêng năng, tình cảm đối với mọi người xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Bài cũ: - Yêu cầu HS làm lại bài tập 2 của tiết trước. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. b/ Luyện tập: *Bài 1: Cho HS đọc nội dung bài tập. - Tổ chức trò chơi Ghi nhanh - GV chia nhóm cho HS tìm từ và ghi nhanh lên bảng. - Tổ chức cho HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV chấm và bổ sung các từ còn thiếu ở mỗi nhóm. *Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm những từ ngữ tả tính cách của Cô Chấm. - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn. - Cho HS gạch chân các từ tả tính cách. - Tổ chức bổ sung, nhận xét. - Qua các từ ngữ này, em có nhận xét gì về tính cách cô Chấm? - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tổng kết vốn từ - HS nghe. - HS nghe. 1) Trao đổi nhóm, trình bày: - Đồng nghĩa và trái nghĩa với nhân hậu: nhân ái, nhân từ, nhân đức// bất nhân, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, hung bạo, - Đồng nghĩa và trái nghĩa với trung thực:thành thực, thành thật, thật thà, chân thật//dối trá, gian dối, giả, dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,.. - Đồng nghĩa và trái nghĩa với dũng cảm: anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ// hèn nhát, nhút nhát, yếu hèn, bạc nhược, nhu nhược,.. - Đồng nghĩa và trái nghĩa với cần cù: chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng// lười biếng, lười nhác,... 2) - HS gạch chân các từ: dám nhìn thẳng, dám nói thế, thẳng băng, dám nhận hơn, không có gì độc địa, không làm tay chân bứt rứt, không đua đòi, mộc mạc như hòn đất, hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc mất bao nhiêu nước mắt... - Cô Chấm là người trung thực, thẳng thắn, cần cù, chăm chỉ lao động. Cô cũng rất giàu tình cảm dễ xúc động. Cô là hình ảnh đẹp của người phụ nữ lao động mới. Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011 Tập đọc ( Tiết 32 ) Thầy cúng đi bệnh viện I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn ảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. II. ĐDDH: - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. b/ Luyện đọc và tìm hiểu bài: *Luyện đọc: - Cho 1 HS khá đọc toàn bài. - GV phân đoạn : 4 phần. - Luyện đọc nối tiếp, rút từ khó, giải nghĩa từ. Luyện đọc theo cặp, đọc toàn bài. - Hướng dẫn đọc với giọng kể linh hoạt, nhấn mạnh các từ tả cơn đau, thái độ khẩn khoản của người con trai. - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: - Cụ Ún làm nghề gì? - CH2/Sgk Giảng từ: Nghề cúng bái. - CH3/Sgk Giảng từ: cúng trừ tà ma. - Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ? - CH4/Sgk Giảng từ:Dứt khoát - Cho HS nêu nội dung bài. * Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS thể hiện đúng giọng đọc từng đoạn đúng giọng nhân vật . - Tổ chức luyện đọc đoạn 3 ,4. - Tổ chức thi đọc. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa câu chuyện. - Em cần làm gì khi ốm đau? - Nếu có người khuyên phải cúng bái khi bệnh tật, em sẽ làm gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Ngu Công xã Trịnh Tường - HS đọc bài Thầy thuốc như mẹ hiền. - Luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - Nghề thầy cúng. - Cúng bái, trừ tà ma; bệnh không thuyên giảm - Vì cụ sợ mổ, lại không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. (Chưa tin vào khoa học.) - Bác sĩ đã mổ cho Cụ Ún. - Thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới làm được việc đó - HS nêu nội dung chính như mục I.2. - 1 HS đọc lại toàn bài. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011 Tập đọc ( Tiết 31 ) Thầy thuốc như mẹ hiền I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãng Ông. *Giáo dục HS tình thương yêu con người qua tấm lòng nhân hậu của Lãn Ông. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Về ngôi nhà đang xây. Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. b/ Luyện đọc và tìm hiểu bài: *Luyện đọc: - Tổ chức cho HS luyện đọc. - Phân đoạn: 3 đoạn, Khổ 1 và 2 là 1 đoạn. - Hướng dẫn đọc với giọng nhẹ nhàng điềm tĩnh, chú ý nhấn giọng những từ gợi tả. - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: - CH1/Sgk Giảng : Ân cần - Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãng Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? - Vì sao nói Lãng Ông không màng danh lợi? - Em hiểu 2 câu thơ cuối như thế nào? - Cho HS nêu nội dung bài * Luyện đọc lại: - HS đọc nối tiếp các đoạn - Hướng dẫn cách đọc đoạn 3. - HS luyện đọc trong nhóm. - Tổ chức thi đọc. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Thầy cúng đi bệnh viện - HS đọc và nhận xét. - Luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - Nghe tin ông đến thăm, tận tụy chăm sóc người bệnh cả tháng, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không lấy tiền còn cho lúa gạo - Ông tự buộc tội mình về ái chết của người bệng không phải do ông gây raông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. - Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối - Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa. - HS nêu nội dung chính như mục I.2 - HS luyện đọc. - Nhận xét. Luyện từ và câu ( Tiết 32 ) Tổng kết vốn từ I. Mục đích yêu cầu: - Biết tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho. - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, 3. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng ghi bài tập 1, 3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết trước 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. - Nêu mục đích yêu cầu tiết học b/ Luyện tập: *Bài 1: Đọc nội dung bài tập. - Làm bài trong vở bài 1a: - Làm miệng bài 1b: - GV chấm và chữa bài. *Bài 2: - Cho 2 HS đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm theo. - Bài văn nêu ra những cách so sánh nào? - Theo tác giả, để bài viết hay, truyền cảm thì người viết phải bắt đầu từ đâu? *Bài 3: HS đọc bài tập. - Yêu cầu HS đặt câu . - Cho HS trình bày trước lớp. - Tổ chức nhận xét, chấm chữa. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Ôn tập về từ và cấu tạo từ - HS đọc bài và sửa bài 1) Chọn những nhóm từ đồng nghĩa. a- Xếp các từ thành nhóm từ đồng nghĩa. - Đỏ, điều, son - Hồng, đào. - Trắng, bạch. - Xanh , lục, biếc. b) bảng đen, mèo mun, chó mực, ngựa ô, mắt huyền, áo the thâm 2) HS nắm được những nhận định quan trọng: - Trong văn miêu tả người ta thường hay so sánh: so sánh với người, với con vật, với cây hoa, nhỏ so với to, - So sánh thường kèm với nhân hoá: người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên người, tả tâm trạng.... - Thể hiện tài quan sát của mình và vận dụng so sánh để viết nên những câu văn miêu tả gợi cảm tài tình. Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng 3) HS đặt câu: - Dòng sông mặc áo lụa đào thướt tha. - Đôi mắt đen như hạt huyền. - Dáng mẹ đi tất bật như bị ai đó đuổi theo sau. Kể chuyện ( Tiết 16 ) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục đích, yêu cầu: - Kể được một buổi sinh hoạt đầm aamstrong gia đình theo gợi ý của Sgk. *Giáo dục HS tình cảm đối với gia đình, có ý thức trong việc bảo vệ và gìn giữ hạnh phúc của gia đình mình. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết đề bài. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Kiểm tra bài cũ: - HS kể lại một đoạn chuyện có nội dung góp sức mình chống đói nghèo lạc hậu. Cho biết ý nghĩa. 2. Dạy bài mới: a/Giới thiệu bài, ghi bảng. - Nêu mục đích yêu cầu tiết học b/ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài. - GV gạch chân các từ chốt. - Yêu cầu HS đọc các gợi ý trong SGK. - Nêu tên các câu chuyện định kể. - Gọi 1 HS kể mẫu. - HS chuẩn bị dàn ý. c/ Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - HS kể trong nhóm đôi. - Cử HS kể chuyện trước lớp. -Cùng trao đổi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nghe bài hát: Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ. - Để gia đình hạnh phúc, em làm gì? - GV nhận xét tiết học. - Tập kể chuyện cho người thân nghe, - Chuẩn bị : Kể chuyện đã nghe, đã đọc - HS kể. - Kể chuyện đựơc tham gia, chứng kiến - Nội dung: về buổi sum họp gia đình. - HS làm việc theo yêu cầu của GV. - HS kể chuyện - Nhận xét theo các tiêu chí - Chọn người kể hay nhất. - Để gia đình hạnh phúc, ... b) 25 % Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011 Toán ( Tiết 77 ) Giải toán về tỉ số phần trăm (tt) A. Mục tiêu: Giúp hs: - Biết tìm một số phần trăm của một số . - Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng con C. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập. - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số : a/ 40 và 8 b/ 8 và 40 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. b/Hướng dẫn giải toán: *Ví dụ 1: Đọc đề toán, tóm tắt đề, tìm hiểu - Hs nữ là 52,5% thì hs toàn trường là ? % - Vậy: 100% : 800 hs 1 % : ? hs 52,5% : ? hs * Vậy để tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào? c/ Bài toán liên quan đến tỉ số % *Ví dụ 2: Tìm hiểu đề, tóm tắt đề - Lãi suất 0,5% tháng là thế nào? - Hs trình bày bài làm - Nêu cách tính c/ Luyện tập: *Bài 1: Đọc đề, tóm tắt, lập kế hoạch giải - Tìm 75 % của 32 hs (là số hs 10 tuổi) - Tìm số hs 10 tuổi - Hội ý đôi bạn, giải BT. *Bài 2: Tóm tắt đề, lập kế koạch giải - Tìm 0,5% của 5000000đ ( là số tiền lãi sau 1 tháng ) - Tìm tổng số tiền gửi và lãi *Bài 3:( Dành cho HS khá, giỏi làm thêm ) -Tìm số vải may quần (tìm 40% của 345m) - Tìm số vải may áo 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Ôn cách tính tỉ số phần trăm - Bài sau: Luyện tập. - 2 hs làm bảng HS đọc thầm đề bài Nắm các bước giải và thực hiện bài làm 800 : 100 x 52,5 = 420 Hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420 - Phát biểu quy tắc như SGK HS vận dụng VD giải bài toán. Nêu cách làm: Cứ 100 đồng thì lãi 5 đồng Số tiền lãi sau một tháng là: 1000000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng) ĐS: 5000 đồng 1) HS đọc đề và nắm cách giải: - Số HS 10 tuổi: 32 : 100 x 75 = 24 (hs) - Số HS 11 tuổi: 32 – 24 = 8 (hs) ĐS : 8 hs 2) HS đọc đề bài, tự tìm cách giải: Số tiền lãi sau 1 tháng: 5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng) Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau 1 tháng: 5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng) ĐS : 5 025 000 đồng 3) HS làm bài và nêu cách giải. ĐS: 207 m Toán ( Tiết 78 ) Luyện tập A. Mục tiêu: Giúp hs: - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bài kiểm tra C. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Giải toán tỉ số %. - Vườn cây có 1200 cây. Viết vào chỗ trống: 50% số cây là .. 25% số cây là .. 75% số cây là .. * Có thể tính 50% bằng cách nào? 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. b/ Luyện tập: *Bài 1: - Hãy nêu cách tìm số % của một số - Nêu cách tính cụ thể * Bài 2: Đọc đề, tóm tắt đề - Làm bảng, nêu cách tính - Hs sửa bài * Bài 3: Đọc đề, tóm tắt, kế hoạch giải -Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật -Tính 20 % diện tích mảnh đất đó - Nêu qui tắc tính diện tích hình chũ nhật - Hs lên bảng làm *Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi làm thêm ) - Tìm hiểu đề bài + 1200 cây gồm ? % + Tóm tắt: 100% : 1200 cây 5% : ? cây 10% : ? cây 20% : ? cây 25% : ? cây 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Tự ôn các cách tính tỉ số phần trăm - Chuẩn bị: Giải toán tỉ số phần trăm (tt) - Hs viết kết quả vào bảng con - 3 hs lên bảng 1) HS trao đổi nhóm 4, trình bày, nêu cách làm: a) 320 x 15 : 100 = 48 (kg) b) 235 x 24 : 100 = 56,4 (m2) c*) 350 x 0,4 : 100 = 1,4 2) HS đọc đề bài, tự giải vở BT, sửa bài: Số gạo nếp bán được là: 120 x 35 : 100 = 42 (kg) ĐS: 42 kg 3) HS trao đổi theo cặp, giải BT. Trình bày, nêu cách giải: Diện tích mảnh đất: 18 x 15 = 270 (m2) Diện tích làm nhà: 270 x 20 : 100 = 54 (m2) ĐS: 54 (m2) 4) Trao đổi trong tổ, chọn mỗi tổ 4 bạn tham gia trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: 1 % của 1200 cây là: 1200 : 100 = 12 (cây) Nhẩm 5 % = 60 cây 10 % = 120 cây 20 % = 240 cây 25 % = 300 cây Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2011 Toán ( Tiết 79 ) Giải toán về tỉ số phần trăm (tt) A. Mục tiêu: Giúp hs: - Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. - Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết một số % của nó. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bài tập C. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - Tính: a) 4% của 2500kg là.; b) 25% của 4000m2 là. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. b/ Hướng dẫn: *Ví dụ 1: Đọc đề, tóm tắt 52,5% : 420 HS 100% : ? HS - Vậy để tính 1một số khi biết một số phần trăm của nó ta làm thế nào? *Ví dụ 2: Tóm tắt đề bài - Thảo luận nhóm đôi để thực hiện bài toán c/ Luyện tập: *Bài 1: Đọc đề, tìm hiểu đề, tóm tắt 52% số hs giải : 552 em 100% số hs giải : ? em - Nêu cách tính và thực hiện * Bài 2: Đọc đề, tóm tắt -Làm vở *Bài 3: ( Dành cho HS khá, giỏi làm thêm ) - Giải bảng 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Ôn các cách tính tỉ số phần trăm để luyện tập các tiết sau - Chuẩn bị: Luyện tập - HS giải bảng - Nhận xét - Tìm 1 % có số HS: 420 : 52,5 = 8 (HS) - Số HS toàn trường: 8 x 100 = 800 (HS) Giải gộp: 420 : 52,5 x 100 = 800 (HS) Hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800 (HS) - Rút quy tắc SGK - Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là: 552 x 100 : 120 = 1325 (ô tô) ĐS: 1325 ô tô 1) HS đọc hiểu đề bài, trao đổi đôi bạn, trình bày: Số HS của trường Vạn Thịnh là: 552 x 100 : 91,5 = 600 (hs) ĐS: 600 HS 2) HS đọc hiểu đề bài, tự làm bài Tổng số sản phẩm là: 732 x100 : 91,5 = 800 (sản phẩm) ĐS: 800 sản phẩm 3) HS đọc đề bài: 10 % = ; 25 % = a) 5 x 10 = 50 (tấn) b) 5 x 4 = 20 (tấn) Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011 Toán ( Tiết 80 ) Luyện tập A. Mục tiêu: Giúp hs biết làm 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.: - Tính tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tính một số biết một số phần trăm của nó. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bài tập kiểm tra C. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. b/ Luyện tập: * Bài 1: A*) Đọc đề và nêu cách tính TSPT - 1 hs lên bảng, lớp làm bảng con. b) Tóm tắt đề - Hs trình bày bài làm *Bài 2: A*) Muốn tìm TSPT của một số ta làm thế nào? b) Đọc đề: - Đề cho biết gì? - Đề hỏi gì? - Em hiểu thế nào là lãi 15% - Muốn tính số tiền lãi ( so với vốn ) ta làm thế nào? - Hs thực hiện bài làm *Bài 3: Đọc đề bài a) Em hiểu thế nào là 30% của 97 - Gợi ý cho hs yếu tóm tắt 30% : 72 100% : ? - Hs làm bảng B*) Muốn tìm số gạo trước khi cửa hàng bán ta làm thế nào? - Hs lên bảng 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Luyện tập chung - Làm bảng theo y/c. Nhận xét 1) HS nắm đề bài, nêu cách tính: A*) 37 : 42 = 0,8809... = 88,09 % b) Tỉ số % số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là: 126 : 1200 = 0,105 0,105 = 10,5 % ĐS: 10,5 % 2) HS trao đổi đôi bạn, nêu cách tính và giải A*) 97 x 30 : 100 = 29,1 hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1 b) Số tiền lãi là: 6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng) ĐS: 900 000 đồng 3) HS trình bày cách tính, tự giải BT: a) 72 x100 : 30 = 240 hoặc 72 : 30 x 100 = 240 b*) Số gạo của cửa hàng trước khi bán là: 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg) 4000 kg = 4 tấn ĐS: 4 tấn Ngoài giờ lên lớp Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn ( tiết 4 ) A. Yêu cầu cần đạt: - Tổ chức được hội thi văn nghệ ca ngợi chú bộ đội. - Nêu những hiểu biết về ngày quốc phòng toàn dân. B. Đồ dùng dạy học: - Những dụng cụ hóa trang. C. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị. 2. Bài mới: Giới thiệu bài *Tổ chức hội thi văn nghệ. a) Chuẩn bị: - Bầu ban giám khảo - Bầu dẫn chương trình - Các nhóm hóa trang, chuẩn bị b)Tiến hành hội thi: - Các nhóm lần lượt trình diễn chương trình văn nghệ đã chuẩn bị c)Ban giám khảo công bố kết quả hội thi d)Hoạt động nhóm: - Nêu những hoạt động mà địa phương em tổ chức trong ngày quốc phòng toàn dân 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - CB: Tìm hiểu về truyền thống văn hóa ở địa phương. - Tìm hiểu về tết cổ truyền. - Lớp trưởng, lớp phó VTM, tổ trưởng 1,2,3 - Theo dõi, cổ động - Chọn giải nhất, nhì, ba SINH HOẠT LỚP. Tuần 16 I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 16, phương hướng sinh hoạt tuần 17 II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt 1/ Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần Chi đội phó VTM nhận xét Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét Uỷ viên phụ trách sao nhận xét Chi đội trưởng nhận xét chung Chị phụ trách nhận xét các ưu, khuyết trong tuần qua 2/ Phương hướng tuần 17 Học và ôn tập HKI - Truy bài đầu giờ - HS đi học chuyên cần - Vệ sinh môi trường, cá nhân, lớp học. - Các độ viên mang khăn quàng đỏ đầy đủ - Tác phong đội viên nghiêm túc - Sinh hoạt đầu giờ nên hát những bài hát về chú bộ đội - Tổ chức thi tìm hiểu truyền thống CM, QĐND Việt Nam. - Triển khai chuyên hiệu “Vận động viên nhỏ tuổi” - Tham gia viết thư và tặng quà cho các chú bộ đội ở biên giới hải đảo. - Tham gia thu gom giấy vụn và nộp quỹ đội; hoàn thành các khoản thu. 3/ Trò chơi: Xì điện: “Chú bộ đội” An toàn giao thông Ôn tập I .Mục tiêu : HS nắm vững những quy định đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn . Đặc điểm thể hiện điều kiện an toàn của đường phố . II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: - Nêu những điều có thể xảy ra đối với những người vi phạm một trong những điều cần nhớ khi đi xe đạp ? 2. Bài mới - Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1 : Hoạt động nhóm - Nêu những quy định đói với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn ? - GV kết luận : Bài 2 : Hoạt động cá nhân - Nêu những đặc điểm thể hiện điều kiện an toàn của đường phố ? - GV kết luận : 3. Củng cố -dặn dò : - GD học sinh đi xe đạp an toàn đến trường - Nhận xét tiết học : 2-3 HS trả lời - Đi bên phải đường đi – đi đúng làn đường quy định dành cho xe thô xơ . - Khi đổi hướng phải dơ tay xin đường . - Không đổi hướng bất ngờ . - Đi xe không chở cồng kềnh . - Không lạn lách trên đường - Xe đạp phải an toàn . + Các nhóm trình bày - Lớp nhận xét *Đường phẳng ,mặt đường phải nhựa hoặc bê tông . - Đường rộng có nhiều làn đường ,có dãy phân cách cứng . - Đường có phần dành riêng cho xe thô xơ . - Đường có đèn chiếu sáng biển báo . - HS nêu kĩ năng đi xe đạp an toàn .
Tài liệu đính kèm: