Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 (Chuẩn kiến thức)

THƯ THĂM BẠN

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.)

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

III. Hoạt động trên lớp:

1. KTBC:

- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu

hỏi :

1) Bài thơ nói lên điều gì ?

- Nhận xét và cho điểm HS .

2. Bài mới:

 a) Giới thiệu bài:

- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS :

+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?

- Động viên , giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là một việc làm cần thiết . Là HS các em đã làm gì để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tấm lòng của một bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt .

- Ghi tên bài lên bảng .

 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Luyện đọc:

- Yêu cầu HS mở SGK trang 25 , sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .

- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .

- Gọi 1 HS đọc phần chú giải trong SGK .

-GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc :

 

doc 32 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2009
Ngày soạn: 05 / 9 / 2009
Ngày giảng: 07 / 9 / 2009 
TIẾT 1:TẬP ĐỌC: 
THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III. Hoạt động trên lớp:
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu 
hỏi : 
1) Bài thơ nói lên điều gì ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Động viên , giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là một việc làm cần thiết . Là HS các em đã làm gì để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tấm lòng của một bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt .
- Ghi tên bài lên bảng .
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 25 , sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải trong SGK .
-GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc : 
 * Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát , đau thương
 gì ?
+ Em hiểu “ hi sinh ” có nghĩa là gì ?
+ Đặt câu hỏi với từ “ hi sinh ” .
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 1 .
 Trước sự mất mát to lớn của Hồng , bạn Lương sẽ nói gì với Hồng ? Chúng em tìm hiểu tiếp đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? 
+ Nội dung đoạn 2 là gì ? 
+ Ghi ý chính đoạn 2 . 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
+ Ở nơi bạn Lương ở , mọi người đã làm gì để động viên , giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt ? 
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ?
+ “ Bỏ ống ” có nghĩa là gì ? 
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
- Yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi : Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ?
+ Nội dung bức thư thể hiện điều gì ?
- Ghi nội dung của bài thơ .
 c) Thi đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức thư .
- Yêu cầu HS theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn .
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn .
- Gọi HS đọc toàn bài .
- Đưa bảng phụ , yêu cầu HS tìm cách đọc diễn cảm và luyện đọc đoạn văn .
 Mình hiểu Hồng đau đớn / và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi .
 Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào / về tấm gương dũng cảm của ba / xả thân cứu người giữa dòng nước lũ .Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này . Bên cạnh Hồng còn có má , có cô bác và cả những người bạn mới như mình .
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi :
+ Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người như thế nào ?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn , khó khăn ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS luôn có tinh thần tương thân tương ái , giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn , khó khăn.	
-----------------------
TIẾT 2: TOÁN 
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- HS đượccủng cố về hàng và lớp.
- HS làm BT 1, 2, 3.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu)
III.Hoạt động trên lớp: 
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 10.
 -Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 b.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp đã nói ở đồ dùng dạy học lên bảng.
 -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô (thầy) có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Bạn nào có thể lên bảng viết số trên.
 -Bạn nào có thể đọc số trên.
 -GV hướng dẫn lại cách đọc.
+Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 
342 157 413
 +Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
 +Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 -GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
 -GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
 -GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 -GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.
 Bài 3
 -GV lần lượt đọc các số trong bài và một số số khác, yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-------------------------
TIẾT 3: CHÍNH TẢ: (NGHE VIẾT):
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. Mục tiêu:
- Nghe viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT(2 )a/b
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẳn nội dung BT 2
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2 HS kên bảng viết: sẵn sàng; cây xăng; săn lùng;băn khoăn; cây xanh;củ sắn.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài;
* Hướng dẫn HS nghe viết
- Gv đọc bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. HS theo dõi trong SGK
- 1 HS đọc lại bài
- GV hỏi HS về nội dung bầi
- Cả lớp đọc thầm bài thơ. GV nhắc các em chú ý những tiếng mình dễ viết sai CT.
- GV hỏi HS cách trình bày bài thơ lục bát
- GV đọc từng câu cho HS viết
- GV đọc lại tồn bài một lượt. Hs sốt bài
- GV chấm 10 bài. HS cịn lại trao đổi vở để sốt lỗi CT.
- GV nhận xét chung.
* Hướng dẫn HS làm BT( 2)
- GV nêu yêu cầu
- HS đọc thầm đọc thầm, làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chửa bài
- lớp chửa bài.
3. Củng cố, dặn dị:
Nhận xét tiết học. Về nhà học bài.
-Chuẩn bị bài sau.
---------------------------
TIẾT 4: KHOA HỌC: 
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I/ Mục tiêu: 
-Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm( thịt, cá, trứng, tôm, cua,) ø chất béo( mở, dầu bơ,..)
 -Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A, D, E, K.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Pho-mát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa.
 -4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo.
 -HS chuẩn bị bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:	
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.
 1) Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ?
 2) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
 -Nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hằng ngày, cơ thể chúng ta đòi hỏi phải cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết. Trong đó có những loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. Để hiểu rõ vai trò của chúng các em cùng học bài: Vai trò của chất đạm và chất béo.
 -Yêu cầu HS hãy kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn.
* Hoạt động 1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo ?
 Mục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
 Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
 -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?
 -Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng.
 § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ?
 -Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày.
 * GV chuyển hoạt động: Hằng ngày chúng ta phải ăn cả thức ăn chứa chất đạm và chất béo. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy ? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng.
 * Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
t Mục tiêu: 
 -Nói tên và vai trò của các thức ăn c ... å viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Làm được bài tập 1, 2, 3(viết giá trị chữ số 5 của hai số)
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 (nếu có thể).
III.Hoạt động trên lớp: 
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 14, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 Giờ toán hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân .
 b.Nội dung: 
 * Đặc điểm của hệ thập phân:
 -GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài .
 10 đơn vị =  chục
 10 chục =  trăm
 10 trăm =  nghìn
  nghìn =  Trăm nghìn
 10 chục nghìn =  trăm nghìn
 -GV hỏi: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?
 -GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
 * Cách viết số trong hệ thập phân:
 -GV hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
 +Chín trăm chín mươi chín.
 +Hai nghìn không trăm linh năm.
 +Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
 -GV giới thiệu :như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên .
 -Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
 -GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 3/.Luyện tập thực hành:
 Bài 1:
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài.
 -GV HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. 
 Bài 2:
 -GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó .
 -GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 3:
 -GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ?
 -GV viết số 45 lên bảng và hỏi : nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy ?
 -GV yêu cầu HS làm bài .	
Số
45
Giá trị của chữ số 5
5
 -GV nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết tiết học , dặn HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 -Nhận xét tiết học.	
-------------------------------------------
TIẾT 3:ĐỊA LÍ : 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu :
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở HLS: Thái, Mông, Dao.
- Biết HLS là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS:
+ Trang phục: Mỗi dân tộc đều có trang phục riêng. Trang phục của các dân tộc được may, thêu, trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sở.
+ Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa
- HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở HLS thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
III.Hoạt động trên lớp :
1.Ổn định:
 Cho HS hát .
2.KTBC :
 -Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ?
 -Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ?
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động nhóm:
 1/.Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người :
 *Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 +Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng ?
 +Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS .
 +Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao .
 +Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người ?
 +Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao?
 -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 2/.Bản làng với nhà sàn :
 *Hoạt động nhóm:
 -GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng , nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi :
 +Bản làng thường nằm ở đâu ?
 +Bản có nhiều hay ít nhà ?
 +Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ?
 +Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?
 +Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
 -GV nhận xét và sửa chữa .
 3/.Chợ phiên, lễ hội, trang phục :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS dựa vào mục 3 ,các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội , trang phục ( nếu có) trả lời các câu hỏi sau :
 +Chợ phiên là gì ?Nêu những hoạt động trong chợ phiên .
 +Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ .Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này ?(dựa vào hình 2) .
 +Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 +Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ?
 +Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3,4 và 5 .
 -GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời .
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc bài trong khung bài học .
 -GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt ,trang phục ,lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn .
 Cho các nhóm trao đổi tranh ảnh cho nhau xem ( nếu có) .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Hoạt 
động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”.
 -Nhận xét tiết học .	
-----------------------------
TIẾT 4: THỂ DỤC :
ĐI ĐỀU ,VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
I.Mục tiêu :
 -Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay đằng sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng với khẩu lệnh. 
 -Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu HS nhận biết đúng huớng vòng, làm quen với kỹ thuật động tác. 
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Yêu cầu rèn luyện và nâng cao tập trung chú ývà khả năng định hướng cho HS, chơi đúng luật hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi. 
II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 4 – 6 khăn sạch để bịt mắt khi chơi. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :	
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 -Khởi động: Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
 Trò chơi: “Làm theo khẩu hiệu
2. Phần cơ bản
a) Đội hình đội ngũ 
 -Ôn quay sau. 
 * Lần 1 và2 GV điều khiển lớp tập. 
 * Lần 3và 4 chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
 * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố.
 -Học đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 * GV làm mẫu động tác chậm. 
 * GV vừa làm động tác vừa giảng giải kĩ thuật động tác : Khẩu lệnh “Vòng bên phải (bên trái)  bước !” 
 Động tác: Động lệnh “Bước !’’bao giờ cũng rơi vào chân sẽ vòng của đội hình hàng dọc. HS đang đi ở đội hình một hàng dọc nghe thấy tiếng hô “Vòng bên trái (bên phải)  bước !’’ thì em ở đầu hàng bước chân phải (trái) thêm một bước nữa dùng mũi bàn chân vừa bước lên làm động tác đẩy xoay người về phía phải (trái) rồi tiếp tục đi. Các em đi sau đến chỗ vòng cũng thực hiện động tác như trên. 
 Khi đi qua chỗ vòng, những em ở chỗ vòng của hàng phía bên “vòng” làm động tác giậm chân hoặc bước ngắn, các em ở các hàng khác bước dài hơn để giữ khoảng cách của hàng đi cho đều. Trong khẩu lệnh “ Đứng lại  đứng !” động lệnh “Đứng !”rơi vào chân phải, lúc này chân trái tiếp tục bước lên một bước nữa, tiếp theo chân phải thu về thành tư thế đứng nghiêm. 
 * GV hô khẩu lệnh cho tổ HS đại diện làm mẫu tập.
 * Chia tổ tập luyện theo đội hình 1 hàng dọc, GV quan sát sửa sai sót cho HS các tổ .
 * Cho HS cả lớp tập lại theo đội hình 2ø, 3, 4 hàng dọc.
 b) Trò chơi : “Trò chơi bịt mắt bắt dê”:
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -GV cho một nhóm HS làm mẫu cách chơi. 
 -Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS chạy theo thành một vòng tròn lớn, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ (mới đầu nhanh sau chậm dần) . Vòng cuối cùng HS vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, rồi đứng lại quay mặt vào trong. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 	
------------------------------------------
TiÕt 5: ho¹t ®éng tËp thĨ
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: -Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 -Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II.Lên lớp:
1.Ổn định tổ chức.
2.Đánh giá:
- Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể.
- Cá nhân phát biểu.
Nhận xét chung của GV.
 3.Phương hướng:
Lớp trưởng nêu những việc làm tuần tới:
-Duy trì sĩ số.
-Lao động vệ sinh.
-Học bài và làm bài tập.
-Đồng phục theo nghi thức của đội viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc