Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 20 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 20 (chuẩn)

Tập đọc:

Tiết 39:Thái sư Trần Thủ Độ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

2. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.

3. Thái độ: Tôn trọng những người công bằng chính trực.

II. CHUẨN BỊ:

 - Học sinh:

 - Giáo viên: Tranh SGK

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 20 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20
 Soạn: 16/01/2011 
Giảng: Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011.
Chào cờ:
Nghe phương hướng tuần 20
Tập đọc:
Tiết 39:Thái sư Trần Thủ Độ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
2. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.
3. Thái độ: Tôn trọng những người công bằng chính trực.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Tranh SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc phân vai đoạn kịch: Người công dân số Một (p2)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*HĐ1: Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số từ khó ở mục: chú giải; hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng đọc của bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? 
- Cách xử sự này của Trần Thủ Độ có hàm ý gì? 
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao
- GV giải nghĩa một số từ khó: thềm cấm (khu vực cấm trước cửa cung vua); khinh nhờn (coi thường); kể rõ ngọn ngành (nói rõ đầu đuôi sự việc).
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào? 
- GV giảng kết hợp giải nghĩa từ: chuyên quyền (nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc.)
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào? 
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (ý chính: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
*HĐ3: Đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn truyện.
4. Củng cố: Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh luyện đọc lại bài.
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lượt)
- Học sinh luyện đọc theo cặp. Thi đọc.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc đoạn 1.
- Học sinh trả lời.
Trần Thủ Độ đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
- Học sinh trả lời.
Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước, làm rối loạn phép nước..
- 1 học sinh đọc đoạn 2.
- Học sinh trả lời.
 không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 Học sinh đọc đoạn 3.
- Học sinh trả lời.
Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng
- Lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.
- Học sinh nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
- 3 học sinh nối tiếp đọc toàn bài.
- Học sinh nêu giọng đọc của bài.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
- Một số học sinh thi đọc diễn cảm.
- Lắng nghe
- Về luyện đọc bài
Anh:
(Cô Thu soạn giảng)
To¸n:
Tiết 96: Luyện tập
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
2. Kỹ năng: Thực hành tính chu vi, diện tích hình tròn.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu BT4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh nêu quy tắc, viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính r.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 số học sinh chữa bài ở bảng.
Bài 2:
a. Tính đường kính hình tròn biết 
C = 15,7 m
- Hướng dẫn học sinh cách tính đường kính hình tròn: d = C : 3,14.
- Yêu cầu học sinh thay số, làm bài.
 d = 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. Tính bán kính hình tròn biết
C = 18,84 dm .
- Hướng dẫn cách tính r.
 r = C : 2 : 3,14.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
 r = 18,84 : 2 :3,14 = 3 (dm)
Bài 3:
- GV hướng dẫn học sinh: Bánh xe lăn một vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn được bao nhiêu vòng thì xe đạp đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài ở bảng.
4. Củng cố: Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn kiến thức của bài.
- 2 học sinh 
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1.
- Học sinh làm bài, chữa bài.
 * a) r = 9 m
 C = 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m)
 b) r = 4,4 dm
 C = 4, 4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
 c) r = 2 cm 
 2 cm = cm = 2,5 cm
 C = 2, 5 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
- Học sinh nêu yêu cầu BT2
- Học sinh làm bài.
- 1 học sinh nêu bài toán 3.
- Lắng nghe.
- Học sinh làm bài.
Bài giải:
Đường kính của một bánh xe đạp là 0,65 m thì:
a) Chu vi của bánh xe đó là:
 0,65 3,14 = 2,041 (m)
* b) Nếu bánh xe lăn 10 vòng thì người đó đi được số mét là:
 10 2,041 = 20,41 (m)
Nếu bánh xe lăn được 100 vòng thì người đó đi được số mét là:
 100 2,041 = 204,1 (m)
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT4
- Học sinh làm bài, chữa bài.
* Đáp án:
D
- Khoanh vào: 
- Lắng nghe
- Về ôn bài
Đạo đức:
Tiết 20: Em yêu quê hương ( t2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
2. Kỹ năng: Học sinh biết sử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
3. Thái độ: Học sinh bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Học sinh:Bài thơ, bài hát, nói về tình yêu quê hương, tranh ảnh
	- Giáo viên: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
- Nêu một số việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm BT2.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến
- Gv kết luận: Tán thành với những ý kiến a, d; không tán thành với những ý kiến c,b.
* Hoạt động 2: Làm BT3
- Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống ở BT3
- Gv nhận xét, kết luận về cách xử lí tình huống của học sinh .
* Hoạt động 3: Làm BT4
- Hướng dẫn học sinh trưng bày và giới thiệu tranh.
- Gv nhận xét về tranh, ảnh của học sinh và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để bày tỏ lòng yêu quê hương.
* Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, các bài thơ, bài hát về tình yêu quê hương.
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Nhắc nhở học sinh thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- 2 học sinh 
- Học sinh bày tỏ ý kiến của mình, giải thích lí do.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Học sinh thảo luận, xử lí các tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- Trưng bày và giới thiệu tranh ảnh của nhóm mình.
- Lớp xem tranh, trao đổi, bình luận.
- Lắng nghe.
- Học sinh trình bày.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
 Soạn: 17/01/2011
Giảng: Thứ ba ngày 18 tháng 01 năm 2011
Toán:
Tiết 97: Diện tích hình tròn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn
2. Kỹ năng: Vận dụng tính diện tích hình tròn
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Làm bài tập 2 (trang 99)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn và quy tắc tính diện tích hình tròn:
- Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
S = r x r x 3,14
(S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)
- Yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc tính diện tích hình tròn (SGK)
- Giới thiệu ví dụ (SGK); Yêu cầu học sinh áp dụng quy tắc để tính diện tích hình tròn (như SGK)
3.3. Thực hành: 
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính r
- Yêu cầu học sinh tính bán kính của hình tròn sau đó diện tích của hình tròn thông qua bán kính
- Gọi học sinh lên làm bài (ý a,c), Hs làm nhanh làm thêm ý b
- Nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh làm bài, chữa bài
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh nắm quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích hình tròn.
- 2 học sinh 
- Theo dõi, ghi nhớ
- Nêu quy tắc
- Theo dõi, áp dụng tính diện tích hình tròn
- Làm bài vào vở, nêu miệng kết quả
- Theo dõi
a)
r = 5 cm
S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b) 
r = 0,4 dm
S=0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
*c) 
r = m = 0,6m
S = 0,6 x 0,6 x 3,14 = 1,1304 (m2)
- Làm bài ra nháp
- 2 học sinh lên bảng làm
- Theo dõi
a)
d = 12 cm 
d = 12 cm r = 6 cm
S = 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
c)
d = m
d = m = 0,8m r = 0,4 m
S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)
- Làm bài, chữa bài
Bài giải
Diện tích của mặt bàn là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2
- Lắng nghe
- Về học bài
Anh:
(Cô Thu soạn giảng)
Chính tả: (Nghe- viết):
Tiết 20: Cánh cam lạc mẹ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được nội dung bài viết chính tả.
2. Kỹ năng:
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Cánh cam lạc mẹ.
	- Viết đúng các tiếng có âm đầu: r, d, gi.
3. Thái độ: Yêu quí Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ: 
	- Học sinh:Bảng con.
	- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn của BT2(a)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn Học sinh nghe - viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài thơ
( Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè.)
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ khó: xô vào, râm ran, trắng sương.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc soát lỗi
- Chấm, chữa một số bài.
3.3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2(a): Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống: r, d, hay gi.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài ở bảng phụ.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
* Đáp án: Các tiếng có phụ âm đầu cần điền lần lượt là: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.
- Gọi học sinh đọc lại mẩu chuyện đã hoàn chỉnh.
- Hỏi học sinh về tính khôi hài của mẩu chuy ... 
- Hướng dẫn tương tự bài tập 1
Đáp án: (nếu) Thái hậu ... (thì) thần xin cử Trần Trung Tá
Lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp
Bài tập 3: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống
- Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài
Đáp án:
a) Tấm chăm chỉ hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
4. Củng cố:
 - Gọi 1 học sinh đọc lại mục ghi nhớ
	- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài
- 2 học sinh lên bảng
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 2, trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Phân tách các vế câu trong câu ghép
- 3 học sinh làm trên bảng
- Theo dõi
- Lắng nghe, phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Làm bài
- vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe
- Làm bài tương tự bài 1
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh đọc lại
- Lắng nghe
- Về học bài
Lịch sử: Tiết 20
Ôn tập:
Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
 (1945 - 1954)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Học sinh biết: những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến 1954
2. Kỹ năng: Lập được bảng thống kê một số sự kiện lịch sử theo thời gian
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trả lời một câu hỏi (SGK)
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
* Hoạt động 2: "Tìm địa chỉ đỏ" 
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trên
- Ghi ở bảng lớp các địa danh tiêu biểu, học sinh dựa vào kiến thức đã học để kể lại các sự kiện nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- Yêu cầu học sinh xác định một số địa danh trên bản đồ
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài, ôn lại giai đoạn lịch sử 1945 - 1954
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Học sinh kể lại 
- Xác định trên bản đồ
- Lắng nghe
- Về ôn bài
Kỹ thuật: 
Tiết 20: Chăm sóc gà
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
2. Kỹ năng: Biết cách chăm sóc gà
3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc gà
II. CHUẨN BỊ: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Tranh ảnh (SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- Nêu cách cho gà ăn, uống
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
- Giúp học sinh hiểu thế nào là chăm sóc gà
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để học sinh nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
- Nhận xét, kết luận: Gà cần ánh sáng, không khí, nhiệt độ, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc nhằm tạo điều kiện cho gà sinh trưởng và phát triển góp phần nâng cao năng suất gà nuôi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 (SGK) và nêu tên các công việc chăm sóc gà (sưởi ấm cho gà, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, phòng ngộ độc thức ăn cho gà)
- Yêu cầu học sinh nêu sự cần thiết và các biện pháp trong các công việc chăm sóc gà
- Nhận xét, kết luận: Khi nuôi gà cần chăm sóc gà
Hoạt động 3: Đ ánh giá kết quả học tập
- Dựa vào câu hỏi cuối bài và câu hỏi do giáo viên đặt ra, dựa vào nội dung bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh
4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 học sinh đọc, nêu mục đích, tác dụng
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 học sinh đọc, trả lời
- Vài học sinh nêu
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Về học bài
Âm nhạc:
(Thầy Tùng soạn giảng)
 Soạn: 20/01/2011
Giảng: Thứ sáu ngày 21 tháng 01 năm 2011
Toán:
Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt (101)
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết cách “đọc”, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Biểu đồ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	3.2- Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
a) Ví dụ 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở VD 1 trong SGK.
+Biểu đồ có dạng hình gì? chia làm mấy phần? 
* Biểu đồ hình quạt, chia làm 3 phần.
+Trên mỗi phần của hình tròn ghi những gì?
*Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. 
- GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ:
+Biểu đồ nói về điều gì?
*Tỉ số phần trăm số sách trong thư viện.
+Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại? 
*Các loại sách trong thư viện được chia làm 3 loại.
+Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? 
b)Ví dụ 2: 
- Biểu đồ nói về điều gì?
*Nói về tỉ số % HS tham gia các môn TT
- Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn Bơi?
* Có 12,5% HS tham gia môn Bơi.
- Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?
-Tính số HS tham gia môn Bơi? 
*TSHS: 32
+Số HS tham gia môn bơi là:
 32 x 12,5 : 100 = 4 (HS)
- HS quan sát và nêu ý trả lời theo gợi ý của giáo viên.
- HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại sách.
- 1 hs nêu miệng
	3.3-Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt:
Bài tập 1 (102): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 4 HS lên bảng chữa bài. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (102): ( Thực hiện cùng bài 1).
- 01 HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- 04 Hs chữa bài
*Bài giải:
Số HS thích màu xanh là:
120 x 40 : 100 = 48 (HS)
Số HS thích màu đỏ là:
120 x 25 : 100 = 30 (HS)
Số HS thích màu tím là:
120 x 15 : 100 = 18 (HS)
Số HS thích màu xanh là:
120 x 20 : 100 = 24 (HS)
 Đ/S: 48 ; 30 ; 18 ; 24 (HS)
4-Củng cố: 
 -GV nhận xét giờ học.
5- Dặn dò: Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Thể dục:
(Thầy Nin soạn giảng)
Tập làm văn:
Tiết 40: Lập chương trình hoạt động (23)
I. MỤC TIÊU:
	- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
	- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 ( theo nhóm).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ
	-Bảng nhóm, bút dạ, giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ:
	3- Bài mới:
	3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	3.2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
-GV giải nghĩa cho HS hiểu thế nào là việc bếp núc.
-HS đọc thầm lại mẩu chuyện để suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK:
+Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
Mục đích: Chúc mừng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 ; 
* Bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
- Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì? - - Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
- Phân công chuẩn bị:
- Cần chuẩn bị: bánh, kẹo, hoa quả, chén đĩa, làm báo tường, chương trình văn nghệ.
- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
 Chương trình cụ thể:
- Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, tuấn Béo biểu diễn 
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
*Bài tập 2: 
- Mời một HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS làm bài theo nhóm 6. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 01 HS đọc yêu cầu BT1
- Đọc thầm mẩu chuyện.
- Trả lời các câu hỏi SGK
- HS đọc đề.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày.
	4- Củng cố: 
- HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
- GV nhận xét giờ học ; khen những HS tích cực học tập ; 
5- Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị cho tiết TLV lần sau.
Mỹ Thuật:
(Thầy Quang soạn giảng)
Khoa học:
Tiết 40: Năng lượng (82)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Hình trang 83 SGK. 
-Chuẩn bị theo nhóm: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn, còi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là biến đổi hoá học? Cho ví dụ?	3. Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	3.2- Hoạt động 1: Thí nghiệm
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm 6 và thảo luận:
+Hiện tượng quan sát được là gì?
+Vật bị biến đổi như thế nào?
+Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
+Nhờ vật được cung cấp năng lượng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận như SGK.
- HS làm thí nghiệm và thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu của GV.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
	3.3- Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
	- Bước 1: Làm việc theo cặp
	- HS tự đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp
	+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp.
	+ GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. Ví dụ:
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy,
Thức ăn
Các bạn học sinh đá bóng, học bài,
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày
Xăng
4. Củng cố: -Cho HS đọc phần bạn cần biết.
 -GV nhận xét giờ học. 
	5. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 20
I. Nhận xét chung hoạt động tuần 20
- Lớp trưởng, chi đội trưởng nhận xét. 
- Các bạn nhận xét bổ sung.
II. Giáo viện nhận xét chung
+ Ưu điểm:
- Lớp uy trì được mọi nền nếp trong học tập, xếp hàng ra về, thể dục giữa giờ.
- HS học tập tích cực.
- Trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Học tập và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt.
- Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy.
- HS có ý thức giúp đỡ nhau, trong lớp phát biểu xây dựng bài.
Cụ thể: Trang, Thu, Chi, .
	 + Nhược điểm:
- Còn 1 số HS hay quên đồ dùng, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo, lười học, ít phát biểu xây dựng bài.
III. Kế hoạch tuần 21
- Thực hiện tốt mọi kế hoạch của nhà trường đề ra.
- Duy trì mọi nề nếp
- Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 20(3).doc